Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm của loài re hương (cinnamomum parthenoxylon (jack) meisn) trồng tại xã chân mộng huyện đoan hùng tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

TRƯƠNG THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI
RE HƯƠNG (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn)
TRỒNG TẠI XÃ CHÂN MỘNG, HUYỆN ĐOAN HÙNG,
TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018



i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

TRƯƠNG THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI
RE HƯƠNG (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn)
TRỒNG TẠI XÃ CHÂN MỘNG, HUYỆN ĐOAN HÙNG,
TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Nông lâm kết hợp
: K46 - NLKH
: Lâm nghiệp
: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thu Hà
Khoa Lâm Nghiệp - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên


Thái Nguyên, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu
của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nhiên cứu là quá trình điều tra trên
thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày
XÁC NHẬN CỦA GVHD

tháng

năm 2018

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho báo cáo trước
hội đồng khoa học!

TS. Đặng Thị Thu Hà

Trương Thị Hằng

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giảng viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng yêu cầu!



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành theo chương trình đào tạo tốt nghiệp Đại
học K46 (2014 - 2018) tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái
Nguyên. Được sự nhất trí của của Nhà trường và Khoa lâm nghiệp, tôi thực
hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm của loài
Re Hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) trồng tại xã Chân
Mộng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”.
Để có được kết quả đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến TS. Đặng Thị Thu Hà là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình
giúp đỡ, cung cấp thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm
nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường
Đại học Nông Lâm, Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên Trung tâm Khoa học
Lâm ngiệp vùng Trung Tâm Bắc Bộ, cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã
tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kiến thức, kinh
nghiệm của bản thân và điều kiện về thời gian cũng như tư liệu tham khảo còn
hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính
mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy, cô giáo, bạn bè và
người thân để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên


Trương Thị Hằng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Đặc điểm phân loại của cây Re hương ........................................... 25
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của lâm phần .......................... 28
Bảng 4.3. Bảng đánh giá chất lượng lâm phần loài cây Re Hương ................ 30
Bảng 4.4. Thành phần cây tái sinh nơi có loài cây Re hương sinh sống ........ 31
Bảng 4.5. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh của loài Re hương .............. 32
Bảng 4.6. Thành phần loài cây bụi, thảm tươi ở các OTC nơi có cây Re
Hương sinh sống ............................................................................................. 33
Bảng 4.7. Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Re Hương phân bố ................... 34


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Thân cây Re hương ......................................................................... 26
Hình 4.2. Lá cây Re hương ............................................................................. 27


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1


OTC

Ô tiêu chuẩn

2

TS

Tiến Sĩ

3

ODB

Ô dạng bản

4

Dt

Đường kính tán

5

D1.3

Đường kính gốc

6


Hvn

Chiều cao vút ngọn

7

Hdc

Chiều cao dưới cành

8

STT

Số thứ tự

9

S%

Sai tiêu chuẩn

10

T

Tốt

11


TB

Trung bình

12

X

Xấu

13

STT

Số thứ tự

14

N

Số cây

15

N/ha

Số cây trên ha



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.2.1. Về lý luận ................................................................................................ 2
1.2.2. Về thực tiễn ............................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3.1. Về lý luận ................................................................................................ 2
1.3.2. Về thực tiễn ............................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Nghiên cứu cây Re Hương ở trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 4
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 4
2.2.2. Nghiên cứu cây Re Hương ở Việt Nam .................................................. 5
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu........................... 7
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 7
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 10


2.3.3. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn ............................................ 16
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3.1. Phân loại cây Re Hương........................................................................ 18
3.3.2. Đặc điểm về hình thái của cây Re hương ............................................. 18
3.3.3. Đặc điểm sinh trưởng cây Re hương tại xã Chân Mộng, huyện Đoan
hùng, tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 18
3.3.4. Một số đặc điểm sinh thái của cây Re hương ....................................... 19
3.3.5. Đề xuất biện pháp phát triển cây Re Hương tại huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................... 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung ............................................................ 19
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài hiện trường ..................... 19
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 25
4.1. Phân loại cây Re Hương........................................................................... 25
4.2. Đặc điểm hình thái của loài Re Hương ................................................... 25
4.2.1. Đặc điểm thân cây Re hương ................................................................ 25
4.2.2. Đặc điểm rễ cây Re hương .................................................................... 26
4.2.3. Đặc điểm hình thái lá cây Re hương ..................................................... 26
4.2.4. Đặc điểm hình thái hoa, quả cây Re hương .......................................... 27
4.3. Một số đặc điểm sinh trưởng của cây Re hương tại xã Chân Mộng, huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ............................................................................... 27


4.3.1. Đặc điểm sinh trưởng đường kính, chiều cao cây Re hương ở tuổi 23 tại
xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.......................................... 27
4.3.2. Đánh giá chất lượng lâm phần cây Re hương tại Chân Mộng, huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ............................................................................... 29

4.4. Đặc điểm sinh thái của cây Re Hương ..................................................... 30
4.4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ........................................ 30
4.4.2. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh ................................................... 32
4.4.3. Đặc điểm cây bụi, thảm tươi ................................................................. 32
4.4.4. Đặc điểm đất rừng nơi có Re Hương phân bố ...................................... 34
4.5. Đề xuất biện pháp phát triển cây Re Hương tại huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................... 35
4.5.1. Các giải pháp về kỹ thuật ...................................................................... 35
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 36
5.1. Kết luận .................................................................................................... 36
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 39
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 45


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là
cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan
trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy
và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu
mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức
tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô
nhiễm không khí. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện
nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam.
Để tăng tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công ăn việc làm
cho người dân sống ở miền núi, đặc biệt là đồng bào sống trong và gần rừng
đồng thời đáp ứng được nhu cầu về gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thì

việc trồng rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao là yêu cầu cấp bách
hiện nay.
Do nhu cầu sử dụng gỗ, các sản phẩm được chế biến từ gỗ của con người
ngày càng tăng, và nguồn nguyên liệu từ gỗ để cung cấp cho các nhà máy chế
biến cũng không thể thiếu.Từ gỗ, người ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm và vật
dụng phục vụ cho sinh hoạt của con người nhờ những công nghệ hiện đại mới
hiện nay. Chính vì những nhu cầu sử dụng gỗ và các sản phẩm từ gỗ mà các
nhà lâm nghiệp vẫn hàng ngày nghiên cứu để tạo ra những giống cây có chu kỳ
sinh trưởng ngắn mà năng suất và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trên. Cây
Re Hương là một loài cây quí, đa tác dụng. Do có giá trị kinh tế cao nên loài


cây này hiện đã bị khai thác một cách kiệt quệ. Thêm vào đó, số lượng cây tái
sinh tự nhiên của Re hương rất ít nên vấn đề bảo tồn loài là rất cần thiết.
Qua sự tham khảo các nghiên cứu trước đây Re Hương là một loài cây
bản địa đa tác dụng, phát triển nhanh khả năng năng nhân giống và tái sinh
cao và đem lại lợi ích kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm sinh vật
học loài cây là cần thiết để góp phần vào việc bảo tồn và phát triển loài cây
này nhằm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số tỉnh miền núi phía bắc. Trước
thực tiễn đó, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu một số đặc
điểm của loài Re Hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn)trồng
tại xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Về lý luận
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Re Hương tại huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Về thực tiễn
- Đề xuất một số biện pháp lâm sinh loài Re Hương tại huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1. Về lý luận
- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái của loài Re Hương
tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái của loài Re Hương tại huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
1.3.2. Về thực tiễn
- Đề xuất một số biện pháp lâm sinh loài Re Hương tại huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ.


1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội tiếp cận phương pháp nghiên
cứu khoa học, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn.
- Làm quen với một số phương pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu
đề tài cụ thể.
- Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại
địa bàn nghiên cứu.
- Giúp cho sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học,
biết vận dụng kiến thức vào thực tế, và có thể tích lũy những kiến thức quý
giá phục vụ cho quá trình nghiên cứu trong tương lai.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh
rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao tính bền vững của hệ
sinh thái rừng.
- Giúp nắm rõ hơn về đặc điểm sinh trưởng phát triển của loài cây Re Hương
- Áp dụng các biện pháp đề xuất của đề tài vào việc bảo vệ loài re hương
trong tự nhiên, cũng như là gây trồng, gieo ươm để phát triển loài này. Góp
phần vào phát triển nền kinh tế - xã hội của xã, của tỉnh cũng như toàn bộ
miền núi phía Bắc.



PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì vấn đề bảo tồn đa dạng sinh
học ngày càng được quan tâm và chú trọng. Quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi
trường, chặt phá rừng là những nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng, suy
giảm đa dạng sinh học, nhiều loài thực vật quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Vì vậy cần có những hành động cụ thể của cộng đồng đó là các chương
trình, dự án để bảo tồn một cách kịp thời. Trong đó Re Hương là loài gỗ quý
có giá trị kinh tế cao Đây là loài cây có giá trị kinh tế, thân gỗ dùng cho chế
biến các sản phẩm mỹ nghệ, gốc rễ dùng để sản xuất tinh dầu xá xị. Do có giá
trị kinh tế cao nên hiện nay hoạt động khai thác trái phép loài cây này ở Việt
Nam đang trở thành điểm nóng. Ngoài ra, việc chưng cất tinh dầu Re Hương
đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái trong khu vực và
gây phức tạp cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù có giá trị kinh tế và
bảo tồn cao như vậy, nhưng những nghiên cứu về loài cây này ở trên thế giới
và ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu.
2.2. Nghiên cứu cây Re Hương ở trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Đặc điểm sinh thái học của Re hương
Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) có khoảng 250 loài. Chúng
thường là cây gỗ lớn phân bố ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của
Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, châu Đại Dương như Trung Quốc với
50 loài, Malaixia 30 loài, Ấn Độ 30 loài, Đông Dương 12 loài. Chi Bời lời
(Litsea Lamk.) có khoảng 400 loài, là cây gỗ hay cây bụi, phân bố chủ yếu ở
vùng á nhiệt đới và nhiệt đới Châu Á, Australia, New Zealand, Bắc Mỹ tới
cận nhiệt đới Nam Mỹ, chủ yếu tại các khu vực nóng ấm ở miền Nam hay



Tây Nam như Trung Quốc với 75 loài, Malaixia 54 loài, Ấn Độ 65 loài, Đông
Dương 17 loài. Người đầu tiên nghiên cứu rừng Việt Nam là Loureiro (1793)
và công bố trong Thực vật chí Nam Bộ. Tác giả đã mô tả 4 chi và 8 loài trong
họ Long não (Lauraceae). Tiếp đến là Pierre (1880), trong Thực vật rừng Nam
Bộ đã giới thiệu các loài cây họ Long não (Lauraceae) có mặt ở Nam Bộ. A.
Finet và F. Gagnepain (1907), trong Thực vật chí Đại cương Đông Dương do
H. Lecomte chủ biên đã công bố các loài cây họ Long não (Lauraceae) có ở
Đông Dương. Năm 1913, Lecomte công bố họ Long não (Lauraceae) ở Đông
Dương và Nam Trung Quốc, Cho đến năm 1934, H. Liou công bố các loài
thuộc họ Long não (Lauraceae) ở Đông Dương và Nam Trung Quốc. Sau này,
E. D. Merrill (1935) đã đưa ra bản mô tả chi tiết họ Long não (Lauraceae) ở
Đông Dương. Ast (1938), đã công bố các loài có mặt ở Đông Dương (Phạm
Thị Vân, 2013) [16]. Như vậy, các tác giả người Pháp đã phân tích, đánh giá
họ Long não (Lauraceae) ở các vùng khác nhau tại Đông Dương, trong đó có
Việt Nam.
2.2.1.2. Nghiên cứu về giá trị sử dụng của cây Re hương
Là cây đặc sản đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao: vừa cho gỗ tốt, thân và
đặc biệt là rễ cho tinh dầu thơm dùng trong mỹ phẩm,dược phẩm và thực
phẩm có giá trị xuất khẩu cao; hạt cho dầu béo và tinh dầu dùng làm thuốc
chữa được nhiều bệnh. Cây bị săn lùng và khai thác mạnh, vì mục đích
thương mại nên đứng trước nguy cơ bị diệt vong (nhóm IA Nghị định
32/CP/2006). Do vậy cần sớm có biện pháp bảo tồn và phát triển thích đáng.
(Huỳnh Văn Kéo, Lương Viết Hùng, 2003) [5].
2.2.2. Nghiên cứu cây Re Hương ở Việt Nam
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Re hương ở Việt Nam không
nhiều, một số tác giả đã nghiên cứu những vấn đề có thể tóm tắt dưới đây.


2.2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học

Cây Re Hương (Cinnamomum parthenoxylum (Jack) Meissn) thuộc họ
Long não (Lauraceae) là một loài cây quí,đa tác dụng. Hiện tại nó được xếp
vào loại rất nguy cấp 34(CR) ở cấp quốc gia trong danh lục đỏ của IUCN
(Ver 2.3) và trong Sách đỏ Việt Nam (1996). Những công trình nghiên cứu về
thực vật của họ Long não (Lauraceae Juss.) Long não (Lauraceae Juss.) là họ
có thành phần loài đa dạng và có nhiều giá trị sử dụng nên đã được nhiều nhà
khoa học trên thế giới quan tâm. Người đầu tiên nghiên cứu về họ Long não
(Lauraceae). Tiếp theo đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố về các
loài họ Long não trong các bộ sách Thực vật chí Ấn Độ với 16 chi và 250
loài, Trung Quốc có 18 chi và 500 loài, Malaixia 12 chi và 200 loài, Đông
Dương có 12 chi và 50 loài.... Họ Long não bao gồm chủ yếu là các loài cây
gỗ, cây bụi thường xanh. Tuy vậy, cũng có chi Sassafras với một số loài rụng
lá và chi Cassytha (tơ xanh) có các loài dây leo sống ký sinh. Cành non có
màu xanh, vỏ có mùi thơm, có chồi ngủ đông. Lá mọc cụm ở đầu cành, có 3
gân chính hay hệ gân đơn giản. Hoa mẫu 3, bao phấn mở, có nhị lép và tuyến
mật ở gốc chỉ nhị. Quả có đài dính liền phát triển thành dạng đấu dưới quả.
Trên thế giới họ Long não (Lauraceae) gồm có 55 chi và gần 2.500 loài phân
bố ở các khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở
Đông Nam Á và Brazil. Ở Việt Nam hiện đã biết có khoảng 21 chi, với 275
loài. Đặc điểm: Cây gỗ lớn hay nhỏ, ít khi là dây leo (dây tơ xanh). Lá mọc
cách, ít khi mọc đối, nguyên, gân lá hình lông chim, một số có 3 gân hình
cung, gân con hình mạng lưới. Không có lá kèm. Trong thân, lá có tế bào tiết
dầu thơm [7].
Phân bố sinh thái Re Hương là loài cây có nguồn gốc phân bố trên Thế
giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia... .


Việt Nam: Cao Bằng (Trùng Khánh), Quảng Ninh (Quảng Hà Hà Cối),
Bắc Thái; Nghệ An, Quảng Bình,Quảng Trị (Đồng Chè), Thừa Thiên-Huế,
Quảng Nam - Đã Nẵng (Đà Nẵng). Đây là loài cây có giá trị kinh tế, thân gỗ

dùng cho chế biến các sản phẩm mỹ nghệ, gốc rễ dùng để sản xuất tinh dầu xá
xị. Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay hoạt động khai thác trái phép loài
cây này ở Việt Nam đang trở thành điểm nóng (Lê TrọngTrải và cộng tác
viên, 1999) [13]. Ngoài ra, việc chưng cất tinh dầu Re Hương đã gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái trong khu vực và gây phức tạp
cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù có giá trị kinh tế và bảo tồn cao
như vậy, nhưng những nghiên cứu về loài cây này ở trên thế giới và ở Việt
Nam hiện nay còn rất thiếu. Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức
mô tả đặc điểm hình thái, định danh loài mà chưa đi sâu nghiên cứu nhiều về
các đặc tính sinh học, sinh thái học, gây trồng và bảo tồn loài. Đặc biệt, vấn
đề tái sinh tự nhiên của Re hương rất kém, số lượng cây ngoài tự nhiên ngày
càng giảm nên vấn đề bảo tồn loài này là rất cần thiết (Huỳnh Văn Kéo,
NgôViết Nhơn, 2006) [6].
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Đoan Hùng cách thành phố Việt Trì 50 km về phía Tây Bắc,
theo số liệu thống kê tính đến ngày 01/01/2014 của Sở Tài nguyên và Môi
trường, Đoan Hùng có tổng diện tích tự nhiên 30.261,34 ha; gồm 27 xã và
một thị trấn.
Phía Bắc giáp huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái
Phía Nam giáp huyện Phù Ninh
Phía Đông giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và Hạ Hòa


2.3.1.2. Địa hình, địa thế
Đoan Hùng có địa hình đa dạng, ít phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi những
khe sâu và hệ thống suối đan dày, Cụ thể phân chia địa hình trong huyện
thành hai kiểu chính như sau:

- Kiểu địa hình núi thấp: Phân bố tập trung ở trung tâm vùng, khu vực
này địa hình thấp và ít dốc, độ cao trung bình 350 m, độ dốc bình quân 20º.
Địa hình thoải dần theo hướng Đông - Tây, kiểu địa hình này thuận lợi cho
sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
- Kiểu địa hình đồi: Phân bố chủ yếu trong huyện, độ dốc bình quân 15º,
gồm những đồi riêng biệt hoặc liền dải. Kiểu địa hình này thuận lợi cho trồng
cây lâm nghiệp, ăn quả và cây công nghiệp dài ngày. Ngoài ra, xen giữa các
ngọn đồi là thung lũng nhỏ hẹp có thể trồng lúa hoặc cây ngắn ngày.
Nhìn chung, cả hai kiểu địa hình đều thích hợp cho trồng rừng và phát
triển cây công nghiệp dài ngày.
2.3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Nền địa chất của khu vực nghiên cứu tương đối đơn giản, chủ yếu là các
loại đá trầm tích và đá biến chất tạo ra đất feralit vàng đỏ hay đỏ vàng phát
triển trên đá phiến thạch Mica, phiến thạch sét và Gnai. Tầng phong hóa khá
dày (trên 2m). Ngoài ra, ở khu vực còn có các dạng đất trung gian, đất dốc tụ.
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ xốp lớp đất
mặt cao, khả năng thấm nước và giữ nước tốt, độ pH từ 3,9 - 5,4, hàm lượng
chất hữu cơ tương đối cao.
2.3.1.4. Khí hậu, thủy văn
 Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Phú Thọ cho thấy, Đoan Hùng
mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt:
Mùa đông khô hanh kéo dài, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.


- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm 23,1ºC.
+ Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là
tháng 12.
+ Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất vào tháng 7, nhiệt

độ trung bình 28ºC, nhiệt độ cao nhất 41ºC.
- Lượng mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm: 1,878 mm, mưa tập trung nhiều nhất vào
các tháng 7, 8, 9. Tháng cao nhất là tháng 8 (trung bình 322 mm), tháng thấp
nhất là tháng 1 (trung bình 31 mm).
+ Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, cao nhất là tháng 3: 92%, thấp
nhất là tháng 12: 77%.
- Chế độ gió:
+ Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió thổi
mạnh thường kéo theo mưa phùn và rét đậm.
+ Gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9, gió thổi mạnh
và mang theo nhiều hơi nước nên mưa nhiều.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu thuận lợi với phát triển
lâm nghiệp song do đặc điểm địa hình và chế độ mưa hàng năm. Trong khu
vực thường xuất hiện lốc, gió xoáy kèm theo mưa đá, ảnh hưởng đến cây
trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
 Thủy văn
Trong khu vực có hai con sông là sông Lô và sông Chảy, ngoài ra còn hệ
thống kênh mương, suối dày đặc, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và tưới tiêu.
Trong những năm gần đây, Đoan Hùng đã tích cực đầu tư khai thác
nguồn nước tự nhiên bằng nhiều công trình thủy lợi, hồ đập chứa nước. Tuy
nhiên, do diện tích rừng tự nhiên ít, rừng trồng chủ yếu là thuần loài nên lưu


lượng nước trong các dòng suối không ổn định, tác dụng cung cấp nước sản
xuất nông lâm nghiệp không phát huy được, nhiều năm khô hạn gây thiệt hại
cho sản xuất nông lâm nghiệp.
2.3.1.5. Hệ thực vật rừng
Là vùng Trung tâm lâm nghiệp của Bắc Bộ, nằm giữa hai vùng sản xuất
lâm nghiệp Tây Bắc và Đông Bắc khu vực này đã từng là nơi có mặt 780 loài

thực vật của 477 chi thuộc 120 họ. Trong thành phần thực vật có nhiều loài
cây gỗ có giá trị kinh tế như: Lim xanh, Chò nâu, Gội, Ràng ràng, Giổi, các
loài thuộc họ Sồi giẻ, các loài thuộc họ Tre nứa... Dược liệu có: Ba kích,
Thiên niên kiện... Các loài trong họ Cau dừa có: Cọ, Mây...
Do quá trình khai thác cạn kiệt, tập quán canh tác nương rẫy, hiện nay
phần lớn còn lại là rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy,
nhiều loài cây bản địa quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan nghiên
cứu, trong những năm qua huyện đã khôi phục lại được một diện tích đáng kể
rừng bằng các biện pháp khoanh nuôi, cải tạo và trồng rừng mới. Hiện tại đã
có rất nhiều các lâm phần đang ở trong trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIa, IIb
đang được khoanh nuôi bảo vệ.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên ngành, khả năng phục hồi tự
nhiên ở đây có triển vọng nếu tiếp tục đi theo con đường xúc tiến tái sinh tự
nhiên kết hợp cùng với tái sinh nhân tạo với các kỹ thuật lâm sinh phù hợp.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
- Dân số, dân tộc
Theo số liệu niên giám thống kê đến tháng 12 năm 2014, dân số vùng là
107.754 người, trong đó dân số nông ngiệp: 101.247 người, dân số thành thị:
6.507 người.


Mật độ dân số trung bình 354 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập
trung ở các thị trấn, các xã vùng đồng bằng, trong khi đó các xã vùng cao có
mật độ dân số tương đối thấp.
Đoan Hùng chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có dân tộc Cao Lan, Sán
chí, Mường, Tày, Thái chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Lao động
Tổng số lao động đang làm việc có 58.100 người, chiếm 51.2% tổng dân

số. Trong đó lao động đang làm việc đã qua đào tạo ở mức trung bình của tỉnh
Phú Thọ, chiếm 17.7%.
2.3.2.2. Thực trạng kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh
a. Đặc điểm chung nền kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có
sự chuyển biến tích cực, xuất hiện những mô hình tốt tạo đà tiếp tục đổi mới
và phát triển đồng loạt các ngành nghề trong huyện.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong những năm qua, Đoan Hùng đã có sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng kinh tế
nông lâm nghiệp, tăng nhanh kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Nhìn chung, sự
chuyển biến còn chậm, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012 2022 đạt trung bình 8% năm trở lên.
b. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
 Ngành nông nghiệp:
- Trồng trọt:
Huyện Đoan Hùng có 11.726,5 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm
38.8% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 5.145,3 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 6.388,6 ha


Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trong vùng có nhiều tiến bộ,
đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống, phân
bón, thủy lợi, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường
đưa những giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất.
- Chăn nuôi:
Huyện Đoan Hùng có 1.049,204 con gia súc; tổng số đàn gia cầm có
974.700 con. Công tác ứng dụng khoa học vào chăn nuôi có nhiều cố gắng,
đưa giống ngoại nhập vào sản xuất nhằm phát triển mạnh cả về số lượng và
chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xã hội.
Nhìn chung các hộ chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm các loại.

Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình và cung
cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
- Lâm nghiệp:
Số liệu đến ngày 01/1/2014 huyện Đoan Hùng có 12.990,1 ha diện tích
đất lâm nghiệp chiếm 42,9% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó, diện
tích đất rừng sản xuất là 12.196 ha chiếm 93,9% diện tích đất lâm nghiệp của
huyện, đất rừng phòng hộ là 193,5 ha chiếm 1,5% và diện tích đất rừng đặc
dụng là 600, 6 ha chiếm 4,6% diện tích đất lâm nghiệp của huyện.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước các
hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích
cực trên tất cả mọi lĩnh vực: trồng rừng, bảo vệ rừng, giao đất giao rừng, khai
thác, chế biến lâm sản... đã đem lại hiệu quả phát triển kinh tế trên địa bàn.
Thông qua các dự án 327, 661... đã đưa diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể.
góp phần nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện đạt 42,9%. Tuy nhiên,
các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyện vẫn còn bộc lộ một số tồn tại đó
là: quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, lạc hậu, chưa áp dụng công nghệ cao


vào trong công tác chế biến và khai thác lâm sản gây lãng phí nguyên liệu và
chất lượng sản phẩm không cao.
Đoan Hùng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành công nghiệp
giấy, hơn nữa lại nằm trong vùng thuận lợi trong việc giao thương kinh tế
giữa các vùng nhờ có các đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 2,
đường sông...
Ngành chế biến lâm sản trên địa bàn những năm gần đây có những bước
phát triển mạnh mẽ nhưng chủ yếu về mặt số lượng còn chất lượng và công
nghệ phần nào vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay của xã hội.
Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có hơn 143 cơ sở chế biến, trong đó xưởng
mộc gia dụng là 25, đóng đồ gia đụng là 02 xưởng, sản xuất đũa là 03 xưởng
và 113 xưởng xẻ. Nhìn chung các xưởng chế biến đầu có công suất nhỏ, máy

móc công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra còn kém cạnh tranh trên thị trường,
hoạt động chế biến không ổn định.
 Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn phát
triển chậm, Công nghiệp khai khoáng mới chỉ dừng lại ở mức khai thác
nguyên liệu thô, sơ chế chưa chế biến. Ngoài ra, còn một số ngành nghề như
sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc, sửa chữa cơ khí nhỏ, chế biến nông sản
đã được phát triển và mở rộng đến các xã. Sản xuất cơ khí bước đầu được
hình thành trong lĩnh vực chế biến chè, gỗ.... góp phần phát triển lực lượng
sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong các khu dân cư. Giá trị sản xuất
công nghệ - tiểu thủ công nghiệp chiếm 34% giá trị nền kinh tế.
 Ngành thương mại - Du lịch:
Từ khi có chính sách mở cửa, nền kinh tế hàng hóa trên địa bàn huyện
khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, với vị trí là nơi chuyển giao giữa đồng
bằng và miền núi thì tiềm năng phát triển thương mại của vùng còn chưa


tương xứng. Trong tương lai các loại hình này cần được phát triển nhằm giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn.
Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có tiềm năng du lịch nào được khai
thác đưa vào sử dụng. Trong thời gian tới nên kết hợp giữa du lịch cảnh quan
trong vùng với du lịch sinh thái nhằm đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.
2.3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Đoan Hùng có mạng lưới giao thông phát triển, toàn huyện có 2 tuyến
đường quốc lộ 2 và quốc lộ 70 chạy qua, các tuyến này cơ bản đã được dải
nhựa. Trong đó, có 12 xã có đường quốc lộ đi qua và 16 xã có đường rải cấp
phối. Đến nay có 28/28 xã, thị trấn trong vùng có đường giao thông đến tận
trung tâm xã, tạo thành mạng lưới nối liền với trung tâm huyện lỵ, các trung
tâm kinh tế. Hệ thống đường sông có 2 dòng sông Lô và sông Chảy.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông phân bố tương đối đều nhưng các tuyến
đường còn ở cấp thấp, cần chú trọng cải tạo nâng cấp để người dân đi lại được
thuận tiện, tăng cường thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế. Trong những năm tới
cần mở rộng nâng cấp các tuyến đường này để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội cũng như nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân.
b. Thủy lợi
Toàn huyện có 70 km kênh mương, 14 trạm bơm với công suất tưới
1.400 ha và tiêu 450 ha. Hệ thống mương máng dẫn nước cũng liên tục được
đầu tư cải tạo và xây dựng mới. Tổng diện tích đất được tưới có 3.200 ha,
diện tích còn lại chông chờ vào nước mưa, do không ổn định nên thường
xuyên bị khô hạn.
Nhìn chung, do địa hình của địa bàn tương đối phức tạp, các cánh đồng
nhỏ lẻ, phân tán, các thung lũng hẹp không bằng phẳng. Vì vậy vấn đề thủy
lợi của huyện chủ yếu là đắp đập làm mương, phải giữ nước phục vụ việc tưới


cho sản xuất nông nghiệp theo phương thức tự chảy. Tuy nhiên hiệu quả sử
dụng của các hồ đập còn ở mức thấp, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai
thác có hiệu quả hơn nữa các công trình này.
c. Giáo dục
Toàn huyện có 4 trường THPT với 112 lớp học, 56 trường THCS và tiểu
học với 549 lớp học, có 29 nhà mẫu giáo với 144 lớp học, Tổng số giáo viên
các cấp học là 1.238 người, trong đó THPT là 116 người, THCS là 144 người,
tiểu học là 548 người và 278 giáo viên nhà trẻ mẫu giáo.
Đến nay huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ. Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục bước đầu đã có kết quả,
phong trào toàn dân chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, bảo vệ và chăm sóc
trẻ em được chú ý. Tuy nhiên, công tác giáo dục của huyện còn gặp nhiều khó
khăn, số phòng học còn thiếu, trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp nhằm
đáp ứng nhu cầu toàn diện cho nền giáo dục trong tương lai.
d. Y tế

Trong những năm gần đây, công tác y tế trên địa bàn đã được nâng lên.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 02 bệnh viện, 28 trạm y tế xã, thị trấn. Toàn
huyện có 174 cán bộ y bác sỹ, tổng số giường bệnh có 162 giường bệnh.
Công tác phòng chống các loại bệnh dịch được chú trọng. Hàng năm, huyện
thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, hiến
máu nhân đạo.... công tác kế hoạch hóa gia đình ngày càng được quan tâm và
đạt được những thành tựu khả quan.
Nhìn chung các cơ sở y tế trên địa bàn huyện cơ sở vật chất đã xây dựng
từ lâu, trang thiết bị y tế còn đơn sơ và thiếu, phần nào hạn chế khả năng
khám chữa bệnh cho nhân dân, trong những năm tới cần đầu tư nâng cấp...


×