Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

bài tập học kỳ dân sự di sản dùng vào việc thờ cúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.68 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................................................................2
I. Cơ sở lý thuyết............................................................................................................................................2
1. Một số khái niệm...................................................................................................................................2
2. Khái quát về các quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong thời kỳ trước năm 1945:............3
II. Tính chất pháp lý của di sản dùng vào việc thờ cúng:..............................................................................5
1. căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng.......................................................................................6
2. Loại tài sản và giá trị tài sản dùng vào việc thờ cúng...........................................................................7
3. Về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng................................................................................11
4. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện thờ cúng theo di chúc và theo thỏa thuận của những
người thừa kế..........................................................................................................................................13
5. xử lý di sản dùng vào việc thờ cúng:...................................................................................................15
III. Thực tiễn và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề di sản thờ cúng..............................................16
1. Các trường hợp tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng..........................................................16
2. Những bất cập trong pháp luật hiện hành và giải pháp hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào
việc thờ cúng...........................................................................................................................................17
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................20

MỞ ĐẦU
Quan hệ thừa kế là một trong những mối quan hệ hết sức phức tạp trong xã
hội. Việc tôn trọng ý chí của người để lại di sản là một vấn đề đáng lưu ý và đã
được Pháp luật ghi nhận. Trên thực tế, việc để lại di sản của người đã khuất không
1


đơn thuần chỉ là phân chia di sản thông thường, mà còn phát sinh các vấn đề về di
sản dành vào việc thờ cúng. Nhằm đảm bảo thực hiện ý chí của người để lại di sản
một cách chính xác và hợp lý nhất, Pháp luật Dân sự đã đưa ra các quy định cụ thể
về di sản dùng vào việc thờ cúng. Vậy các quy định này xuất phát từ đâu, có ý
nghĩa như thế nào đối với những người được để lại di sản? Để đi sâu và phân tích


vào vấn đề này, em xin được chọn đề tài: “Di sản dùng vào việc thờ cúng” để
phân tích một số vấn đề về di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp
luật.

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
1. Một số khái niệm
Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết.
Di sản là tài sản của người chết để lại sai khi thanh toán các nghĩa vụ, phần
còn lại chia cho người thừa kế. Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho
những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự năm
2005(BLDS) thì: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của
người chết trong tài sản chung với người khác.”
Di sản dùng vào việc thờ cúng là phần tài sản của người chết để lại, được
trích từ khối di sản thừa kế, nhằm dịch chuyển cho người quản lý di sản dùng vào
việc thờ cúng1

TS. Trần Thị Huệ, Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam. những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2011. Tr. 202
1

2


2. Khái quát về các quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong thời kỳ
trước năm 1945:
Di sản thờ cúng là một vấn đề lâu đời trong tục lệ và pháp luật Việt Nam.
việc dành ra một số tài sản thuộc gia đình để lo cho ông bà tổ tiên là một tập quán
đã ăn sâu vào nếp sống cổ truyền của dân tộc ta, cho nên từ các bộ cổ luật từ xa xưa

đến các Bộ Dân luật Bắc kỳ1931, Bộ Dân luật Trung kỳ 1936 đều có các quy định
thể hiện sự quan tâm của các nhà làm luật đối với vấn đề này.
Bộ Quốc triều hình luật quy định 13 điều về vấn đề ruộng đất hương hảo
chứng tỏ các nhà làm luật thời kỳ này đã dành sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề di
sản thờ cúng. Luật Hương hỏa triều Lê thể hiện sâu sắc phong tục tập quán người
Việt, có nhiều điểm khác với pháp luật Trung Hoa.
Ta thấy, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống có từ lâu đời của
người Việt Nam và hiện nay vẫn rất được coi trọng. Việc thờ cúng được thực hiện
trên cơ sở của các quan niệm mang tính đạo đức, văn hóa nhằm thể hiện sự biết ơn
công sinh thành, dưỡng dục; con người phải có cội nguồn, tổ tông, con cháu phải
tôn trọng những thế hệ cha ông kể cả khi họ còn sống cũng như khi đã khuất. Trong
thờ cúng, di sản thờ cúng có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ về mặt vật chất
mà còn về mặt tinh thần. Bởi vậy, đối với di sản dùng vào việc thờ cúng, gia đình
và dòng họ thường có những quy định hết sức chặt chẽ. Không chỉ vậy, Nhà nước
cũng có những quy định cụ thể để điều chỉnh.
Trong thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám, di sản dùng vào việc thờ cúng
được coi là “phần động sản hay bất động sản trong gia tài dùng vào việc cúng giỗ
một người vợ hay chồng người ấy và cúng giỗ tổ tiên bên nội người ấy” theo quy
định tại Điều 394 Dân luật Bắc và Điều 400 Dân luật Trung. Cũng theo điều 398
Dân luật Bắc và điều 406 Dân luật Trung, thì di sản thờ cúng được chuyển giao cho
người nối dõi hoặc được coi như nối dõi người đã chết để sử dụng thu hoa lợi dùng
vào việc thờ cúng cho người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng đó cũng như

3


những người theo quan hệ huyết tộc của người đã chết. Phần di sản đó không thể
quá 1/5 tài sản của người lập di sản. Di sản ấy cũng được coi như trường tồn, do
vậy không thể đem ra chia thừa kế. Tuy nhiên, nó có thể không tồn tại mãi theo ý
muốn cá nhân, có thể mất mát do bị tiêu hủy hay bị triệt tiêu theo quy định của

Pháp luật, hoặc người có di sản để thờ cúng bị tuyệt tự, di sản bị trưng dụng theo
quyết định của hội đồng gia tộc, dòng họ.
Bên cạnh những quy định đó, còn có những quy định về trường hợp thờ cúng
đối với người không có con, cháu hoặc không có con trai. Trong những trường hợp
đó, việc thờ cúng vẫn được thực hiện theo một trong hai hình thức xác lập, chuyển
giao ruộng đất dùng vào việc thờ cúng người đó sau khi qua đời, đó là hình thức
hậu điền và kị điền.
Về căn cứ xác lập, hậu điền và kị điền khác nhau và cũng khác với di sản
dùng vào việc thờ cúng mặc dù chúng đều được sử dụng vào một mục đích là thờ
cúng người đã chết, sự khác nhau đó ở chỗ nếu người được hưởng di sản là con
trai, cháu trai của người để lại di sản, người được chuyển giao tài sản để lại trong
trường hợp hậu điền và kị điền lại là dòng họ nội hoặc làng của người đã chết.
Hậu điền là trường hợp khi còn sống, người không có con, cháu nối dõi đã
hiến ruộng đất cho dòng họ hoặc cho làng để làm việc công ích với mục đích sau
khi người này chết, dòng họ hoặc làng sẽ cúng giỗ cho người này. Còn kị điền lại là
trường hợp mà người không có con trai thì con gái mua ruộng đất để hiến cho dòng
họ của bố hoặc cho làng nhằm mục đích để dòng họ bố hoặc làng cúng giỗ cho cha,
mẹ của người con gái đã hiến ruộng. Dựa vào các tính chất cũng như căn cứ xác lập
như đã nêu trên, có thể thấy tài sản dùng vào việc thờ cúng ở hai hình thức hậu điền
và kị điền có nguồn gốc khác nhau, trong khi tài sản dùng vào việc thờ cúng dưới
hình thực hậu điền thuộc di sản của người đã chết, còn dưới hình thức kị điền thì
không phải của người đã chết, mà là tài sản của người con gái do cha mẹ không có
con trai nên đã hiến tặng cho dòng họ bố hoặc cho làng. Có thể thấy, các quy định

4


về di sản dùng vào việc thờ cúng của Pháp luật trước đây vẫn còn mang nặng tính
chất của nhà nước phong kiến thời kỳ cũ, đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ.
II. Tính chất pháp lý của di sản dùng vào việc thờ cúng:

Trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa , Pháp luật đã có những quy định thừa nhận
việc thờ cúng tổ tiên của công dân. Ngoài ra, Pháp luật còn quy định rõ ràng về
việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng và các phương thức giải quyết di sản đó
trong các mối quan hệ khác. Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định cụ thể
tại Điều 670 BLDS năm 2005: “1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại
một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa
kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện
việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không
theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao
phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản
thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì
phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó
trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán
nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc
thờ cúng.”
Qua những quy định trên đây ta có thể thấy:
Di sản thờ cúng là một phần của di sản thừa kế sau khi thanh toán xong các khoản
nợ liên quan đến di sản. Di sản thờ cúng nằm trong khối liên hệ với di sản thừa kế,
là một phần của khối di sản do người chết để lại, nhưng phần di sản này không
được áp dụng chia theo di chúc hay chia theo pháp luật như di sản thường. Di sản
thờ cúng không được chia thừa kế và không thuộc về người thừa kế nào. Di sản thờ

5


cúng chỉ phải mang ra thanh toán các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại khi toàn
bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người chết. Trong khi đó,

di sản để chia thừa kế chỉ được xác định sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ
tài sản và các chi phí liên quan đến di sản như tiền mai táng, tiền quản lý di sản..
Nếu nghĩa vụ tài sản của người chết để lại lớn hơn toàn bộ nghĩa vụ người chết để
lại, phần còn thiếu sẽ lấy từ di sản thờ cúng. Di sản thờ cúng là phần còn lại sau khi
trừ đi phần còn thiếu đó. Nếu toàn bộ di sản của người chết để lại không đủ để
thanh toán nghĩa vụ thì không lập được di sản thờ cúng.
1. căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng
Di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc định đoạt phần di sản
dùng vào việc thờ cúng và chỉ rõ phần tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng thì
phần di sản đó là phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Phần di sản này có thể là
khoản tiền cụ thể , có thể là quyền tài sản, có thể là những vật, giấy tờ có giá trị
khác. Về di sản dùng vào việc thờ cúng, không nên hiểu là chỉ những loại tài sản
người chết để lại theo di chúc. Về di sản dùng vào việc thờ cúng, không chỉ là
những tài sản do người lập di chúc xác định mà còn là các loai tài sản khác dùng
vào việc thờ cúng. Điều 670 BLDS quy định về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc
thờ cúng trong trường hợp cụ thể liên quan đến việc cá nhân người để lại di sảns đó
với tư cách chủ sở hữu tài sản định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp
luật. Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng của gia đình, dòng họ còn do nhiều
người lập di chúc để lại nhưng xác định loại di sản này trong từng quan hệ độc lập,
việc người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng định đoạt theo di chúc. Ngoài căn
cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc định đoạt trong di
chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng còn do con, cháu tự sắm sửa trong một năm,
nhiều năm để dùng vào việc thờ cúng, thậm chí di sản dùng vào việc thờ cúng còn
do các con, cháu trong dòng họ hiến tặng cho nhà thờ họ hoặc di sản dùng vào việc
6


thờ cúng do các thế hệ trước để lại một cách tự nhiên mà không có bất kỳ lời dặn
dò hay văn bản xác địng đó là di sản dùng vào việc thờ cúng. Có thể khẳng định, di
sản dùng vào việc thờ cúng một người, hay các thành viên đã chết của gia đình,

dòng họ được xác lập từ nhiều căn cứ khác nhau nhưng pháp luật quy định căn cứ
xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng do một người để lại theo di chúc và căn cứ
này có ý nghĩa pháp lý trog việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến di sản
dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc để lại. Những loại tài sản khác là di
sản dùng vào việc thờ cúng được hình thành từ những căn cứ khác nhau, vẫn là di
sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về một gia đình, trưởng họ dùng vào việc thờ
cúng và loại tài sản này pháp luật không đề cập.
2. Loại tài sản và giá trị tài sản dùng vào việc thờ cúng
a. các loại tài sản dùng vào việc thờ cúng:
Pháp luật không quy định loại tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng mà Điều
670 BLDS quy định người lập di chúc có để lại một phần di sản vào việc thờ cúng.
Như vậy, tài sản theo quy định tài Điều 163 BLDS năm 2005 đều là đối tượng dùng
vào việc thờ cúng. Ở đây, có hai từ ngữ một được dùng trong điều luật và một
thường dùng trong cuộc sống được hiểu rất khác nhau: di sản dùng vào việc thờ
cúng và di sản dùng để thờ cúng.
Di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là tài sản được dùng vào mục đích
thờ cúng. Tài sản này không nên hiểu theo nghĩa cơ học của chính nó mà phải hiểu
bản chất tài sản, có chứa đựng bản chất giá trị tài sản dùng vào việc thờ cúng. Như
vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng trước hết là tài sản, tài sản này xét về giá trị
phục vụ mục đích thờ cúng. Loại tài sản dùng vào việc thờ cúng không đồng nhất
cơ cấu lý, hóa, sinh nhưng đồng nhất về mặt tài sản với mục đích thờ cúng.
Di sản để thờ cúng: nếu hiểu theo nghĩa vật chất của tài sản thì không phải
vật nào cũng được dùng để thờ cúng, rượu, nước, hương nhang, nến, câu đối, chân
7


dung của người đã chết, bàn thờ… còn những tài sản tồn tại dưới dạng vật chấtcụ
thể khác không thể đặt lên bàn thờ để cúng ví dụ như xe hơi, xe moto, quyền sử
dụng đất, quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ… Như vậy, di sản dùng vào việc thờ
cúng là tài sản, do vậy xe hơi, xe máy, con trâu, máy cày, quyền sử dụng đất, quyền

tài sản là thành phần của di sản dùng vào việc thờ cúng nhưng không phải là di sản
được dùng trực tiếp để thờ cúng mà phải quy đổi giá trị để mua sắm lễ vật dùng để
thờ cúng theo tôn giáo, phong tục tập qu, quyền tài sản là thành phần của di sản
dùng vào việc thờ cúng nhưng không phải là di sản được dùng trực tiếp để thờ cúng
mà phải quy đổi giá trị để mua sắm lễ vật dùng để thờ cúng theo tôn giáo, phong
tục tập quán.
Các di sản dùng vào việc thờ cúng có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, di sản dùng vào việc thờ cúng không thể được chuyển nhượng:
Nếu căn cứ vào điều luật thì sẽ không thấy có quy định rằng di sản thờ cúng không
thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, là một khối tài sản không có chủ
sở hữu theo nghĩa thông thường sẽ không thể bán, chuyển nhượng được bởi vì
không có người nào có năng lực làm được việc đó. Hay nói cách khác, hợp đồng
mua bán di sản thờ cúng là vô hiệu toàn bộ.
Trước đây, tục lệ thừa nhận rằng trong những trường hợp cần thiết, đại hội
đồng gia đình cũng có thể cho phép chuyển nhượng, cầm cố một phần di sản dùng
vào việc thờ cúng. Mặt khác, luật viết cận đại lấy lại quy tắc tục lệ và nói thêm rằng
khi truyền đến đời thứ sáu thì tính chất không thể chuyển nhượng được của di sản
dùng vào việc thờ cúng sẽ tự động biến mất.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật thực định chưa có giải pháp cụ thể cho vấn đề
này. BLDS năm 2005 chỉ quy định rằng: “

nếu người quản lý di sản thờ cúng

không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa
kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản chung vào việc thờ cúng cho
người khác quản lý để thờ cúng”.(khoản 1 Điều 670). Như vậy theo pháp luật hiện

8



hành thì di sản thờ cúng chỉ có thể được mua bán chuyển nhượng nếu nó không còn
được dùng vào việc thờ cúng và do đó lại rơi vào khối di sản thường.
- Thứ hai, di sản dùng vào việc thờ cúng không thể bị kê biên:Khoản 2 Điều
670 BLDS quy định rằng “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không
đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di
sản dùng vào việc thờ cúng.” Từ đó ta thấy ý muốn của nhà làm luật ở đây là bảo
vệ quyền lợi hợp pháp cho những người là chủ nợ của người đã chết, tránh nhiều
trường hợp một người vì không muốn thanh toán các khoản nợ nên lập di chúc để
lại toàn bộ di sản vào việc thờ cúng.
Tuy nhiên, một khi được lập trong phạm vi cho phép, các tài sản dùng vào
việc thờ cúng không thể bị kê biên theo yêu cầu của các chủ nợ của người chết hay
chủ nợ của các chi phí mai táng và các chi phí khác phát sinh gắn liền với cái chết
của người đó. Tất nhiên quy tắc này không được áp dụng trước khi thời điểm mở
thừa kế, vì khi đó di chúc chưa có hiệu lực, cũng không áp dụng cho các tài sản
dùng vào việc thờ cúng đồng thời là vật đảm bảo nghĩa vụ dân sự trước ngày mở
thừa kế. Di sản dùng vào việc thờ cúng cũng không thể bị kê biên theo yêu cầu của
cá chủ nợ của người thừa kế hoặc của người quản lý di sản vì họ không phải là chủ
sở hữu của những tài sản đó.
b. Về giá trị kinh tế của di sản dùng vào việc thờ cúng:
Nội dung Điều 670 BLDS không quy định cụ thể giá trị kinh tế của di sản dùng vào
việc thờ cúng chiếm tỷ lệ nhất định nào trong tổng giá trị khối di sản của người chết
để lại, do vậy có nhiều cách hiểu về tỷ lệ của di sản dùng vào việc thờ cúng trog
tổng giá trị khối di sản do người chết để lại. Tuy nhiên dựa vào những căn cứ pháp
luật quy định quyền tự định đoạt của chủ sở hữu tài sản ta có thể hiểu rằng, với tư
cách chủ sở hữu tài sản, người lập di chúc có quyền định đoạt di chúc của mình cho
người thừa kế, để lại di sản cho việc thờ cúng theo luật định. Như vậy, người lập di

9



chúc có quyền định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình sau khi chết để
dùng vào việc thờ cúng. Quyền tự định đoạt của người lập di chúc định đoạt tài sản
dùng vào việc thờ cúng chỉ bị hạn chế trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: nếu sự định đoạt đó vi phạm quyền thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 669 BLDS năm 2005. Nếu
người lập di chúc định đoạt phần lớn hoặc toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng
mà xâm phạm đến quyền được hưởng 2/3 của một suất thừa kế được chia theo pháp
luật của cha, mẹ, vợ, chồng, các con dưới 18 tuổi và con trên 18 tuổi mà mất khả
năng lao động thì trước hết tính phần thừa kế cho những người này theo quy định
tại Điều 669 BLDS, phần còn lại sẽ là di sản được dùng vào việc thờ cúng.
Trường hợp thứ hai: quyền của người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào
việc thờ cúng bị hạn chế trong trường hợp toàn bộ tài sản của người đó không đủ để
thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản
dùng vào việc thờ cúng.(khoản 2 Điều 670BLDS năm 2005)
Lý giải cho cách hiểu như trên ta thấy, pháp luật không chỉ điều chỉnh những quan
hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật mà còn có ý nghĩa phản ánh bản chất
của quan hệ xã hội do nó điều chỉnh. Như vậy, “một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng” không nên hiểu theo cách chia nhỏ tổng giá trị di sản của người chết để lại
thành nhiều phần bằng nhau để có căn cứ xác định một phần theo cách chia nhỏ tài
sản. Hiểu như vậy không thỏa đáng vì đã máy móc hiểu bản chất của vấn đề di sản
dùng vào việc thờ cúng và quyền tự do định đoạt ý chí của người để lại di sản dùng
vào việc thờ cúng. Phần di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là phạm vi giá trị
di sản đó và di sản đó chỉ được dùng với mục đích duy nhất là dùng vào việc thờ
cúng. Quyền định đoạt của người lập di chúc định đoạt mục đích sử dụng của di
sản này chỉ bị hạn chế trong hai trường hợp kể trên. Ngoài ra, quyền định đoạt của
người lập di chúc định đoạt phần tài sản dùng vào việc thờ cúng không bị ràng
buộc vào bất kỳ quy định nào khác, trừ trường hợp di sản đó bị tiêu hủy do có sự

10



biến pháp lý tuyệt đối như bão lụt, động đất, các hiện tượng thiên tai khác, chiến
tranh…
3. Về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng
Khoản 1 Điều 670 quy định người quản lý di sản thờ cúng do người để lại di
sản thờ cúng chỉ định trong di chúc. Ngoài ra, nếu trong trường hợp người để lại di
sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một
người quản lý di sản thờ cúng. Theo như pháp luật hiện hành, việc chỉ định người
quản lý di sản thờ cúng chỉ được xác định trong hai trường hợp:
Thứ nhất, người quản lý di sản thờ cúng được người để lại di sản chỉ định
trong di chúc tuy nhiên không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận
của những người thừa kế
Thứ hai, người lập di chúc có dành một phần di sản vào việc thờ cúng nhưng
lại không chỉ định ai là người quản lý di sản đó.
Tuy pháp luật không quy định rõ những cá nhân phải có những điều kiện nào
thì được quản lý di sản thờ cúng và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng nhưng theo thông
lệ và phong tục trong nhân dân, người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và
thực hiện việc thờ cúng thường lầ con, cháu, anh hoặc em ruột của người để lại di
sản thờ cúng. Thực hiện nghĩa vụ thờ cúng nếu không được người để lại di sản đó
viết rõ trong di chúc thì việc thờ cúng cũng tuân theo phong tục trong cộng đồng
dân cư và dòng họ của người để lại di sản thờ cúng đó, thường là việc thwof cúng
được tiến hành vào ngày giỗ hàng năm của người chết, ngày rằm, ngày tết và thờ
cúng người để lại di sản đó khi mới chết như cúng ba ngày, cúng tuần đầu, cúng
bốn chín ngày, cúng một trăm ngày và cúng cơm thường hàng ngày kể từ khi người
để lại di sản thờ cúng đó được lai táng xong cho đến khi hết một trăm ngày… Đây
là nghi thức phổ biến trong nhân dân Việt Nam. ngoài ra còn có những cách thức
thờ cúng khác được lưu truyền trong nhâ n dân không thể xác định hết được. Hình
thức thờ cúng rất phong phú, đa dạng gắn liền với phong tục, tín ngưỡng và tôn
11



giáo. Tuy nhiên, mục đích thờ cúng người chết và tổ tiên người đó là nhằm tưởng
nhớ và biết ơn những người đã chết mang tính giáo dục cho những người còn sống
về nguồn cội của mình để tu dưỡng, phấn đấu, là những công dân hữu ích với xã
hội và hiếu thảo với tiền nhân.2
Trong trường hợp chỉ định người quản lý di sản thờ cúng, luật không xác
định các điều kiện cụ thể mà người thừa kế phải thỏa mãn để có thể thực hiện
quyền chỉ định người quản lý di sản thờ cúng. Thông thường, một số đối tượng cần
được xem xét tư cách chỉ định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng đó là:
người không có quyền hưởng di sản, người từ chối nhận di sản hợp pháp và người
bị truất quyền hưởng di sản thừa kế.
Đối với những người không có quyền nhận di sản theo khoản 1 Điều 643
BLDS (Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm
trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
nuôi dưỡng người để lại di sản; Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính
mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà
người thừa kế đó có quyền hưởng; Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn
cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc,
huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để
lại di sản.) Họ đương nhiên không có quyền tham gia vào quá trình chỉ định người
quản lý di sản thờ cúng do không phải là người được thừa kế di sản cho nên họ
không có danh nghĩa tham gia chỉ định người quản lý di sản thờ cúng. Tuy nhiên
nếu họ rơi vào khoản 2 Điều 643, vẫn được người để lại di sản cho phép hưởng di
sản thì họ lại vẫn có quyền.
Đối với những người từ chối nhận di sản: họ sẽ mất các quyền lợi về tài sản
gắn với danh nghĩa là người thừa kế. Tuy nhiên họ không hẳn mất luôn danh hiệu
đó cũng như các quyền lợi về tài sản thừa kế nếu như họ không nằm trong các
2


Xem: TS. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội- 2008. Tr. 40
12


trường hợp được pháp luật quy định tại Điều 642 BLDS năm 2005. Vả lại có khi
người thừa kế theo pháp luật lại đồng thời là người được lập thành người thừa kế
theo di chúc và họ từ chối hưởng di sản theo pháp luật nhưng lại nhận di sản theo di
chúc và ngược lại. nói chung, việc từ chối nhận di sản chỉ nhằm mục đích đơn giản
hóa các thủ tục thanh toán di sản, chứ không phải biểu hiện sự mâu thuẫn giữa
những người liên quan. Trong điều kiện ấy, người từ chối nhận di sản vẫn có quyền
tham gia vào quá trình chỉ định người quản lý di sản thờ cúng.
Đối với những người bị truất quyền hưởng di sản: mặc dù không mất tư
cahcs người thừa kế nhưng những người này vẫn bị loại khỏi cuộc di chuyển di sản
do ý chí của người để lại di sản. Tuy nhiên nếu nói rằng di sản dùng vào việc thờ
cúng khác với di sản thường thì người bị truất quyền thừa kế không tự nhiên bị mất
đi quyền tham gia chỉ định người quản lý di sản thờ cúng. Nếu người lập di chúc
chỉ truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật bằng cách lập một
hay nhiều người thừa kế theo di chúc và cho họ hưởng tất cả di sản thường, thì
trong trường hợp này người bị truất quyền hưởng di sản vẫn có quyền tham gia vào
quá trình chỉ định người quản lý di sản thờ cúng. Trái lại, nếu người lập di chúc nói
rõ ràng người thừa kế theo pháp luật bị truất quyền hưởng di sản không có quyền
hạn gì về di sản dùng vào việc thờ cúng thì họ không có quyền tham gia chỉ định
người quản lý di sản thờ cúng.
4. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện thờ cúng theo di chúc và theo thỏa
thuận của những người thừa kế
a. quyền của người thực hiện thờ cúng
Người quản lý di sản thờ cúng có quyền chiếm hữu và sử dụng các tài sản
thuộc di sản thờ cúng. Có quyền cư trú trong nhà, canh tác đất đai, thu các hoa lợi
và lợi tức của các tài sản có liên quan, có quyền khởi kiện đòi lại tài sản bị chiếm
giữ bất hợp pháp.

13


Nếu người lập di chúc có quyết định để cho người quản lý di sản có thể cho
thuê tài sản thuộc di sản thờ cúng khi cần thiết thì người quản lý di sản được phép
cho thuê những tài sản này. Nếu trường hợp người lập di chúc không có quyết định
về vấn đề này thì người quản lý di sản thờ cúng chỉ có thể cho thuê tài sản thuộc di
sản thờ cúng khi được sự cho phép của những người thừa kế, ngoài ra sự đồng ý
này phải được thực hiện theo một số quy tắc nhất định. Theo quy định của pháp
luật hiện hành tại khoản 2 Điều 681 BLDS thì mọi thỏa thuận của những người
thừa kế phải được lập thành văn bản. Sự đồng ý của những người này về việc cho
thuê tài sản thuộc di sản dùng vào việc thờ cúng cũng phải được tuân theo điều kiện
ấy. Ngoài ra, văn bản thỏa thuận phải độc lập với văn bản cho thuê, bởi vi nội dung
của hai văn bản này hoàn toàn độc lập với nhau, hơn nữa những người thừa kế cũng
hoàn toàn không có quan hệ gì với người thuê tài sản trong việc thực hiện hợp đồng
thuê tài sản kể trên. Các văn bản cho thuê phải phù hợp với quy định khắt khe của
pháp luật về hình thức cũng như các điều kiện về năng lực chủ thể đối với mỗi loại
tài sản cụ thể thì mới đảm bảo hiệu lực của các văn bản này trên thực tế.
b. nghĩa vụ của người thực hiện thờ cúng
Thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo di chúc: người được chỉ định quản lý di
sản dùng vào việc thờ cúng để thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo sự định đoạt của
người để lập di chúc thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, nếu người
được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và thực hiện nghĩa vụ thờ
cúng nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ đó thì những người thừa kế có quyeennf
giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người quản lý khác để thờ cúng. Khi
di sản được chuển giao cho người khác quản lý dùng vào việc thờ cúng theo thỏa
thuận của những người thừa kế thì người được chỉ định có nghĩa vụ quản lý di sản
đó để dùng vào việc thờ cúng theo thỏa thuận. Như vậy, chỉ thể quản lý di sản dùng
vào việc thờ cúng được xác định dựa trên một trong hai căn cứ: theo sự chỉ định
14



của người lập di chúc để lại di sản đó và theo thỏa thuận của những người thừa kế
của người để lại di sản.
Thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo chỉ định của những người thừa kế theo
pháp luật: Theo đoạn 2 khoản 1 Điều 670 BLDS thì “Trong trường hợp người để
lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử
một người quản lý di sản thờ cúng.” Những người thừa kế được quy định là những
người thừa kế theo pháp luật của người thừa kế để lại di sản thờ cúng. Khẳng định
này dựa trên cơ sở của phong tục, truyền thống thờ cúng những người thân thích đã
tồn tại từ ngàn xưa trong nhân dân ta. Theo phong tục thì những người ngoài dòng
tộc không có nghĩa vụ thờ cúng những người thuộc dòng tộc khác.
5. xử lý di sản dùng vào việc thờ cúng:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 670BLDS năm 2005 thì: “Trong trường hợp tất cả
những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng
thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện
thừa kế theo pháp luật”.
Theo quy định trên, di sản dùng vào việc thờ cúng không phải là loại di sản
được coi là trường tồn mà loại di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ tồn tại trong một
thời hạn nhất định. Thời hạn di sản thờ cúng không được coi là di sản thờ cúng nữa,
phụ thuộc vào sự kiện pháp lý tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết,
theo đó, phần di sản thuộc về người đang quản lý hợp pháp trong số những người
được thừa kế theo các hàng được quy định tại Điều 676 hoặc là người thừa kế thế
vị hưởng di sản của người để lại di sản theo quy định tại Điều 677 BLDS. Theo
quy định này thì người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng cũng đồng thời
là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản là chủ sở hữu di
sản dùng vào việc thờ cúng, nếu tát cả những người thừa kế theo di chúc đêu đã
chết. Trong trường hợp này, người là chủ sở hữu di sản có quyền định đoạt di sản
theo ý chí của chủ sở hữu, di sản được coi là di sản được dùng vào việc thờ cúng


15


không còn là di sản thờ cúng nữa mà là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của người
được xác lập quyền sở hữu đối với loại di sản này, theo quy định của pháp luật.
Điều 670 BLDS chỉ quy định về một trường hợp giải quyết di sản dùng vào việc
thờ cúng mà không quy định nếu người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng
không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản mà tất cả những
người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì di sản đó sẽ được xử lý như thế nào, tuy
nhiên căn cứ vào những quy định của pháp luật tại Điều 670 BLDS năm 2005 về di
sản dùng vào việc thờ cúng thì trường hợp này di sản được chuyển giao cho những
người thừa kế tại hàng thừa kế được hưởng của người để lại di sản để họ tự định
đoạt hoặc là cử một người trong số họ quản lý và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng hoặc
là thỏa thuận để chia thừa kế theo pháp luật; nếu họ không thỏa thuận được thì có
quyền yêu cầu tòa án giải quyết3.
III. Thực tiễn và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề di sản thờ cúng
1. Các trường hợp tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng
Thứ nhất, người quản lý di sản thờ cúng chiếm hữu trái phép di sản đó. Xét
về mặt pháp lý, một người đang quản lý di sản thờ cúng chỉ có thể xác lập quyền sở
hữu đối với tài sản đó khi đáp ứng đủ hai điều kiện:
- Tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết
- Người đang quản lý di sản thờ cúng đó phải nằm trong số những người thuộc
diện thừa kế theo pháp luật
Nếu như chưa đáp ứng hai điều kiện trên thì dù cho người đó có tìm mọi cách để có
được chứng nhận quyền sở hữu thì việc chứng nhận đó hoàn toàn bất hợp pháp và
những người có quyền lợi liên quan đều có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố việc
chứng nhận là vô hiệu.
Thứ hai, di sản thờ cúng bị đem thế chấp, cầm cố. Theo những phân tích đã
nêu trong bài thì di sản thờ cúng không thể đem thế chấp, cầm cố, kê biên. Tuy
3


Xem: TS. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội- 2008. Tr. 41
16


nhiên trong một số trường hợp do thiếu hiểu biết hoặc là do bên cho vay không biết
có sự khuất tất bên trong tài sản đem thế chấp, cầm cố.
Thứ ba, việc thỏa thuận để lại di sản dùng vào việc thờ cúng không đáp ứng
yêu cầu về hình thức. pháp luật đã quy định rõ quyền của người để laij một phần di
sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670 BLDS năm 2005, tuy nhiên pháp luật chỉ
công nhận ý chí của họ trong trường hợp họ thể hiện rõ ý chí trong di chúc. Do vậy,
trên thực tế có nhiều trường hợp người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ
thực hiện dưới hình thức lời nói, dặn dò người còn sống nên sự thiếu chặt chẽ này
dẫn đến những người thừa kế tranh giành nhau khối di sản đó.
2. Những bất cập trong pháp luật hiện hành và giải pháp hoàn thiện pháp luật
về di sản dùng vào việc thờ cúng.
Di sản thờ cúng nằm trong mối liên hệ với di sản thừa kế, là một phần của
khối di sản mà người chết để lại. Nó mang cả giá trị kinh tế lẫn giá trị truyền thống
phản ánh đời sống tâm linh của người Việt Nam. Pháp luật Dân sự hiện nay vẫn
chưa dành sự quan tâm thích đáng cho loại di sản có tính chất đặc biệt và có tính
độc lập so với các loại di sản thường khác. Cụ thể là quy định còn sơ lược trong
một điều luật nên không thể bao quát hết được những nội dung cần được điều
chỉnh cũng như gây ra sự thiếu thống nhất trong cách hiểu về cùng một quy định tại
một điều luật cụ thể (khoản 1 Điều 670 về giá trị của di sản dùng vào việc thờ cúng
hay quy định về người quản lý di sản đã nêu ở trên). Việc pháp luật tồn tại nhiều
khe hở cũng như những thiếu sót đã gây ra không ít khó khăn cho những người áp
dụng pháp luật trong việc xác định di sản thừa kế cũng như xử lý di sản dugnf cho
việc thờ cúng.
Để khắc phục tình trạng trên pháp luật Dân sự nói chung và pháp luật thừa kế nói
riêng cần có những quy định cụ thể, chi tiết hơn về vấn đề di sản dùng vào việc thờ

cúng. Cụ thể là:

17


Cần quy định rõ ràng hai loại di sản thờ cúng: di sản thờ cúng được lập lần
đầu và di sản thừa kế đã được truyền lại qua nhiều đời;
Pháp luật nên có quy định rõ ràng, cụ thể hơn để tránh gây ra sự mâu thuẫn,
hiểu không đúng các từ ngữ cách diễn đạt của các nhà làm luật trong các điều luật
cụ thể. Có thể dẫn ra ví dụ cụ thể như quy định tại Điều 670 BLDS: “…người lập
di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng” trên thực tế có rất nhiều
các cách hiểu khác nhau về giá trị của di sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, ta
nên hiểu như thế nào là “một phần di sản”? mà cụ thể thì một phần ấy là bao nhiêu
thì được pháp luật cho phép người để lại di sản định đoạt di sản đó dùng vào việc
thờ cúng? Sẽ giải quyết ra sao nếu như người lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản
vao việc thờ cúng, bởi lẽ cái này không thể gọi là “một phần” trong khối di sản nữa
rồi. Xét thấy những quy định của pháp luật nên cụ thể hơn chứ không nên chỉ dùng
từ ngữ chung chung không rõ nghĩa. Chẳng hạn quy định di sản dùng cho việc thờ
cúng chiếm tỷ lệ phần trăm nào đó trong khối di sản của người chết để lại. Như vậy
sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định di sản dùng cho việc thờ cúng.
Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng(trong
đó cần chú ý đến nghĩa vụ và quyền hưởng hoa lợi, lợi tức của người quản lý di sản
thờ cúng.)
Quy định về việc chấm dứt việc quản lý di sản thờ cúng.
Ngoài ra cũng nên có những quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối
với di sản thờ cúng của người quản lý và sử dụng di sản đó cho việc thờ cúng, khi
loại di sản này đã tồn tại sau một thời gian nhất định.
- Về vấn đề xử lý di sản dùng vào việc thờ cúng, pháp luật cần bổ sung thêm
quy định về trường hợp người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc
diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản đó mà tất cả những người thừa

kế theo di chúc đều đã chết thì di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được giải quyết
như thế nào.
- Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670 chưa thật sự phù hợp
với quan hệ xã hội hiện đại và chưa đáp ứng triệt để mục đích và phong tục thờ
18


cúng đã như một nét văn hóa độc đáo trong nhân dân. Quy định tại khoản 1 Điều
670 BLDS năm 2005 thậm chí đã làm rắc rối vấn đề vốn rất đơn giản và rất phổ
biến trong nhân dân: “Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc
đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp
pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật” đây là quy
định không những gây khó hiểu, khó áp dụng và thực tế ko thể áp dụng được do
quan điểm về phong tục thờ cúng trong nhân dân. Di sản thờ cúng không đơn thuần
chỉ là tài sản mà nó cond là đối tượng thiêng liêng không thê xâm phạm, không thể
bán, tặng cho… hoặc làm cho hao hụt vì nó gắn liền với danh dự của gia đình, dòng
họ và thực tế nó không thể bị chiếm đoạt trái với ý chí của cả dòng họ, của các
thành viên trong gia đình. Di sản dùng vào việc thờ cúng có thể mất đi do các sự
biến pháp lý nhưng ngay lập tức hoặc có thời gian di sản đó lại được khôi phục
nhanh chóng với sự quyết tâm của cả dòng họ, các thành viên trong gia đình của
người để lại di sản đó. Thậm chí nó luôn được bổ sung nhiều hơn và đầy đủ hơn do
sự cống hiến, đóng góp của các thành viên khác trong gia đình, dòng tộc. như vậy,
Điều 670 cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với đời sống xã hội và
phong tục tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta. Nên quy định di sản dùng cho việc thờ
cúng không chỉ do người lập di chúc định đoạt từ tài sản của mình mà còn được xác
định theo thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di
sản đó.
Ngoài ra, pháp luật nên có những quy định về thời hạn sử dụng di sản dùng
vào việc thờ cúng để tránh sự xáo trộn trong việc sử dụng di sản đó và đồng thời
cũng nhằm ngăn chặn những tranh chấp về di sản thờ cúng trong dòng họ, trong gia

đình của người để lại di sản đó nhằm giữ gìn sự bình ổn trong giao lưu dân sự và
mối đoàn kết trong nhân dân đáp ứng mục đích điều chỉnh của pháp luật4.

4

Xem: TS. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội- 2008. Tr. 248
19


KẾT LUẬN
Như vậy, Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân,
cho nên, trong pháp lệnh thừa kế trước đây và nay là Điều 670 Bộ luật Dân sự năm
2005 đã quy định khá cụ thể về quyền định đoạt di sản dùng vào việc thờ cúng của
người lập di chúc tạo điều kiện cho các phong tục thờ cúng của nhân dân ta phát
huy tốt những giá trị nhân văn của nó. Tuy nhiên trên thực tế áp dụng có rất nhiều
vấn đề nảy sinh xoay quanh quy định này. Vì vậy, việc quan tâm nghiên cứu nhằm
hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về việc để lại di sản dùng cho việc
thờ cúng là rất cần thiết. Do những hiểu biết cũng như khả năng tìm kiếm, chắt lọc
thông tin của em còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong được các thày cô góp ý và sửa chữa để em có thể cải thiện vốn kiến thức
cũng như chuẩn bị tốt hơn về vấn đề này cho kỳ thi sắp tới. Em xin cám ơn các thày
cô!

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập I, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2012;
2. Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo trình luật Dân sự, Phần chung, Nxb.

ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2002;
3. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005;
4. TS. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội, 2008;
5. Phạm Văn Tuyết, Thừa kế- quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb.
CTQG, Hà Nội, 2007;
6. TS. Trần Thị Huệ, Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam, Nxb. Tư Pháp, Hà
Nội, 2011;
7. website:


21



×