Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài tập lớn học kỳ hình sự chiếm đoạt tài sản qui định của bộ luật về các tội xâm phạm sở hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.8 KB, 8 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chiếm đoạt tài sản là hành vi nắm giữ, quản lí trái phép tài sản của người khác, pháp
nhân khác mà không có căn cứ, trái pháp luật, đủ điều kiện khách quan để định đoạt trái pháp
luật tài sản này. Và người chiếm đoạt tài sản đã tạo cho mình khả năng định đoạt, sử dụng trái
pháp luật tài sản đó. Nói cách khác, chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm
đoạt lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lí, sử dụng, định đoạt. Để hiểu
rõ hơn về vấn đề này em xin lựa chọn đề bài số 3 với nội dung như sau:
“A có ý định chiếm đoạt tài sản của B. A rủ B đi chơi công viên. Lợi dụng lúc B không
để ý, A lén lút lấy ví của B, trong ví có 2.700.000 đồng.
Câu hỏi:
1. Hành vi của A mang tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể hay không đáng kể? Giải thích rõ
tại sao.
2. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản.
3. Giả sử A chấp hành hình phạt 7 năm tù về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS và
vừa ra tù được 1 ngày lại phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS thì hành vi
phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Giải thích rõ tại sao.
4. Căn cứ vào cách phân loại cấu thành tội phạm theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi được cấu thành tội phạm phản ánh, hãy xác định loại cấu thành tội phạm đối với tội trộm
cắp tài sản.
5. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A và giải thích rõ tại sao.
6. Giả sử hành vi phạm tội của A thỏa mãn hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được qui
định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, Tòa án có thể tuyên hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt đối với A không? Giải thích rõ tại sao.”

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chúng ta đã biết hành vi chiếm đoạt tài sản có thể được tiến hành bằng cách như: lừa
đảo, trộm cắp, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, bắt cóc người nhằm mục đích lấy tài
sản. Trong pháp luật hình sự, chiếm đoạt được xác định là mục đích của người gây án trong
một số hành vi xâm phạm sở hữu.
Trong tình huống trên, ta thấy A đã phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS. Ta
khẳng định được như vậy là dựa trên cơ sở lí thuyết:


Về phương diện lí luận, tội “trộm cắp tài sản” là một loại tội phạm có dấu hiệu hành vi
khách quan khá đơn giản: “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người
khác”. Hành vi của A là có ý định chiếm đoạt tài sản của B nên A đã rủ B đi chơi công viên.
Lợi dụng lúc B không để ý, A lén lút lấy ví của B, điều đó khẳng định A hoàn toàn có đủ năng
lực trách nhiệm hình sự.
Vậy, xét về mặt chủ thể: Nếu không nhắc tới vấn đề độ tuổi thì A thỏa mãn yếu tố này
(có ý định chiếm đoạt tài sản của B nên A đã có đủ năng lực TNHS). Xét về mặt chủ quan thì
đó là lỗi cố ý trực tiếp. Khách thể trong trường hợp này là quan hệ sở hữu được pháp luật bảo
1


vệ, cụ thể đó là cái ví của B trong đó có 2.700.000 đồng. Về mặt khách quan thì A có hành vi
lén lút (lừa rủ B đi công viên rồi lợi dụng lúc B không để ý lén lút lấy ví của B). Từ những dấu
hiệu trên thì ta có thể khẳng định B phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS.
1. Hành vi của A mang tính đáng kể hay chưa đáng kể? Giải thích rõ tại sao.
Theo LHSVN, hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi không phải
là tội phạm qua bốn dấu hiệu. Đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật
và tính phải chịu hình phạt.
Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu
hiệu khác của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị qui định trong luật hình sự là tội phạm và phải
chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội.
Nguy hiểm cho xã hội, về mặt khách quan có nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là các quan hệ xã hội tương
đối quan trọng hoặc quan trọng và khi bị xâm hại có thể gây ra thiệt hại hoặc những ảnh
hưởng đáng kể cho điều kiện phát triển của chế độ XHCN.
Hành vi trên của A là mang tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể.
Ta khẳng định được điều đó là dựa trên cơ sở lí thuyết:
Theo khoản 3 Điều 8 BLHS qui định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
qui định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm

phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa...”
Tội trộm cắp tài sản đã được qui định trong khoản 1 Điều 138 BLHS “Người nào trộm
cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc
dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành
vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tái sản, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm, hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.”
Đối chiếu với tình huống trên ta thấy: Nếu không nói gì về độ tuổi thì ta mặc định rằng
A đã có đầy đủ năng lực TNHS. A là chủ thể của tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS, A
đã xâm hại tới quyền sở hữu của B đối với tài sản của mình lấy đi tài sản trị giá 2.700.000
đồng. Với việc chiếm đi tài sản trị giá lớn hơn hai triệu đồng thì A đã bị truy cứu TNHS về tội
trộm cắp tài sản.
Như vậy, hành vi của A mang tính nguy hiểm cho xã hội là không đáng kể.
2. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản
Phân loại tội phạm là việc chia tội phạm theo căn cứ cụ thể thành những nhóm tội phạm
khác nhau nhằm mục đích nhất định. Phân loại tội phạm trong LHSVN là hoạt động lập pháp
chứ không phải hoạt động áp dụng pháp luật, cũng như hoạt động nghiên cứu luật. Trong
2


BLHS hiện hành, tội phạm được phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội, theo tính chất
có lỗi của người thực hiện và theo nhóm quan hệ xã hội bị xâm phạm. Theo mức độ nguy
hiểm cho xã hội tội phạm được phân loại thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; theo tính chất có lỗi tội
phạm được phân thành tội phạm cố ý, tội phạm vô ý và theo nhóm quan hệ xã hội bị xâm hại
BLHS chia thành mười bốn nhóm tội phạm khác nhau: tội phạm sở hữu, tội phạm xâm phạm
an toàn trật tự công cộng…
Chúng ta sẽ phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS phân loại tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất

nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng - Đây cũng là cách phân loại tội phạm cơ bản,
quan trọng và ý nghĩa nhất.
Theo khoản 3 Điều 8 BLHS qui định với nội dung đã nêu ở phần 1 thì ta thấy:
- Khoản 1 Điều 138 BLHS qui định với nội dung như đã nêu ở trên thì ta thấy mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản là đến ba năm tù. Theo khoản 3 Điều 8
BLHS thì với mức hình phạt cao nhất đối với tội ấy là đến ba năm tù thì tội phạm đó thuộc loại
tội phạm ít nghiêm trọng.
Như vậy, khoản 1 Điều 138 BLHS qui định loại tội phạm ít nghiêm trọng.
- Khoản 2 Điều 138 BLHS qui định: “phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.”
Theo khoản 2 Điều 138 BLHS thì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
bảy năm tù. Theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì với mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là đến bảy năm tù thì đó thuộc loại tội nghiêm trọng.
Như vậy, khoản 2 Điều 138 qui định loại tội phạm nghiêm trọng.
- Theo khoản 3 Điều 138 BLHS qui định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.”
Theo khoản 3 Điều 138 BLHS thì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
đến mười lăm năm tù. Theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì với mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù thì đó thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Như vậy, khoản 3 Điều 138 BLHS qui định loại tội phạm rất nghiêm trọng.
3



Khoản 4 Điều 138 BLHS qui định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”
Theo khoản 4 Điều 138 BLHS qui định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì với
mức án cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân
hoặc tủ hình thì đó là tội đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, khoản 4 Điều 138 qui định loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Khoản 5 Điều 138 BLHS qui định: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.” Đây là quy định về hình phạt bổ sung, có thể được đi
kèm với hình phạt chính nhằm tước đi những quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động
đến tình trạng tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức người phạm tội.
Vậy, với sự phân loại tội phạm trong Điều 138 BLHS theo qui định trong Điều 8 BLHS
thì chúng ta có thể phân loại tội phạm ra thành các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính nguy
hiểm của chúng cho xã hội.
3. Giả sử A chấp hành hình phạt 7 năm tù về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133
BLHS và vừa ra tù được một ngày lại phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138
BLHS thì hành vi của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Giải thích rõ tại sao.
Hành vi phạm tội của A là tái phạm. Ta khẳng định được điều đó là dựa trên cơ sở lí
thuyết:
Khoản 3 Điều 8 BLHS có nội dung như đã nêu trên
Khoản 1 Điều 133 BLHS qui định tội cướp tài sản “ Người nào dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhầm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Khoản 1 Điều 138 BLHS qui định về tội trộm cắp tài sản đã nêu ở trên
Điều 49 BLHS qui định:
“1.Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý

hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án
tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
Điều 64 BLHS Đương nhiên xóa án tích
“Những người sau đây đương nhiên xóa án tích:
1. Người được miễn hình phạt.

4


2. Người bị kết án không phải về các tội qui định tại chương XI và chương XXIV của bộ luật
này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu bản án người đó không phạm
tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù
nhưng được hưởng án treo.
b) Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trương hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
Đối chiếu với tình huống trên ta thấy: A là người có năng lực TNHS đã trộm cắp tài sản
của B, đây là hành vi cố lỗi cố ý được thực hiện bằng hành động. A là chủ thể của tội phạm và
phải chấp hành hình phạt bảy năm tù về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS. Mà
theo khoản 1 Điều 133 BLHS thì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội cướp tài sản là
đến mười năm tù. Theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì với mức cao nhất của khung hình phạt ấy thì
đó là tội rất nghiêm trọng. Trong khi đó, A lại chưa được xóa án tích do theo Điều 64 BLHS
thì A đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, phải chịu hình phạt tù là bảy năm, nên để được xóa
án tích thì sau khi hết thời hiệu thi hành bản án thì A phái không được phạm tội mới trong thời
hạn là năm năm. Nhưng đối với trường hợp của A, thì ngay sau khi hết thời hiệu thi hành bản
án (vừa được ra tù) được một ngày thì A lại phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138

BLHS do đó A thực hiện hành vi tội phạm khi chưa được xóa án tích, và phạm tội theo khoản
1 Điều 138 thì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội của A là ba năm tù. Như vậy, theo
khoản 3 Điều 138 BLHS thì đó là tội ít nghiêm trọng.
Vì vậy, theo Điều 49 A thuộc trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại
phạm tội do cố ý (tội trộm cắp tài sản). Do vậy trường hợp của A sẽ được xét theo khoản 1
Điều 49 đó là tái phạm.
4. Căn cứ vào cách phân loại CTTP theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được
CTTP phản ánh, hãy xác định loại CTTP đối với tội trộm cắp tài sản.
CTTP là kết quả của sự phản ánh tội phạm trong luật hính sự, trong đó tội phạm được
mô tả qua các dấu hiệu đặc trưng về hình thức cấu trúc. Mô tả tội phạm trong BLHS được thể
hiện thông qua các dấu hiệu phản ánh các tình tiết thuộc các yếu tố CTTP là khách thể của tội
phạm, chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Một
trong những mục đích của việc mô tả tội phạm là để phân biệt giữa các trường hợp phạm tội
của cùng một tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội khác với trường hợp phạm tội thông
thường. Đây là sự mô tả tội phạm qua các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm
nhẹ.
Trong luật hình sự, do tính đa dạng của tội phạm có thể có nhiều CTTP khác nhau cho
từng loại tội phạm cụ thể. Trước hết, nhà làm luật xây dựng CTTP cơ bản cho mỗi loại tội
phạm. CTTP cơ bản là CTTP chỉ bao gồm dấu hiệu đặc trưng có ở mọi trường hợp phạm tội
của loại tội nhất định, thể hiện tính nguy hiểm của loại tội đó và cho phép phân biệt loại tội
5


này với loại tội khác. Trên cơ sở CTTP cơ bản, nhà làm luật xây dựng CTTP tăng nặng và
CTTP giảm nhẹ. Những CTTP này bao gồm những dấu hiệu của CTTP cơ bản và những dấu
hiệu bổ sung, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội (tăng hoặc giảm) của mỗi loại tội phạm.
Ba loại CTTP này của tội phạm cụ thể có thể cùng được ghi nhận trong cùng điều luật hoặc
trong những điều luật khác nhau. Trong BLHS Việt Nam, các loại CTTP của loại tội cụ thể
được qui định trong cùng điều luật. Ba loại CTTP phản ánh ba trường hợp phạm tội có sự khác
nhau đáng kể về mức độ nguy hiểm cho xã hội.

Ta có thể định nghĩa ba loại CTTP đó như sau:
- CTTP cơ bản là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội - dấu hiệu mô tả tôi phạm và cho phép
phân biệt tội này với tội khác.
- CTTP tăng nặng là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh
tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường
hợp bình thường).
- CTTP giảm nhẹ là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh
tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp
bình thường).
Khoản 1 Điều 138 BLHS qui định tội trộm cắp tài sản với nội dung đã nêu ở trên thì
đây là CTTP cơ bản.
- Khách thể của tội phạm: Quan hệ về tài sản - quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản của
mình.
- Chủ thể của tội phạm: Người thực hiện hành vi trộm cắp.
- Mặt khách quan của tội phạm: Chủ thể của tội phạm đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản
của người khác, đây là hành vi bị cấm tuyệt đối luôn không hợp pháp, được thực hiện bằng
hành động và gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đó là trộm cắp tài sản của người khác từ
hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Mặt chủ quan: Đây là lỗi cố ý.
Khoản 1 Điều 138 BLHS chỉ có dấu hiệu định tội không còn qui định thêm dấu hiệu phản ánh
mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên hoặc giảm đi đáng kể (so với bình thường) nào khác
vậy, khoản 1 Điều 138 BLHS là CTTP cơ bản.
Khoản 2, 3, 4 Điều 138 BLHS qui định về tội trộm cắp tài sản như đã nêu trên thì:
Đây là các CTTP tăng nặng. Do bên cạnh những dấu hiệu định tội còn chứa đựng những dấu
hiệu phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên đáng kể (so với trường hợp
bình thường), đó là các dấu hiệu được qui định trong khoản 2 là từ điểm a đến điểm g; ở khoản
3 là điểm a, điểm b; khoản 4 là điểm a, điểm b.
Như vậy, các khoản 2, 3, 4 là các CTTP tăng nặng.

6


Khoản 5 Điều 138 BLHS qui định: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”. Trong khoản 5 thì đây chỉ là một hình phạt bổ sung đi
kèm theo các hình phạt chính mà Tòa án quyết định chứ không phải là một CTTP cơ bản, tăng
nặng hay giảm nhẹ.
5. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A và giải thích rõ tại sao.
Trong LHSVN, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người phải chịu
TNHS theo LHSVN không phải vì đơn thuần người này đã có hành vi khách quan gây thiệt
hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó. Theo nguyên
tắc này LHSVN không chấp nhận việc “qui tội khách quan”, nghĩa là truy cứu TNHS con
người chỉ trên cơ sơ hành vi khách quan mà không xét đến lỗi của họ. Việc thừa nhận nguyên
tắc có lỗi trong luật hình sự chính là việc thừa nhận và tôn trọng tự do thực sự của con người.
Đó là cơ sở đảm bảo cho TNHS cso khả năng khách quan thực hiện được mục đích “…không
chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý
thức tuân theo pháp luật và nguyên tắc sống của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội
mới…” (Điều 27 BLHS).
Lỗi trong BLHS được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội mà nội
dung của nó là sự phủ định chủ quan những đòi hỏi của xã hội đã được thể hiện qua các đòi
hỏi cụ thể của luật hình sự. Lỗi cũng chỉ đặt ra cho những trường hợp trong đó có khả năng xử
sự phù hợp với xã hội và chủ thể đã không lựa chọn khả năng này. Với ý nghĩa là nội dung của
lỗi, quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội luôn thể hiện và tồn tại là quan hệ tâm lí
nhất định của chủ thể với hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Căn cứ vào mặt hình thức của lỗi ta
có định nghĩa về lỗi như sau: “lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức
cố ý hoặc vô ý”.
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lí của yếu tố lí trí và ý chí trong trường hợp có lỗi,
LHSVN chia lỗi thành hai loại lỗi đó là: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý gồm hai hình thức là cố
ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng gồm hai hình thức là vô ý do quá tự tin và vô ý do

cẩu thả.
Lỗi cố ý được qui định tại Điều 9 BLHS.
Điều 9 cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong các trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy
ra.
Lỗi vô ý được qui định tại Điều 10 BLHS
Điều 10 vô ý phạm tội
7


Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây
1. Người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho
xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội,
mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Đối chiếu với trường hợp trên ta thấy: A có lỗi trực tiếp. Khẳng định được như vậy là
dựa trên cơ sở:
Ta thấy: A đã có ý định chiếm đoạt tài sản của B nên A rủ B đi chơi công viên, rồi lợi dụng lúc
B không để ý A đã lén lút lấy ví của A.
- Về mặt lí trí: A hoàn toàn nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình,
tức là A nhận thức được rằng hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản của mình là trái với pháp
luật, là xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ về tài sản của B. A đã thấy trước được
hậu quả của hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đó là trộm cắp tài sản của B có trị giá
là 2.700.000 đồng.
- Về mặt ý chí: A mong muốn cho hậu quả xảy ra, tức là A muốn trộm cắp được tài sản của B.
Hậu quả của hành vi phạm tội của A đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích, mong

muốn của A
6. Giả sử hành vi của A thỏa mãn hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được qui
định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, Tòa án có thể tuyên hình phạt dưới mức thập nhất của
khung hình phạt đối với A không? Giải thích rõ tại sao.
Với trường hợp trên thì Tòa án có thể tuyên hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt đối với A bởi vì:
Theo Điều 47 BLHS qui định: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ qui định tại khoản 1 Điều
46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt mà điều luật đã qui định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
điều luật;…trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là
khung hình phạt nhẹ nhất cảu điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một khung hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn”
Đối chiếu với trường hợp trên ta thấy:
Hành vi của A thỏa mãn hai tình tiết giảm nhẹ TNHS được qui định tại Đều 46 BLHS như vậy
A hoàn toàn thỏa mãn điều kiện để có thể áp dụng quyết định hình phạt nhẹ hơn qui định của
Bộ luật, đó là A có thể chỉ bị Tòa tuyên hình phạt là tù từ 3 đến 6 tháng chứ không phải là cải
tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm như luật qui định.

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình huống trên chúng ta phần nào hiểu được
thêm về các qui định của BLHS, và đặc biệt là những qui định của bộ luật về các tội xâm
phạm sở hữu. Từ đó, giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về pháp luật nói chung và các qui định
của Bộ luật Hình sự nói riêng, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của mọi người.
8



×