BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------
́H
U
Ế
NGUYỄN THỊ KHÁNH CHI
TÊ
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA
H
ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ,
O
̣C
KI
N
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10
ẠI
H
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Đ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN KHOA CƯƠNG
1
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Luận văn không sao chép bất
́H
U
Ế
kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Đ
ẠI
H
O
̣C
KI
N
H
TÊ
Tác giả luận văn
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của thầy
giáo hướng dẫn.
Qua đây tác giả xin gửi lời cám ơn tới tất cả những người đã quan tâm giúp
đỡ trong suốt thời gian qua. Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn đến Quý thầy cô ở
Trường Đại học Kinh tế Huế đã giảng dạy, trang bị những kiến thức cần thiết cho
Ế
tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài. Đặc biệt hơn, tác giả xin gửi
U
lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn – TS. PHAN KHOA CƯƠNG,
́H
người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã luôn luôn
TÊ
bên cạnh, quan tâm, ủng hộ, giúp tác giả chuyên tâm nghiên cứu và hoàn thành luận
Đ
ẠI
H
O
̣C
KI
N
H
văn một cách tốt nhất.
3
Tác giả luận văn
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên:
Chuyên ngành
Mã số
: Quản lý kinh tế
: 60 34 04 10
Định hướng đào tạo: Ứng dụng
Niên khoá
: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học : TS. PHAN KHOA CƯƠNG
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ế
1. Tính cấp thiết đề tài
Trong những năm gần đây, công tác triển khai BHYT hộ gia đình trên địa
U
bàn thành phố Huế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, công tác triển
khai thực hiện BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế vẫn còn khá nhiều hạn
TÊ
́H
chế, thiếu sót và bất cập.Việc nghiên cứu các giải pháp phát triển đối tượng tham
gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế là rất quan trọng và cấp thiết,
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT cho người dân tham gia
BHYT theo hộ gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 21-NQ/TW của
H
Bộ Chính trị và thực hiện nghiêm Luật BHYT của Quốc hội, đáp ứng nguyện vọng
N
chính đáng của nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.
KI
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu nhằm đo lường đánh giá của người dân
O
̣C
đến công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế. Sử
dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thu được 173 bảng hỏi hợp lệ. Nghiên cứu
H
sử dụng các phương pháp phân tích: thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số liệu:
thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbah’s Alpha, phương pháp phân
ẠI
tích nhân tố EFA, hồi quy tương quan.
Đ
3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về
công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT hộ gia đình,
đó là: (1) Hiểu biết về BHYT hộ gia đình, (2) Công tác thông tin truyền thông, (3)
Chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, (4) Thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ
BHYT, (5) Nhận thức về sức khỏe. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế.
Tác giả luận văn
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Bộ Lao động Thương Binh Xã Hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
CT
Chỉ thị
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Hội đồng Bộ trưởng
HĐND
Hội đồng nhân dân
KCB
Khám chữa bệnh
KH
Kế hoạch
KMO
Kaiser-Meyer-Olkin
NLĐ
Người lao động
QĐ
TÊ
H
N
Nghị quyết
KI
NQ
́H
HĐBT
Quyết định
Sử dụng lao động
TT
Thông tư
TW
Trung Ương
UBND
Uỷ ban nhân dân
O
̣C
SDLĐ
Đ
ẠI
H
U
Gross Domestic Product
Ế
BLĐTBXH
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.
Mức đóng BHYT theo hộ gia đình........Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1.
Tình hình thực hiện BHYT hộ gia đình tại thành phố Huế giai đoạn
2014 – 2016 ...........................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2.
Tình hình tham gia BHYT của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố
Tình hình tham gia BHYT theo 5 nhóm đối tượng giai đoạn 2014 –
U
Bảng 2.3.
Ế
Huế trong 3 năm từ 2014 - 2016 ...........Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.4.
́H
2016 tại thành phố Huế..........................Error! Bookmark not defined.
So sánh tình hình thực hiện bao phủ BHYT hộ gia đình Giai đoạn 2014
Bảng 2.5.
TÊ
– 2016 ....................................................Error! Bookmark not defined.
Tình hình thu BHYT hộ gia đình giai đoạn 2014 – 2016 ............. Error!
Số liệu về lượt khám bệnh, chữa bệnh BHYT hộ gia đình tại thành phố
N
Bảng 2.6.
H
Bookmark not defined.
Bảng 2.7.
KI
Huế giai đoạn 2014 – 2016....................Error! Bookmark not defined.
Tình hình chi BHYT hộ gia đình tại thành phố Huế giai đoạn 2014 -
O
̣C
2016 .......................................................Error! Bookmark not defined.
Đặc điểm mẫu khảo sát..........................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.9:
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo..Error! Bookmark not defined.
Kiểm định KMO và Bartlett'st...............Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.11:
Tổng biến động được giải thích.............Error! Bookmark not defined.
Đ
ẠI
Bảng 2.10:
H
Bảng 2.8:
Bảng 2.12:
Ma trận xoay nhân tố.............................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.13:
Kết quả phân tích mô hình hồi quy .......Error! Bookmark not defined.
6
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm y tế là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, được ghi nhận
trong Hiến pháp, trong các Nghị quyết, Văn kiện Đại hội của Đảng và không ngừng
được bổ sung, hoàn thiện nhằm góp phần ổn định đời sống cho người dân tham gia
Ế
BHYT, góp phần thực hiện an sinh xã hội của đất nước.
U
Góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
́H
hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia; thực hiện mục tiêu BHYT
toàn dân. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử
TÊ
dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH,
BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
H
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo yêu cầu mà Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ
N
Chính trị định hướng. Tuy nhiên vấn đề này đã đặt ra một yêu cầu rất cấp thiết, dự
KI
báo triển khai sẽ gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, do
đó cần phải có các giải pháp đồng bộ, khoa học để triển khai thực hiện Luật sửa đổi
O
̣C
bổ sung một số điều của Luật BHYT trên địa bàn thành phố Huế, để gia tăng tỷ lệ
tham gia BHYT của người dân, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình BHYT toàn dân
H
được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1584/QĐ-TTg [12].
ẠI
Bên cạnh đó, công tác thực hiện BHYT cho người dân tham gia theo hình thức
Đ
hộ gia đình hiện nay trên địa bàn thành phố, mặc dầu cơ quan BHXH đã chủ động
tham mưu cho thành ủy, Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố ban hành các văn
bản, chỉ thị để chỉ đạo tổ chức thực hiện; cùng với sự phối hợp chặt chẽ các cơ
quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan và các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT
đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu cần phải quan tâm, cụ thể như:
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT chưa được thường xuyên,
chưa tạo được sức mạnh phổ biến lan tỏa trong xã hội, người dân vẫn chưa thấy hết
7
ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm tham gia BHYT nên hiệu quả chưa cao.
Một số cấp ủy chính quyền địa phương, đơn vị chưa xác định rõ vai trò, trách
nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện Luật BHYT tại địa phương, đơn vị mình. Sự
phối hợp giữa các ban ngành trong công tác triển khai thực hiện Luật BHYT vẫn
chưa đồng bộ, chưa đi sâu vào chất lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHYT
cho người dân.
Tình hình nhân lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách công
Ế
tác tuyên truyền, cán bộ chuyên quản thu BHYT hộ gia đình của ngành BHXH vẫn
U
chưa đáp ứng theo yêu cầu đề ra.
́H
Hệ thống Đại lý thu BHYT hộ gia đình còn mỏng, hoạt động chưa hiệu quả.
Vẫn còn một số nhân viên Đại lý thu chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm và chưa
TÊ
có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, nên sự vận động người dân chưa đạt
hiệu quả cao.
H
Công tác KCB BHYT cho người dân tại một số cơ sở y tế chưa có sự chuyên
N
nghiệp, chưa đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia BHYT, nên chưa mang
gia BHYT của người dân.
KI
lại sự tin tưởng, hài lòng của người bệnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tham
O
̣C
Với mô hình triển khai BHYT tự nguyện như trước đây, chưa quy định tham
gia BHYT mang tính bắt buộc, tình trạng người dân chỉ tham gia BHYT khi có
H
bệnh, nên không đảm bảo cân đối quỹ BHYT những năm trước.
ẠI
Đứng trước những thách thức nói trên, việc nghiên cứu các giải pháp phát
Đ
triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế là rất quan
trọng và cấp thiết, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT cho người
dân tham gia BHYT theo hộ gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 21NQ/TW của Bộ Chính trị và thực hiện nghiêm Luật BHYT của Quốc hội, hoàn
thành lộ trình BHYT toàn dân đã được Thủ tướng giao cho địa phương, đáp ứng
nguyện vọng chính đáng của nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh
nhà. Chính vì thế, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia
8
đình trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ
ngành quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT
hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đề xuất giải pháp
phát triển đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT, đạt mục tiêu tiến tới lộ trình
Ế
BHYT toàn dân, góp phần đảm bảo sự nghiệp an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
U
2.2. Mục tiêu cụ thể
́H
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHYT và BHYT hộ gia đình;
- Đánh giá thực trạng công tác phát triển BHYT hộ gia đình và phân tích
TÊ
những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành
phố Huế.
H
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố
N
Huế trong thời gian tới.
KI
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
O
̣C
Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn Thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
H
3.2. Phạm vi nghiên cứu
ẠI
Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn thành phố Huế.
Đ
Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2014 - 2016. Điều tra, khảo
sát một số đối tượng đang tham gia và chưa tham gia BHYT từ tháng 12/2017 đến
tháng 3/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp:
- Các kế hoạch, các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND Thành phố; báo cáo,
thống kê của BHXH thành phố Huế và BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế; báo cáo của
9
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố, Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
- Niên giám thống kê Tp.Huế các năm, các đề tài, đề án, tạp chí khoa học
chuyên ngành, bài báo khoa học, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã
được công bố.
- Các nguồn Internet, các website của BHXH Việt Nam, BHXH Thừa Thiên
Huế, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế và một số website liên quan khác.
Ế
Dữ liệu sơ cấp:
U
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát ý kiến bằng bảng hỏi
́H
(phương pháp phỏng vấn trực tiếp) đối với một số đối tượng đang tham gia và chưa
tham gia BHYT hộ gia đình.
TÊ
- Xác định cỡ mẫu:
Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng-Chu
H
Nguyễn Mộng Ngọc [15]: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc
N
bằng năm lần số biến quan sát. Với 33 biến quan sát trong phiếu điều tra, kích cỡ
KI
mẫu phải đảm bảo điều kiện như sau:
n ≥ 5 * k = 5 * 33 ≥ 165 (quan sát)
O
̣C
Như vậy, để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi bảng hỏi, tôi
chọn 200 mẫu để tiến hành điều tra khảo sát. Số lượng bảng hỏi hợp lệ để tiến hành
H
phân tích là 173 bảng hỏi.
ẠI
- Về phương pháp chọn mẫu:
Đ
Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu
nghiên cứu. Trước hết, luận văn tiến hành khảo sát thử ban đầu với 35 đối tượng
nhằm thu thập những thông tin cơ bản và hiệu chỉnh bảng hỏi, từ đó hoàn thiện
bảng hỏi cho cuộc điều tra khảo sát chính thức. Tiếp đến, nghiên cứu sử dụng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa để tiến hành khảo sát các đối tượng.
Tác giả đã tiến hành khảo sát 200 đối tượng trên địa bàn 4 phường đại diện được
chọn khảo sát của thành phố Huế (dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực
BHYT của thành phố Huế), bao gồm 2 phường nội thành và 2 phường ngoại thành,
10
mỗi phường khảo sát ngẫu nhiên 50 đối tượng bằng phiếu khảo sát được thiết kế sẵn
nhằm đánh giá công tác phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế.
4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu
- Sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu theo các
tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Phân loại dữ liệu, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, sau đó tiến
hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS và Excel.
Ế
4.3. Phương pháp phân tích
U
Dữ liệu được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 với các bước như sau:
́H
- Phân tích thống kê mô tả
Bảng tần số, biểu đồ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai…Sử dụng để
TÊ
xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có
thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu.
H
- Phân tích hệ số Cronbach Alpha
N
Trước khi đưa vào phân tích hay kiểm định thì tiến hành kiểm tra độ tin cậy
KI
của thang đo Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết mức độ tương
quan giữa các biến trong bảng hỏi, để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương
O
̣C
quan giữa các biến.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số
H
Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau: Những biến có hệ số tương quan biến tổng
ẠI
(Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn
Đ
0.6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là:
Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8: Hệ số tương quan cao.
Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8: Chấp nhận được.
Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 đến 0.7: Chấp nhận được nếu thang đo mới.
Theo đó những biến có hệ số tương quan biến tổng (Item- total correlation) nhỏ hơn
0,3 là những biến không phù hợp hay những biến rác sẽ bị loại ra khỏi mô hình
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Phân tích nhân tố khám phá
11
Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì điều kiện cần đó là dữ liệu thu
được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s.
Phương pháp phân tích nhân tố được chấp nhận khi giá trị hệ số Kaiser-MeyerOlkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn
hoặc bằng 50%. Trong phân tích nhân tố các biến có hệ số tải nhân tố (factor
loading) < 0,5 sẽ tiếp tục bị loại (Hair và cộng sự, 1998). Nếu một biến quan sát
Ế
thuộc 2 nhân tố trở lên thì khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các
U
nhân tố phải > 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
́H
Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ
TÊ
thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan
trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần
H
biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn
N
hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những
KI
nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.
Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố
O
̣C
là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%. Phương pháp trích
hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Principal Axis Factoring với phép xoay
H
Varimax. Phương pháp Principal Axis Factoring sẽ cho ta số lượng nhân tố là ít
ẠI
nhất để giải thích phương sai chung của tập hợp biến quan sát trong sự tác động qua
Đ
lại giữa chúng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính
Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient): Hệ số tương
quan Pearson (ký hiệu r) là loại đo lường tương quan được sử dụng nhiều nhất trong
khoa học xã hội khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến khoảng cách/tỷ lệ. Hệ số
tương quan Pearson sẽ nhận giá trị ừ -1 đến +1, hệ số này lớn hơn 0 cho biết có sự
tương quan dương giữa hai biến và ngược lại là tương quan âm giữa hai biến nếu hệ
số này bé hơn 0. Giá trị tuyệt đối của hệ số này càng cao thì mức độ tương quan của
12
hai biến càng lớn hoặc dữ liệu càng phù hợp với quan hệ tuyến tính giữa hai biến.
Giá trị của hệ số bằng -1 hay +1 cho thấy dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hình
tuyến tính.
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến. Mô hình dự đoán có thể là:
Y=B0 + B1X1i + B2X2i + B3X3i + ..... + BkXki + ei
Trong đó:
Y là biến phụ thuộc ; Xki là biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan
U
chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi.
Ế
sát thứ i ; Bk là hệ số hồi quy riêng ; ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối
́H
Biến phụ thuộc là nhân tố “Sự phát triển BHYT hộ gia đình” và biến độc lập
TÊ
là các các yếu tố chất lượng dịch vụ rút ra từ quá trình phân tích EFA và có ý nghĩa
trong phân tích tương quan Pearson. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để
xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở
H
rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết
KI
5. Kết cấu luận văn
N
các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
O
̣C
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn được kết
cấu thành 3 chương như sau:
H
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế và y tế hộ gia đình
Chương 2: Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn Thành
ẠI
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đ
Chương 3: Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
13
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ
BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Tổng quan về Bảo hiểm y tế
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm y tế ở Việt Nam
Từ đầu những năm 80, tình hình chăm sóc y tế cho nhân dân nói chung và
Ế
người lao động nói riêng ở các cơ sở KCB lâm vào tình trạng thiếu kinh phí hoạt
U
động, không đủ điều kiện để củng cố và phát triển, các bệnh viện từ Trung ương đến
́H
tỉnh, thành phố xuống cấp nhiều. Trong khi đó, chi phí cho việc KCB ngày càng
tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật y tế, sử dụng các trang thiết bị hiện
TÊ
đại, đắt tiền trong chẩn đoán và điều trị. Mặc dù, đầu tư của Nhà nước cho y tế tăng
nhanh nhưng ngân sách chỉ đáp ứng được từ 50-54% nhu cầu chi phí thực tế của
H
ngành Y tế. Thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực y tế với phương châm
N
“Nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng
KI
và để bổ sung nguồn kinh phí, giảm bớt sức ép căng thẳng cho các cơ sở KCB, ngày
24/4/1989 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số
O
̣C
45/HĐBT cho phép các cơ sở khám chữa bệnh thu một phần viện phí. Việc thực
hiện Quyết định số 45/HĐBT bước đầu đã giảm bớt khó khăn về kinh phí cho các
H
cơ sở KCB, nhưng cũng không thể đáp ứng được nhu cầu KCB ngày càng tăng của
ẠI
nhân dân: Đối tượng miễn giảm nhiều, người phải nộp viện phí chủ yếu là dân cư
Đ
nông thôn, người lao động tự do ở thành thị; số thu từ viện phí không đáng kể đòi
hỏi phải có phương thức huy động nguồn tài chính phục vụ KCB phù hợp. Trong
hoàn cảnh đó, một số địa phương đã mạnh dạng tháo gỡ những khó khăn trong công
tác KCB bằng cách vận động, quyên góp trong nhân dân dưới nhiều hình thức khác
nhau, để có thêm nguồn tài chính phục vụ nhu cầu KCB của nhân dân: Sông thao
(Phú Thọ), Krông Bông (Đắk Lắk) - đây là việc làm tự phát, hướng tới bảo hiểm y
tế sau này.
14
Ngay từ đầu năm 1992, khi Quốc hội sửa đổi hiến pháp, mặc dù chính sách về
BHYT chưa được ban hành, nhưng đã được đưa vào quy định tại điều 39:...“thực
hiện BHYT, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ”, đó là cơ sở
hết sức quan trọng để dự thảo pháp lệnh BHYT được triển khai thuận lợi;
Tại phiên họp từ ngày 25 đến 28/5/1992, Hội đồng Nhà nước đã tiến hành xem
xét Dự án Pháp lệnh BHYT do Hội đồng Bộ trưởng trình bày. Sau khi nghe báo cáo
thẩm tra của Uỷ ban Y tế và Xã hội, ý kiến của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, hội
Ế
đồng Nhà nước đã nhận xét: “Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hiện
U
nay, để đảm bảo công bằng và nhân đạo xã hội trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ nhân
́H
dân, việc thực hiện bảo hiểm y tế là cần thiết nhằm động viên khả năng đóng góp
của mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Tuy nhiên, bảo
TÊ
hiểm y tế là hình thức bảo hiểm mới ở nước ta, hội đồng Bộ trưởng và các Uỷ ban
hữu quan của Quốc hội cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng thí điểm, tiến hành tổng kết
N
hoàn thiện dự án Pháp lệnh này”;
H
kinh nghiệm và tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân để có cơ sở để tiếp tục
KI
Theo đề xuất của Ban dự thảo Pháp lệnh BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trình
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) để chuyển sang xây dựng Nghị định của
O
̣C
Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ BHYT;
Hội đồng Bộ trưởng chấp thuận, đến đầu tháng 8 năm 1992 dự thảo Nghị định
H
đã hoàn chỉnh. Ngày 15/8/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký ban hành Nghị
ẠI
định số 299/HĐBT [4].
Đ
BHYT là một chính sách xã hội mới ở nước ta, cũng như các quốc gia khác,
BHYT ở nước ta nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
- Một là: Tạo nguồn kinh phí để bổ sung cho nguồn ngân sách hạn hẹp cấp cho
hệ thống y tế nhà nước. Huy động sự đóng góp của chủ sử dụng và người lao động
để hình thành quỹ tập trung của BHYT, nguồn quỹ này được sử dụng cùng với
nguồn ngân sách cấp cho các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương để nâng cao
chất lượng KCB cho người tham gia BHYT;
15
- Hai là: Giảm bớt gánh nặng về tài chính cho người lao động khi bị bệnh
nặng phải sử dụng các dịch vụ y tế có chi phí cao, thông qua việc chi trả trước qua
quỹ BHYT;
- Ba là: Góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, thông
qua tái phân phối thu nhập qua mức đóng BHYT theo phần trăm trên thu nhập;
Mặc dù bước đầu gặp khó khăn nhưng sau 2 năm tổ chức thực hiện Nghị định
299 về BHYT được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, của các ngành từ
Ế
trung ương đến địa phương; sự ủng hộ, tham gia của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức
U
kinh tế, hoạt động BHYT đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống tổ
́H
chức BHYT từ Trung ương đến địa phương đã hình thành, bao gồm 59 cơ quan
BHYT (53 tỉnh, thành phố, 4 BHYT các ngành Giao thông, Dầu khí, Cao su, Than,
TÊ
BHYT Việt Nam và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1995 đã phát
hành được 7,1 triệu thẻ BHYT, trong đó gần 4,9 triệu thẻ BHYT bắt buộc và trên
H
2,2 triệu thẻ BHYT tự nguyện (chủ yếu là học sinh, sinh viên), với tổng nguồn thu
N
khoảng 400 tỷ đồng, khám chữa bệnh cho 10 triệu lượt người có thẻ BHYT. Toàn
KI
quốc đã có trên 2.100 cơ sở điều trị thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh với cơ
quan BHYT (trong đó, tuyến Trung ương là 33, tuyến tỉnh là 203, tuyến thành phố
O
̣C
là 540, cơ sở y tế là 79, cơ sở y tế lực lượng vũ trang là 22 và trên 1.200 phòng
khám đa khoa khu vực và phòng khám của cơ quan đơn vị). Việc quản lý BHYT do
H
BHYT Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế; BHYT các địa phương trực thuộc Sở tế và
ẠI
BHYT ngành quản lý thực hiện. Trong giai đoạn này, chính sách BHXH, BHYT đã
Đ
có nhiều sửa đổi, bổ sung và cải cách phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước,
đảm bảo công bằng và an sinh xã hội.
1.1.2. Sự cần thiết và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội ưu việt, mang tính cộng đồng trên
tinh thần nhiều người cùng đóng góp để san sẻ cho một số ít người rủi ro, bệnh tật.
Đặc biệt, BHYT đang là điểm tựa vững chắc cho nhiều người dân nghèo, còn đối
với những bệnh nhân mắc bệnh nan y như ung thư, chạy thận nhân tạo… BHYT
16
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong những năm gần đây, công tác triển khai BHYT hộ gia đình trên địa
bàn thành phố Huế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như gia tăng số lượng
người tham gia, tích cực thực hiện công tác tuyên truyền về BHYT hộ gia đình tới
người dân. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình trên địa bàn
Ế
thành phố Huế vẫn còn khá nhiều hạn chế, thiếu sót và bất cập.
U
Đề tài “Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh
́H
Thừa Thiên Huế” đã được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: (i)
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHYT và BHYT hộ gia đình; (ii)
TÊ
Đánh giá thực trạng công tác phát triển BHYT hộ gia đình và phân tích những
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố
H
Huế (iii) Đề xuất giải pháp nhằm phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành
N
phố Huế trong thời gian tới. Theo đó, đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ta. Cụ thể
KI
Đề tài đã tập trung phân tích và làm rõ thực trạng công tác phát triển BHYT
hộ gia đình tại thành phố Huế, cũng như tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
O
̣C
triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, đề tài đã đưa ra những
giải pháp, đề xuất kiến nghị tới BHXH Việt Nam và chính quyền địa phương nhằm
H
nâng cao hiệu quả công tác phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn.
ẠI
Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích 6 nhân tố trong mô hình nghiên
Đ
cứu, nhưng kết quả chỉ ra rằng, chỉ có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển
BHYT hộ gia đình, đó là: (1) Hiểu biết về BHYT hộ gia đình, (2) Công tác thông
tin truyền thông, (3) Chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, (4) Thủ tục khám
chữa bệnh bằng thẻ BHYT, (5) Nhận thức về sức khỏe.
Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng
cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao hiểu biết cho người dân về BHYT hộ gia
đình cũng như nâng cao thái độ, trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe của cá
nhân, gia đình và cộng đồng.
17
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị với BHXH Việt Nam
Nâng cao công tác tổ chức KCB BHYT tại các cơ sở y tế
Kết quả điều tra cho thấy hầu hết những người được phỏng vấn đều đánh giá
không hài lòng với các tiêu chí khi đi KCB BHYT. Họ cảm thấy không hài lòng vì
thủ tục hành chính khi đi KCB BHYT rườm rà trong khi chờ đợi lượt KCB quá lâu,
bên cạnh đó thái độ phục vụ của nhân viên y tế còn kém cũng như chất lượng KCB
Ế
và cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Kiến nghị mà người dân đưa ra về KCB BHYT
U
phần lớn đều mong muốn cao ở tiêu chí giảm bớt thủ tục hành chính khi đi KCB;
́H
nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, phòng bệnh, giường bệnh; nâng cao thái độ
phục vụ của nhân viên y tế.
TÊ
Chính vì vậy cơ quan BHXH cần phối hợp với ngành Y tế để triển khai các
giải pháp mang tính đột phá, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính;
H
phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất,
N
trang thiết bị. Đặc biệt là nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng
KI
đến sự hài lòng của người bệnh bằng cách thiết lập các đường dây nóng để người
dân phản ánh thái độ phục vụ của nhân viên y tế, dán thông tin đường dây nóng tại
O
̣C
tất cả các phòng của cơ sở KCB để người dân được biết. Từ đó có thể nâng cao tinh
thần thái độ của nhân viên y tế.
H
Kiến nghị các đơn vị KCB cải cách quy trình KCB, ứng dụng công nghệ
ẠI
thông tin trong quy trình KCB và thanh toán bằng cách phát động phong trào thi
Đ
đua cải cách thủ tục hành chính trong KCB BHYT đến các đơn vị KCB, từ đó xây
dựng một quy trình điển hình và nhân rộng ra trên khắp địa bàn, tạo điều kiện thuận
lợi, nhanh chóng cho người tham gia BHYT.
Đẩy nhanh tiến độ công tác rà soát, cập nhật thông tin dữ liệu kê khai
danh sách hộ gia đình đưa vào khai thác, sử dụng
Công tác lập danh sách hộ gia đình phải được thực hiện đồng bộ, đảm bảo dữ
liệu được chuẩn hóa để tiến hành cấp mã định danh cho người dân tham gia BHYT.
Đây chính là cơ sở dữ liệu tối ưu để xác định những đối tượng chưa tham gia BHYT
18
để có cơ sở vận động. Bên cạnh đó cần thống kê dữ liệu đối tượng hiện nay đang
tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện trước 01/01/2015 trên từng địa bàn dân
cư để theo dõi. Quản lý và cập nhật dữ liệu biến động thường xuyên qua UBND các
xã phường và thị trấn.
Hiện tại, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành cơ bản bước 5: gán mã
thẻ BHYT cho người tham gia chưa kê khai mã thẻ BHYTvà đang chờ chỉ đạo của
BHXH Việt Nam để tiếp tục làm bước 6 là bước cuối cùng để tiến hành đưa dữ liệu
Ế
thu được vào khai thác, sử dụng.
U
Đổi mới một số quy định về đăng ký tham gia BHYT lần đầu
́H
Kiến nghị BHXH Việt Nam nghiên cứu, xem xét đưa ra quy định mới trong việc
đăng ký tham gia BHYT lần đầu đối với đối tượng hộ gia đình, cụ thể: các đối tượng
TÊ
tham gia BHYT lần đầu chỉ được đăng ký vào 15 ngày đầu tiên của tháng đầu quý và
hạn sử dụng thẻ bắt đầu sau 30 ngày kể từ ngày nộp tiền. Như vậy, mỗi năm chỉ có 4 đợt
H
đăng ký tham gia cho những ai mới tham gia lần đầu, điều này sẽ khiến người dân chủ
KI
có bệnh mới tham gia BHYT.
N
động lo lắng bảo vệ sức khỏe hơn và dần giảm được tình trạng người dân chủ quan đợi
Thực hiện thêm gói dịch vụ BHYT bổ sung
O
̣C
BHXH Việt Nam có thể cân nhắc và đưa ra quy định mới về gói chăm sóc
sức khỏe cho nhóm đối tượng có thu nhập cao. Với gói BHYT bổ sung này, mức
H
đóng sẽ cao hơn gấp vài lần so với mức đóng của đối tượng tham gia theo hình thức
ẠI
hộ gia đình đồng thời với việc nâng cao chất lượng KCB BHYT tương xứng. Điều
này sẽ thu hút được những người có thu nhập cao tham gia BHYT.
Đ
Sở dĩ nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp này vì qua quá trình điều tra, khảo
sát nhận thấy những người có thu nhập cao hiện đang có xu hướng tham gia các gói
bảo hiểm chăm sóc sức khỏe hàng năm của các công ty bảo hiểm thương mại trên
địa bàn, mức đóng khá cao (trên 10 triệu đồng/ năm) với dịch vụ thụ hưởng rất hấp
dẫn. Họ bỏ qua việc tham gia BHYT vì cho rằng mất thời gian chờ đợt lượt KCB
cũng như làm thủ tục khi đi khám.
19
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành BHXH
Đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, đẩy mạnh
thực hiện giao dịch điện tử. Thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, đảm bảo tính khách
quan, chính xác, công khai minh bạch và có hiệu quả, đáp ứng sự hài lòng của đối
tượng đến giao dịch với cơ quan BHXH.
BHXH Việt Nam cần tăng cường mở thêm nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ, năng lực chuyên môn cho cán bộ ngành BHXH.
Ế
Kính đề nghị BHXH Việt Nam xem xét, cho áp dụng nghiên cứu của nhóm
U
tác giả vào thực tiễn tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như nhân rộng ra các
2.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương
́H
tỉnh, thành phố.
TÊ
Tăng cường công tác tham mưu lãnh đạo các cấp ủy Đảng, Chính quyền;
sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan trên địa bàn thành
H
phố, tỉnh
N
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình kinh tế xã hội tại địa phương, cơ
KI
quan BHXH tham mưu chính quyền cùng cấp, hàng năm xây dựng có lộ trình và
O
̣C
đưa chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT của các nhóm đối tượng vào kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách cụ thể, đưa vào Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân các cấpđể tranh thủ tập trung mọi nguồn lực từ các cơ quan,
H
ban ngành trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Chỉ tiêu tham gia
ẠI
BHYT gia tăng hàng năm, phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh đạt tỷ lệ trên 97%
Đ
số người tham gia BHYT.
Phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo trong việc vận động nhóm đối tượng
học sinh - sinh viên tham gia BHYT, đưa chỉ tiêu phát triển BHYT học sinh - sinh
viên làm tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm cho các cơ sở giáo dục. Đồng thời có
các buổi tuyên truyền vào đầu năm học để vận động 100% học sinh, sinh viên tham
gia BHYT.
Đề nghị các cơ quan, ban ngành có liên quan phối hợp với cơ quan BHXH trong
việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHYT cho người dân.
20
Kiến nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí đóng BHYT cho đối tượng từ
trên 60 tuổi sống ở vùng nông thôn mà không có khoản thu nhập nào.
Đẩy mạnh đồng thời việc phát triển đối tượng tham gia BHYT của các
đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT
Đối với nhóm có ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng, cơ quan
BHXH tham mưu UBND tỉnh cấp ngân sách hỗ trợ mức đóng cho các đối tượng
này (người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư,
Ế
diêm nghiệp có mức sống trung bình; học sinh, sinh viên) để tạo điều kiện thuận lợi
U
cho các đối tượng tham gia BHYT. Hàng năm phân bổ nguồn ngân sách do Nhà
́H
nước đóng và hỗ trợ đóng cho các đối tượng kịp thời để cơ quan BHXH chủ động
phát hành thẻ và bảo đảm chế độ cho các đối tượng.
TÊ
Đề nghị cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nhanh chóng xác
định đối tượng hộ gia đình làm nông nghiệp có mức sống trung bình để người dân được
H
hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách Nhà nước theo Thông tư số 02/2016/TT-
N
BLĐTBXH ngày 25/3/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn
KI
quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp
có mức sống trung bình giai đoạn 2016 - 2020 (hiện nay đối tượng là người làm nông,
Đ
ẠI
H
O
̣C
lâm có mức sống trung bình chưa được hỗ trợ mức đóng BHYT).
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2007), Những yếu tố quyết định khả năng tiếp
cận bảo hiểm y tế ở Việt Nam, Tạp chí xã hội học, số 1, trang 44-55.
2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2015), Quyết định số 959/QĐ-BHXH về ban
hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Ế
3. Bộ Y tế, Bộ Tài Chính (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-
U
BTC quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
́H
giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, Hà Nội.
4. Hội Đồng Bộ Trưởng (1992), Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 299-
TÊ
HĐBT ban hành điều lệ bảo hiểm y tế, Hà Nội.
5. Vũ Ngọc Huyên, Nguyễn Văn Song (2014), Thực trạng tham gia bảo hiểm y
N
2014, tập 12, số 6: 853-861
H
tế tự nguyện của nông dân tỉnh Thái Bình, Tạp chí Khoa học và Phát triển
KI
6. Dương Huy Liệu (2012), Phát triển bảo hiểm y tế ở nước ta nhìn từ kinh
nghiệm của cộng hòa Liên bang Đức, Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam.
O
̣C
7. Nguyễn Văn Phúc, Cao Việt Cường (2014), Thông tin bất cân xứng, lựa
chọn ngược và rủi ro đạo đức: Nghiên cứu trường hợp mua và sử dụng
H
bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí
ẠI
KT&PT, số 206 tháng 10 năm 2014, trang 9-16.
Đ
8. Trương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hiền (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia BHYT tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức
tại tỉnh Phú Yên, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy Sản, số 02/2013, 181186.
9. Quốc Hội (2008), Luật bảo hiểm y tế, Hà Nội.
10. Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm (2017), Các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện của người
22
dân thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập
48, phần D: 20-25.
11. Đình Thắng (2016), Bảo hiểm y tế ở Thái Lan, Tham khảo tại:
/>12. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1584/QĐ-TTg về việc giao chỉ
tiêu thực hiện Bảo hiểm y tế giai đoạn 2015 – 2020, Hà Nội.
13. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 538/QĐ-TTg phê duyệt đề án
Ế
thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 – 2015 và
U
2020, Hà Nội.
́H
14. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1167/QQĐ-TTg về việc điều
chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 – 2020.
TÊ
15. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Hồng Đức.
H
16. Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội – Ban Công tác Đại biểu (2014), Bảo hiểm y
N
tế: Kinh nghiệm một số nước. Tham khảo ngày 25/01/2018 tại
KI
:8080/index.php/tai-lieu/tai-lieu-bien-tap/item/92bao-hiem-y-te-kinh-nghiem-mot-so-nuoc
O
̣C
17. Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế (2016), Kế hoạch số 162/KH-UBND
triển khai thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2016-
ẠI
Tiếng Anh
H
2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.
Đ
18. Aparnaa Somanathan, Ajay Tandon, Đào Lan Hương, Kari L. Hurt, và
Hernan L. Fuenzalida-Puelma (2014), Tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn
dân ở Việt Nam, Đánh giá và Giải pháp, Ngân hàng Thế giới.
19. Yamada, T., Chen, C.C., Yamada, T., Noguchi, H. & Matthew, M., 2009.
Private Health Insurance and Hospitalization under Japanese National Health
Insurance. The Open Economics Journal, 2, pp. 61 – 71.
23