Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài tập lớn học kì dân sự 1 pháp luật về vấn đề di sản dùng vào thờ cúng và di tặng, thực tế và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.45 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện
ngay trong thời kì sơ khai của xã hội loài người. Ở thời kì này, việc thừa kế
nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được tiến
hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của
từng bộ lạc, thị tộc. Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong
đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này,
người có tài sản trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người
khác. Những người có quyền nhận hoặc không nhận di sản trừ trường hợp mà
pháp luật có quy định khác. Hiện nay thì có một thực tế rất phổ biến đó là
ngoài việc định đoạt di sản lại cho những người trong di chúc thì họ còn định
đoạt một phần di sản của mình vào việc thờ cúng và di tặng. Dưới đây là một
số vấn đề cần quan tâm đến.
NỘI DUNG
I.

VẤN ĐỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn
sống, việc dịch chuyển này có thể được thực hiện theo ý chí của người để lại
di sản thông qua di chúc do họ để lại nhưng cũng có thể thực hiện theo ý chí
của Nhà nước. Xét về cơ sở hình thành thì thừa kế theo di chúc chỉ xuất hiện
sau thừa kế theo pháp luật nhưng lại được áp dụng rộng rãi hơn so với thừa kế
theo pháp luật.
Điều 646, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của
cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Như vậy theo quy định thì trước hết di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân,
đây là ý chí mang tính đơn phương của người lập di chúc. Tuy nhiên theo quy
định này của pháp luật thì vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt
tài sản chung ( Điều 633, Bộ luật Dân sự 2005). Trong trường hợp này xuất
1




hiện ý chí của cả vợ, chồng (hai người) nhưng vẫn là sự thể hiện tính đơn
phương của di chúc vì vợ, chồng là hai chủ thể đứng về một phía (trong việc
lập di chúc) để định đoạt tài sản cho những người thừa kế. Mặc dù di chúc là
sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc nhưng ý chí này phải phù
hợp với quy định của pháp luật thể hiện qua các quy định liên quan đến điều
kiện có hiệu lực của di chúc.
Khi lập di chúc, mục đích của người lập di chúc là nhằm chuyển giao tài
sản của mình cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Đây là yếu tố hết
sức quan trọng, nếu di chúc không đề cập đến việc “chuyển tài sản” này thì di
chúc cũng không tồn tại giá trị pháp lý dưới góc độ pháp luật Dân sự. Thông
thường khi nói tới việc: “chuyển tài sản” của người lập di chúc, có thể hiểu
đây là sự định đoạt tài sản một cách trực tiếp.
Ví dụ: Ông A trước khi chết, có lập di chúc để lại di sản cho các con của
mình với sự phân định cụ thể phần của mỗi người được hưởng. Nhưng cũng
có thể coi là di chúc nếu trong di chúc ngoài sự phân định tài sảm một cách
trực tiếp còn có những nội dung khác nhưng lại có ý nghĩa khi tiến hành phân
chia di sản. Ví dụ: Ông A trước khi chết đã lập di chúc truất quyền thừa kế của
con trai của mình là B, di sản được chia đều cho các con còn lại. Như vậy việc
truất quyền thừa kế đối với B của ông A cũng được xác định là nội dung của di
chúc.
Di chúc chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc
và người lập di chúc chết. Trong di chúc, người lập di chúc có toàn quyền
trong việc định đoạt di sản cũng như đưa ra các điều kiện nhất định cho người
thừa kế.
Qua khái niện di chúc, có thể h`iểu thừa kế theo di chúc như sau:

2



Thừa kế theo di chúc là việc chuyển quyền tài sản của người đã chết cho
những người thừa kế theo ý chí tự nguyện của người để lại di sản thể hiện
trong di chúc.
Khi còn sống thì bất kì người nào cũng có quyền được để lại di chúc định
đoạt tài sản của mình cho những người còn sống khác khi mình chết. Với
quyền tự định đoạt tài sản của mình thì người để lại di chúc có thể dùng di sản
của mình để dùng vào việc thờ cúng và di tặng cho người khác
II.

DI SẢN DÀNH CHO VIỆC THỜ CÚNG VÀ DI TẶNG

1.

Di sản dùng vào việc thờ cúng

Hiểu theo nghĩa tổng quát: “Thờ cúng là việc thực hiện một lễ nghi nhất
định để tôn kính thần thánh, vật thiêng hoặc hương hồn người chết”
Truyền thống của người Việt Nam ta từ trước tới nay là luôn coi việc thờ
cúng tổ tiên là bổn phận hết sức thiêng liêng của con cháu. Đó chính là biểu
hiện của sự tôn trọng và biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của ông bà,
cha mẹ, tổ tiên. Là con người thì phải biết đến tổ tông, nguồn cội, chính vì vậy
mà “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành đạo lý
của người Việt Nam nói riêng cũng như các quốc gia trên thế giới nói chung.
Việc dành di sản để dùng vào việc thờ cúng là một cách thể hiện bổn phận và
trách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên, nguồn cội của mình. Giả thiết người để
lại di sản không để lại di sản sau khi qua đời (không có) thì những người thân
thích của họ vẫn thực hiện nghĩa vụ thờ cúng. Di sản dùng vào việc thờ cúng
không chỉ có ý nghĩa về vật chất mà còn có giá trị về tinh thần, được hình
thành và lưu truyền từ đời này sang đời khác, nên từ các bộ luật cổ đến Bộ luật

Bắc Kỳ, Bộ luật Trung Kỳ đều có quy định và có tên là “hương hỏa”.
Thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng
tôn kính của người còn sống đối với những người đã khuất, giáo dục những
người xung quanh biết kính trọng những bậc cha ông đã chết và nhớ ơn công
3


lao của họ. Chính vì vậy Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các truyền thống tốt
đẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng vào việc
thờ cúng. Phần tài sản dùng vào việc thờ cúng này không được coi là di sản
thừa kế.
Kế thừa và phát triển các những quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng,
pháp luật nước ta hiện nay cũng đã ghi nhận quyền để lại di sản để dùng vào
việc thờ cúng của người lập di chúc cụ thể tại Điều 670 Bộ luật dân sự 2005:
Di sản dùng vào việc thờ cúng
1.Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào
việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho
một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;
nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc theo thỏa thuận
của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản
dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản
thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì
phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý di sản đó trong số
những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2.Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán
nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào
việc thờ cúng.
Theo như quy định trên của pháp luật thì người lập di chúc có quyền để lại

di sản để dùng vào việc thờ cúng. Di sản dùng vào việc thờ cúng là một phần
của di sản thừa kế cũng giống như di sản thừa kế theo di chúc. Nhưng cũng
phải tuân theo nguyên tắc di sản của người chết để lại di chúc bảo đảm thực
hiện các nghĩa vụ về tài sản của người đó đối với người khác. Nếu toàn bộ di
4


sản của người chết để lại không đủ để thanh toán các nghĩa vụ về tài sản thì
khi đó không có di sản thừa kế theo di chúc cũng như không có di sản dùng để
thờ cúng.
Trường hợp giá trị di sản thừa kế lớn hơn nghĩa vụ tài sản của người chết
để lại thì di sản đem chia thừa kế sẽ bị cắt giảm trước do di sản chia thừa kế
chỉ được xác định khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản và các chi
phí có liên quan đến di sản, nếu sau khi đã cắt giảm mà di sản chia thừa kế vẫn
chưa đủ thì phần còn thiếu sẽ lấy từ di sản thờ cúng. Khi đó thì di sản dùng
vào việc thờ cúng được xác định là phần còn lại sau khi trừ đi phần còn thiếu
để thực hiện nghiã vụ tài sản và các chi phí liên quan đến di sản.
Sau khi đã thanh toán xong nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến di
sản, di sản thờ cúng không được áp dụng chia thừa kế và không thuộc về
người thừa kế nào, nếu còn di sản thì mới được chia cho những người thừa kế.
Cả di sản thừa kế theo di chúc và di sản dùng vào việc thờ cúng đều là
những phần di sản mà người lập di chúc định đoạt theo ý chí của họ nên các
thành phần di sản này sẽ có mối liên hệ với nhau.
Về mối liên hệ giữa chúng thì có một số trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp một: Người có di sản định đoạt toàn bộ di sản của mình vào
việc thờ cúng trong di chúc có hiệu lực pháp luật. Phần được hưởng của
những người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 669 Bộ luật
dân sự 2005 được hưởng đủ 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Khi đó thì phần di
sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được xác định là phần di sản còn lại sau khi trừ
đi toàn bộ phần của những người được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào

nội dung của di chúc được hưởng. Do có sự đảm bảo của pháp luật, theo Điều
669 bộ luật dân sự 2005 thì những người thừa kế được đảm bảo hưởng kỷ
phần bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật; nên di sản dùng vào việc thờ cúng
đã bị giảm bớt. Còn trong trường hợp người lập di chúc định đoạt toàn bộ di
5


sản dùng vào việc thờ cúng mà không có người thừa kế không phụ thuộc nội
dung của di chúc, toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ đúng theo ý chí
định đoạt của người lập di chúc, khi đó không có di sản để chia theo di chúc
cho những người thừa kế.
Trường hợp hai: Nếu người lập di chúc định đoạt một phần di sản vào
việc thờ cúng, phần còn lại sẽ định đoạt cho những người thừa kế hưởng trong
di chúc có hiệu lực pháp luật.
- Nếu không có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì
quyền định đoạt của người lập di chúc sẽ không bị hạn chế. Trong khối di sản
của người chết để lại thì di sản thừa kế theo di chúc và di sản dùng vào việc
thờ cúng sẽ tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu di sản thừa kế mà càng lớn thì di sản
dành cho việc thờ cúng sẽ càng nhỏ và ngược lại nếu di sản thừa kế mà càng
nhỏ thì di sản dành cho việc thờ cúng sẽ càng lớn.
- Nếu có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì những
người thừa kế này phải được bảo đảm hưởng đủ 2/3 suất thừa kế theo pháp
luật, nếu chưa đủ thì phần còn thiếu sẽ được trích ra theo tỷ lệ từ di sản thừa
kế theo di chúc và di sản dùng vào việc thờ cúng.
Trường hợp ba: Người lập di chúc định đoạt một phần tài sản của mình
trong di chúc cho những người thừa kế và dành cho việc thờ cúng, phần còn
lại không định đoạt cho ai hưởng.
- Nếu không có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì
phần di sản không định đoạt theo di chúc sẽ được đem chia theo pháp luật; còn
phần di sản chia theo di chúc và di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được đem

chia theo đúng ý chí của người lập di chúc đã định đoạt trong di chúc.
- Nếu có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, người
lập di chúc truất quyền hưởng di sản thừa kế của những người thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc hoặc định đoạt hết di sản cho những người
6


thừa kế khác, phần di sản mà những người thừa kế này được hưởng từ phần di
sản không được định đoạt theo di chúc để đảm bảo quyền lợi của họ, nghĩa là
phần di sản mà những người thừa kế này được hưởng lớn hơn hoặc bằng 2/3
suất thừa kế theo pháp luật, thì quyền định đoạt của người lập di chúc không
bị hạn chế, khi đó thì di sản thừa kế và di sản dùng cho việc thờ cúng được giữ
nguyên. Nếu những người thừa kế này chưa được hưởng đủ 2/3 suất thừa kế
theo pháp luật thì phần còn thiếu sẽ được trích ra theo tỷ lệ từ phần di sản chia
theo pháp luật và di sản dùng vào việc thờ cúng. Nếu người lập di chúc có cho
người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nhưng ít hơn 2/3 suất
thừa kế theo pháp luật, nghĩa là tổng phần di sản được hưởng từ di chúc với
phần di sản được hưởng từ phần di sản không được định đoạt cho ai hưởng
vẫn nhỏ hơn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì khi đó di sản thừa kế và di sản
dùng vào việc thờ cúng sẽ bị cắt giảm. Còn nếu như tổng của hai phần di sản
này đã đảm bảo cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì
di sản thừa kế và di sản dùng vào thờ cúng sẽ được giữ nguyên.
2. Di sản dùng để di tặng
Di tặng là việc để lại di sản giành một phần trong số di sản để tặng cho
người khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong một di chúc có hiệu lực
pháp luật.
Pháp luật dưới chế độ cũ của Việt Nam trước đây quy định về vấn đề “sinh
thời phân sản”, “sinh thời tặng dữ” và “di tặng nhân tử”. “Sinh thời phân
sản” được hiểu là người có tài sản có quyền chia và giao tài sản tạm thời cho
con cháu và mọi người khác trong gia đình lúc còn sống, trên nguyên tắc

người có tài sản có thể truất bãi việc chia bất cứ khi nào. “Sinh thời tặng dữ”
được hiểu là một người lấy một phần tài sản của mình tặng cho người khác,
người tặng cho khi đó vẫn còn sống và người được tặng cho chấp nhận. Còn
“di tặng nhân tử” được hiểu là một người lấy một phần tài sản của mình cho
7


người khác nhưng chỉ có thể thực hiện được sau khi người để lại di sản đó đã
chết.
Từ năm 1945 cho đến trước khi Bộ luật dân sự 1995 ở nước ta ra đời thì
không có quy định nào về di tặng. Cho đến khi có Bộ luật dân sự 1995 và hiện
nay là Bộ luật dân sự 2005 thì đã quy định về di tặng. Điều 671 Bộ luật dân sự
2005 :Di tặng
1.Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho
người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2.Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần
được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ
tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện
phần nghĩa vụ còn lại của người này.
Theo quy định này của pháp luật thì “Việc di tặng phải được ghi rõ trong
di chúc” có nghĩa là việc người để lại di sản dành một phần trong số di sản
của mình để tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ý chí của mình trong
di chúc. Vì vậy, hiệu lực của di tặng sẽ xác định theo hiệu lực của di chúc.
Điều đó có nghĩa là di tặng và di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế và
người được di tặng phải còn sống tại thời điểm đó. Bản chất của di tặng cũng
giống như hợp đồng tặng cho với tính không đền bù, mặc dù di tặng chỉ thể
hiện ý chí đơn phương của người di tặng, khi người được di tặng đồng ý thì họ
có quyền hưởng di sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà người
chết để lại. Nhưng để bảo vệ chính đáng của người chủ nợ thì pháp luật quy
định nếu toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập

di chúc để lại thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn
lại của người này.
Di tặng và di sản thừa kế theo di chúc có điểm giống nhau là đều thuộc vào
phần tài sản trong tổng khối di sản của người chết để lại, chính do vậy mà việc
8


xác định giá trị của di tặng không thể vượt ra khỏi phạm vi của khối di sản của
người chết để lại. Nhưng di tặng khác với thừa kế theo di chúc là người được
thừa kế theo di chúc phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng với phần di sản của họ
được hưởng, còn người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ đối với
phần di sản được di tặng trừ trường hợp toàn bộ tài sản không đủ để thanh
toán nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại thì phần di tặng cũng được dùng
để thanh toán nghĩa vụ đó. Do vậy thì trước hết phải thanh toán các nghĩa vụ
về tài sản của người chết để lại từ khối di sản của người chết và tuân theo thứ
tự ưu tiên được quy định tại Điều 683 Bộ luật dân sự 2005 Thứ tự ưu tiên
thanh toán: “Các nghĩa vụ và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được
thanh toán theo thứ tự sau đây :
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
9. Chi phí do việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác”
Sau đó mới xác định được phần di tặng.
Trường hợp một: Trường hợp người lập di chúc để lại toàn bộ di sản vào

việc di tặng trong di chúc có hiệu lực pháp luật. Khi đó phải đảm bảo cho
những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng bằng
2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Và di tặng lúc này sẽ là số di sản còn lại sau
khi đã trừ đi phần di sản mà những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
9


dung di chúc được hưởng. Khi ấy thì phần di sản dùng cho di tặng đã bị cắt
giảm, trường hợp sau khi trừ đi phần di sản mà những người thừa kế không
phụ thuộc vào di chúc được hưởng mà không còn di sản thì không có di tặng.
Nếu như không có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì
sau khi trừ đi các khoản nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại mà còn di sản
thì nó sẽ thuộc về người được di tặng theo định đoạt trong di chúc của người
để lại di sản.
Trường hợp hai: Người lập di chúc định đoạt một phần di sản cho di
tặng, phần còn lại định đoạt cho những người thừa kế theo di chúc. Người để
lại di sản mà toàn bộ nghĩa vụ phải trả nhỏ hơn tổng khối di sản. Trong trường
hợp này pháp luật dự liệu nếu phần di sản để chia thừa kế không đủ để thực
hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại thì người được di tặng phải trích
một phần di sản được hưởng để thực hiện nốt nghĩa vụ đó. Có nghĩa khi đó di
tặng là phần di sản còn lại sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài sản và các
chi phí liên quan đến di sản thừa kế. Như vậy thì khi di sản chưa chia mà
người để lại di sản thừa kế có nghĩa vụ thì người thừa kế lấy di sản chuyển cho
những người được di tặng, phần còn lại thực hiện nghĩa vụ tài sản và chia cho
những người thừa kế. Di sản đã chia cho người được di tặng và những người
thừa kế, thì những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản
mình được hưởng. Khi toàn bộ di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì
người được hưởng di tặng phải dùng một phần di sản mà mình được tặng để
thực hiện nghĩa vụ đó.
Sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản và các chi phí liên quan đến

thừa kế, toàn bộ khối di sản của người để lại di tặng chỉ còn lại một phần bằng
với di tặng hoặc thấp hơn di tặng xác định được, phần này sẽ thuộc về người
được di tặng. Một phần di sản mà người lập di chúc dành để di tặng cho người
khác có thể là một khoản tiền cụ thể hay được chỉ chính xác là một vật cụ thể.
10


Di tặng là một khoản tiền xác định trong di chúc thì người được di tặng sẽ
được hưởng khoản tiền xác định này. Còn nếu di tặng là một vật vẫn còn tồn
tại ở thời điểm mở thừa kế thì vật đó thuộc về người được di tặng, việc di tặng
sẽ không thực hiện được theo đúng ý chí của người lập di chúc khi mà tại thời
điểm mở thừa kế vật đó không còn tồn tại. Hơn nữa trong trường hợp toàn bộ
di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ do người chết để lại thì di tặng là vật
hay tiền thì nó cũng sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ đó.
Trường hợp ba: Trường hợp người lập di chúc định đoạt một phần di sản
để di tặng, phần còn lại không được định đoạt thì chia theo pháp luật. Những
người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng phần di sản
trong phần di sản không được định đoạt với đủ 2/3 suất thừa kế theo pháp luật,
khi đó di tặng sẽ không bị cắt giảm. Những người thừa kế chưa hưởng đủ 2/3
suất thừa kế theo pháp luật thì phần còn thiếu sẽ được trích từ di tặng. Lúc đấy
di tặng sẽ là phần còn lại sau khi trừ đi phần di sản dành cho những người
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
III. THỰC TẾ NHỮNG VƯỚNG MẮC LIÊN QUAN ĐẾN DI SẢN
DÙNG CHO VIỆC THỜ CÚNG VÀ DI TẶNG
1. Vấn đề vướng mắc đến di sản dùng vào việc thờ cúng
Căn cứ xác lập, chuyển giao di sản dùng vào việc thờ cúng phải do người
có tài sản lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và phần
đó không được chia thừa kế. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng là
người được chỉ định trong di chúc. Biết rằng người lập di chúc có quyền chỉ
định bất kì ai quản lí di sản dùng vào thờ cúng: người thuộc diện thừa kế theo

pháp luật hoặc người không thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Nếu người
được giao quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc diện thừa kế
theo pháp luật đã không thực hiện đúng di chúc thì những người thừa kế khác
có quyền yêu cầu người đó chuyển giao di sản dùng vào việc thờ cúng đó cho
11


mình hay không? Vấn đề này chưa được làm rõ, do vậy trên thực tế khó mà
thực hiện được.
Khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp
người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần
di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ
định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ
định không thực hiện đúng di chúc hoặc không thỏa thuận của người thừa kế
thì người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho
người khác quản lí để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không
chỉ định người quản lí di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người
quản lí di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di
chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản
lí di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”. Quy
định này không thể áp dụng được trên thực tế vì những lí do:
- Nếu người lập di chúc chỉ định một người thuộc diện thừa kế theo pháp
luật quản lí di sản thờ cúng đồng thời cũng chỉ định người đo thừa kế theo di
chúc phần di sản còn lại và trong trường hợp người đó chết, ai sẽ hưởng di sản
dùng vào việc thờ cúng.
- Nếu người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ định cho một người
không thuộc diện thừa kế theo pháp luật quản lí, phần chia di sản còn lại được
định đoạt cho những người không thuộc diện thừa kế theo pháp luật được
hưởng. Sau đó những người thừa kế theo di chúc nói trên đều chết, di sản thờ
cúng đó sẽ thuộc về ai?

- Trong điều luật xác định số lượng người thừa kế theo di chúc là số đông,
nhưng theo quy định pháp luật người lập di chúc có quyền chỉ định một hoặc
nhiều người thừa kế theo di chúc và người đó có thể là bất kì ai.

12


Điều 670 Bộ luật dân sự đã không dự liệu hết được những tình huống phát
sinh trên thực tế có sự liên quan đến di sản thờ cúng. Do vậy mà trên thực tế
xảy ra nhiều tranh chấp. Đây là loại tranh chấp liên quan đến phong tục, tập
quán, quan niệm và lễ nghi lễ của từng địa phương ở Việt Nam. Trong khi các
quan điểm của pháp luật về di sản thờ cúng còn quá ít và mang tính sơ lược,
hiện nay thì chỉ có quy định ở khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự. Chính vì vậy
các tầng lớp dân cư khi thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến vấn để di
sản dùng vào việc thờ cúng gặp không ít khó khăn và việc giải quyết vấn đề
tranh chấp thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn gặp lúng túng. Các án
kiện tranh chấp về di sản thờ cúng diễn ra ở nhiều khía cạnh và trong đó phổ
biến nhất là việc tranh chấp nhà thờ họ và sự định đoạt của người để lại di sản.
Một số vụ án điển hình như sau:
a.Vụ án của gia đình ông Đỗ Xuân Khắc.
Nguyên đơn là ông Đỗ Xuân Khắc, bà Đỗ Thị Minh, bà Đỗ Thị Ninh và bị
đơn là ông Đỗ Xuân Duyệt. Tình tiết: Ông Mô là con trai của cụ Khải và cụ
Lèo. Ông Khắc, ông Duyệt, bà Minh, bà Ninh là con đẻ của cụ Mô. Di sản
tranh chấp là nhà thờ năm gian cùng với sân phơi và bếp ở Mai Dịch, Cầu
Giấy, Hà Nội hiện nay đang do ông Duyệt quản lý và sử dụng. Ông Khắc cho
rằng tài sản trên là do cụ Khải để lại chứ không phải là nhà thờ của chi họ Đỗ
Xuân, nên phải xác định lại là di sản thừa kế để chia cho cả bốn người con của
cụ. Theo ông Duyệt, nhà và đất đang tranh chấp là nhà dành cho con trưởng
quản lý để thờ cúng tổ tiên. Nhà này trước đây do cụ Khải quản lý, sử dụng rồi
sau đó giao lại cho cụ Mô, cụ Mô chết, nhà đó giao lại cho ông Duyệt quản lý

và sử dụng làm nơi thờ cúng theo tập quán và tuyệt nhiên không cần định đoạt
bằng di chúc, vì thế nên không được chia thừa kế.
Án sơ thẩm quyết định:
- Bác yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn
13


- Xác định di sản trên là nhà thờ chi họ Đỗ Xuân
Các nguyên đơn kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: Hủy án sơ
thẩm, giao vụ án cho tòa án nhân dân quận Cầu Giấy giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm với nhận định: Nhà và đất thuộc sở hữu của cụ Khải nên phải xác định là
di sản thừa kế để chia. Án sơ thẩm lần 2 quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn
- Vì cụ Mô chết không để lại di chúc nên tài sản trên được chia theo pháp
luật
Ông Duyệt kháng cáo yêu cầu chia thừa kế vì đó là di sản dùng vào thờ
cúng. Án phúc thẩm quyết định giữ nguyên như án sơ thẩm
b. Vụ án tranh chấp của chị Gái và anh Sưởng ở Từ Sơn, Bắc Ninh
Di sản là căn nhà năm gian tọa lạc trên 700m 2 đất được truyền từ đời này
sang đời khác chăm nom và thờ cúng tổ tiên theo gia phả dòng họ Lê. Song
Tòa án nhân dân cả hai cấp đều bác đơn yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn
và đều xác định ngôi nhà thờ năm gian trên thửa đất 700m 2 ở Đồng Kỵ, Từ
Sơn, Bắc Ninh là di sản thờ cúng của dòng họ Lê.
Qua cách giải quyết 2 vụ án trên cho thấy nhận thức và cách giải quyết giải
quyết giữa các tòa án là hoàn toàn khác nhau, mặc dù cả hai trường hợp người
để lại di sản không lập di chúc. Điều này một phần do trình độ chuyên môn
của một bộ phận đội ngũ cán bộ xét xử còn chưa đảm bảo yêu cầu… Thực tế
này đã dẫn đến nhiều việc phát sinh vì tranh chấp liên quan đến di sản thờ
cúng và sự không thống nhất trong đường lối xét xử của các cấp tòa án hiện
nay.

2. Vấn đề vướng mắc liên quan đến di tặng
Điều 671 Bộ luật dân sự 2005 Di tặng: “1. Di tặng là việc người lập di
chúc dánh một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được
ghi rõ trong di chúc. 2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài
14


sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để
thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được
dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” đã quy định về người
lập di chúc có quyền dành một phần di sản của mình để di tặng cho người
khác. Nhưng lại không quy định tính chất của phần di tặng đó là vật đặc định
hay vật cùng loại hay một quyền về tài sản, điều luật chỉ định lượng mà không
định tính di sản dùng để di tặng. Vì quyền về tài sản cũng là di sản thừa kế và
phần di tặng là một phần trong khối di sản đó. Do vậy quyền sử dụng đất của
cá nhân, pháp luật quy định cũng được coi là di tặng, căn cứ vào Điều 634 Bộ
luật dân sự năm 2005 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Nếu lập luận di tặng chỉ có thể là vật đặc định thì “ một phần di sản để
tặng cho người khác” mà pháp luật đã quy định được hiểu khác với di sản của
người chết để lại trên cơ sở nào? Nếu khẳng định di sản dùng để di tặng là vật
đặc định thì khẳng định đó chỉ là sự suy đoán cá nhân mà thôi.
Điều 671 Bộ luật dân sự quy định về di tặng cũng khó áp dụng như Điều
670 bộ luật dân sự quy định về di sản dùng cho việc thờ cúng và đều có sự
giống nhau là không rõ ràng, không sát với thực tế.
Đặc biệt với loại việc chia thừa kế có liên quan đến thẩm quyền giải quyết
đất đai là một vấn đề phức tạp, là một thực trạng cần phải có những văn bản
pháp luật quy định rõ ràng, phù hợp hơn.
Tương tự như đối với di sản dùng vào việc thờ cúng, việc quy định cụ thể
“một phần di sản” dùng để di tặng chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong khối

di sản của người chết để lại.
Hơn nữa tại khoản 2 Điều 671 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “ Người
được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng,
trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của
15


người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa
vụ còn lại của người này”. Chính quy định này dẫn đến cách hiểu không
thống nhất về nội dung của điều luật. Bởi các nhà làm luật đã quy định người
được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng,
trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại. Vì thế chúng ta nên hiểu thế nào là “toàn bộ di sản”. Nếu
hiểu theo nghĩa toàn bộ di sản gồm toàn bộ di sản bao gồm: di sản giành cho
người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, di tặng, di sản dùng vào
việc thờ cúng và di sản chia theo di chúc, thì toàn bộ di sản bao gồm cả di
tặng. Cả di tặng được đem ra thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc
thì không thể quy định nếu toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài
sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần
nghĩa vụ còn lại của người để lại di sản thừa kế.
Đây là những vấn đề còn tồn tại và cần có những hướng khắc phục những
vướng mắc này để phù hợp với đời sống xã hội và áp dụng được ở nước ta. Từ
đó nhằm nâng cao hiệu quả của việc xử lí các tranh chấp về thừa kế ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay và về sau này.
IV. HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ DI SẢN
DÙNG VÀO THỜ CÚNG VÀ DI TẶNG
1. Về vấn đề di sản dùng vào thờ cúng
* Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự
năm 2005: “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản
dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được

giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc
thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc theo
thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao
phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.
16


Nhưng do không quy định cụ thể di sản dùng vào việc thờ cúng chiếm tỉ lệ
bao nhiêu trong tổng khối di sản của người chết để lại nên có nhiều cách hiểu
khác nhau về vấn đề này:
- Thứ nhất: một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là một phần nhỏ trong
tổng khối di sản của người chết để lại, nếu tổng khối di sản do người chết để
lại được chia thành nhiều phần bằng nhau thì một phần không thể quá ½ khối
di sản đó.
- Thứ hai: Người lập di chúc có quyền định đoạt toàn bộ hay một phần vào
việc thờ cúng thì khi đó một phần có thể lớn hơn ½ tổng khối di sản.
Vì vậy để cho mọi người có cách hiểu đúng đắn về vấn đề này thì cần phải
có những văn bản hướng dẫn cụ thể để tránh hiểu nhầm và có sự định đoạt
đúng đắn về phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Cách hiểu thứ hai được xem
là phù hợp hơn với bản chất pháp luật quy định về vấn đề di sản dùng cho việc
thờ cúng. Tuy nhiên người lập di chúc có thể để lại toàn bộ di sản dùng vào
việc thờ cúng nhưng lại bị hạn chế bởi quy định tại Điều 669 và khoản 2 Điều
670 Bộ luật dân sự 2005.
Như vậy trong luật nên quy định cụ thể tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng
trong tổng khối di sản mà người chết để lại sau khi thanh toán các nghĩa vụ và
chi phí liên quan đến di sản để tránh cách hiểu khác nhau dẫn đến áp dụng sai
pháp luật. Nên chăng pháp luật nên quy định một phần di sản dùng vào thờ
cúng ít nhất bằng với một suất thừa kế theo pháp luật.
* Đoạn 3 khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Trong
trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di

sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý di sản đó trong số những
người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”. Quy định này còn khó hiểu và khó
áp dụng, không phù hợp với thực tế đời sống và trái với Điều 645 Bộ luật dân
sự năm 2005 như đối với trường hợp những người thừa kế theo di chúc đều
17


chết nhưng thời hiệu khởi kiện chưa hết thì tại sao di sản lại thuộc về người
đang quản lý di sản thờ cúng. Mà hơn nữa thì di sản thờ cúng không chỉ đơn
thuần là tài sản có giá trị về mặt vật chất mà nó còn gắn liền với truyền thống,
danh dự của cả gia đình, dòng họ, các thành viên trong gia gia đình, chính do
vậy mà không được chiếm đoạt trái với ý chí của cả gia đình, dòng họ. Do đó
Đoạn 3 khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 nên được sửa đổi cho phù
hợp với đời sống và phong tục truyền thống tốt đẹp của nhân dân, di sản thờ
cúng không chỉ do những người lập di chúc định đoạt mà còn xác định theo sự
thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thờ
cúng đó.
* Pháp luật cũng nên quy định thêm trong điều luật về quyền và nghĩa vụ
của người quản lí di sản thờ cúng, trong đó cần chú trọng đặc biệt về nghĩa vụ
và quyền được hưởng hoa lợi, lợi tức từ phần di sản thờ cúng mà mình đang
quản lí.
* Pháp luật cũng cần quy định về việc khi nào thì sẽ chấm dứt quản lí đối
với di sản thờ cúng.
2. Vấn đề di sản di tặng
Di sản được dùng để di tặng được quy định tại Điều 671 Bộ luật dân sự
năm 2005 “Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng
cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.”
- Cũng giống như quy định về vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng thì
việc không quy định rõ rằng “một phần di sản” là bao nhiêu trong tổng số di
sản của người lập di chúc để lại. Chính vì vậy pháp luật cũng cần phải có

những văn bản hướng dẫn thi hành đối với trường hợp đó để tránh những sự
hiểu sai, hiểu khác nhau và không đúng với ý chí của người lập di chúc để lại.
Do vậy theo em cũng giống như di sản dùng vào việc thờ cúng thì có thể quy

18


định rằng một phần di sản thì ít nhất sẽ là bằng một suất thừa kế theo pháp
luật.
- Tại khoản 2 Điều 671 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người được di
tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ
trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người
lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn
lại của người này”. Chính từ quy định này dẫn đến cách hiểu không thống
nhất về nội dung của điều luật. Bởi các nhà làm luật đã quy định người được
di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần mình được di tặng,
trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa tài sản. Vì vậy cho
nên cách hiểu thế nào là “toàn bộ di sản” cần phải xác định đúng đắn. Nếu mà
“toàn bộ di sản” được xác định là di sản dành cho người thừa kế mà không
phụ thuộc vào nội dung di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng và di
sản chia theo thừa kế thì sẽ vụ bao gồm cả di tặng. Khi đó cả di tặng cũng
được đem ra để thanh toán nghĩa vụ về tài sản thì không thể quy định rằng nếu
toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc
để lại thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của
người để lại di sản thừa kế. Do vậy trong Điều luật này nên thay đổi cụm từ
“toàn bộ di sản” bằng cụm từ “ di sản thừa kế” thì sẽ hợp lí hơn.
- Do di tặng thường nhằm mục đích là tặng cho người khác để làm kỉ niệm
cho nên có nhiều trường hợp di tặng là đồ vật. Chính do vậy pháp luật nên có
quy định đối với trường hợp di tặng là đồ vật, khi mà đồ vật đó không còn tồn
tại ở thời điểm mở thừa kế thì cần để đảm bảo một phần quyền lợi của người

được di tặng. Pháp luật cần có quy định rằng khi mở thừa kế mà phần di tặng
là đồ vật không còn thì những người được hưởng thừa kế theo di chúc và theo
pháp luật sau khi đã thực hiện nghĩa vụ và các chi phí về tài sản xong thì sẽ
phải trích theo tỉ lệ tương ứng để mua lại đồ vật đó cho người được di tặng.
19


Trong trường hợp không thể thay thế được đồ vật đó thì cũng có thể chi trả
bằng tiền.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích một số vấn đề của di sản dùng vào việc thờ cúng và di
tặng ta có thể nhận thấy rằng đây là vấn đề đáng chú ý. Trên thực tế thì còn rất
nhiều vướng mắc liên quan đến nó và cũng chính do vậy nên có nhiều vụ việc
tranh chấp. Trong thời gian sớm nhất mong rằng pháp luật sẽ có sự điều chỉnh
thích hợp để hoàn thiện hơn về những vấn đề liên quan đến di sản dùng vào
việc thờ cúng và di tặng.

20


MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập I,
nxb CAND, Hà Nội, 2009.
2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2009.
3. Bộ luật dân sự năm 2005, nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007
4. Phùng Trung Tập, Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ

năm 1945 đến nay, nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004
5. Phùng Trung Tập, “Di sản dùng vào việc thờ cúng trong mối lên hệ với
di sản thừa kế”, Tạp chí luật học, số 1/2007
6. Phùng Trung Tập, “Di tặng trong mối liên hệ với di sản thừa kế”, Tạp
chí tòa án nhân dân, số 06/2003.
7. Ts Trần Thị Huệ, Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam –
Những vấn đề lí luận và thực tiễn, nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011
21


8. Nguyễn Thị Thu Thủy, Xác định di sản thừa kế theo di chúc theo quy
định của pháp luật hiện hành, Hà Nội 2010.

22



×