Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Những khẳng định sau đúng hay sai, giải thích a chỉ có viện kiểm sát mới có quyền luận tội bị cáo b khi nói lời sau cùng tại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.26 KB, 3 trang )

Đề 1. Những khẳng định sau đúng hay sai, giải thích :
a. Chỉ có viện kiểm sát mới có quyền luận tội bị cáo.
b. Khi nói lời sau cùng tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo không được trình bày
thêm các tình tiết của vụ án.

Bài làm
1, Chỉ có viện kiểm sát mới có quyền luận tội bị cáo, đây là khẳng định đúng.
Vì :
Luận tội là phân tích, lập luận về tội trạng của bị cáo.Việc luận tội được tiến
hành sau khi kết thúc phần thủ tục xét hỏi tại tòa. Theo điều 137 Hiến pháp 1992
thực hành quyền công tố là chức năng ( thẩm quyền) của viện kiểm sát. Luận tội là
nhiệm vụ và quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong xét xư
các vụ án hình sự, và được quy định tại Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân.
Điều 17. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình
sự, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải
quyết vụ án tại phiên toà;
2. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm
về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và
những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;
3. Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại
phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.

1


Kiểm sát viên là người được phân công thực hành quyền công tố trong hoạt
động tố tụng, kiểm sát viên thực hiện luận tội với tư cách đại diện cho viện kiểm
sát. Theo Điều 217 – Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Kiểm sát viên căn cứ vào các tài
liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa,


người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, để đề
nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về
tội danh nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định
truy tố và đề nghị hội đồng xét xư tuyên bố không có tội.
Luận tội là một phần của giai đoạn tranh luận tại phiên tòa. Để tôn trọng
nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, Điều 217 – Bộ luật tố tụng hình sự quy định
trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa, cụ thể là sau khi kiểm sát viên luận
tội: - Bị cáo được quyền trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì
người này bào chữa cho bị cáo, bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. - Người
bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình. Điều 218 – Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về
quyền đối đáp của những người tham gia tranh luận tại phiên tòa.
2, Khi nói lời sau cùng tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo không được trình bày
thêm các tình tiết của vụ án. Đây là khẳng định sai. Vì :
Theo Điều 220- Bộ luật tố tụng hình sự về Bị cáo nói lời sau cùng quy định:
“Sau khi những người tham gia tranh luận tại phiên tòa không trình bày gì
thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.
Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau
cùng. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm
không liên quan đến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.
Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa
quan trọng đối với vụ án, thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi.”
2


Nếu trong vụ án có nhiều bị cáo thì hội đồng xét xư ấn định trật tự nói lời
cuối cùng của các bị cáo. Tòa án phải lắng nghe lời nói sau cùng của bị cáo, không
được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng xét xư có quyền yêu cầu bị
cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án, nhưng không

được hạn chế thời gian đối với bị cáo. Nếu trong lời nói sau cùng của bị cáo có
thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì hội đồng xét xư phải
quyết định trở lại việc xét hỏi, tiếp theo là việc tranh luận tại phiên tòa và bị cáo lại
được nói lời sau cùng.
Quy định bị cáo được nói lời sau cùng là để nắm bắt được nguyện vọng, tâm
tư cũng như nhận thức của họ sau khi đã xét hỏi, tranh luận xong để có cơ sở cân
nhắc đường lối xư lý vụ án cho phù hợp. Quy định nếu trong lời nói sau cùng, bị
cáo trình bày thêm tình tiết mới, thì hội đồng xét xư phải quyết định trở lại việc xét
hỏi, không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là tạo điều kiện cho việc kết tội được đúng đắn
mà còn có ý nghĩa ở phạm vi rộng hơn là đảm bảo cho việc xét xư được chính xác,
toàn diện, và khách quan. Ví dụ nếu trong trường hợp lời nói sau cùng có tình tiết
mới có thể dẫn đến việc khẳng định bị cáo có tội hay không có tội; thay đổi tội
danh, thay dổi khung hình phạt, phát hiện tội phạm mới, người phạm tội mới; có
chứa tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự....
Tóm lại, lời nói sau cùng của bị cáo là quyền lợi của bị cáo, là cơ hội để bị
cáo trình bày tâm tư, nguyện vọng của mình trước khi tòa án nghị án, tuyên án. Thể
hiện sự khách quan, nghiêm minh của tòa án khi thực hiện hoạt động xét xư, và là
cơ sở để tòa án cân nhắc xư lý vụ án cho hợp lý.

3



×