Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) TỈNH CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 248 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) TỈNH
CAO BẰNG

Cao Bằng, năm 2017



Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................................1
Phần I. SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT....................................4
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ................................4
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI
TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT ...............................................................................6
2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung ĐKTN, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường...............6
2.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội............................................. 22
2.3. Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất....................... 39
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH Q.LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM
2015 ...................................................................................................................................................... 42
3.1. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số n.dung quản lý nhà nước về đất đai. 42
3.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất........................................................... 51
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ........................................................................................................................................ 75
4.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước................................................ 75


4.2. Kết quả thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua
danh mục các dự án cần thu hồi đất, các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất trồng rừng
phòng hộ, đất trồng rừng đặc dụng…………………………….……..……………………82
4.3. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy
hoạch sử dụng đất kỳ trước ................................................................................................................. 83
4.4. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, KH sử dụng đất sử dụng đất kỳ tới.... 87
Phần II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 .... 89
I. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT....................................................................... 89
1.1. Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.................................................. 89
1.2. Quan điểm sử dụng đất ................................................................................................................ 94
1.3. Định hướng sử dụng đất............................................................................................................... 97
II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .......................................... 112
2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ..................... 112
2.2. Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất cho các ngành, lĩnh vực...................................................... 113
2.3. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất............................................................................... 149
2.4. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.................................................................................. 113
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG ................................................................. 178
3.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư......... 178
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

i


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
3.2. Đánh giá tác động của p.án QH sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực .... 178
3.3. Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức
độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề

nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất.......................................................................................... 179
3.4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát
triển hạ tầng. ....................................................................................................................................... 179
3.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất việc tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc .................................................. 179
3.6. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài
nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ........................... 180
Phần III. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI ..................................................................... 181
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PT KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG KỲ KẾ HOẠCH...... 181
1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................. 181
1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội............................................................................................ 181
1.3. Các chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm ................................................................................ 182
II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) ........................................................ 183
2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng............................................................................. 183
2.2. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất ......................................................... 194
2.3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng............................................................................ 199
2.4. Danh mục các công trình, dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch ................................................ 200
2.5. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch .............................. 200
Phần IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................................... 203
I. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ...................... 203
1.1. Giải pháp về quản lý, sử dụng đất ............................................................................................. 203
1.2. Nhóm giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên nước, môi trường,
cải tạo và bảo vệ đất........................................................................................................................... 205
II. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KH SỬ DỤNG ĐẤT .......... 207
2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách...................................................................................... 207
2.2. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật ............................................................... 208
2.3. Giải pháp về quản lý, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất........................................... 209
2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ............................................................................. 210
2.5. Các giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất....................... 210
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 212
I. KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 212

II. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................. 212

Báo cáo thuyết minh tổng hợp

ii


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

HTX

Hợp tác xã

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XNK

Xuất nhập khẩu

TMCP

Thương mại cổ phần

PTNT

Phát triển nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

QL

Quốc lộ

BĐKH


Biến đổi khí hậu

KTXH

Kinh tế xã hội

KBT

Khu bảo tồn

KCN

Khu công nghiệp

CCN

Cụm công nghiệp

TMDV

Thương mại dịch vụ

VLXD

Vật liệu xây dựng

Báo cáo thuyết minh tổng hợp

iii



Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã được
Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 tại Điều 53,
Chương III đã quy định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tại Điều 54 Chương III đã quy định
“Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển
đất nước, được quản lý theo pháp luật; Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển
quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật.
Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”.
Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại Điều 22 Mục 2 Chương II quy định: Quản
lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước
về đất đai. Tại các Điều 35, 36, 37, 38, 39, 40, 42, 46 đã quy định nguyên tắc,
căn cứ, nội dung và trách nhiệm lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
ở 3 cấp: cả nước, tỉnh, huyện; tại các Điều 45, 48, 49, 50 xác định thẩm quyền
phê duyệt, quyết định, công bố công khai, thực hiện và báo cáo kết quả thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Điều 43 quy định việc phải lấy ý kiến
đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Nhận thức được tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối
với quản lý và sử dụng đất, năm 2010 UBND tỉnh Cao Bằng đã lập Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)
và được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 09/01/2013.
Quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) trên địa bàn tỉnh trong những năm qua
đã đạt được kết quả nhất định. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất đã đáp ứng nhu cầu đất đai của người dân và cho yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh; đồng thời công tác
quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp đã đi vào nề nếp, tuân thủ theo đúng các
quy định của pháp luật về đất đai. Những năm qua Quy hoạch sử dụng đất tỉnh
Cao Bằng là một trong những cơ sở để chính quyền các cấp, các ngành quản lý,
tổ chức sử dụng đất đai, đầu tư, chỉ đạo sản xuất có hiệu quả.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

1


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều yếu tố mới về bối cảnh
quốc tế và khu vực đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội
của cả nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Điều này đã làm thay đổi cơ
cấu sử dụng đất so với phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) đã được Chính phủ xét duyệt.
Mặt khác, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Cao Bằng được lập theo quy định của Luật Đất
đai năm 2003 nên một số chỉ tiêu sử dụng đất đã thay đổi so với Luật Đất đai
năm 2013. Tại Khoản 1, Điều 51, Luật Đất đai năm 2013 quy định “Đối với quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định, phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều
tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy
định của Luật này khi lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016 - 2020)”.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý, sử dụng đất cho mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh trong giai đoạn mới, phù hợp với
nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có
hiệu quả, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện Công
văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, Ủy ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng tổ chức triển khai Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng phải đảm bảo mục đích - yêu cầu sau:
1. Phải căn cứ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành như Luật Đất
đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
2. Rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp với quy định của
Luật Đất đai năm 2013 và đáp ứng nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và mục tiêu phát triển của các ngành, lĩnh vực
đến năm 2020 của tỉnh Cao Bằng.
3. Đảm bảo tính đặc thù, liên kết các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn
tỉnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Khai
thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lợi thế của toàn tỉnh; đảm bảo sử dụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
4. Làm căn cứ cho việc thẩm định và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện và định hướng cho việc điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trong quy hoạch các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp


2


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

5. Cụ thể hóa chỉ tiêu sử dụng đất do cấp quốc gia phân bổ và cân đối chỉ
tiêu sử dụng đất do cấp tỉnh xác định để phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến từng
đơn vị hành chính cấp huyện.
6. Làm cơ sở để Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cân đối giữa các khoản
thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại
thuế liên quan đến đất đai và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư đến từng đơn vị hành chính cấp huyện theo từng năm.
Nội dung Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
gồm các phần chính sau:
- Đặt vấn đề
- Phần I: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Phần II: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Phần III: Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020);
- Phần IV: Giải pháp thực hiện;
- Kết luận và kiến nghị
Cùng hệ thống biểu số liệu theo quy định tại Thông tư số 29/2014/TTBTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp

3



Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

Phần I
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc Hội về việc
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về
việc triển khai thi hành Luật Đất đai;
- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ
sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các
công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật)
giai đoạn 2012 - 2020”;
- Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao quốc gia
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về phê duyệt Quy hoạch
phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 201/QĐ-Tg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016 - 2020;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Công văn số 1927/TTg-KTN ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính
phủ về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia;
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

4


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
- Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg
ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ);
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền

núi phía Bắc đến năm 2020 (phê duyệt tại Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày
08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ);
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm
2020, định hướng đến năm 2025 (phê duyệt tại Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày
11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ);
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 - 2015) tỉnh Cao Bằng (đã được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết
số 13/NQ-CP ngày 09/01/2013);
- Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2017 phê duyệt Quy
hoạch chung xây dưng khu du lịch Thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết khu
trung tâm du lịch Thác Bản Giốc;
- Văn bản số 2628/CP-KTN ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và hệ
thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp;
- Quyết định số 4039/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Bộ
Giao thông vận tải phê duyệt phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1541/QĐ-BNN-TCTL ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch thuỷ lợi gắn với thuỷ
điện nhỏ, trạm bơm thuỷ luân, nước va vùng Trung du và miền núi phía Bắc;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất;
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

5


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất;
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII, nhiệm
kỳ 2015 - 2020;
- Đồ án Quy hoạch vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 (được UBND tỉnh
Cao Bằng phê duyệt tại Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 11/4/2016);
- Quy hoạch, đề án phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh Cao Bằng: quy
hoạch phát triển rừng; thủy lợi; nông nghiệp phát triển nông thôn; phát triển hệ
thống đô thị và khu dân cư nông thôn; phát triển công nghiệp; phát triển thủy
điện nhỏ; phát triển ngành thương mại; văn hóa thông tin,...
- Đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các Sở, ngành và UBND cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
- Niên giám thống kê của tỉnh Cao Bằng qua các năm;
- Kết quả thống kê đất đai các năm và kết quả kiểm kê đất đai, xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các kỳ của các cấp.
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài
nguyên và thực trạng môi trường
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Cao Bằng là một tỉnh biên giới ở cực Bắc của đất nước, nằm trong vùng
Miền núi và Trung du Bắc bộ; tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 670.026 ha.
Tỉnh có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện Bảo Lâm, Bảo
Lạc, Hạ Lang, Quảng Uyên, Thạch An, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Nguyên Bình,
Thông Nông, Hòa An, Phục Hòa, Trùng Khánh và thành phố Cao Bằng. Được
giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22021'21'' đến 23007'12'' vĩ độ Bắc và từ

105016'15'' đến 106050'25'' kinh độ Đông.
+ Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây của nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa;
+ Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn;
+ Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn;
+ Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.
Tỉnh lị là thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường
Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

6


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

qua thị trấn Đông Khê và từ đây có thể nối liền với tỉnh Quảng Ninh theo đường
Quốc lộ 4B và thủ đô Hà Nội theo đường Quốc lộ 1A.
Cao Bằng là một tỉnh có vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của
miền Bắc và cả nước, nhưng lại có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với thị
trường Trung Quốc thông qua 3 cửa khẩu lớn là Tà Lùng, Trà Lĩnh và Sóc
Giang, trong đó Tà Lùng là một trong 6 cửa khẩu Quốc tế lớn của quốc gia.
Ngoài ra, Cao Bằng còn có các tuyến đường giao thông đi các tỉnh Thái Nguyên,
Lạng Sơn và thành phố Hà Nội khá thuận lợi. Bên cạnh đó, Cao Bằng cũng có
khả năng tiếp cận với cảng Cái Lân và tỉnh Quảng Ninh thông qua Quốc lộ 4A
và 4B và tới đây là đường cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn, tạo điều kiện cho việc
lưu thông hàng hoá với các vùng trong nước và quốc tế.
2.1.1.2. Địa hình, địa thế
- Địa hình: khá đa dạng với độ cao trung bình trên 300 m so với mặt nước
biển, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đỉnh cao nhất là núi

Phia Oắc thuộc huyện Nguyên Bình có độ cao 1.931 m. Địa hình của tỉnh được
chia thành 3 vùng rõ rệt là vùng núi đất, vùng núi đá, vùng bình địa trũng.
+ Vùng núi đất: chạy từ phía Tây Bắc huyện Bảo Lạc, qua huyện Nguyên
Bình xuống phía Tây Nam huyện Thạch An. Đây là vùng có địa hình chia cắt
mạnh, độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 300 - 600 m so với mặt nước biển.
+ Vùng núi đá: chạy từ phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung, vòng
xuống phía Đông Nam của tỉnh; phân bố tập trung ở các huyện Hà Quảng, Trà
Lĩnh, Trùng Khánh, Thông Nông, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hoà. Vùng có
địa hình núi đá cao, độ chia cắt phức tạp.
+ Vùng bình địa trũng (vùng trung tâm): khá bằng phẳng, bao gồm đồi
thấp xen kẽ các cánh đồng tương đối rộng; phân bố chủ yếu ở huyện Hoà An,
thành phố Cao Bằng và các xã phía Nam huyện Hà Quảng. Độ cao trung bình
khoảng 100 - 200 m so với mặt nước biển.
- Địa thế: phần lớn diện tích đất của tỉnh Cao Bằng có độ dốc lớn, đặc biệt
là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250.
Kết quả xác định trên bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh cho thấy:
+ Diện tích đất có độ dốc < 80 chiếm 6,3% diện tích tự nhiên;
+ Diện tích đất có độ dốc từ 80 - 250 chiếm 18,7% diện tích tự nhiên;
+ Diện tích đất có độ dốc từ 250 - 350 chiếm 30,4% diện tích tự nhiên;
+ Diện tích đất có độ dốc > 350 chiếm 44,6% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình bị chia cắt phức tạp bởi hệ thống
sông suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,… Sự đa dạng của địa hình
đã tạo ra các tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển nhiều
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

7


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng


loài cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của địa hình cũng gây ảnh
hưởng lớn đến việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát
triển kết cấu hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông, đồng thời cũng tạo ra sự
manh mún diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa
trôi, xói mòn, sạt lở đất trong mùa mưa. Vì vậy, công tác quy hoạch cần có
những biện pháp sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2.1.1.3. Khí hậu
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí
hậu của tỉnh Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu mùa này
thường lạnh, mưa ít.
- Nắng: tổng số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1.300 - 1.400 giờ và
phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa hè có số giờ nằng nhiều, mùa
đông có số giờ nắng ít.
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động từ 19,80C đến 21,60C;
mùa hè có nhiệt độ trung bình dao động từ 250C đến 280C, mùa đông có nhiệt độ
trung bình dao động từ 140C đến 180C. Tổng tích ôn trong năm đạt từ 7.000 đến
7.5000C.
- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.450 - 1.600 mm
phân bố không đều giữa các tháng và các khu vực. Mưa tập trung chủ yếu từ
tháng 6 - 9, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm
20 - 30% lượng mưa cả năm, thời kỳ khô hạn nhất là từ tháng 12 đến tháng 3
năm sau. Do sự chi phối của địa hình nên lượng mưa có sự khác nhau giữa các
khu vực; lượng mưa trung bình cao nhất là ở huyện Hà Quảng đạt 1.637
mm/năm; lượng mưa trung bình thấp nhất là ở các huyện Thạch An và Bảo Lạc
chỉ đạt 1.000 - 1.300 mm/năm.
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi hàng năm biến động từ 850 - 1.000 mm.
Thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng

mưa, gây nên tình trạng thiếu nước và khô hạn nghiêm trọng.
- Độ ẩm không khí: trung bình năm đạt 84 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất
là tháng 7 độ ẩm đạt 88 - 89%, tháng có độ ẩm thấp là tháng 12, đạt 80 - 82%.
- Gió: có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11, đôi khi xuất
hiện gió lốc cục bộ từng khu vực hẹp nên ít ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt
của nhân dân.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp

8


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

Ngoài ra còn có hiện tượng sương muối, sương mù, dông tố, mưa đá và
đặc biệt là lũ quét ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nhìn chung, khí hậu tỉnh Cao Bằng mang tính chất đặc thù của khí hậu
lục địa miền núi cao, có nét đặc trưng riêng khác so với các tỉnh khác trong vùng
Đông Bắc. Trên địa bàn tỉnh còn có một số tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới đã
tạo những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất có cây trồng phong phú đa
dạng với những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương hàm lượng
đạm cao, thuốc lá, chè đắng, trà giảo cổ lam… mà nhiều nơi khác không có điều
kiện phát triển. Tuy nhiên trong sản xuất nông, lâm nghiệp cần lựa chọn hệ
thống cây trồng, mùa vụ thích hợp để tránh tình trạng úng ngập trong mùa mưa
và khô hạn trong mùa khô.
2.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thuỷ văn trên các sông, suối ở tỉnh Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu
vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực, có thể chia ra làm 2 mùa rõ

rệt là mùa lũ và mùa cạn.
- Mùa lũ: mùa lũ trên các sông, suối ở tỉnh Cao Bằng bắt đầu vào tháng 6
và kết thúc vào tháng 10. Tuy nhiên trong từng năm cụ thể, giới hạn này có thể
dao động trong phạm vi 1 tháng nhưng ít khi xảy ra.
Lượng nước trên các sông, suối trong mùa lũ thường chiếm khoảng 65 80% lượng nước cả năm. Trong mùa lũ, sự phân phối dòng chảy của các tháng
không đều, lũ lớn thường tập trung vào 3 tháng 6,7,8, đặc biệt tháng 7 và tháng 8
là những tháng có dòng chảy lớn nhất.
- Mùa cạn: chế độ thuỷ văn trên các sông, suối ở tỉnh Cao Bằng trong
mùa cạn có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố như dòng chảy, lượng mưa và
các điều kiện khác của lưu vực như diện tích chứa nước, thổ nhưỡng, thảm thực
vật, cấu trúc địa tầng, mức độ hang động ở những vùng núi đá vôi và các yếu tố
khí hậu. Những nhân tố này có tác dụng làm quá trình điều tiết dòng chảy mùa
cạn nhanh hay chậm. Nhìn chung, mùa cạn trên các sông, suối của tỉnh thường
bắt đầu vào tháng 10, có năm muộn là tháng 11 và kết thúc vào tháng 4, có năm
muộn là tháng 5, 6 năm sau; trong đó mùa cạn kiệt nhất kéo dài khoảng 3 tháng
(từ tháng 1 đến tháng 3). Thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa cạn trong năm trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng ít biến đổi.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo báo cáo thuyết minh Bản đồ đất tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1/100.000, trên
địa bản tỉnh gồm các loại đất sau:
a) Nhóm đất phù sa
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

9


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng


Có diện tích 7.718 ha, chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên. Đất phù sa ở
Cao Bằng hình thành từ sản phẩm bồi tụ của các sông Gâm, Bằng, Bắc Vọng và
Quây Sơn.... Phân bố chủ yếu ở các huyện Hòa An, Trùng Khánh và rải rác ở
các, thành phố khác trong tỉnh. Do vị trí địa lý và bản chất của các sản phẩm phù
sa bồi đắp rất khác nhau nên đặc điểm của chúng cũng rất đa dạng.
Hầu hết diện tích nhóm đất phù sa được sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp để trồng các cây ngắn ngày như: lúa, ngô, khoai, đậu đỗ, rau quả. Do đất
thoát nước tốt lại nằm ven sông suối nên rất thích hợp để trồng cây trồng cạn.
Những nơi địa hình thấp thường bị ngập lũ vào mùa mưa cần chú ý bố trí cây
trồng và thời vụ thích hợp, hạn chế thiệt hạn do úng lụt và lũ quét. Nhóm đất
phù sa gồm các loại đất:
- Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe)
Có diện tích 379 ha, chiếm 0,06% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung ven sông Bằng Giang thuộc huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng.
Đây là loại đất tốt ở địa hình bằng, thoải có độ phì nhiêu khá, gần nguồn
nước. Tuy nhiên mặt hạn chế của đất phù sa trung tính ít chua ở tỉnh Cao Bằng
là các tầng đất mặt thường có thành phần cơ giới nhẹ, dễ mất nước vào mùa khô.
Loại đất này rất thích hợp cho phát triển các cây hoa mùa lương thực và cây
công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe)
Có diện tích 2.236 ha, chiếm 0,33% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung ở Hòa An, Hà Quảng. Trước đây đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa
của hệ thống sông Bằng Giang, sông Bắc Vọng và sông Quây Sơn. Sau này do
chịu tác động bởi yếu tố địa hình và quá trình canh tác nên không được tiếp tục
bồi đắp hoặc được bồi rất ít thêm phù sa mới nữa.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
Có diện tích 667 ha, chiếm 0,10% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung ở các xã Bình Long, Nam Tuấn (huyện Hòa An), Hồng Trị (huyện Bảo
Lạc) và Độc Lập (huyện Quảng Uyên).
Đất cũng có nguồn gốc hình thành như các loại đất cùng nhóm nhưng do

phân bố ở các địa hình cao hoặc vàn cao, rất ít ở địa hình vàn thấp có chế độ
nước không đều trong năm. Mùa mưa cũng bị ngập, nhưng mùa khô đất bị thiếu
nước nghiêm trọng.Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng thích hợp cho việc phát
triển nhiều cây trồng cạn ngắn ngày và cả lúa nước. Đây là loại đất có độ phì
nhiêu thấp, vì vậy muốn tăng năng suất cây trồng cao, ổn định và bảo đảm sử
dụng đất lâu bền cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ canh tác tiến bộ và thích hợp.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

10


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng

- Đất phù sa ngòi suối (Py)
Có diệ

Báo cáo thuyết minh tổng hợp

11



×