Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây sưa (dabergia tonkinensis prain) tại vườn ươm trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẨN LAO SÚ
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN
SINH TRƢỞNG CỦA CÂY SƢA (DABERGIA TONKINENSIS PRAIN)
TẠI VƢỜN ƢƠM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm Nghiệp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khoá học

: 2014-2018

Thái Nguyên, 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẨN LAO SÚ
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN
SINH TRƢỞNG CỦA CÂY SƢA (DABERGIA TONKINENSIS PRAIN)
TẠI VƢỜN ƢƠM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm Nghiệp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khoá học

: 2014-2018

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Đào Hồng Thuận


Thái Nguyên, 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trƣờng
đề ra.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2018

XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trƣớc
Hội đồng

ThS. Đào Hồng Thuận

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Tẩn Lao Sú

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm đánh giá
(Ký, họ và tên)


ii
LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân tôi, đƣợc sự nhất chí của ban
chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hƣớng dẫn, tôi đã tiến hành thực

hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây
Sưa (Dabergia Tonkinensis Prain) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên”.
Trong thời gian thực hiện, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của giáo viên
hƣớng dẫn ThS. Đào Hồng Thuận, Ban chủ nhiệm, các thầy cô khoa Lâm
nghiệp và bạn bè, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận. Nhân dịp này, tôi xin
trân trọng cảm ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót, do đó tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và
các bạn để tôi hoàn thành khóa luận tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Tẩn Lao Sú


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất ........................................................................13
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của cây Sƣa ở các công thức thí nghiệm
về hỗn hợp ruột bầu ...................................................................................................22
Bảng 4.2: Kết quả sinh trƣởng H vn của cây Sƣa giai đoạn vƣờn ƣơm
ở các công thức thí nghiệm .......................................................................................25
Bảng 4.3: Kết quả sinh trƣởng D

00

của cây Sƣa giai đoạn vƣờn ƣơm


ở các công thức thí nghiệm .......................................................................................28
Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của hỗn hợp ruột bầu đến số lá của cây Sƣa
ở các công thức thí nghiệm .......................................................................................31
Bảng 4.5: Phẩm chất của cây Sƣa ở các công thức thí nghiệm ................................33
Bảng 4.6: Dự tính tỷ lệ cây Sƣa xuất vƣờn ở các công thức thí nghiệm ..................35


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Ảnh thân, lá, quả cây Sƣa [18] ..................................................................14
Hình 2.2: Ảnh hoa cây Sƣa [18]................................................................................14
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm ......................................................17
Hình 3.2: Ảnh cấy cây vào bầu .................................................................................18
Hình 4.1: Tỷ lệ sống (%) trung bình của cây Sƣa ở các công thức
thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu ................................................................................23
Hình 4.2: Ảnh minh họa về số cây sống của cây Sƣa giai đoạn 4
tháng tuổi dƣới ảnh hƣởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu ..............................24
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn sinh trƣởng H vn của cây Sƣa ở các
công thức thí nghiệm .................................................................................................25
Hình 4.4: Ảnh minh họa chiều cao của cây Sƣa ở các công thức
thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu ................................................................................26
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn đƣờng kính cổ rễ (cm) của cây Sƣa
ở các công thức thí nghiệm .......................................................................................29
Hình 4.6: Ảnh minh họa D00 của cây Sƣa ở các công thức thí nghiệm
về hỗn hợp ruột bầu ...................................................................................................29
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn số lá của cây Sƣa ở các công thức
thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu ................................................................................31
Hình 4.8: Ảnh minh họa số lá của cây Sƣa ở các công thức thí nghiệm
về hỗn hợp ruột bầu ...................................................................................................32

Hình 4.9: Biểu đồ tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu của Sƣa ở các
công thức thí nghiệm .................................................................................................34
Hình 4.10: Biểu đồ dự tính tỷ lệ % cây con Sƣa xuất vƣờn......................................36


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTTN

: Công thức thí nghiệm

CT

: Công thức

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

H vn

: Chiều cao vút ngọn trung bình

N

: Dung lƣợng mẫu điều tra

D00


: Đƣờng kính cổ rễ

D 00

: Đƣờng kính cổ rễ trung bình

Di

: Giá trị đƣờng kính cổ rễ của một cây

g

: Gam

Hi

: Giá trị chiều cao vút ngọn một cây

Mm

: Milimet

PTPSMNT : Phân tích phƣơng sai một nhân tố
SL

: Số lƣợng

STT

: số thứ tự


TB

: Trung bình

i

: Thứ tự cây thứ i

cm

: Xentimet


vi
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1.Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu...................................................................................................... 2
Phần 2.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................................. 4
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 9
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................ 11
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................................ 12
2.4. Tổng quan về loài cây Sƣa........................................................................................ 13
Phần 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 16
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................ 16

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 16
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 16
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................. 17
3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 20
Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 22
4.1. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ sống của cây Sƣa dƣới ảnh hƣởng
của các công thức hỗn hợp ruột bầu ................................................................................ 22
4.2. Kết quả nghiên cứu sinh trƣởng về chiều cao của cây Sƣa
dƣới ảnh hƣởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu ................................................... 25
4.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trƣởng đƣờng kính cổ rễ D 00 của
cây Sƣa giai đoạn vƣờn ƣơm ở các công thức thí nghiệm ........................................... 28
4.4. Kết quả nghiên cứu về động thái ra của cây Sƣa ở các công thức thí nghiệm ... 30
4.5. Dự tính tỷ lệ xuất vƣờn của cây Sƣa ở các công thức thí nghiệm ....................... 33


vii
4.5.1. Phẩm chất của cây Sƣa ở các công thức thí nghiệm .......................................... 33
4.5.2. Dự tính tỷ lệ cây Sƣa xuất vƣờn ở các công thức thí nghiệm ........................... 35
Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 38
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 38
5.2. Đề nghị ........................................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 40
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 41


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Rừng có vai trò rất quan trọng nhƣ vậy, nhƣng trong những năm vừa

qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lƣợng,
chất lƣợng. Theo số liệu điều tra của viện điều tra quy hoạch rừng, Năm 1945
diện tích rừng tự nhiên của nƣớc ta là 14 triệu ha tƣơng đƣơng với độ che phủ
là 43% đến năm 1990 diện tích rừng tự nhiên nƣớc ta chỉ còn 9,175 triệu ha,
tƣơng đƣơng với độ che phủ là 27,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do chiến
tranh, đốt nƣơng làm rẫy, khai thác rừng bừa bãi. Từ khi chính phủ có chỉ thị
268/TTg (1996) cấm khai thác rừng tự nhiên nên tốc độ rừng phục hồi đã trở
nên khả quan hơn. Đến Năm 2003 tổng diện tích rừng của cả nƣớc ta là 12
triệu ha, với độ che phủ là 36,1% trong đó rừng tự nhiên chiếm 10 triệu ha và
rừng trồng là 2 triệu ha. Hiện nay, độ che phủ bình quân trong cả nƣớc
khoảng 42% [1]. Độ che phủ của rừng ở nƣớc ta, ở những thập kỷ trƣớc giảm
sút mạnh là do nguyên nhân: Khai thác rừng, quản lý bảo vệ rừng không hợp
lý, trồng rừng chƣa đƣợc chú trọng, các loài cây trồng rừng năng suất thấp,
hiệu quả không cao cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Để phát triển và
nâng cao giá trị của rừng một trong những giải pháp có hiệu quả hiện nay là
trồng rừng.
Cây Sƣa (Dalbergia tonkinensis) hay còn gọi là Huỳnh Đàn, Trắc Thối
là loại gỗ lớn, lá thƣờng xanh có thể cao thới 10 đến 15 m, sinh trƣởng trung
bình, phân bố ở vùng Bắc Bộ và một số rải rác ở Miền Trung và Tây Nguyên,
cây Sƣa mọc tập trung ở khe suối đầu nguồn. Cây Sƣa là loài cây ƣa sáng, ƣa
đất ẩm, có khả năng tái sinh hạt tốt nhƣng lúc nhỏ không chịu đƣợc ánh sang
quá mạnh. Sƣa là loài cây quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

Cây Sƣa là

loài cây tái sinh bình thƣờng nhƣng sức sống của cây con và mầm Sƣa là rất


2
yếu nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cây con trong công tác trồng rừng (Trần

Minh Đức và cs. 2012) [5]. Do vậy, để đáp ứng công tác trồng rừng cần phải
đẩy mạnh tốc độ sinh trƣởng, giảm chi phí sản xuất và rút ngắn đƣợc thời gian
gieo ƣơm.
Trong sản xuất cây con từ hạt có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng của cây con trong giai đoạn vƣờn ƣơm, trong đó có hỗn hợp ruột bầu.
Ruột bầu là nơi cung cấp chủ yếu dinh dƣỡng cho cây con trong giai đoạn
nuôi dƣỡng ở vƣờm ƣơm, tuy nhiên mỗi loại cây phù hợp với thành phần ruột
bầu khác nhau. Thực tế đã có những kết quả nghiên cứu đầy đủ về tạo hỗn
hợp ruột bầu và đƣợc áp dụng vào sản xuất cây con cho nhiều loài cây sử
dụng để trồng rừng trong cả nƣớc. Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng
của cây Sưa (Dabergia Tonkinensis Prain) tại vườn ươm trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tạo ra đƣợc cây con Sƣa đảm bảo số lƣợng và chất
lƣợng cung cấp giống cho công tác trồng rừng hiện nay.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đƣợc công thức hỗn hợp ruột bầu ảnh hƣởng tốt nhất tới sinh
trƣởng của cây Sƣa ở giai đoạn vƣờn ƣơm.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu
-Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản suất, biết áp dụng và kết
hợp giữa lý thuyết và thực hành.
+ Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc làm tự lập khi ra thực tế.
+ Các kết quả nghiên cứu là cơ sở nghiên cứu khoa học cho các nghiên
cứu tiếp theo về kỹ thuật gieo ƣơm cây Sƣa.


3
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất để tạo hỗn hợp ruột bầu khi
gieo ƣơm Sƣa đảm bảo có số lƣợng, chất lƣợng tốt.


4
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Phân bón là chất dùng để cũng cấp một trong nhiều chất cần thiết cho
cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên học đƣợc chế tạo trong
công nghiệp. Trong cả hai trƣờng hợp các nguyên tố dinh dƣỡng đều nhƣ
nhau và tác động nhƣ nhau đối với sinh trƣởng của cây trong các biện pháp kỹ
thuật đƣợc sử dụng phổ biến thƣờng xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên
bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dƣỡng
thiết yếu, đủ liều lƣợng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối
tƣợng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao,
chất lƣợng tốt [3].
Đất là giá thể, môi trƣờng sinh sống trực tiếp của bộ rễ và là nguồn
cung cấp nƣớc, chất dinh dƣỡng cho cây. Đất tốt, cây sinh trƣởng tốt ra hoa
kết quả sớm, sản lƣợng - chất lƣợng quả, hạt cao chu kỳ sai quả ngắn và
ngƣợc lại. Đất tốt là đất giàu dinh dƣỡng chủ yếu là N, P, K ... và các nguyên
tố vi lƣợng cần thiết đồng thời các thành phần đó có một tỉ lệ thích hợp [3].
Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chỉ sử dụng phân bón chiếm 30%. Việc kết
hợp cân đối nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, thể thống canh tác, giống
cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân
bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản suất, bảo vệ môi trƣờng sinh thái
bền vững.
Các loài phân hóa học đƣợc sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian
ngắn. Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh nhƣ: Nhổ cỏ, tƣới
nƣớc, phòng trừ sâu bệnh phải thƣờng xuyên phát huy tối đa hiệu lực của

phân bón.


5
Trong gieo ươm:
Điều kiện đất đai có ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng của bộ rễ, cụ thể:
+ Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lƣợng cao các chất
dinh dƣỡng khoáng chủ yếu cho cây nhƣ: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi
lƣợng khác… Đồng thời tỷ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ƣơm
trên đất tốt cây con sinh trƣởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận rễ,
thân, cành, lá phát triển cân đối [12]. Đất là hoàn cảnh để cây con sinh
trƣởng, phát triển sau này, cây con sinh trƣởng, phát triển tốt hay sấu là do đất
cung cấp chất dinh dƣỡng, nƣớc và không khí cho cây. Chất dinh dƣỡng,
nƣớc và không khí trong đất có đầy đủ cho cây hay không chủ yếu là do:
Thành phần cơ giới, độ ẩm, độ pH… của đất quyết định.
+ Thành phần cơ giới của đất: Đất vƣờn ƣơm nên chọn thành phần cơ
giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nƣớc và giữ nƣớc
tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm, sinh trƣởng của cây con, dễ làm
đất và chăm sóc cây con hơn… Tuy nhiên chọn đất xây dựng vƣờn ƣơm cũng
cần căn cứ vào đặc tính sinh học loài cây, ví dụ: Gieo ƣơm cây Mỡ ƣa đất thịt
trung bình, đất tơi xốp, thoáng khí và ẩm. Gieo ƣơm cây Thông ƣa đất cát
pha, thoát nƣớc tốt.
+ Độ ẩm của đất: Có ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng, phát triển cân
đối giữa các bộ phận dƣới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô
hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nƣớc ngầm trong đất cao hay thấp có liên
quan đến độ ẩm của đất, mực nƣớc ngầm thích hợp cho loại đất cát pha ở độ
sâu là 1,5 - 2m, đất sét là trên 2,5m.
Chọn đất vƣờn ƣơm không nên chỉ dựa vào độ ẩm của đất, mực nƣớc
ngầm cao hay thấp mà còn tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng loài
cây ƣơm. Ví dụ: Gieo ƣơm cây Phi lao nên chọn đất thƣờng xuyên ẩm, song

gieo ƣơm cây Thông cần phải chọn đất nơi cao ráo, thoát nƣớc.


6
+ Độ pH của đất: Có ảnh hƣởng tới tốc độ nẩy mầm của hạt giống và
sinh trƣởng của cây con, đa số các loài cây thích hợp với độ pH trung tính, cá
biệt có loài ƣa chua nhƣ cây Thông, ƣa kiềm nhƣ Phi lao.
Phân bón là chất dùng để cũng cấp một trong nhiều chất cần thiết cho
cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên học đƣợc chế tạo trong
công nghiệp. Trong cả hai trƣờng hợp các nguyên tố dinh dƣỡng đều nhƣ
nhau và tác động nhƣ nhau đối với sinh trƣởng của cây,trong các biện pháp kỹ
thuật đƣợc sử dụng phổ biến thƣờng xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên
bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dƣỡng
thiết yếu, đủ liều lƣợng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối
tƣợng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao,
chất lƣợng tốt [3].
Các loài phân hóa học đƣợc sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian
ngắn. Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh nhƣ: Nhổ cỏ, tƣới
nƣớc, phòng trừ sâu bệnh phải thƣờng xuyên phát huy tối đa hiệu lực của
phân bón.
Theo Sở nghiên cứu đất thuộc viện khoa học Nông Nghiệp Trung
Quốc: Mục đích của việc bón phân là nhằm làm cho cây phát triển và đạt
năng suất cao, có phẩm chất tốt, cho nên bón phân phải phù hợp với yêu cầu
sinh trƣởng và phát triển của cây trồng mới phát huy tối đa tác dụng của phân
bón. Sinh trƣởng và phát triển của cây trồng có quan hệ mật thiết với điều
kiện bên ngoài.
Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho
cây. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc đƣợc chế tạo trong công
nghiệp. Trong cả hai cả hai trƣờng hợp các nguyên tố dinh dƣỡng đều nhƣ
nhau và tác dụng nhƣ nhau đối với sinh trƣởng của cây [3].



7
- Bón phân qua rễ: Lƣợng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dƣỡng
đƣợc ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dƣỡng từ đất chuyển lên các bộ
phận lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa quả ) cây trồng phát triển bình thƣờng.
- Bón phân qua lá: (Lá, thân, cành, quả, cây) lƣợng phân hòa tan vào
nƣớc ở một nồng độ cho phép. Phun ƣớt đẫm lá thân cây và quả, chất dinh
dƣỡng đƣợc ngấm qua lá.
Ruột bầu: Là môi trƣờng trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất
và phân bón. Đất làm ruột bầu thƣờng sử dụng loại đất có thành phần cơ giới
nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục (phân chuồng,
phân xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh
thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp.
Trong nhân giống các loài cây gỗ, theo Nguyễn Văn Sở (2004)[10],
thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng
rất lớn đến sinh trƣởng cây con trong vƣờn ƣơm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải
đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trƣởng khoẻ mạnh
và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nƣớc cao
nhƣng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt. Ngƣợc lại, một
hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhƣng cấu trúc đất nặng, khó thấm
nƣớc và thoát nƣớc cũng ảnh hƣởng xấu đến cây con.
Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và
chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất đƣợc chọn làm
ruột bầu là đất tốt, có khả năng giữ ẩm và thoát nƣớc tốt, thành phần cơ giới từ
cát pha đến thịt nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại.
Theo Nguyễn Xuân Quát (1985)[9], để giúp cây con sinh trƣởng và
phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột
bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vƣờn ƣơm, những
yếu tố đƣợc đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia.



8
Đạm (N) là chất dinh dƣỡng cần cho sinh trƣởng và phát triển của cây
trồng. Mặc dù hàm lƣợng trong cây không cao, nhƣng nitơ lại có vai trò quan
trọng bậc nhất.
Thiếu nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo
nên tất cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại
protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể
thực vật là không thể thay thế đƣợc.
Nitơ có mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng
porphyril, là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp
của thực vật. Nói chung, nitơ là dƣỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành
phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng nhƣ
amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây nhƣ B1, B2, B6…Nitơ thúc đẩy
cây tăng trƣởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh.
Nếu thiếu đạm, cây sinh trƣởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thƣớc
nhỏ và hơi vàng. Nhƣng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây. Biểu
hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trƣởng quá mức, cây dễ đổ ngã,
nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục đƣợc tổng hợp nhiều.
Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lƣợng. Lân
có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của
hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát
triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây đƣợc cung cấp đầy đủ
lân sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi nhƣ lạnh, nóng, đất chua
và kiềm.
Nếu thiếu lân, kích thƣớc cây nhỏ hơn bình thƣờng, lá cây phồng cứng,
lá màu xanh đậm, sau khi chuyển dần sang vàng; thân cây mềm, thấp; năng
suất chất khô giảm. Ngoài ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm. Một
vài loài lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay đỏ. Ở



9
những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm xen kẽ với
các vết nâu, cây tăng trƣởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm
trọng nhƣ thừa nitơ (Trịnh Xuân Vũ), 1975[13]; Viện thổ nhƣỡng nông hóa,
1998[14]; Ekata Khurana and J.S Singh,2000[15]; Thomas D. Landis,
1985[16].
Nếu thiếu lân, kích thƣớc cây nhỏ hơn bình thƣờng, lá cây phồng cứng,
lá màu xanh đậm, sau chuyển dần sang vàng; thân cây mềm, thấp; năng xuất
chất khô giảm. Ngoài ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm. Một vài
loại lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay đỏ. Ở
những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ với
các vết nâu, cây tăng trƣởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm
trọng nhƣ thừa nitơ.
Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lƣợng, quá
trình đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nƣớc, thúc đẩy quá trình
sử dụng đạm ở dạng NH4+, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã,
chống sâu bệnh, chịu hạn và rét .
Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện về hình thái rất rõ nhƣ lá
hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiện
những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống. Các chất phụ gia thƣờng đƣợc
sử dụng là xơ dừa, tro trấu…Chúng có tác dụng làm xốp đất, giữ ẩm, thoáng
khí…
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Phân bón lá đã đƣợc sử dụng từ lâu trên thế giới. Hàng năm trên thế
giới tiêu thụ khoảng 130 triệu tấn phân bón.
Mở đầu là nhà thực vật học Hà Lan - Van Helmont (1629) ông đã trồng
cây Liễu nặng 2.25kg vào thùng chứa 80kg đất. Một năm sau cây liễu nặng
66kg trong khi đất chỉ giảm 66g. Tác giả kết luận cây chỉ cần nƣớc để sống.



10
Vào cuối thế kỷ XVIII đầi thế kỷ XIX thuyết mùn do thaer (1873) đề
xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đến thế kỷ XIX nhà hóa học ngƣời
Đức Liibig (1840) đã sây dựng thuyết chất khoáng. Liibig cho rằng độ mầu
mỡ của đất là do muối khoáng trong đất. Ông nhấn mạnh rằng việc bón phân
hóa học cho cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng.
Năm 1963 Kinur và Chiber khẳng định việc bón phân cho đất theo từng
thời kỳ khác nhau là khác nhau. Cùng năm đó Turbittki đã đƣa ra quan điểm:
phân bón là nguồn dinh dƣỡng bổ sung cho cây sinh trƣởng và phát triển tốt,
đối với từng loài cây, từng tuối cây cần có nhiều nghiên cứu cụ thể tránh lãng
phí phân cón không cần thiết. Việc bón phân thừa hay thiếu đều dẫn tới biểu
hiện cây sinh trƣởng chậm và chất lƣợng kém.
Năm 1974 polster, Fidler và lir cũng đã kết luận: sinh trƣởng của cây
than gỗ phụ thuộc vào sự hút các nhân tố khoáng từ trong đất trong suốt quá
trình sinh trƣởng. Nhu cầu dinh dƣỡng của mỗi cây thân gỗ ở mỗi thời kỳ
khác nhau là khác nhau.
Theo Thomas (1985)[16], chất lƣợng cây con có mối quan hệ logic với
tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh
trƣởng và phát triển của cây con.
Tình trạng dinh dƣỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân
tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lƣờng mức độ
thiếu hụt dinh dƣỡng của cây con.
Trong những năm gần đây, nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Mỹ, Anh, Nhật,
Trung Quốc… đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng làm
tăng năng suất cho nông sản, không làm ô nhiễm môi trƣờng nhƣ: Atonik,
Yogen… (Nhật Bản), Bloom, Blus, Solu, Spray-NGrow… (Hoa Kỳ), Diệp lục
tố, đặc phong… (Trung Quốc). Nhiều chế phẩm đã đƣợc nghiện cứu và cho
phép sử dụng trong sản suất nông nghiệp ở Việt Nam.



11
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Nguyễn Hữu Thƣớc (1963),
Nguyễn ngọc Tân (1985), Nguyễn Xuân Quát (1985), Trần Gia Biển
(1985)… các tác giả đều đi đến kết luận chung cho rằng mỗi loại cây trồng
đều có yêu cầu về loại phân, nồng độ, phƣơng thức bón, tỷ lệ hỗn hợp hoàn
toàn khác nhau. Khi nghiên cứu gieo ƣơm thông nhựa (Pinus merkusii), tác
giả cũng đã tập trung xem xét ảnh hƣởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu[9].
Những nghiên cứu nhƣ thế cũng đã đƣợc Hoàng Công Đãng (2000)[4] thực
hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vƣờn ƣơm
Nguyễn Thị Mừng (1997)[7], thành phần ruột bầu đƣợc cấu tạo từ 79%
đất + 18% phân chuồng + 0,5% N + 2% P + 0,5% K hoặc 80% đất + 15%
phân chuồng + 1% N + 3% P + 1% K sẽ đảm bảo cho cây Cẩm lai (Dalbergia
bariaensis Pierre) sinh trƣởng tốt trong giai đoạn vƣờn ƣơm.
Khi nghiên cứu gieo ƣơm Dầu song nàng (Dipterrocarpus dyerii),
Nguyễn Tuấn Bình (2002)[2] cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hƣởng
rất nhiều đến sinh trƣởng của cây con. Theo tác giả, đất feralit đỏ vàng trên
phiến thạch sét và đất xám trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trƣởng
của cây con Dầu song nàng. Hàm lƣợng phân super phốt phát (Long Thành)
thích hợp cho sinh trƣởng của Dầu song nàng là 2% – 3%, còn phân NPK là
3% so với trọng lƣợng bầu.
Theo Nguyễn Văn Thêm và Phạm Thanh Hải (2004)[10], bón lót cho
Chiêu liêu nƣớc (Terminalia calamansanai) trong giai đoạn 6 tháng tuổi ở
vƣờn ƣơm là việc làm cần thiết. Nếu bón lót phân tổng hợp NPK (16:16:8)
cho Chiêu liêu nƣớc, thì hàm lƣợng thích hợp là 1% so với trọng lƣợng ruột
bầu. Tƣơng tự, phân super photphat là 1%, còn phân hữu cơ hoai là 15% 20% so với trọng lƣợng ruột bầu.
Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006)[8], khi gieo ƣơm cây Huỷnh liên



12
(Tecoma stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân
chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2: 2,1 và 0,3% kali clorua, 0,5%
super lân và 0,1% vôi.
Cây cối tiếp nhận đƣợc 95% phân bón và đƣợc đánh giá là 1 tấn phân
bón lá có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón vào đất. Do trên mỗi lá có hàng triệu
khí khổng có khả năng hấp thụ ánh sáng, không khí, nƣớc và chất khoáng.
Phân đƣợc xâm nhập trực tiếp, di chuyển nhanh chóng trong cây nên đáp ứng
đƣợc yêu cầu cần thiết nhu cầu dinh dƣỡng của cây trong thời gian ngắn, giúp
cây sinh trƣởng tốt cho năng suất và chất lƣợng cao[14].
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
*Vị trí địa lý
- Đề tài đƣợc tiến hành tại vƣờn ƣơm trƣờng Đại Học Nông Lâm thái
Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố
Thái Nguyên thì vị trí của trƣờng nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp với phƣờng Quan Triều
- Phía Nam giáp với phƣờng Thịnh Đán
- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà
- Phía Đông giáp với khu dân cƣ trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Địa hình
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung
bình 10 - 15°, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Vƣờn ƣơm nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit
phát triển trên đá sa thạch. Do vƣờn ƣơm mới chuyển về đây nên đất lấy để
hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tƣơng đối tốt.
Theo kết quả phân tích mẫu đất của trƣờng đại học Nông lâm ở bảng
2.1 nhƣ sau:



13
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất
Độ sâu
tầng đất
(cm)

Chỉ Tiêu
Mùn

N

P2O5

Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất
K2O

N

P2O5

K2O

PH

1 -10

1.766 0.024 0.241 0.035 3.64

4.56


0.90

3.5

10 - 30

0.670 0.058 0.211 0.060 3.06

0.12

0.12

3.9

30 -60

0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04

3.04

3.7

(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
- Độ pH của đất thấp điều đó chứng tỏ đất ở đây chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lƣợng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo
dinh dƣỡng.
2.4. Tổng quan về loài cây Sƣa
Cây Sƣa hay còn gọi trắc thối (Dalbergia tonkinensis Prain), là một loài
cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae) đƣợc Prain mô tả khoa học lần đầu năm

1901. Loài này từng có thời gian đƣợc xếp làm thứ thực vật của
loài Dalbergia rimosa (trắc dây). Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dƣới 500m.
Trong tự nhiên tìm thấy trong rừng mƣa nhiệt đới và rừng mƣa nhiệt đới gió
mùa. Chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và đƣợc tìm thấy rải rác tại Hải Nam,
Trung Quốc.
Là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6-12m (cũng có thể cao tới
15m), sinh trƣởng trung bình. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ thân
cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn thƣa.
Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá
chét đính so-le trên cuống chính. Lá chét hình xoan thuôn, đầu nhọn hoặc có
mũi ngọn, đuôi tròn, mặt dƣới phiến lá thƣờng có màu tái trắng. Kích thƣớc lá
chét dài từ 6-9 cm, rộng từ 3-5 cm, lá ché đính ở đầu cuống kép thƣờng có


14
kích thƣớc lớn hơn các lá còn lại. Cuống chính và các cuống lá chét không
lông, phiên lá chét không lông. Có lá kèm nhỏ không lông, sớm rụng.

Hình 2.1: Ảnh thân, lá, quả cây Sƣa [18]
Hoa mọc ra từ nách lá, thƣờng xuất hiện trƣớc khi lá mọc đầy đủ. Hoa
tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thƣớc 7-9mm, mùi thơm nhẹ. Mùa
hoa vào tháng 2-3. Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–7,5 cm, rộng
khoảng 2-2,5 cm. Quả chứa 1-2 hạt, mỗi hạt có đƣờng kính khoảng 8-9mm,
hình thận dẹp. Quả khi chín không tự nứt.

Hình 2.2: Ảnh hoa cây Sƣa [18].


15
Là cây ƣa sáng, ƣa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở đai độ cao tuyệt

đối dƣới 500m. Trong tự nhiên tìm thấy trong rừng mƣa nhiệt đới và rừng
mƣa nhiệt đới gió mùa. Chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và đƣợc tìm thấy rải rác
tại Hải Nam, Trung Quốc.
Sƣa có tán thƣa, hoa trắng và thơm, có thể đƣợc trồng làm cây cảnh
quan đƣờng phố.
Gỗ Sƣa cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hƣơng trầm. Khi đốt
tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên đƣợc gọi là Trắc thối. Gỗ Sƣa chỉ
dùng phần gỗ lõi cho giá trị kinh tế cao hơn phần gỗ giác. Gỗ sƣa thớ mịn,
vân thớ gỗ đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội
thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hƣơng liệu vừa là dƣợc liệu. Từ
những năm 90 của thế kỉ XX, giá trị thƣơng phẩm của gỗ Sƣa trên thế giới
tăng đột biến do nhiều ngƣời Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ Sƣa để đóng
quan tài hoặc ƣớp xác nhƣ các vị hoàng đế Trung Quốc trƣớc đây. Ngƣời ta
cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ đƣợc xác lâu, không bị
phân hủy [17].


16
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là cây con Sƣa (Dalbergia
tonkinensis ) đƣợc gieo từ hạt trong giai đoạn vƣờn ƣơm.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: đề tài thực hiện tại vƣờn ƣơm khoa Lâm nghiệp Trƣờng Đại
Họ Nông Lâm Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 01/2018 đến
tháng 05/2018.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng đƣợc mục tiêu, đề tài thức hiện một số nội dung sau:

- Ảnh hƣởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến sinh trƣởng về chiều
cao (Hvn) của cây Sƣa ở vƣờn ƣơm.
- Ảnh hƣởng của công thức hỗn hợp ruột bầu đến sinh trƣởng về đƣờng
kính (Doo) của cây Sƣa ở vƣờn ƣơm.
- Ảnh hƣởng của công thức hỗn hợp ruột bầu động thái ra lá (số lá) của
cây Sƣa ở vƣờn ƣơm.
- Dự tính tỷ lệ xuất vƣờn của cây Sƣa ở các công thức thí nghiệm
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số
liệu, kết quả đã nghiên cứu trƣớc.
- Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm - bố trí thí nghiệm.
- Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ
những số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, tôi tiến hành


×