Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập nhóm bình đẳng giới tại sao việc thực hiện chính sách bảo vệ, hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới yêu cầu đối với việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.22 KB, 15 trang )

MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

A, ĐẶT VẤN ĐỀ
Người mẹ - những người có ảnh hưởng sâu sắc trong cuộc sống của mỗi người
là người sinh thành, tạo dựng thế giới này. Những bàn tay dịu hiền của mẹ, của vợ,
của chị, của em ta mang đến cho cuộc đời nhành lúa, bông hoa, gieo mầm và nuôi lớn
baohoài bão, ước mơ… Tuy vậy trong dân gian lại có câu “trai thì năm thê bảy thiếp,
gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Từ xa xưa, quan niệm về người phụ nữ luôn thiệt
thòi về mọi mặt. Địa vị khả năng không được xã hội công nhận. Ngày này, với sự phát
triển về cả nhận thức quan điểm, vị thế của người phụ nữ đã phần nào được cải thiện,
tuy nhiên đây đó vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giới. Vì vậy nhà nước ta luôn có chính
sách quan tâm chú trọng trong vấn đề bảo vệ và hỗ trợ người mẹ, những chính sách đó
không bị coi là phân biệt đối xử về giới, bởi lẽ Bản chất của bình đẳng giới được hiểu
là sự tôn trọng, tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng phát triển, cùng nhau cống hiến
nhiều nhất cho xã hội và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân. Bài tiểu luận dưới đây
nhóm chúng em xin đi vào tìm hiểu vấn đề:“ Tại sao việc thực hiện chính sách bảo
vệ, hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới? Yêu cầu đối với việc
thực hiện áp dụng nguyên tắc này trong thưc tiễn”
Tuy nhiên do nhận thức còn nhiều hạn chế nên bài làm còn tồn tại những thiếu
sót mong các thầy cô giáo có thể rút kinh nghiệm cho nhóm chúng em đề bài làm
hoàn thiên hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Những vấn đề lí luận chung về phân biệt đối xử về giới và sự cần thiết

I.

bảo vệ và hỗ trợ người mẹ
1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm về giới.


Dưới góc độ luật học, Theo khoản 1, Điều 5 Luật Bình đẳng thì “Giới chỉ đặc
điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”
Giới có những đặc điểm cơ bản sau:
1


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

Thứ nhất: Giới được hình thành do quá trình xã hội cá nhân, do giáo dục,
không mang tính bẩm sinh, di chuyền và mang tính tập nhiễm.
Thứ hai: Giới đa dạng, khác nhau ở các vùng miền. Thứ ba Giới biến đổi theo
không gian, thời gian
Như vậy có thể thấy rằng giới có nguồn gốc xã hội do các điều kiện kinh tế,
văn hóa, xã hội chi phối.
b.

Khái niệm phân biệt đối xử về giới

Theo CEDAW sự phân biệt đối xử về giới trước hết thể hiện qua sự phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ. Sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ “ bao hàm bất kỳ sự
phân biệt loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính có tác dụng nhằm mục
đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực
hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác và trên cơ sở bình đẳng nam nữ,
bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào”.
Trên cơ sở khái niệm “sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” trong CEDAW,
Phân biệt đối xử về giới được ghi nhận tại khoản 5 điều 5 Luật bình đẳng giới: Là
việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam

và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và
gia đình.
c.

Sự cần thiết bảo vệ và hỗ trợ người mẹ.

Ngày nay, hơn một nửa dân số thế giới là phụ nữ và phụ nữ đóng vai trò quan
trọng trong đời sống gia đình và xã hội. Nhưng bất chấp thực tế này, trong nhiều nền
văn hoá, phụ nữ không những không được đánh giá và đối xử đúng với năng lực và vị
trí thực tế của mình, mà còn là đối tượng của những định kiến tiêu cực, nặng nề và
chịu sự phân biệt trong đối xử. Tuy nhiên, với gia đình thì người phụ nữ gắn liền với
chức năng sinh con, xét đến chức năng này thì có thể thấy vai trò của người phụ nữ là
rất lớn, không có người phụ nữ thì xã hội không được duy trì. Mặt khác xét đến vai trò
2


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

của người phụ nữ trong xã hội thì yếu tố kể đến đầu tiên đó chính là: đảm bảo lực
lượng lao động cho đất nước, hay đảm bảo chất lượng dân số, đời sống và cải thiện
cuộc sống… Với một số vai trò kể như trên thì có thể thấy vai trò của người phụ nữ là
rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Nhưng trên thực tế có một bộ phận không coi
trọng phụ nữ, rất nhiều người phụ nữ bị đối xử tệ bạc, thậm chí họ không được coi
trọng trong xã hội.Nhiều phụ nữ có tài năng, có khả năng cống hiến nhưng đã không
được xã hội trọng dụng. Một trong các vấn đề hay nổi lên gần đây đó chính là vấn nạn
bạo hành gia đình, một vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm rất nhiều. Chủ
yếu người phụ nữ phải chịu thiệt thòi rất nhiều, chính vì vậy mà hơn bao giờ hết cần
thiết phải đưa ra các biện pháp để bảo vệ và hỗ trợ người mẹ.

Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Người phụ
nữ luôn có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc
bảo vệ, hỗ trợ người mẹ nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, tư vấn sức khỏe
sinh sản một cách kịp thời là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Bởi vậy việc thực
hiện chính sách bảo vệ, hỗ trợ người mẹ là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng.
2, cơ sở pháp lí
Bảo vệ hỗ trợ người mẹ là quan điểm cơ bản của nhà nước ta trong quá trình lập
pháp và thực hiện pháp luật, đồng thời thể hiện sự “nội luật hóa” các quy định của
CEDAW
- Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ khi ra đời đến nay luôn quan tâm bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ bởi phụ nữ luôn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước. Người phụ nữ vừa là người lao động, vừa là công dân, vừa là
người vợ, người mẹ trong gia đình. Bảo vệ người phụ nữ chính là bảo vệ và tạo điều
kiện để người phụ nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ của mình. Điều này được thể
hiện trong các bản Hiến pháp của nước ta và cụ thể hóa trong các bộ luật.
Hiến pháp năm 1959 quy định tại Điều 24: “…Nhà nước đảm bảo cho phụ nữ công
nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn được hưởng nguyên
lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em…”.
3


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

Hiến pháp năm 1980 quy định tại Điều 63: “Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi
sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ
cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã. Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà
hộ sinh, nhà trẻ lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác,
tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi.”

Hiến pháp năm 1992, tại Điều 63 cũng quy định tương tự: “Nhà nước và xã hội tạo
điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của
mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các phúc
lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất,
công tác, học tập, chữa bênh nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ”.
Đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe của người phụ nữ được Nhà nước rất quan tâm.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng nhấn mạnh việc ưu tiên
phát triển thể lực của phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, các
văn bản pháp luật liên quan như luật Hôn nhân và gia đình, luật Lao động, luật bình
đăng giới…trong phạm vi điều chỉnh của mình đã có những quy định tương ứng, quy
định cụ thể về các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ người mẹ. Luật Bình đẳng giới quy định
các biện pháp bảo vệ hỗ trợ người mẹ là sự thể hóa các quy định trong Hiến pháp,
đồng thời thể hiện tinh thần của công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt phụ nữ
(CEDAW) về đảm bảo thực hiện các quyền của người phụ nữ liên quan đến chức
năng làm mẹ của họ. Điều này đã được thể hiện qua các quy định tại khoản 2 Điều 4
và Điều 12 của CEDAW: “ Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho phụ những
dịch vụ thích hợp liên quan đến việc thai nghén, sinh đẻ và thời gian sau khi đẻ, cung
cấp các dịch vụ không phải trả tiền nếu cần thiết và đảm bảo cho phụ nữ sự dinh
dưỡng thích hợp trong thời gian mang thai và cho con bú”. Một nội dung quan trọng
trong chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới đã được quy định tại khoản 2 Điều 7
Luật bình đẳng giới: “bảo vệ hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con
nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình”.
Như vậy có thể thấy rằng chính sách và các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ người mẹ được
quy định trong Luật Bình Đẳng Giới có ý nghĩa quán triệt, chi phối và bắt buộc đối
4


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1


với xây dựng, ban hành cũng như thực hiện các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh
vực khác có liên quan đến phụ nữ nhằm đảm bảo cho phụ nữ thực hiện tốt chức năng
làm mẹ.
II, Tại sao thực hiện chính sách bảo vệ hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt
đối xử về giới?
Những nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò
và năng lực của nam hoặc nữ đã chi phối đến hành vi ứng xử, các công việc mà nam
hay nữ được mong đợi và có thể làm mà xã hội cho là phù hợp với nam giới hay nữ
giới. Theo đó, người phụ nữ thường phải thực hiện “vai trò kép”, các vai trò này
không tách rời mà đan xen lẫn nhau. Người phụ nữ cùng một lúc phải thực hiện nhiều
vai trò. Chính những điều đó đã ảnh hưởng một cách sâu sắc tới bình đẳng giới, hạn
chế các cơ hội thụ hưởng các lợi ích và cản trở sự phát triển của phụ nữ, vấn đề cần
thiết đặt ra là phải bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ về
bản chất không phải là sự “ban ơn”, sự “ưu ái” cho phụ nữ mà nó là lẽ tự nhiên xuất
phát từ các đặc điểm giới tính, sinh lý, thiên chức của phụ nữ....và nó có thể tồn tại
mãi mãi. Chính sách bảo vệ hỗ trợ người mẹ có ý nghĩa quan trọng đó là quan điểm
cơ bản của nhà nước ta trong quá trình lập pháp và thực hiện pháp luật, đồng thời thể
hiện sự “nội luật hóa” các quy định của CEDAW
1.Sự cần thiết phải bảo vệ và hỗ trợ người mẹ
Chức năng sinh con là chức năng gắn liền với người phụ nữ, không thể chuyển giao
cho người đàn ông. Phụ nữ là người trực tiếp thực hiện vai trò tái sản xuất sinh học
(mang thai và sinh con) để duy trì nòi giống, duy trì dân số quốc gia, đảm bảo lực
lượng lao động tương lai của đất nước. Vì thế chất lượng của dân số phụ thuộc rất
nhiều vào người phụ nữ- người mẹ. Bởi sức khỏe của con phụ thuộc rất nhiều vào sức
khỏe thể chất và tình thần của người mẹ. ( Ví dụ: Nhiều thai phụ trong thời gian mang
thai thường lo lắng cho sức khỏe của thai nhi, lại chưa kịp thích nghi với vai trò mới...
nên dễ nảy sinh tâm lý lo âu dẫn đến trầm cảm. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm
xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ
5



MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, thậm chí
mắc các chứng về rối loạn cảm xúc. 1 ). Nếu mẹ được chăm sóc tốt cả về thể chất và
tình thần thì con sinh ra sẽ khỏe mạnh từ đó đảm bảo được chất lương dân số.
Bên cạnh đó việc thực hiện chức năng sinh con của người mẹ, người phụ nữ luôn phải
đối mặt với những rủi ro, với những nguy có tiềm ẩn về sức khỏe nói chung và sức
khỏe sinh sản nói riêng. Phụ nữ nói chung “phải chịu gánh nặng hơn nam giới về
những vấn đề thuộc sức khỏe sinh sản và tính dễ tổn thương này càng trầm trọng hơn
so trong độ tuổi sinh đẻ”2. Theo thống kê của Bộ Y tế vừa cho biết trong 9 tháng đầu
năm 2013 có 157 bà mẹ đã qua đời do tai biến sản khoa. Trong năm 2012 có 289 ca tử
vong sản phụ được thống kê3. Vì thế với việc thụ thai, mang thai và sinh con, phụ nữ
cần được chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách đầy đủ, chuyên nghiệp và toàn diện để
đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Chức năng sinh đẻ (tái sản xuất sinh học) của người phụ nữ gắn liền với việc thực
hiện quyền làm mẹ của họ. Tuy nhiên, từ góc độ bình đẳng giới thì còn tồn tại 2 vấn
đề sau:
Thứ nhất, quyền làm mẹ gắn liền với việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình đối với
các cặp vợ chồng, nên việc lựa chọn các biện pháp tránh thai an toàn đối với phụ nữ
cần được quan tâm thích đáng. Trên thực tế, nam giới thường dồn trách nhiệm thực
hiện kế hoạch hóa gia đình sang cho người phụ nữ trong khi các biện pháp tránh thai
đối với phụ nữ thường có những tác dụng phụ không có lợi cho sức khỏe của phụ nữ.
Vì thế cần thiết phải tuyên truyền các biện pháp tránh thai an toàn với phụ nữ đồng
thời tích cực vận động nam giới áp dụng các biện pháp tránh thai.

/>1


2 Hoàng

3

Bá Thịnh, Xã hội học về giới,Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr299

/>
phu-tu-vong-khi-sinh.html

6


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

Thứ hai, quyền làm mẹ gắn liền với sự toàn vẹn của cơ thể, với khả năng tự quyết của
người phụ nữ. Người phụ nữ có quyền quyết định có mang thai hay không, mang thai
vào lúc nào,…Tuy nhiên trên thức tế, người phụ nữ không có quyền tự quyết vấn đề
này. Nhiều trường hợp, người phụ nữ phải mang thai ngoài ý muốn, như viêc ép buộc
mang thai nhiều lần cho đến khi sinh được con trai hay việc buộc phải phá thai. Việc
phá thai không an toàn có thể làm cho người phụ nữ có nguy cơ mất vĩnh viễn khả
năng sinh con thậm trí có thể tử vong. Vì thế, việc bảo vệ hỗ trợ người mẹ nhằm cung
cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, tư vấn sức khỏe sinh sản kịp thời là cần thiết và có ý
nghĩa quan trọng.
Như vậy, xuất phát từ tính khách quan, sự cần thiết của việc hỗ trợ và bảo vệ người
mẹ cũng như tương thích với công ước CEDAW nên chính sách bảo vệ và hỗ trợ
người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử.
2. Việc thực hiện các biện pháp, chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi

là phận biệt đối xử về giới.
a. Một số biện pháp bảo vệ hỗ trợ người mẹ
Luật bình đẳng giới quy định một số biện pháp cơ bản bảo vệ, hộ trợ người mẹ như
sau:
- Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ trong lao động:" người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ
sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại( điểm c khoản 3 điều 13)”.
- Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con
dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính Phủ( khoản 4 điều 14);
- Phụ nữ nghèo cư trú ở cùng sâu vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, khi sinh
con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính Phủ( khoản 3 điều
17).

7


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

- Các cơ quan nhà nước, tổ chức chình trị, tổ chức chính trị xã hội có trách nhiệm
tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ
gánh nặng lao động gia đình( điểm d khoản 2 Điều 31).
- Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào các điều kiện, khả năng của mình, chủ động hoặc
phối hợp thực hiện hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới như hộ trợ lao động nữ khi
tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi; tạo điều kiện cho lao
đông nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con( điểm e, g khoản 2
điều 32).
b. Việc thực hiện các biện pháp, chính sách hộ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt
đối xử

Việc thực hiện các biện pháp, chính sách bảo vệ hỗ trợ người mẹ không bị coi là
phân biệt đối xử về giới vì những lý do sau:
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 4 Công ước Cedaw quy định việc các
quốc gia thành viên thông qua những biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ người mẹ sẽ
không bị coi là phân đối xử.
Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ người mẹ là cần thiết nhằm
đem lại những lợi ích to lớn hơn cho toàn xã hội nói chung, trong đó có lợi ích của
từng cá nhân, từng gia đình nói riêng trong việc đảm bảo chất lượng nòi giống, chất
lượng dân số mà không phải là ưu tiên riêng đối với người mẹ- người phụ nữ.
Vấn đề đảm bảo chất lượng dân số phụ thuộc trước hết vào người phụ nữ. Điều đó
thể hiện ở chỗ sức khỏe của đứa con phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe thể chất, sức
khỏe tinh thần của người mẹ khi mang thai, sự chăm sóc thai nhi khi mang thai, chăm
sóc con sơ sinh luôn tùy thuộc vào người mẹ. Khi người mẹ có sức khỏe tốt sẽ đảm
bảo được sức khở của thai nhi và của trẻ.Do đó, bảo vệ hỗ trợ người mẹ là cần thiết vì
nó đảm bảo chất lượng nòi giống. Đây chính là cơ sở để cải thiện chất lượng dân số.
Thứ ba, Vai trò của người phụ nữ trong việc thu thai, mang thai, sinh con và nuôi
con là không thể phủ nhận, không thể chuyển giao cho người khác. Những sự đối xử
8


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

có tính chất ưu tiên đối với phụ nữ nhằm đảo bảo cho họ thực hiện tốt chức năng sinh
đẻ đem lại những kết quả tích cực, có lợi về nhiều mặt cho xã hội, cho gia đình mà
không chỉ cho riêng người mẹ nên không bị coi là phân biệt đỗi xử.
Việc thực hiện chức năng sinh con vủa người phụ nữ luôn phải đối mặt với những
rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Phụ nữ
nói chung phải chịu gánh nặng hơn nam giới về những vấn đề thuộc sức khỏe sinh sản

và dễ bị tổn thương này càng bị trầm trọng hơn trong độ tuổi sinh đẻ. Do đó, phụ nữ
cần được chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách đầy đủ, chuyên nghiệp và toàn diện để
bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con là điều cần thiết và quan trọng.
Thứ tư, thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước, phụ nữ thường chiếm phần lớn tỷ lệ
đói nghèo và vì vậy, phụ nữ cũng không có quyền lực để nâng cao sức khỏe và chất
lượng cuộc sống của họ. Sự bất bình đẳng giới trong vấn đề chăm sóc dinh dưỡng,
chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng các dịch vụ y tế giữa nam và nữ giới, giữa trẻ em trai
và trẻ em gái còn có khoảng cách. Vì vậy, việc thực hiện chính sách bảo vệ, hỗ trợ
người mẹ nhằm giúp cho phụ nữ có được những điều kiện thuận lợi như nam giới để
đạt được sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe không phải là sự phân biệt đối xử về
giới.
Từ các lý do trên, có thể thấy rằng đây không phải là sự phân biệt đối xử về giới bởi
nó không phải là sự hạn chế không công nhận vai trò vị trí của nam giới cũng như nữ
giới. Chỉ có sự phân biệt đối xử về giới mới dẫn tới bất bình đẳng giới. Thực hiện bảo
vệ và hỗ trợ người mẹ là để cân bằng lợi ích của người mẹ cũng như là để tác động
tích cực tới sự phát triển của xã hội.
III. Yêu cầu đối với việc thực hiện áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn
Thực trạng áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn.
Nguyên tắc bảo vệ hỗ trợ người mẹ ghi nhận trong công ước CEDAW đã được nước
ta nội luật hóa và ghi nhận trong Hiến pháp 1992, Luật bình đẳng giới.Trên cơ sở đó,
trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã nỗ lực thực hiện nhiều chính sách, biện
9


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

phápnhằm hỗ trợ, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe người mẹ, tiến tới đảm bảo bình đẳng
giới thực chất, thông qua việc quy định trong các văn bản luật khác nhau như: luật lao

động, luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình,… và triển khai thực hiện nhiều chương
trình chính sách và đó cũng là thành tựu đã đạt được trong thực tiễn
Trong lao động: Trước hết, điểm c khoản 3 điều 13 Luật bình đẳng giới quy định về
bảo vệ người phụ nữ trong lao động như sau: “Người sử dụng lao động tạo điều kiện
vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng
nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.” Quy định này đã được cụ thể
hóa tại điều 153, 154 Bộ luật lao động 2012 như sau: “Có biện pháp…chăm sóc sức
khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao
động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao
động và cuộc sống gia đình.Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho laođộng nữ
có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm
mẹ của phụ nữ. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc”
Điều 160 quy định những công việc không được sử dụng lao động nữ như: công việc
có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, công việc phải thường xuyên
ngâm mình dưới nước, công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.
Đặc biệt, những ưu đãi đặc biệt đối với sản phụ và chế độ nghỉ thai sản được Bộ luật
lao động quy định vô cùng cụ thể từ điều 155 đến điều 158. Có thể tóm gon một số
quy định tiêu biểu của luật như sau:
+ Trong thời gian người lao động nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu
đang làm công việc nặng thì được chuyển sang làm việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 1h
làm việc hàng ngày mà vẫn được hưởng nguyên lương; không bị xử lý kỷ luật lao
động; ngườ sử dụng lao động không được điều động họ làm việc ban đêm, làm thêm
giờ và đi công tác xa,…
+ Lao động nữ được nghỉ sinh 6 tháng, trường hợp sinh đôi hoặc sinh từ con thứ 2 trở
lên thì được nghỉ thêm 1 tháng, và được trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng

10


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

+ Trong thời gian nghỉ việc khi đi khám thai, sẩy, nạo, hút thai, thai chết lưu,…chăm
sóc con dưới 7 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng
trợ cấp bảo hiểm xã hội theoquy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trong hình sự: Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: một trong
những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là người phạm tội là phụ nữ có thai;
người phạm tội là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn chấp
hành hình phạt tù; không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ
nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử,
Bên cạnh những ưu điểm, quá trình thực hiện chính sách bảo vệ, hỗ trợ người
mẹ của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế.
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chưa thật phù hợp với từng nhóm đối
tượng, từng địa bàn. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông mới chỉ dừng ở việc
tuyên truyền những chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, chưa mở rộng đến các nội
dung khác có liên quan, chưa gắn với môi trường công tác.
Hiện nay có một vấn đề đáng báo động, có thể nói rằng là vấn đề nóng . Vấn đề Tỷ
số tử vong của người mẹ: Mục tiêu của Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 là
giảm xuống còn 60 trường hợp tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ ra sống vào năm 2010. Tuy
nhiên, trong suốt thời gian từ 2006-2009, tỷ số tử vong mẹ gần như không thay đổi.
Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn để có thể hoàn thành được mục tiêu giảm tỷ số tử
vong mẹ xuống mức 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015.
+ Việc tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước trong và sau sinh còn
nhiều hạn chế, sinh con mà không có cán bộ y tế đỡ còn khá phổ biến ở khu vực miền
núi. Sở dĩ có thực trạng này là do nhân lực và năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe còn hạn chế, cơ sở vật chất ngành y tế còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu, đặc biệt là ở
cấp cơ sở; đội ngũ y bác sĩ thiếu khá trầm trọng, không chỉ bác sĩ chuyên khoa mà còn
cả bác sĩ chuyên khoa sản.


11


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

+ Do trình độ dân trí thấp, lại chịu ảnh hưởng bởi những định kiến, quan niệm lạc hậu
mà người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ miền núi phải chịu nhiều vất và thiệt thòi, ít nhận
được sự hỗ trợ giúp đỡ từ người chồng, đặc biệt là khi sinh nở
+ Chưa có những chính sách ưu đãi riêng biệt dành cho nhóm phụ nữ nghèo là người
dân tộc thiểu số, mặc dù họ là những người phải chịu thiệt thòi hơn rất nhiều: tình
trạng sức khỏe phụ nữ dân cư giữa các vùng miền nước ta hiện nay đang có sự chênh
lệch đáng kể,tỷ suất tử vong bà mẹ ở vùng núi phía bắc và Tây Nguyên năm 2009 cao
gấp 3 lần so với các tỉnh đồng bằng. Theo số liệu điều tra của bộ y tế tại 14 tỉnh tại
khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cho thấy hiện vẫn có khoảng 10% số phụ
nữ không đi khám thai lần nào, 19,8% số phụ nữ sinh con tại nhà,… Điều này phản
ánh khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ tại những vùng
có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn hiện đang còn nhiều bất cập
cần khắc phục
+ Pháp luật có cơ chế cụ thể rõ ràng để kiểm soát các doanh nghiệp thực hiện đúng
quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe và chế độ thai sản cho người phụ nữ, người
mẹ, dẫn đến sai phạm diễn ra khá phổ biến trên thực tế. Cụ thể vẫn có những doanh
nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty có nhiều lao động thời vụ, thực hiện
không đúng những quy định này. Những vi phạm thường gặp là không đóng bảo hiểm
xã hội cho người lao động, người lao động nghỉ sinh không có lương, hoặc bị người
sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng khi nghỉ sinh con
mặc dù đã có rất nhiều các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của người
phụ nữ khi mang thai và nuôi con nhỏ, song nó lại chưa thể hiện được hết vai trò của
mình đặc biệt đối với phụ nữ vùng nông thôn. Do cuộc sống còn vất vả và họ chủ yếu

làm ruộng và lao động tự do nên pháp luật khó lòng vươn tới trực tiếp để hỗ trợ họ.
Người phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa không có chế độ nghỉ thai sản, có những
người phải lao động đến tận ngày sinh, và khi vừa chỉ nghỉ đẻ được một đến ba tháng
đã phải bắt đầu vào lao động các công việc nặng nhọc như gồng gánh, quốc xới kể cả
là việc tiếp xúc với hóa chất độc hại như phân bón và thuốc trừ sâu. Không chỉ có vậy
với quan điểm sống lạc hậu họ không chỉ phải sinh và chăm sóc con cái, nội trợ mà
12


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

còn phải tham gia lao động sản xuất, ít được người chồng chia sẻ công việc nhà.Hơn
thế nữa họ không được giảng dạy hoặc không có thời gian tham gia các lớp giảng dạy
trang bị những hiểu biết và kỹ năng cần thiết trong việc giáo dục và chăm sóc con cái,
nên trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con gặp rất nhiều khó khăn.
2, Yêu cầu đối với việc thực hiện áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn
Để thực hiện, áp dụng được nguyên tắc này trong thực tiễn thì phải đòi hỏi những
yêu cầu nhất định và đó cũng là những biện pháp cần hướng tới để thực hiện và áp
dụng nguyên tắc này trong thực tiễn.
Thứ nhất thì nguyên tắc bảo vệ và hỗ trợ người mẹ cần phải được ghi nhận một cách
toàn diện trong hệ thống quy phạm pháp luật để tạo cơ sở pháp lí cho việc nhận thức
đúng đắn về việc xóa bỏ phân biệt đối xử về giới phân biệt đối xử về giới chỉ có thể
được xoá bỏ khi các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân hiểu sâu sắc, hiểu đúng và
toàn diện những khía cạnh liên quan đến giới, giới tính và bình đẳng giới để không
máy móc, dập khuôn theo hướng định kiến trong việc nhìn nhận về sự tham gia, đóng
góp và thụ hưởng thành quả từ sự tham gia, đóng góp đó của nam, nữ trong các môi
trường hiện tại mà hướng tới việc tìm ra các khía cạnh kỹ thuật tốt nhất bảo đảm bình
đẳng giới ở các môi trường đó trong tương lai. Chính sự phân biệt đối xử về giới cũng

một phần nào đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người mẹ, những đứa trẻ lớn lên trong
sự quan tâm chăm sóc của người mẹ đó.
Thứ hai là cần có cái nhìn đúng đắn về việc tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ
Phụ nữ và nam giới thường được gọi bằng một danh từ chung là “con người” gổm 2
yếu tố tự nhiên và xã hội. Yếu tố tự nhiên chính là vấn đề “giới tính” Yếu tố xã hội
chính là vấn đề “giới”. Phụ nữ và nam giới đều là con người, đều có các quyền con
người giống nhau, đó là quyền được ăn, ở, học hành, vui chơi…Đồng thời, khi sống
cùng trong một quốc gia thì có có các quyền và nghĩa vụ công dân ngang nhau về mọi
mặt trong gia đình và xã hội
Thứ ba là cần hiểu đúng về thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ
13


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

Xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới,
nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình…vì thực tiễn đã chứng minh rằng không có bình đẳng giới trong gia đình thì
khó có bình đẳng giới trong xã hội do con người dịch chuyển gần như nguyên vẹn
tính cách, thái độ và hành vi của mình trong môi trường gia đình vào xã hội.
Thứ tư là cần có những tác động thay đổi nhận thức giới và bình đẳng giới. Thay đổi
nhận thức giới là một việc làm không đơn giản vì những gì thuộc về quan điểm, nhận
thức của cá nhân tương đối khó thay đổi nếu tự họ không ý thức được việc thay đổi có
lợi như thế nào đối với bản thân và những người, những đối tác có liên quan đến họ.
Từ tư tưởng đến tư duy, nhận thức, thái độ và hành vi là một quá trình có tính xuyên
suốt đòi hỏi phải có những giải pháp để xem xét tận gốc của vấn đề.
Thứ năm là cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành có liên quan để thực hiện
tốt chính sách hỗ trợ, bảo vệ đối với phụ nữ. Để người phụ nữ - người mẹ có môi

trường phát triển một cách tốt nhất, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để đưa ra các
chính sách và biện pháp nhằm đảm bảo cho người mẹ có điều kiện để nuôi dưỡng,
chăm sóc con cái đồng thời hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công việc của mình. Vừa
mang trên vai thiên chức làm mẹ cao cả vừa tham gia hoạt động xã hội thế nên người
mẹ cần phải có một môi trường tốt, chính sách từ phía nhà nước, sự quan tâm của các
cấp, các ngành trên nhiều lĩnh vực và phương diện khác nhau.
Thứ sáu là cần thẩm tra quá trình lồng ghép nguyên tắc này trong các quy phạm pháp
luật trên các lĩnh vực. Uỷ ban của Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm
tham gia với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban khác của Quốc hội để thẩm tra lồng ghép
nguyên tắc đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình
Quốc hội, Uỷ ban thường vu Quốc hội thông qua. Nội dung thẩm tra bao gồm: Việc
bảo đảm nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự thảo,dự án; việc tuân thủ thủ
tục và trình tự đánh giá quá trình lồng ghép nguyên tắc trong xây dựng dự thảo dự án;
tính khả thi để bảo đảm bình đẳng giới.

14


MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

Thứ bảy là cần Thông tin, giáo dục , truyền thông về nguyên tắc bảo vệ và hỗ trợ
người mẹ. Mặc dù đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo trong các quy pham pháp luật bình
đẳng giới. Tuy nhiên về rất nhiều lý do như: trình độ dân trí thấp, tâm lý tư tưởng còn
lạc hậu, ảnh hưởng nhiều từ các thế hệ trước về chế độ trọng nam khinh nữ mà
nguyên tắc này còn chưa được thực hiện khả quan trong thực tế nhất là đối với phụ nữ
nông thôn và miền núi. Vì vậy thay đổi nhận thức này toàn diện trong cả nước là một
việc không dễ và không thể làm trong một thời gian ngắn được. Biện pháp thông tin ,
giáo dục, truyền thông là biên pháp bảo đảm bình đẳng giới mang tính chất giáo dục,

thuyết phục tác động dần dần một cách sâu rộng vào quần chúng nhân dân. Việc thông
tin, giáo dục, truyền thông về nguyên tắc được đưa vào chương trình giáo dục của nhà
trường, các hoạt động của cơ quan tổ chức và cộng đồng.Việc thông tin giáo dục
truyền thông cần thể hiên thông qua chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương
trình phát thanh truyền hình và các hình thức khác.
C, KẾT LUẬN
Thiên chức làm mẹ của người phụ nữa cần được xã hội quan tâm bảo vệ cũng
như tạo điều kiện cho người mẹ được phát huy, đóng góp năng lực của mình trong
mọi lĩnh vực của xã hội nhất là trong khi bình đẳng giới vấn còn là một vấn đề nhức
nhối chưa được giải quyết trong thời đại hiện nay. Thực hiện chính sách bảo vệ và hỗ
trợ người mẹ không phải là sự phân biệt đối xử về giới mà là việc làm đúng đắn, cần
thiết phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đạo đức và pháp luật

15



×