Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

(Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

VŨ THỊ THU HUYỀN

KIÓM TO¸N HO¹T §éNG §èI VíI CHI TI£U Tõ
NGUåN VèN NG¢N S¸CH NHµ N¦íC T¹I C¸C Bé

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2018


Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC THƯƠNG MạI
-------------------------

Vũ THị THU HUYềN

KIểM TOáN HOạT ĐộNG ĐốI VớI CHI TIÊU Từ
NGUồN VốN NGÂN SáCH NHà NƯớC TạI CáC Bộ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01

LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Tiến
PGS, TS. Lê Huy Trọng

Hà Nội, Năm 2018




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu độc lập của tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của tập thể giáo viên hướng dẫn. Các tài liệu nghiên cứu, kết
quả, nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên
cứu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

VŨ THỊ THU HUYỀN


ii

LỜI CẢM ƠN
NCS xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học
Thương mại, Khoa Sau đại học, Khoa Kế toán- Kiểm toán và Bộ môn Kiểm toán đã
tạo điều kiện, động viên, góp ý chuyên môn giúp tôi có những kiến thức, kinh
nghiệm cần thiết để thực hiện luận án
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn tới TS. Nguyễn Viết Tiến và PGS,
TS. Lê Huy Trọng, người hướng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt thời gian quan
đã tận tình hỗ trợ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện luận án
Tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn đến các Thầy Cô trong hội đồng đánh giá luận án
các cấp, các nhà khoa học phản biện độc lập đã có những góp ý chi tiết, cụ thể về
mặt chuyên môn cho tôi hoàn thiện luận án
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới tập thể lãnh đạo và các Kiểm toán viên thuộc

Vụ Tổng hợp, các kiểm toán Nhà nước chuyên ngành đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện, động viên và hỗ trợ tôi trong thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
NCS. Vũ Thị Thu Huyền


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................i
Lời cảm ơn ..............................................................................................................ii
Danh mục từ viết tắt ..............................................................................................vii
Danh mục bảng biểu .............................................................................................viii
Danh mục sơ đồ....................................................................................................... x
Danh mục biểu đồ................................................................................................... xi

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CHI
TIÊU TỪ NGUỒN VỐN NSNN DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC
HIỆN. .......................................................................................................... 18
1.1.Tổng quan về chi tiêu từ nguồn vốn NSNN và kiểm toán hoạt động
do Kiểm toán Nhà nước thực hiện ......................................................... 18
1.1.1. Tổng quan về chi tiêu từ nguồn vốn NSNN ................................ 18
1.1.2. Khái quát chung về KTHĐ trong lĩnh vực công của Kiểm toán
Nhà nước .............................................................................................. 20
1.2. Các tiêu chí kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn
NSNN do KTNN thực hiện..................................................................... 29
1.2.1. Khái niệm tiêu chí kiểm toán hoạt động ...................................... 29

1.2.2. Nguồn tài liệu để xây dựng tiêu chí KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn
NSNN .................................................................................................. 33
1.2.3. Tiêu chí kiểm toán hoạt động chi tiêu từ nguồn vốn NSNN ........ 33
1.3. Nội dung KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN do KTNN
thực hiện ................................................................................................. 40
1.3.1. Kiểm toán tại các đơn vị dự toán cấp I và cấp II ......................... 40
1.3.2. Kiểm toán tại các đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng NSNN ..... 42
1.4. Phương pháp KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN do
KTNN thực hiện ..................................................................................... 42
1.4.1. Phương pháp kiểm toán theo kết quả........................................... 43
1.4.2. Phương pháp kiểm toán theo hệ thống ....................................... 43
1.4.3. Phương pháp kiểm toán theo vấn đề........................................... 44


iv

1.5.Quy trình KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN do KTNN
thực hiện ................................................................................................. 44
1.5.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán hoạt động ..................................... 45
1.5.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán .................................................... 46
1.5.3. Lập và phát hành báo cáo kiểm toán ........................................... 47
1.5.4.Theo dõi, kiểm tra, thực hiện các kiến nghị kiểm toán ................. 48
1.6. Kinh nghiệm của KTNN các nước về KTHĐ và bài học kinh
nghiệm cho KTNN Việt Nam ................................................................. 48
1.6.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng tiêu chí KTHĐ trong
lĩnh vực công trong kiểm toán các đơn vị chi tiêu công của Canada và
Indonesia .............................................................................................. 52
1.6.2 Kinh nghiệm của KTNN các nước về xây dựng nội dung, quy trình
và phương pháp kiểm toán hoạt động ................................................... 56
1.6.3. Những vấn đề cần rút ra từ kinh nghiệm KTHĐ của các cơ quan

kiểm toán tối cao trên thế giới .............................................................. 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 63

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI
CHI TIÊU TỪ NSNN TẠI CÁC BỘ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM THỰC HIỆN .......................................................................... 64
2.1 Khái quát chung về KTHĐ của KTNN Việt Nam .......................... 64
2.1.1 Quá trình phát triển, đặc điểm hoạt động của KTNN Việt Nam .. 64
2.1.2 Khái quát về sự phát triển kiểm toán hoạt động do KTNN Việt
Nam thực hiện ...................................................................................... 65
2.1.3. Kết quả KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại các Bộ 66
2.2. Thực trạng kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn
NSNN tại các bộ do KTNN Việt Nam thực hiện ................................... 70
2.2.1 Thực trạng tiêu chí KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại
các Bộ .................................................................................................. 70
2.2.2. Thực trạng nội dung KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN
tại các Bộ.............................................................................................. 80
2.2.3 Thực trạng phương pháp KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại


v

các Bộ .................................................................................................. 86
2.2.4.Thực trạng quy trình KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại
các Bộ ................................................................................................... 88
2.3. Đánh giá thực trạng KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại các Bộ . 102
2.3.1. Một số kết quả đạt được trong việc xây dựng tiêu chí, nội dung,
phương pháp và quy trình KTHĐ ....................................................... 102
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ................................................ 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................... 117

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
ĐỐI VỚI CHI TIÊU TỪ NSNN TẠI CÁC BỘ DO KTNN VIỆT NAM
THỰC HIỆN............................................................................................. 118
3.1.Định hướng phát triển KTHĐ và yêu cầu của việc hoàn thiện KTHĐ chi
tiêu từ nguồn vốn NSNN tại các Bộ .............................................................. 118
3.1.1. Định hướng phát triển KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại
các Bộ ......................................................................................................... 118
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn
NSNN tại các Bộ......................................................................................... 120
3.2. Giải pháp hoàn thiện KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại các Bộ. 122
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá trong KTHĐ chi tiêu từ
nguồn vốn NSNN tại các Bộ ....................................................................... 122
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung kiểm toán trong KTHĐ chi tiêu từ
nguồn vốn NSNN tại các Bộ ....................................................................... 129

3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp KTHĐ đối với chi tiêu từ
nguồn vốn NSNN tại các Bộ .............................................................. 133
3.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn
NSNN tại các Bộ ................................................................................ 135
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp ...................................................... 148
3.3.1 Đối với Chính phủ ..................................................................... 148
3.3.2. Đối với Kiểm toán Nhà nước .................................................... 148
3.3.3. Đối với các Bộ .................................................................................. 151


vi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 152
KẾT LUẬN ............................................................................................... 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA

TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ
VIẾT
TẮT
ASOSAI

Viết đầy đủ

Viết đầy đủ

(tiếng việt)

(tiếng anh)

Cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á

Asia Organization of
supreme Audit Institutions

BQLDA

Ban quản lý dự án


CP

Chính phủ

QH

Quốc hội

ĐTPT

Đầu tư phát triển

GAO

Cơ quan kiểm toán chính phủ

Government Auditing
Organization

INCOSAI

Hội nghi quốc tế của tổ chức kiểm International Conference of
toán tối cao

INTOSAI

supreme Audit Institutions

Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm International Organization
toán tối cao


of supreme Audit
Institutions

KH& ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KHKT

Kế hoạch kiểm toán

KTBCTC

Kiểm toán báo cáo tài chính

KTHĐ

Kiểm toán hoạt động

KTNN

Kiểm toán Nhà nước

KTNNLB

Kiểm toán Nhà nước liên bang

KTTT


Kiểm toán tuân thủ

KTV

Kiểm toán viên

KSNB

Kiểm soát nội bộ

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSNN

Ngân sách Nhà nước

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT


hiệu

Tên bảng


Trang

1

bảng
1.1
Khái niệm Kiểm toán hoạt động

22

2

1.2

Tiêu chí kiểm toán tính kinh tế (tiết kiệm) trong chi tiêu
từ nguồn vốn NSNN

34

3

1.3

Hiệu lực quản trị nội bộ của đơn vị

39

4


1.4

Bảng tổng hợp kinh nghiệm xác định tiêu chí kiểm toán
trong kiểm toán các đơn vị chi tiêu công của Canada và
Indonesia

52

5

2.1

Kết quả Kiểm toán chi tiêu từ nguồn vốn NSNN 2016 tại
các Bộ

67

6

2.2

Tiêu chí kiểm toán tính kinh tế của hoạt động chi TX
trong chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại Bộ

74

7

2.3


Tiêu chí kiểm toán tính kinh tế của hoạt động chi đầu tư
XDCB trong chi tiêu từ nguồn vốn NSNN

75

8

2.4

Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả trong sử dụng, quản lý chi
tiêu từ nguồn vốn NSNN tại Bộ

78

9

2.5

Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả trong quy trình chi tiêu
ngân sách của Bộ

79

10

2.6

Đánh giá tiêu chí kiểm toán tính hiệu lực trong chi tiêu từ
nguồn vốn NSNN


80

11

2.7

Công việc giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khi KTHĐ tại

89

KTNN
12

2.8

Công việc giai đoạn thực hiện khi KTHĐ tại KTNN

92

13

2.9

Các phát hiện qua công tác kiểm toán chi thường xuyên
tại bộ Y

93

14


2.10

Các phát hiện qua công tác kiểm toán chi đầu tư phát

96


ix

triển (XDCB)
15

2.11

Công việc giai đoạn lập và phát hành báo cáo KTHĐ tại
KTNN

97

16

2.12

Công việc giai đoạn theo dõi, kiểm tra, thực hiện các kiến
nghị kiểm toán

100

17


3.1

Tiêu chí kiểm toán tính kinh tế theo chức năng chi tiêu
ngân sách NN tại Bộ

124

18

3.2

Tiêu chí kiểm toán tính hiệu quả theo chức năng chi tiêu
ngân sách NN tại Bộ

125

19

3.3

Tiêu chí kiểm toán tính hiệu lực theo chức năng chi tiêu
NN tại Bộ

127

20

3.4

Tiêu chí kiểm toán tính hiệu lực ban hành chính sách liên

quan đến nguồn vốn NSNN tại Bộ

127

21

3.5

Tiêu chí kiểm toán tính hiệu lực quản lý hoạt động để gia
tăng hiệu quả hoạt động

128


x

DANH MỤC SƠ ĐỒ

ST
T
1


hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ
1.1 Mối quan hệ giữa tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu


Trang
31

lực
2

1.2

Mô hình tiếp cận đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực

32

khi kiểm toán hoạt động chi tiêu từ nguồn vốn NSNN
3

1.3

Quy trình xác định tiêu chí kiểm toán của cơ quan kiểm
toán Canada

54

4

1.4

Quy trình xác định tiêu chí kiểm toán của cơ quan kiểm
toán cộng hòa Indonesia

55


5

1.5

Trình tự của một cuộc kiểm toán tại KTNNLB Đức

58

6

2.1

Trình tự xét duyệt báo cáo kiểm toán

98

7

3.1

Quy trình xây dựng tiêu chí kiểm toán

123

8

3.2

Xây dựng nội dung KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn NSNN


129

9

3.3

Đề xuất quy trình lập kế hoạch kiểm toán do KTNN thực
hiện

137

10

3.4

Lập mô hình hoạt động chi tiêu từ nguồn vốn NSNN

139

11

3.5

Đánh giá hiệu lực kiểm soát nội bộ đối với chi tiêu từ
nguồn vốn NSNN

143



xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Ký hiệu
biểu đồ

1

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Mức độ chênh lệch số dự toán và số quyết toán chi
NSNN tại các Bộ

72

2

2.2

Mức độ chênh lệch số dự toán và số quyết toán chi
thường xuyên tại các Bộ

72


3

2.3

Mức độ chênh lệch số dự toán và số quyết toán chi đầu tư
phát triển tại các Bộ

73


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đẩy mạnh kiểm toán hoạt động (KTHĐ) là rất cần thiết đối với kiểm toán Nhà
nước (KTNN) trong thực tiễn và phù hợp với xu thế kiểm toán trên thế giới. Điều
này đã được khẳng định trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 đã được
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12
ngày 19/4/2010 “Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và
hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm
tra giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; xây dựng
KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm
tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế”
[21, tr.25]. Hơn nữa, hoạt động kiểm toán chi tiêu từ nguồn vốn NSNN của KTNN
còn phục vụ các cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị và công chúng trong công tác
điều hành quản lý chi NSNN hợp lý, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí, phát hiện
và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, việc thực hiện KTHĐ chi tiêu từ
nguồn vốn NSNN tại các Bộ có ý nghĩa quan trọng trong kiểm toán NSNN (NSNN)

phục vụ hoạt động đắc lực của Quốc hội, Chính phủ trong thực hiện chức năng giám
sát và quyết định phân bổ nguồn lực cho chi tiêu từ nguồn vốn NSNN.
Thực tế, tại KTNN kiểm toán hoạt động đã được nâng tầm như là một loại hình
kiểm toán độc lập trong hoạt động của KTNN. Tuy nhiên, vì ra đời muộn hơn các loại
hình kiểm toán khác nên tiêu chí, nội dung, quy trình KTHĐ còn mang tính tổng
quát, chưa có các hướng dẫn chi tiết cụ thể cho KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn
NSNN. Chính vì vậy, việc áp dụng các chuẩn mực, quy trình kiểm toán vào thực
tiễn KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn NSNN chưa hiệu quả cao, mang tính tự phát và
chịu tác động từ năng lực thực tế của kiểm toán viên (KTV) được giao nhiệm vụ
kiểm toán. Bên cạnh đó, sự đòi hỏi của công chúng về công khai thông tin số liệu
kiểm toán về hiệu quả quản lý chi NSNN của các Bộ ngành. Dù đã công khai trong
nhiều nghiên cứu và báo cáo nhưng với mức độ đánh giá chi tiêu từ nguồn vốn
NSNN còn khác nhau, lượng thông tin cung cấp còn hạn chế, chưa đồng nhất do
dựa trên nhiều nguồn cung cấp tư liệu, số liệu khác nhau. Mặt khác, do sự thiếu


2

minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình, thiếu thông tin đáng tin cậy từ phía Nhà
nước và các cơ quan giám sát vấn đề này. KTHĐ là một trong các công cụ hữu hiệu
để đáp ứng cung cấp thông tin khách quan, toàn diện và mang lại lợi ích cho công
chúng, cho cơ quan chức năng và cho người dân trong việc thực hiện quyền giám
sát của mình đối với tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện chính sách, Nghị
quyết của Quốc hội, CP về một nền hành chính hiệu quả.
Trong thời gian qua, lý luận về KTHĐ trong đó có KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn
NSNN đang được các nhà khoa học quan tâm nhưng chưa có nhiều công trình
nghiên cứu và cũng còn có nhiều quan điểm tranh luận cần tiếp tục nghiên cứu là
sáng rõ. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và phù hợp với xu thế phát triển
của nhiều cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới; đẩy mạnh KTHĐ là một trong
những vấn đề quan trọng và rất cần thiết đối với KTNN. Để góp phần nâng cao hiệu

quả quản lý và sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước một cách minh bạch, bền vững,
góp phần nâng cao kinh tế, hiệu lực và hiệu quả chi tiêu ngân sách thì vai trò của
kiểm toán chi tiêu ngân sách do KTNN thực hiện với tư cách là cơ quan chuyên môn
về lĩnh vực kiểm tra tài chính Nhà nước càng trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Hơn nữa, tổng chi ngân sách đều tăng qua từng năm, quy mô chi ngân sách năm
sau cao hơn năm trước. Đối với chi tiêu thường xuyên Ngân sách, tốc độ tăng chi
thường xuyên giai đoạn 2011-2016 bình quân là 17%/năm. Trong đó chiếm tỷ trọng
lớn nhất là cho giáo dục và dạy nghề chiếm khoản 38%, chi quản lý hành chính
chiếm 23%, chi sự nghiệp y tế chiếm 12%. Trong giai đoạn 2011-2016, tỷ trọng chi
đầu tư phát triển bố trí trong dự toán tổng chi NSNN bình quân khoản 18%. Như
vậy, chi tiêu ngân sách ở Việt Nam liên tục ở mức cao gây thâm hụt Ngân sách, đe
dọa đến tính bền vững của NSNN. Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp rất
nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách bị thu hẹp, với quyết tâm nâng cao chất lượng
và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, KTNN
cần thực hiện kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhằm
đưa ra các kiến nghị cải thiện thực trạng hiện nay. Theo thống kê của Bộ Tài chính,
năm 2016, đã có 1.968 dự án (sử dụng nguồn vốn NSNN) hoãn khởi công, ngừng
triển khai và giãn tiến độ thực hiện trong kế hoạch, với tổng số vốn là 5.991 tỷ
đồng. Năm 2017, tổng chi đầu tư phát triển đạt 78.975 tỷ đồng, bằng 70% dự toán,


3

tăng 8,8% so với năm 2016. Số dự án hoàn thành được duyệt quyết toán là 16.883
dự án, với số vốn là 30.973,8 tỷ đồng. Năm 2016, khối lượng thực hiện vốn đầu tư
từ NSNN đạt trên 106,12 tỷ đồng, bằng 82,7% kế hoạch năm, cùng với đó công tác
đấu thầu trong đầu tư xây dựng được thực hiện nghiêm túc, góp phần tiết kiệm
1.762,61 tỷ đồng, trong đó khối các cơ quan trung ương là 455,74 tỷ đồng và các
tỉnh, thành phố là 1.306,87 tỷ đồng...
Do vậy, nghiên cứu đề tài “Kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn

vốn NSNN tại các Bộ” là một yêu cầu của lý luận và thực tiễn kiểm toán và phù
hợp với định hướng đẩy mạnh KTHĐ trong chiến lược phát triển của KTNN đến
năm 2020. Mặt khác, nghiên cứu KTHĐ trong lĩnh vực chi tiêu ngân sách còn giúp
các cơ quan chức năng có biện pháp củng cố bền vững tài khóa, cơ cấu chi tiêu từ
nguồn vốn ngân sách hợp lý, phân bổ ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư
đúng mục đích… nâng cao vai trò và vị thế của KTNN, đáp ứng sự kỳ vọng của
Quốc hội, Chính phủ và nhân dân.
2.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về KTHĐ trên các hoạt động khác
nhau. Nghiên cứu sinh (NCS) đã nghiên cứu tổng quan về các công trình nghiên cứu có
liên quan đến luận án. Ngoài các giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu về hệ thống chuẩn
mực kiểm toán Nhà nước cung cấp các kiến thức nền tảng về KTHĐ được thực hiện bởi
Kiểm toán nội bộ, KTNN. Còn có các nghiên cứu về xây dựng nội dung, tiêu chí, quy
trình và phương pháp KTHĐ một chương trình, vấn đề kiểm toán hoạt động cụ thể.
Để làm rõ tình hình nghiên cứu trước đó đã đạt được, những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu, tác giả khái quát hóa các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo
nhóm và được trình bày chi tiết sau đây:
2.1. Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động
Trong thời gian qua, chưa có nhiều nghiên cứu độc lập về tiêu chí kiểm toán.
Các nghiên cứu về tiêu chí kiểm toán cho KTHĐ ở khu vực công chủ yếu ở các
nghiên cứu nước ngoài. Các nghiên cứu trong nước chưa có nhiều, đa phần là các
bài báo và tham luận hội thảo.
- Nghiên cứu của tác giả Chapmam (2007): “Emerging Issues and Globai
Challenges in Public Sector Audit in the 21st Century” nhấn mạnh tính kinh tế có


4

quan hệ với tính hiệu quả khi kiểm toán ở các đơn vị công. Do đó, rất khó để phân
biệt mục tiêu kinh tế với mục tiêu hiệu quả do có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa 2 mục

tiêu này. Mặt khác, kiểm toán giá trị đồng tiền (kiểm toán 3Es) không được thực
hiện thường xuyên. Kiểm toán trong khu vực công vẫn chủ yếu thực hiện kiểm toán
báo cáo tài chính (KTBCTC) và kiểm toán tuân thủ (KTTT). Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra cách tiếp cận mới về xây dựng các tiêu chí trong kiểm toán giá trị đồng
tiền ở khu vực công.
- Nghiên cứu của tác giả Colin Sutherland (2008): “40 năm phát triển kiểm
toán hoạt động” chỉ ra rằng KTHĐ ở những thời kỳ bắt đầu chỉ dừng lại ở hai tiêu
chí đánh giá là tính tiết kiệm và hiệu quả của những con tàu trở dầu ở Anh. Sau đó,
vào những năm 1970, khi hoạt động quản lý phát triển thì thì KTHĐ bắt đầu chú ý
đến tiêu chí hiệu lực.
- Nghiên cứu của tác giả Pendlebury (2008): “UK Auditors’ attitudes to
Effectiveness Auditing” tính hiệu lực liên quan đến sự thành công, mức độ kết quả
đạt được, mục tiêu mong muốn của đơn vị công. KTHĐ được xem xét với việc xác
định hiệu quả của đơn vị, xác định hoạt động có tác động đến cải thiện trách nhiệm
giải trình của đơn vị. Nghiên cứu cũng xem xét đến mối quan hệ của tiêu chí hiệu
lực với tiêu chí hiệu quả và kinh tế. Đồng thời chỉ ra bài học kinh nghiệm của kiểm
toán nhà nước Vương quốc Anh về các chỉ dẫn để xây dựng tiêu chí hiệu lực theo đúng mục tiêu.
- Nghiên cứu của Adams thực hiện năm 2011 về: “đánh giá mối quan hệ
giữa hiệu quả và hiệu lực của KTHĐ tại khu vực công ở Australia” đã chỉ ra sự thay
đổi đáng kể đó là chuyển dần từ kiểm toán báo cáo tài chính (KTBCTC) sang kiểm
toán hoạt động do các nhà quản lý cần nhiều thông tin hơn để để đánh giá chất
lượng hoạt động. Vì vậy, cần phải có các tiêu chí để đánh giá về hiệu quả và hiệu
lực, xác định tính kinh tế của hoạt động, từ đó đưa ra kiến nghị đề cải thiện hoạt
động của khu vực công trong môi trường kinh doanh nhiều biến động và rủi ro.
- Đề tài nghiên cứu khoa học của KTNN do Ngô Văn Quý làm chủ nhiệm
(2015): “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực
và hiệu quả trong KTHĐ đầu tư dự án công”. Đề tài đã trình bày và nghiên cứu
được cơ sở luận của 3 tiêu chí đánh giá trong KTHĐ; sự cần thiết phải kiểm toán
hoạt động các dự án có sử dụng nguồn vốn NSNN do KTNN thực hiện. Phân tích



5

thực tiễn tổ chức KTHĐ cũng như đánh giá những kết quả đạt được của KTNN
trong khi xác định và vận dụng tiêu chí vào KT các dự án đầu tư công. Tuy nhiên,
đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá xây dựng tiêu chí cho các dự án công mà
chưa đưa ra các định hướng nguyên tắc xây dựng tiêu chí và giải pháp hoàn thiện
tiêu chí trong khi vận dụng trong thực tiễn kiểm toán.
- Đề tài nghiên cứu Khoa học của KTNN do Đặng Hoàng Đạt làm chủ nhiệm đề
tài (2016):“Hoàn thiện nội dung, phương pháp đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu
quả trong kiểm toán Ngân sách”. Đề tài đã nghiên cứu lý luận về mục tiêu, nội
dung và phương pháp kiểm toán hoạt động trong kiểm toán NSNN do KTNN thực
hiện; phân tích cơ sở, thực tiễn và đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung kiểm toán
hoạt động NSNN. Đề tài mới nghiên cứu về nội dung KTHĐ trong cuộc kiểm toán
NSNN, chưa đề cập đến xác định mục tiêu kiểm toán và tiêu chí kiểm toán theo nội
dung đã đề ra.
- Tài liệu hội thảo khoa học quốc gia của Kiểm toán Nhà nước (2014): “xây dựng
các tiêu chí đánh giá trong KTHĐ tại khu vực công” Hội thảo đã trình bày nhiều
tham luận về các tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong nhiều lĩnh
vực như: lĩnh vực NSNN, đầu tư xây dựng, Ngân hàng, DNNN.... Cụ thể:
+ Tham luận “Mục đích, ý nghĩa, thực trạng và xác định tiêu chí đánh giá tính
kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong các cuộc kiểm toán hiện nay” của Hoàng Quang
Hàm, KTNN, năm 2013 [8]. Bài viết đưa ra một số giải pháp để phát triển bộ tiêu
chí kiểm toán hoạt động cần chú trọng vào việc ban hành hướng dẫn về xây dựng,
phát triển tiêu chí kiểm toán từ khi lựa chọn chủ đề kiểm toán, tăng cường khảo sát
thu thập thông tin từ khâu lựa chọn đề tài và phối hợp với các cơ quan bộ, ngành,
địa phương xây dựng mô hình chuẩn hay thông lệ tốt về quản lý các chương trình,
dự án làm cơ sở xây dựng tiêu chí
+ Tham luận “Thực trạng phương pháp xác định các tiêu chí đánh giá tính kinh
tế, hiệu lực, hiệu quả trong KTHĐ các đơn vị quản lý tài chính công” của Hoàng

Văn Lương, KTNN, năm 2013[18]
Bài viết chỉ đề cập đến KTHĐ trong các Bộ, ngành trung ương trong quản lý,
sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước. Đặc thù chức năng quản lý Nhà
nước của mỗi bộ ban ngành khác nhau nên mục tiêu kiểm toán đối với từng đơn vị


6

có những điểm khác biệt song tựu chung lại khi kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản
nhà nước đối với các Bộ, ngành trung ương là: đánh giá tình hình và tìm ra những
sai sót trong báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chính
sách, chế độ quản lý kinh tế kế toán; đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả
trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách, triển khai thực hiện các nghị quyết của QH,
CP; phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm trong quản lý, sử
dụng ngân sách, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể để kiến nghị xử
phạt theo quy định; kiến nghị với đơn vị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính - kế
toán, khắc phục tồn tại phát hiện sau kiểm toán
+ Tham luận “Thực trạng và phương pháp xác định các tiêu chí đánh giá tính
kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng ” của Bạch
Quang Hòa, KTNN, năm 2013 [10]
Tham luận nêu ra các khó khăn trong việc xác định các tiêu chí đánh giá tính
kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình do
đặc thù của công trình như mang tính đơn chiếc, hầu hết các công trình dự án đầu tư
mới chỉ dừng lại ở việc xác định chi phí đầu tư vào công trình chưa kiểm toán một
giai đoạn, hay một vòng đời của dự án; hơn nữa chỉ kiểm toán các công trình công,
khó đánh giá lợi ích kinh tế của những công trình mang yếu tố chính trị, xã hội, tính
kinh tế hay không lại phụ thuộc vào sự nhìn nhận chủ quan của KTV.
+ Tham luận “Thực trạng và định hướng phương pháp xây dựng hệ thống tiêu
chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của KTNN” của TS Lê
Quang Bính, KTNN, năm 2013[3]

Đứng dưới góc nhìn của người làm công tác chế độ và kiểm soát chất lượng
kiểm toán, tác giả bài báo đánh giá tổng quan về KTHĐ và hệ thống tiêu chí đánh
giá tính 3Es trong KTHĐ đang áp dụng tại KTNN. Trong đó nêu bật thực tế KTHĐ
trong các cuộc kiểm toán vẫn có những vấn đề:
Vẫn chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính, chưa có hệ thống chuẩn mực
riêng, chưa có tiêu chí đầy đủ về KTHĐ
Khi tiến hành đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực, kinh tế trong các cuộc kiểm
toán của KTNN, KTV vẫn còn lúng túng trong lập kế hoạch kiểm toán, xác định
tính trọng yếu rủi ro..., các tiêu chí kiểm toán chưa lượng hóa được, các yêu cầu của


7

tỏ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) trong quá trình thực hiện
KTHĐ chưa được vận dụng thỏa đáng
Nhóm nghiên cứu này đã đánh giá được thực tế các phương pháp xác định các
tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong các đơn vị quản lý tài chính
công thuộc các lĩnh vực: ngân sách, dự án đầu tư xây dựng công trình, chương trình
mục tiêu quốc gia. tập đoàn kinh tế, tổ chức ngân hàng.... Từ đó, phân tích các kết
quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại; thảo luận và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào xây dựng bộ tiêu chí cụ thể đánh giá
trong KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại các Bộ do KTNN thực hiện.
2.2 Các nghiên cứu về nội dung kiểm toán trong kiểm toán hoạt động
- Trong nghiên cứu của Shan và Anand (1996) “Performance Auditing in the
Public Sector: Approaches and Isues in OECD Member Countries”chỉ ra còn nhiều
tranh cãi xem nội dung kiểm toán về trách nhiệm giải trình và cải tiến hoạt động thì nội
dung nào quan trọng hơn. Một số quan điểm ủng hộ nội dung KTHĐ nghiêng về trách
nhiệm giải trình như Glynn (1996) “Value for Money Auditing: An international Review
and Comparison”; Pollitt và cộng sự(1997,1999) “Performance Auditing and Public
Management in Five Countries”’ Lonsdale và cộng sự (2011) “Performance Auditing An Effective Force in Difficult time”. Theo các tác giả này, trách nhiệm giải trình quan

trọng hơn vì nếu KTHĐ chỉ nhằm mục đích giúp đơn vị cải tiến hiệu quả hoạt động qua
đó nâng cao khả năng học hỏi kinh nghiệm thông qua kiểm toán thì nhiều hoạt động
kiểm tra khác có thể thực thi nhiệm vụ này tốt hơn các cơ quan kiểm toán. Mặt khác, theo
các tác giả để tránh rủi ro cho các KTV thì các SAI nên theo đuổi mục tiêu giải trình trách nhiệm.
- Nghiên cứu của tác giả Anthony Mills (2014): “ Kiểm toán hoạt động đầu tư dự
án công” đã nhắc đến khái niệm 3Es và rủi ro trong KTHĐ và các hạn chế của nó trong
thực tế do nhiều nguyên nhân như: mức độ phức tạp của hoạt động đầu tư, đặc thù của
dự án công hay khó xây dựng tiêu chí kiểm toán…. Nghiên cứu chỉ ra mô hình giúp đơn
vị được kiểm toán tự tin vận hành dự án với 4 nội dung chính: đánh giá thực hiện mục
tiêu kết quả đầu ra của dự án, đánh giá việc huy động sử dụng các nguồn lực chi phí của
dự án, đánh giá hệ thống kiểm soát của chủ thể quản lý dự án và đánh giá ảnh hưởng tác
động của môi trường đến dự án. Đồng thời mô hình đưa ra các kết quả cho thấy KTHĐ
mặc dù khó thực hiện nhưng xu hướng cần vận dụng nó trong tương lai là tất yếu của


8

công cuộc cải thiện giải trình ở các hoạt động đầu tư công.
- Liên quan đến nội dung KTHĐ theo Shan và Anand (1996) “Performance
Auditing in the Public Sector: Approaches anh Issues in OECD Member Countries” cho
rằng lựa chọn nội dung nào, trách nhiệm giải trình kết quả, cải tiến hiệu quả hoạt động
cũng chịu ảnh hưởng từ địa vị pháp lý của KTNN. Nếu cơ quan này độc lập với CP thì
mục tiêu giải trình kết quả nên được ưu tiên.
- Đề tài nghiên cứu KH cấp Bộ (2003): “Nội dung và phương pháp KTHĐ
đối với các chương trình dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN” do PGS, TS Vương
Đình Huệ làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực
trạng về KTHĐ, các tiêu chí thẩm định tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án
đầu tư. Đặc điểm của các dự án đầu tư tác động đến KTHĐ; thực trạng KTHĐ các
dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách. Đề tài đã đưa ra những định hướng và giải
pháp phát triển các chương trình dự án cũng như trình tự thực hiện kiểm toán hoạt

động của KTNN đối với các dự án đầu tư
- Luận án “Hoàn thiện nội dung, quy trình và phương pháp KTHĐ các dự án
xây dựng cầu đường bằng nguồn vốn nhà nước do KTNN thực hiện” của NCS Trần
Thị Ngọc Hân, Học viện tài chính, năm 2012.[16]
Đây là đề tài nghiên cứu ngoài việc hoàn thiện hệ thống được các lý thuyết
về kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, còn đánh giá thực trạng
KTHĐ các dự án xây dựng cầu đường bằng nguồn vốn nhà nước do KTNN thực
hiện hết sức công phu. Từ đó hoàn thiện cụ thể về nội dung quy trình và phương
pháp KTHĐ cho các dự án này nhằm nâng cao chất lượng cho các cuộc kiểm toán
liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản sau này.
2.3 Các nghiên cứu về quy trình kiểm toán trong kiểm toán hoạt động
- Theo nghiên cứ của Barzelay và cộng sự (1996) “Performance Auditing and
the new pulic management: changing roles and strategies of central institutions”xem
xét 3 nhóm vấn đề mà SAI phải đối mặt khi lựa chọn thực hiện KTHĐ đó là: kỹ thuật,
tổ chức và chính trị. Theo ông, các SAI sẽ tránh được những chỉ trích nếu họ nhận
được sự, quan tâm hỗ trợ từ cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp.
-

Nghiên cứu của nhóm tác giả Elnaz Vafaei và Joe Christopher (2014):

“Operational auditing: Recognition of the flaws of this internal audit process and


9

overcoming them through a new conceptual framework” nghiên cứu việc thực hiện
KTHĐ giữa lý thuyết và thực tiễn có khoảng cách gì. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các
vấn đề về khái niệm KTHĐ, mức độ tổ chức và nội dung cần kiểm toán là gì. Kết quả
nghiên cứu đóng góp những khái niệm mới, ứng dụng cho việc cải thiện chuẩn mực
hiện hành và thực tiễn vận dụng kiểm toán. Đồng thời mở ra các chỉ dẫn cho các

nghiên cứu trong tương lai.
- Nghiên cứu của Put và Turksema (2011) “Selection of topics: Performance
Auditing - contributing to Accountability in Democratic Government” đã giải thích
lợi ích quan trọng khi lựa chọn đúng đối tượng kiểm toán nhằm cung cấp thông tin
kịp thời về kết quả thực hiện cuả đơn vị được kiểm toán, cung cấp cơ hội cho sự cải
tiến hoạt động và xây dựng quy trình KTHĐ hiệu quả.
- Đề tài cấp bộ “Xây dựng quy trình và phương pháp KTHĐđối với đơn vị sự
nghiệp có thu” do TS Đinh Trọng Hanh chủ nhiệm đề tài, KTNN, 2003[13]
Đề tài đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tổng quan KTHĐ; khái
niệm, đặc điểm và tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu; KTHĐ đối với
đơn vị sự nghiệp có thu và những nhân tố tác động đến quy trình và phương thức tổ
chức thực hiện kiểm toán; kinh nghiệm của kiểm toán các nước về KTHĐ. Điểm
nổi bật của đề tài là đã nêu rõ được quy trình và phương thức tổ chức thực hiện
KTHD; phương hướng tổ chức và những nội dung chủ yếu của quy trình KTHD đối
với đơn vị sự nghiệp có thu.
- Đề tài cấp Nhà nước “Tổ chức Kiểm toán hoạt động đối với các DNNN”
của TS Lê Quang Bính, năm 2012[5]. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
truyền thống như khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát, thống kê...để
phân tích sâu sắc cơ sở khoa học và thực tiễn tổ chức KTHĐ đối vơí các DNNN
Thứ hai, đề tài đã nêu lên thực trạng hoạt động của các DNNN hiện nay, từ
đó đánh giá về thực trạng hoạt động DNNN, đồng thời dẫn chứng kinh nghiệm
kiểm toán hoạt động doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của cơ quan KTNN
chính phủ Hoa Kỳ, văn phòng tổng kiểm toán Canada..., rút ra những kinh nghiệm
cho kiểm toán hoạt động VN trong quá trình thực hiện kiểm toán các DNNN
Thứ ba, đề tài đã kiến nghị phương thức tổ chức, lộ trình và những nội dung
cơ bản về KTHĐ các DNNN của KTNN, trong đó chú trọng việc xác lập các mục


10


tiêu, kiến nghị các phương pháp, quy trình kiểm toán...
2.4 Nghiên cứu về KTHĐ phục vụ cho các mục đích của Chính phủ và trong
lĩnh vực công
- Trong nghiên cứu: “Performance audit:a tool for fighting corruption in the
Nigeria’s public sector administration”(2014) của Sunny Agbo và Jude A.
Aruomoage đã chỉ ra sự khác biệt giữa kiểm toán truyền thống và KTHĐ từ đó thấy
sự cần thiết phải có KTHĐ trong việc giúp chính phủ Nigeria giảm được tham
nhũng trong điều kiện kinh tế khó khăn.
- Nghiên cứu của Dalia Daujotait và Irena Macerins (2010) “development of
performance audit in public sector”chỉ ra rằng các định nghĩa của các trường phái
nghiên cứu về KTHĐ; phân tích rõ tiêu chí đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và
hiệu lực khi KTHĐ công cụ thể là gì. Đưa ra kiến nghị để thực hiện phát triển kiểm
toán trong khu vực công được dựa trên lý thuyết nghiên cứu các khái niệm KTHĐ
và xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm các tiêu chí đánh giá cụ thể.
- Luận án tiến sỹ kinh tế : “Tăng cường vai trò của KTHĐ ở VN do KTNN
thực hiện” của Vũ Văn Họa năm 2010, đã phân tích và làm rõ hơn các nghiên cứu
trước đó về KTHĐ như: đối tượng KTHĐ là toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng các
nguồn lực và kết quả hoạt động của một tổ chức. Đồng thời chỉ ra mục tiêu của của
cuộc KTHĐ đều hướng tới việc đánh giá hoạt động của tổ chức có thực sự tiết
kiệm, hiệu quả không, có tuân thủ pháp luật không. Mặc dù luận án có hướng đến
vai trò của kiểm toán đối với khu vực công, nhưng chưa đi vào hoạt động cụ thể nào
trong khu vực công, cũng như chưa đề cập đến một đơn vị cụ thể nào; chủ yếu nhấn
mạnh đến việc cần thiết phải có kiểm toán hoạt động trong bối cảnh hiện tại.
- Nghiên cứu “the impact of performance audit the New Zealand
experience”(2013) của Nurul Athirah kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu
định tính chỉ ra bối cảnh xuất hiện KTHĐ trong các loại kiểm toán của kiểm toán tối
cao New Zealand và phân tích được rõ hoạt động kiểm toán này trong bộ Nông nghiệp,
bộ Giáo dục, Bộ phát triển Xã hội, Bộ khoa học từ đó xây dựng các giải pháp phát
triển, hoàn thiện Kiểm toán hoạt động để phát huy vai trò của mình.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ :“Các giải pháp tăng cường KTHĐ của

Kiểm toán Nhà nước” do GS Đoàn Xuân Tiên làm chủ nhiệm năm 2014. Tác giả đã


11

nghiên cứu tổng quan về KTHĐ từ khái niệm, mục tiêu, tiêu chí và phương pháp của
KTHĐ. Tuy nhiên, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu việc áp dụng KTHĐ trong hoạt động
của KTNN mà không chi tiết cụ thể vào một lĩnh vực công nào.
- Luận án : “Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KTHĐ
trong các lĩnh vực công ở VN” của NCS Đặng Anh Tuấn, năm 2015
Đây là công trình khoa học kết hợp cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu
định tính cho các câu hỏi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đạt được là tổng hợp
được 28 nhân tố là các nhân tố thúc đẩy, nhân tố gây trở ngại, nhân tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn chiến lược phát triển KTHĐ. Ngoài ra luận án cung cấp bổ sung
bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng các quốc gia đang phát triển, mức độ
minh bạch và giải trình trách nhiệm thấp, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ có “cầu”
KTHĐ cao hơn nhưng KTHĐ chậm phát triển, do khả năng “cung” về KTHĐ thấp.
- Hội thảo của KTNN phối hợp với ACCA: “Kiểm toán hiệu quả đầu tư
công”. Các bài viết của hội thảo nhấn mạnh về thực trạng hiệu quả đầu tư công
trong thời gian qua, cũng như thực trạng công tác kiểm toán đầu tư công tại KTNN.
Đồng thời thảo luận các giải pháp phát triển KTHĐ đầu tư công trong một số lĩnh
vực trọng điểm nhằm phát huy vai trò của KTNN trong phát hiện gian lận và tránh
lãng phí nguồn lực công của đất nước.
2.5. Kết luận chung về tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Thông qua nghiên cứu tổng quan, có thể thấy: Các nghiên cứu nước ngoài
thường tập trung đến các nghiên cứu học thuật, nhiều khía cạnh khác nhau của KTHĐ
trong khu vực công như: khái niệm, bản chất, các tiêu chí kiểm toán, tác động của loại
hình kiểm toán này đến khu vực công. Tuy nhiên, nghiên cứu trên thế giới được tiến
hành tại các quốc gia phát triển, có nhiều điểm khác biệt về kinh tế chính trị so với VN.
Đối với các nghiên cứu trong nước, các công trình công bố thường tập trung cho

nghiên cứu KTHĐ do KTNB thực hiện hoặc các đơn vị đặc thù như DNNN, Ngân
hàng, đầu tư xây dựng cơ bản hoặc phát triển KTHĐ do KTNN thực hiện nói chung.
Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KTHĐ nhưng chưa có công trình nghiên cứu học thuật
nào liên quan đến chủ đề KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn NSNN được thực hiện bởi KTNN.
Hiện nay để thực hiện nghiên cứu KTHĐ trong một lĩnh vực cụ thể như hoạt
động chi tiêu từ nguồn vốn NSNN còn gặp nhiều thách thức và là khoảng trống lớn cần


12

được hoàn thiện trên các khía cạnh: chuẩn mực hướng dẫn thực hiện, nội dung kiểm
toán, quy trình, mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán và phương pháp kiểm toán.... Đối với
KTHĐ, các khuôn khổ pháp lý nghề nghiệp, sổ tay hướng dẫn cũng như phương pháp
chuyên môn nghiệp vụ còn chưa đảm bảo tính thống nhất, khoa học. KTHĐ còn tập
trung vào khâu hậu kiểm trong khi loại hình này có thể kiểm tra, đánh giá tính kinh tế,
hiệu quả và hiệu lực trước và trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn NSNN. Mặt
khác, hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước ban hành liên quan đến chi tiêu từ nguồn
vốn Ngân sách thường xuyên có sự điều chỉnh bổ xung, chưa đồng bộ dẫn đến việc
đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả còn gặp khó khăn do liên quan đến nhiều
hoạt động chi và đối tượng cũng như phạm vi chi còn rộng....
Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn
vốn NSNN tại các Bộ” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai lâu dài.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án
Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của luận án nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp
để hoàn thiện KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại các Bộ, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn xây dựng “chính phủ kiến tạo”, hội nhập và phát triển cùng với nền tài
chính quốc gia minh bạch.
Để đạt được các mục tiêu này thì luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ các lý luận cơ bản về KTHĐ như các tiêu

chí, nội dung, phương pháp và quy trình kiểm toán của KTHĐ do KTNN thực hiện.
- Nghiên cứu kinh nghiệm về KTHĐ của kiểm toán tối cao các nước và rút ra
bài học kinh nghiệm cho KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại các Bộ.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng KTHĐ chi thường xuyên, chi đầu tư
xây dựng cơ bản tại một số Bộ sử dụng nguồn vốn NSNN làm minh chứng cho
KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn NSNN thực hiện bởi KTNN, chỉ rõ những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
- Trên cơ sở luận cứ khoa học, thực tiễn và hướng phát triển của KTHĐ; đề xuất
các giải pháp hoàn thiện KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn NSNN tại các Bộ do KTNN
thực hiện và điều kiện thực hiện các giải pháp.


×