Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Học kỳ hôn nhân tìm hiểu vấn đề ly hôn trong hệ thống pháp luật việt nam (từ thời phong kiến đến nay) 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.48 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là một hình thức tồn tại của hôn nhân. Khi bắt đầu xác lập quan hệ
hôn nhân, con người có khuynh hướng đặt ra cho mình mục tiêu xây dựng gia đình
hạnh phúc. Thế nhưng vì một lý do nào đó mà mục tiêu ấy không đạt được, nó bị
gián đoạn bằng sự chấm dứt hôn nhân của vợ chồng, đó là con đường ly hôn. Thuật
ngữ ly hôn không còn là vấn đề mới mẻ trong cuộc sống xã hội cũng như trong lĩnh
vực pháp lý. Ly hôn không còn là một hiện tượng xã hội nóng bỏng mà nó tồn tại
trong cuộc sống như một mạch chảy ngầm, cứ khi nào có đủ điều kiện thì nó lại
phát sinh, và chỉ khi đó mới cần đến sự can thiệp của pháp luật bằng những quy
định về chế độ ly hôn. Và để hiểu rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề tài: "Tìm hiểu
vấn đề ly hôn trong hệ thống pháp luật Việt Nam (từ thời phong kiến đến
nay)".

NỘI DUNG
I. Khái niệm về ly hôn
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định
theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng (khoản 8 Điều 8 Luật H
ôn nhân và gia đình năm 2000).
Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Về mặt xã hội, ly hôn là hiện tượng
bất bình thường. Nếu kết hôn là mặt phải của xã hội thì ly hôn là mặt trái của xã
hội, là cái chết của một tổ ấm gia đình. Hậu quả của việc ly hôn là làm tan vỡ hạnh
phúc gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Ly hôn là một biện pháp chấm dứt
tình trạng mâu thuẫn gay gắt giữa vợ và chồng, vợ chồng chia tau bằng một phán

1


quyết của Tòa án, và nó không chỉ gây ra hậu quả cho các thành viên trong gia đình
mà nó còn gây ra nhiều hậu quả khác cho xã hội.
Dưới góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định độc lập của Luật
Hôn nhân và gia đình, nó là cơ sở cho Tòa án và các bên đương sự giải quyết vấn


đề ly hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải quyết con người ra khỏi sự ràng
buộc không cần thiết khi tình cảm vợ chồng không còn. Ta thấy rằng, một gia đình
tốt thì xã hội mới tốt, và ngược lại, xã hội tốt là điều kiện để thúc đẩy gia đình tiến
bộ. Mặc dù vậy, khi gia đình lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tồn tại một
cách ổn định, hạnh phúc, quan hệ hôn nhân trên thực tế đã tan vỡ, sự ly hôn là cần
thiết. Nhà nước đặt ra chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ nhằm xây
dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, bền vững ngay cả khi gia đình đó tan vỡ thì sự
bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Đó là sự tiến bộ
thể hiện quyền tự do khi ly hôn của hai vợ chồng.
II.

Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua

các giai đoạn phát triển
1.

Ly hôn trong cổ luật Việt Nam
Trong xã hội phong kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi người đàn ông là

trụ cột trong gia đình, là trọng tâm của gia đình và xã hội, người phụ nữ chỉ có
nghĩa vụ hầu hạ "nâng khăn sửa túi" cho chồng và sinh đẻ. Chính do như vậy mà
pháp luật phong kiến đã thừa nhận quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ
và chồng, bảo vệ quyền gia trưởng. Thừa nhận và bảo vệ chế độ "đa thê-đa thiếp"
nghĩa là người đàn ông được lấy nhiều vợ.
Quốc triều hình luật bắt buộc người chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan,
điều 310 quy định “vợ, nàng dâu đã phạm vào điều “thất xuất” mà người chồng ẩn
nhẫn không bỏ thì phải tội biếm tuỳ theo nặng nhẹ” . Tuy nhiên sẽ không thể ly hôn
khi người vợ đang ở trong 3 trường hợp (tam bất khứ); đã để tang nhà chồng 3
2



năm, khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có, khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ nhau lại
không có bà con để trở về. Đồng thời khi hai bên vợ chồng đang có tang cha mẹ thì
vấn đề ly hôn cũng không được đặt ra. Khi ly hôn con cái thường thuộc về người
chồng, nhưng nếu muốn giữ con người vợ có quyền đòi chia một nữa số con.
Trong hôn nhân người phụ nữ có thể yêu cầu ly hôn (đâm đơn kiện) Điều 308
– Quốc Triều Hình Luật: “phàm chồng đã bỏ lững vợ 5 tháng không đi lại ( vợ
được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì
cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà
lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải phải tội biếm”. Đây là điều luật qui định
người vợ có quyền được ly hôn với chồng. Điều 322 Quốc triều hình luật ghi :
“con gái thấy chống chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ” nếu “
con rễ lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan cho li dị”. Phụ nữ được quyền đến nhà
đương chức xin ly hôn trong trường hợp chồng không chăm nom săn sóc vợ trong 5
tháng ( 1 năm nếu vợ đã có con). Nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho
phép cưỡng bức ly hôn. Nghĩa là người chồng không làm tròn nghĩa vụ với vợ thì
người vợ không buộc phải làm tròn bổn phận của mình.
Chúng ta nhận thấy trong xã hội phong kiến, người đàn ông được quyền lấy
nhiều vợ, hay bỏ vợ tuỳ theo ý muốn của mình nhưng người phụ nữ cũng có quyền
ly hôn khi người chồng phải phải những lỗi trong quan hệ ứng xử với vợ; người
chồng buộc phải bỏ vợ khi người vợ, nàng dâu phải vào điều thất xuất đối với nhà
chồng và chồng. Điều này cho thấy ngay từ thời nhà Lê, trong luật đã quan tâm đến
yếu tố phạm lỗi trong hôn nhân.
Thông thường, nếu ly hôn không do lỗi của người vợ thì phần tài sản riêng
( gồm cả điền sản và tư trang) người vợ có quyền mang về nhà mình. Trong trường
hợp có lỗi, thường thì tự ý người vợ không đem theo tài sản hoặc trong một vài
trường hợp luật định người vợ buộc phải để lại tài sản đó cho chồng, “người vợ mà
3



đi gian dâm, tài sản phải trả về cho chồng” – Điều 106 -107 – Hồng Đức Thiện
chính thư.
Ngoài ra việc phân chia và kế thừa tài sản còn tuỳ thuộc vào việc vợ chồng có
con hay không có con. Pháp luật quy định cụ thể ở các điều 374, 375, 376 (Quốc
triều hình luật) . Tài sản của vợ chồng được hình thành thành từ 3 nguồn: tài sản
của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng, tài sản của vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ
và tài sản do hai vợ chồng tạo được trong quá trình hôn nhân. Khi gia đình tồn tại,
tất cả tài sản được coi là của chung, khi ly hôn tài sản của ai người đó được nhận
riêng và chia đôi tài sản chung của 2 người. Người chồng chỉ được quyền sở hữu
tài sản của người vợ khi người vợ có những hành động xúc phạm chồng. Bộ luật
nhà Lê ghi rằng nếu người vợ can tội ngoại tình hay gây thương tích cho chồng thì
tài sản của chị sẽ phải giao nộp lại cho chồng.
Như vậy ngoài việc cho phép người phụ nữ được ly hôn khi chồng có lỗi và
chồng buộc phải bỏ vợ khi người vợ phạm lỗi thì luật thời Lê đã xem xét cả yếu tố
phân chia tài sản sau khi ly hôn xét ở yếu tố phạm lỗi. Mặc dù việc xem xét yếu tố
phạm lỗi khi phân chia tài sản chỉ nhìn ở khía cạnh người phụ nữ phạm lỗi do đặc
điểm của xã hội phong kiến nhưng điều này cho thấy trong luật đã quan tâm đến
yếu tố phạm lỗi khi cho phép ly hôn và phân chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Ly hôn thời kì Pháp thuộc (đến trước năm 1945)
Đến thời kì thực dân - phong kiến, pháp luật quy định về ly hôn có nhiều tiến
bộ hơn. Tại Điều 118 bộ dân Luật Bắc Kỳ (1931), điều 155 bộ dân Luật Trung Kỳ
(1936) quy định: ly hôn phải do toàn án xét xử và phải có những lý do được quy
định trong luật. Cả bộ dân Luật Bắc Kì và Trung Kì đã chia căn cứ ly hôn ra làm 3
loại:
- Những căn cứ để người chồng có thể ly dị vợ:
+ Vợ ngoại tình
4


+ Người vợ thứ đánh chửi, hành hạ người vợ chính

+ Vợ tự ý bỏ về nhà mẹ đẻ mặc dù đã được chồng đến gọi về nhà chồng
Tuy nhiên 2 bộ luật này cũng quy định cụ thể trường hợp nếu viện bỏ nhà ra đi
của người vợ là do người chồng có thái độ, cách sử xự khiến cuộc sống chung trở
nên bức bối không thể chấp nhận được nữa thì không được coi là căn cứ ly hôn.
- Những căn cứ để người vợ xin ly hôn:
+ Người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ con
+ Chồng bỏ nhà hơn 2 năm (bộ dân Luật Bắc Kỳ) và hơn 1 năm (bộ dân
Luật Trung Kì) mà không có lý do chính đáng
+ Chồng đuổi vợ ra khỏi nhà mà không có lý do chính đáng
+ Chồng làm rối loạn trật tự thê thiếp
- Những căn cứ chung cho cả 2 vợ chồng xin ly hôn:
+ Vợ hoặc chồng phạm tội đại hình (trừ tội chính trị)
+ Vợ hoặc chồng thiếu đạo đức khiến cuộc sống chung không thể tiếp tục
được
+ Vợ hoặc chồng ngược đãi, hành hạ, sỉ nhục bản thân hoặc ông bà, cha mẹ
người kia
+ 1 người bị bệnh điên hoặc bị bệnh kinh niên phải ở vĩnh viễn trong bệnh
viện
Trong dân luật giản yếu quy định căn cứ chung để 2 vợ chồng đều có thể xin ra
ly hôn là sự ngược đãi, hành hạ 1 người bị tội gia nhục, hoặc bị tuyên án mất tích.
Ngoài ra bộ luật còn quy định căn cứ cho người chồng có thể bỏ vợ nếu người
vợ có hành vi ngoại tình hoặc bỏ nhà ra đi. Đồng thời nó còn giành sự ưu đãi cho
người chồng bằng việc quy định những căn cứ ly hôn giành riêng cho người chồng.
3. Ly hôn thời kỳ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay
a) Thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945 -> 1954)

5


Sau khi giành được độc lập Nhà nước đã quan tâm coi trọng và soạn thảo ban

hành 1 hệ thống văn bản pháp luật. Sau năm 1946, Hiến pháp đầu tiên ra đời đã
công nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Xóa bỏ chế độ hôn nhân gia đình
phong kiến, xây dựng 1 chế độ hôn nhân mới tiến bộ dân chủ. Trong năm 1950,
Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh quy định về hôn nhân và gia đình, đó là sắc lệnh
97 ngày 22/5/1950 và sắc lệnh 159 ngày 17/11/1950. Sắc lệnh 97 tuyên bố nguyên
tắc mới trong hôn nhân và gia đình dựa chế độ XHCN. Còn sắc lệnh 159 quy định
về vấn đề ly hôn. Tại điều 2 quy định 5 duyên cớ ly hôn bình đẳng cho cả nam và
nữ. Tuy nhiên những duyên cớ này chỉ phản ánh bình thường bề ngoài của quan hệ
hôn nhân mà chưa đi sâu vào bản chất bên trong của quan hệ hôn nhân.
Tuy còn 1 số hạn chế về việc giải quyết ly hôn dựa vào lỗi của đương sự do
ảnh hưởng của các bộ dân luật cũ song cùng với sắc lệnh 97, 159 đã góp phần đáng
kể vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân phong kiến lạc hậu, giải phóng phụ nữ khỏi
ràng buộc của chế độ phong kiến. Thiết lập 1 chế độ pháp lý văn minh về hôn nhân
và gia đình.
b) Thời kỳ 1954 - 1975
Sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc đi lên thời kì
quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, để thúc đẩy xã hội phát triển đòi hỏi cấp thiết
phải ban hành 1 đạo luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 được Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa thông qua ngày 29/12/1959. Ở luật hôn nhân và gia đình năm 1959
được xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân tự do, tự nguyện 1 vợ 1 chồng, nam nữ
bình đẳng bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình. Bảo vệ quyền lợi và
hạnh phúc của con cái. Vấn đề ly hôn được đặt ra theo quan điểm mới, người phụ
nữ có quyền tự do ly hôn khi có những căn cứ theo luật định để xây dựng gia đình
tự do, dân chủ và tiến bộ. Những tự do ở đây không phải là khuyến khích người

6


phụ nữ ly hôn mà mục đích chính là để giải phóng cho 2 vợ chồng khi không thể

sống chung với nhau.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 là đạo luật đầu tiên ghi nhận quan hệ hôn
nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, căn cứ ly hôn dựa trên bản chất của quan hệ hôn
nhân theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, nó đã góp phần xóa bỏ những tàn tích của
chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, giải phóng người phụ nữ
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không quy định những căn cứ ly hôn
riêng biệt cũng như những trường hợp cụ thể cho phép ly hôn tại điều 25 Luật hôn
nhân và gia đình năm 1959 quy định: "Khi hai bên vợ chồng xin thuận tình ly hôn,
thì sau khi điều tra, nếu xét đúng là hai bên tự nguyện xin ly hôn, Tòa án nhân dân
sẽ công nhận việc thuận tình ly hôn". Như vậy căn cứ để giải quyết ly hôn theo
đúng thực tế của vấn đề hoàn toàn không dựa vào lỗi của vợ chồng trên cơ sở nhìn
nhận khách quan đánh giá đúng thực chất của quan hệ hôn nhân đã hoàn toàn tan
vỡ.
c) Từ khi đất nước thống nhất năm 1975 đến nay
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 trên cơ sở của chủ nghĩa Mác không xây
dựng căn cứ ly hôn dựa trên lỗi của đương sự mà dựa vào bản chất của cuộc hôn
nhân đó.
Căn cứ ly hôn là dựa trên cơ sở của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ, theo quan
điểm ly hôn chỉ là xác nhận 1 sự kiện ràng buộc cuộc hôn nhân là hôn nhân đã chết,
sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối. Đương nhiên không phải sự tùy tiện của
mỗi cá nhân mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định cuộc hôn nhân đó đã chết
hay chưa chết bởi vì việc xác định sự kiện chết hay chưa chết là thuộc vào bản chất
của vấn đề chứ không phải là vào ý chí các bên liên quan. Nhà lập pháp chỉ xác
định những điều kiện trong đó hôn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là về thực chất
hôn nhân tự nó đã bị phá vỡ rồi. Việc Tòa án xóa bỏ hôn nhân chỉ là việc ghi biên
bản ghi nhận sự tan dã bên trong của nó và chỉ khi nào hôn nhân hiện tồn không
7


còn là hôn nhân nữa thì Tòa án mới được xử cho ly hôn. Vì hôn nhân tư sản dựa

trên cơ sở hợp đồng nên việc chấm dứt quan hệ hôn nhân trong xã hội cũng như
việc hủy bỏ 1 hợp đồng, dựa trên lỗi của các bên.
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định căn cứ ly hôn theo Điều
40:
"Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Tòa án nhân
dân tiến hành điều tra và hòa giải.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hòa giải không thành và
nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Tòa án nhân dân công nhận
cho thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hòa giải không
thành thì Tòa án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án nhân
dân xử cho ly hôn".
Theo khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “ly hôn là chấm
dứt quan hệ hôn nhân do toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ
hoăc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Như vậy ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn
nhân bằng một bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật trên cơ
sở nguyện vọng của một bên vợ hay chồng hoặc cả hai vợ chồng. Ly hôn là một sự
kiện mang tính tự nguyện, xuất phát từ yêu cầu của vợ chồng, khẳng định ngoài vợ
chồng ra không ai có quyền yêu cầu ly hôn. Trong suốt thời kỳ hôn nhân, bất cứ lúc
nào vợ chồng cũng đều có quyền yêu cầu Toà án cho ly hôn. Tuy nhiên xuất phát
từ nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em nên luật hạn chế quyền xin ly hôn của người
chồng khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trong chương X về ly hôn có tất cả 15 điều, trong đó có các quy định về quyền
ly hôn và 8 điều quy định về việc phân chia tài sản và quyền chăm sóc giáo dục con
cái sau khi ly hôn. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây các trường hợp ly hôn do
lỗi từ một phía như ngoại tình, đánh đập vợ (chồng) gây thương tích…trong các
8



điều khoảng qui định về phân chia tài sản hay chăm sóc con cái không nói về điều
này. Chính yếu tố này tạo nên những tiền lệ không tốt trong cách suy nghĩ và hành
động của các bên (vợ/ chồng) trong quá trình chung sống khi có những bất hoà,
mâu thuẫn họ không kiềm chế hành vi, hoặc các quan hệ ngoài hôn nhân khi không
được phép vì khi ra toà án ly hôn yếu tố này không được xét trong quá trình phân
chia tài sản. Hay có thể hiếu là yếu tố người phạm lỗi trong cuộc hôn nhân không
được xem xét khi ly hôn. Điều này vô tình không hạn chế được các hành vi và
quan hệ không đúng đắn trong khi hôn nhân còn giá trị pháp lý.
Mục đích của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là nhằm xây dựng gia
đình bền vững. Việc ly hôn chỉ là mặc trái của quan hệ hôn nhân, nó chỉ phát sinh
khi có những mâu thuẫn bất hoà trong cuộc sống, đến khi nào các bên cảm thấy
không còn chung sống được nữa thì yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Điểm
tiến bộ của luật năm 2000 so với luật thời nhà Lê tạo quyền bình đẳng cho phụ nữ,
vợ và chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn như nhau và là chế độ hôn nhân một vợ
một chồng.

KẾT LUẬN
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì sự phân hoá giàu nghèo cũng diến ra và
nạn thất nghiệp cũng tăng lên, điều này đã tác động mạnh mẽ đến nhiều gia đình.
Chính vì vậy, sự đổ vỡ của một số gia đình trong xã hội là điều không tránh khỏi.
Do vậy việc xây dựng hoàn chỉnh chế định ly hôn áp dụng phù hợp với hoàn cảnh
thực tế nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên đương sự là một đòi hỏi cấp thiết. Ngay
từ thời nhà Lê qua Quốc triều hình luật yếu tố phạm lỗi trong ly hôn đã được đề cập
đến. Nhưng trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 thì yếu tố này
chưa được xem xét ở những ưu điểm của nó trong việc bảo vệ hôn nhân và gia đình
bền vững. Thiết nghĩ xét yếu tố phạm lỗi trong hôn nhân khi ly hôn là một trong
9


những giải pháp nhằm hạn chế vi phạm trong hôn nhân và giúp gia đình được bình

đẳng, bền vững và hạnh phúc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Quốc triều hình luật
3. Dân luật Bắc kì năm 1931
4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
6. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
7. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Tập I, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002

10



×