Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích cơ sở pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ giữa việt nam với các nước láng giềng 8đ ạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.65 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là hai vẫn đề thiêng liêng đối với mỗi một quốc
gia, dân tộc. trong đó, lãnh thổ và biên giới quốc gia là hai yêu tố gắn bó mật thiết với
nhau nó được pháp luật quốc tế thừa nhân tính bất khả xâm phạm về lãnh thổ và biên
giới quốc gia. Nước ta sau ngày giành được giải phóng đến nay đã hơn 35 năm, tuy
nhiên vẫn đề về biên giới quốc gia vẫn còn một số vướng mắc tuy nhiên Việt Nam luôn
luôn tôn trọng nguyên tắc giải quyết mọi chuyện bằng con đường hòa bình, các bên cung
hợp tác thỏa thuận để giả quyết vân đề. Vậy vẫn đề biên giới Việt Nam với các nước
láng giềng ra sao? bất kì quốc gia nào cũng giáp danh với một quốc gia khác nên việc
xác định biên giới quốc gia là rất quan trọng. Do đó chúng tôi chọn đề tài “Phân tích cơ
sở pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ giữa việt nam với các
nước láng giềng”
NỘI DUNG
I.khái quát về biên giới đất liền
1. định nghĩa biên giới trên đất liền
- Đường biên giới trên đất liền là đường phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia có
chung đường biên giới, chạy trên phần đất liền, đảo, trên sông, hồ, kênh đào biên giới và
biển nội địa.
- Đường biên giới này thường là kết quả của việc ký kết các điều ước quốc tế giữa
các quốc gia hoặc là quyết định của cơ quan tài phán quốc tế. Trên thực tế còn tồn tại
một số trường hợp biên giới được ấn định trên cơ sở các điều ước tô nhượng lãnh thổ
giữa các quốc gia (trường hợp Hồng Công, Ma Cao trước đây).
Đối với Việt Nam, Điều 5, Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định “Biên giới
quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc
quốc giới”.
2. cách xác định
Xác định biên giới quốc gia trên bộ là một công việc rất phức tạp. chủ yếu có
những bước cơ bản sau:
1



Bước 1: Hoạch định biên giới quốc gia: Đây là giai đoạn cực kì quan trọng với
những hoạt động pháp lý nhằm xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới. Toàn bộ
việc hoạch định phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng,
các bên cùng có lợi. Phương pháp hoạch định là thông qua đàm phán và các con đường
hòa bình khác. Nếu có tranh chấp các bên không tự giải quyết được thì nhờ đến bên thứ
ba, kể cả thông qua còn đường đàm phán quốc tế, yêu cầu hoạch định biên giới là:
-

Phải đưa ra được nguyên tắc để làm cơ sở cho việc xác định đường biên

giới
Yêu cầu các điểm, hướng đi được lựa chọn để xác định đường biên giới
phải chính xác, phù hợp với các yếu tố địa hình thực tế
Bước 2: Phân giới và cắm mốc thực địa: Là quá trình thực địa hóa đường biên giới
trong hiệp định. Là công việc mang tính chất vật chất, cụ thể để đưa đường biên giới
được hoạch định trong các văn bản và bản đồ ra thực địa, cố định nó bằng các dấu mốc
biên giới với các phương pháp kĩ thuật đo chính xác.
II.Cơ sở pháp lý và thực tiễn giải quyết các tranh chấp
1. Việt nam – Trung Quốc
a. Cơ sở pháp lý:
- Chiến tranh Pháp-Thanh năm 1884-1885 kết thúc bằng việc Pháp-Trung ký hiệp
ước hòa bình hữu nghị thương mại tại Thiên Tân(9/6/1885). Điều 3 của Hiệp ước này
quy định: “Trong thời hạn 6 tháng từ khi kí Hiệp ước này, những ủy viên cao cấp hai
bên chỉ định sẽ tới tại chỗ để khảo sát biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ…”.Từ cuối
thế kỷ XIX đường biên giới Việt - Trung được hoạch định trong Công ước hoạch định
biên giới ngày 26/06/1887 và Công ước bổ sung ngày 20/06/1895 ký kết giữa Pháp và
nhà Thanh (Trung Quốc)- đây là hai công ước quan trọng, là cơ sở để xác định đường
biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc sau này.
- Ngày 7/11/1991 đại diện hai chính phủ Việt nam và Trung Quốc đã kí “ Hiệp
định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên biên giới hai nước giữa Chính phủ

nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa”, trong đó quy định hai bên
tiến hành quản lí biên giới theo tình hình thực tế hiện nay.
- Tại cuộc đàm phám vòng 1 cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ năm 1993, hai
bên đã kí” Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề về biên giới lãnh
2


thổ giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa”.Theo đó, hai bên thỏa thuận trên cơ
sở các nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiệp thương hữu nghị để giải quyết
vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; lấy Công ước Pháp - Thanh 1887
và 1895 và các văn kiện, bản đồ hoạch định, cắm mốc biên giới kèm theo làm căn cứ để
xác định lại đường biên giới Việt - Trung.
- Từ năm 1992 đến tháng 12 năm 1999, Việt Nam và CHND Trung Quốc đã tiến
hành 7 vòng đàm phám cấp Chính phủ, 16 vòng đàm phán của những Nhóm công tác
liên hợp về biên giới trên bộ. Ngày 30/12/1999, Hiệp ước biên giới đất liền Việt-Trung
đã được kí kết chính thức tại hà Nội.ngày 6/7/2000,hai bên trao đổi thư phê chuẩn Hiệp
ước. Hiệp ước đã đặt một dấu son mới trong quan hệ giữa hai nước Việt-Trung trước
thềm thiên niên kỉ mới và được đánh giá là một trong 10 sự kiện tiêu biểu nhất của Việt
Nam trong năm 1999.
Tuy nhiên Hiệp ước 1999 mới chỉ xác định đường biên giới bằng lời văn và trên
bản đồ. Để thực thi chủ quyền quốc gia, tiến hành bảo vệ và quản lý lãnh thổ trên thực
địa, hai bên cần tiến hành phân giới cắm mốc, chuyển đường biên giới từ lời văn trong
Hiệp ước và bản đồ ra thực địa, cùng nhau xác định, đánh dấu rõ ràng từng vị trí cột
mốc, vạch ra đường biên giới chính xác trên thực địa.
b.Thực tiễn:
 Giai đoạn quan hệ Pháp - Thanh và Tưởng (1887 - 1945)
Trong giai đoạn này, về vấn đề biên giới, hai bên chỉ tiến hành các hoạt động kiểm
tra, sửa chữa mốc giới hoặc thay đổi vị trí một số mốc giới như đã thoả thuận, cùng nhau
duy trì nguyên trạng đường biên giới đúng theo kết quả thực hiện Công ước 1887 và
1895. Các bên không ký kết thêm một văn bản pháp lý nào liên quan đến việc thay đổi

hoặc sửa đổi đường biên giới.
Trên thực tế, từ sau khi được chính thức xác lập bởi hai Công ước Pháp - Thanh
năm 1887 và 1895, đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên
không ổn định. Khi so sánh các bản đồ cắm mốc từ năm 1890 đến 1897 và bản đồ tỷ lệ
1/100.000 về đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Sở Địa dư Đông Dương (Cơ
quan đo đạc và kỹ thuật bản đồ cao nhất của Cộng hoà Pháp ở Đông Dương, thành lập
năm 1927, giải thể năm 1954) xuất bản trong những năm 1905 - 1907, phía Pháp đã
nhận thấy rằng một số mốc giới cắm tại các địa bàn quan trọng đã bị mất, một số mốc
giới bị xê dịch vào đất Việt Nam.Trong giai đoạn này, không xảy ra tranh chấp lớn ở trên
3


biên giới. Tuy nhiên, mặc dù biết phía Trung Quốc thường xuyên lấn chiếm đất đai của
Việt Nam nhưng do chính quyền Pháp không có khả năng và điều kiện để quan tâm đến
biên giới, nên đã không duy trì quản lý bảo vệ đường biên giới nguyên trạng đã thoả
thuận theo hai Công ước 1887, 1895 và chấp nhận chỉ ghi nhận những việc đã rồi trên
bản đồ xuất bản năm 1904. Nghiên cứu các tài liệu để lại cho thấy, từ sau khi hoàn thành
việc thực hiện Công ước bổ sung năm 1897 cho đến năm 1945, Pháp và nhà Thanh đã
không tổ chức được một cuộc kiểm tra biên giới song phương nào.
 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến năm 1979
Từ sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập (năm 1949) đến
năm 1966, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là đường biên
giới hữu nghị.
Về mặt nhà nước, mặc dù trong thời gian này Việt Nam và Trung Quốc không ký
kết văn bản mới nào về biên giới giữa hai nước, nhưng Trung ương hai Đảng cầm quyền
của hai bên đã có sự thoả thuận tôn trọng đường biên giới pháp lý do lịch sử để lại, cụ
thể là tôn trọng đường biên giới đã được xác lập trên cơ sở hai Công ước Pháp - Thanh
năm 1887 và 1895, được thể hiện trong việc ký kết một số văn bản như: Tháng 12-1952,
hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định phối hợp công tác biên phòng Việt
- Trung, đến năm 1954 hai bên tiếp tục ký một hiệp định bổ sung; tháng 5-1955, ký kết

Hiệp định về việc mở mậu dịch tiểu ngạch ở biên giới Việt - Trung; năm 1963, ký kết
Hiệp định hiệp đồng bảo vệ an ninh khu vực biên giới; năm 1955, ký Hiệp định đường
sắt biên giới Việt - Trung (đến năm 1971 ký lại Hiệp định này).
Từ ngày 6 đến ngày 9-11-1956, năm tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Hải
Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Đông, Quảng Tây) đã gặp nhau hội đàm 10 vấn đề
về biên giới và đã đi đến những thoả thuận về quản lý đường biên giới chung.
Tuy nhiên, những năm đầu sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng, tình hình
mất ổn định của biên giới Việt Nam - Trung Quốc vẫn tiếp diễn mà nguyên nhân chính là
do phía Trung Quốc gây ra. Trên thực tế trong quan hệ lúc bấy giờ mặc dù là hữu nghị
anh em, nhưng do sự phức tạp và những tồn tại của đường biên giới lịch sử để lại và
những phát sinh mới ở biên giới, có một số vấn đề tranh chấp quản lý khá căng thẳng
cần phải được giải quyết như: Một số bia mốc bị xê dịch vào đất Việt Nam ở các tỉnh
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng; tranh chấp đất đai ở khu vực Lũng Phắc, xã Chí Hoà,
huyện Trùng Khánh...
Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường
sắt biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến Yên Viên gần Hà Nội, phía Trung Quốc đã ghi
4


trong biên bản điểm nối ray sâu vào lãnh thổ Việt Nam gần 300 m. Họ còn ủi mất mốc
biên giới số 18 ở cách cửa Nam Quan 100 m để xóa dấu tích đường biên giới lịch sử, rồi
đặt cột km số 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100 m, coi đó là vị trí đường
biên giới giữa hai nước ở khu vực này (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
(1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 10).
Năm 1956, Trung Quốc đã chiếm một vùng đất đai Việt Nam dài 6.000 m, rộng
hơn 1.300 m tại khu vực Trình Tường, tỉnh Quảng Ninh. Lấn chiếm các khu vực như:
Các mốc số 25, 26, 27 thuộc xã Thanh Loà, huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn; từ mốc số
17 đến số 19 ở Khảm Khan, Cao Bằng; khu vực mốc số 14 ở Tả Lũng, Lân Phù Phìn,
Minh Tân, tỉnh Hà Tuyên; khu vực từ mốc số 2 đến số 3 ở Nậm Chảy ở Hoàng Liên Sơn.
Cũng từ năm 1955 đến năm 1956, khi được Việt Nam nhờ đo vẽ bản đồ Việt Nam tỷ lệ

1/100.000, phía Trung Quốc đã sửa ký hiệu một số đoạn biên giới dịch về phía Việt Nam
ở khu vực mốc số 53 ở thác Bản Giốc và cồn Pò Thoáng thuộc tỉnh Cao Bằng(Vấn đề
biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 19, 12).
Năm 1957, phía Trung Quốc lấn chiếm khu vực mốc số 136 và 137 ở Trà Mần suối Lũng thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng và cắm cờ biểu thị chủ quyền của Trung
Quốc ở khu vực này (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự
Thật, Hà Nội, trang 15).
Năm 1967 - 1968, Trung Quốc đưa nhiều hộ người H'mông (Mèo) thuộc huyện
Mã Quan, tỉnh Vân Nam sang định cư ở khu vực giữa mốc số 2 và số 3 thuộc xã Nậm
Chảy, huyện Mương Thương tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai). Mặc dù phía
Việt Nam đã phản đối nhưng phía Trung Quốc làm ngơ, tiếp tục đưa người sang ở rồi đặt
tên cho xóm người Mèo này là "Sìn Sài Thàng” giống tên một bản của Trung Quốc ở
bên kia biên giới cách khu vực này 03 km. Đến năm 1976, Trung Quốc cho quân sang
chiếm khu vực này và coi là đất của Trung Quốc (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 15).
Năm 1976 Trung Quốc cho xây một đập kiên cố ngang qua nhánh sông biên giới ở
khu vực thác Bản Giốc của Việt Nam và chiếm cồn Pò Thoáng của Việt Nam, đồng thời
lấn chiếm các khu vực như mốc số 43 ở Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn, mốc số 114 ở Sóc
Giang thuộc tỉnh Cao Bằng, khu vực giữa mốc số 63 và số 65 ở Trà Lĩnh thuộc tỉnh Cao
Bằng, khu vực giữa mốc số 1 và 2 ở Cao Ma Pờ thuộc tỉnh Hà Tuyên dài 4 km sâu vào
đất Việt Nam 2 km(Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự
Thật, Hà Nội, trang 12, 14).

5


Tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc ngày càng trở nên phức tạp. Đặc biệt
trong ba năm từ 1977 đến 1979, tình hình biên giới giữa hai nước rất căng thẳng. Số vụ
tranh chấp ngày càng gia tăng: Năm 1974, trên biển Trung Quốc đưa quân ra chiếm quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trên đất liền xảy ra 179 vụ tranh chấp; năm 1975 có 294 vụ
(Trung Quốc nói có hơn 400 vụ); năm 1976 tranh chấp 812 vụ (Trung Quốc nói hơn 900

vụ), có những vụ hai bên xô xát xảy ra thương vong; năm 1977 có 873 vụ; năm 1978 có
2.175 vụ. Trung Quốc gây ra sự kiện nạn kiều ở hữu Nghị Quan, cầu Bắc Luân, cầu Hồ
Kiều, cắt viện trợ, rút chuyên gia, cắt giao thông đường sắt, đường bộ, đóng cửa biên
giới(Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự thật, Hà Nội, trang
18).
Tóm lại, trong giai đoạn này về cơ bản đại bộ phận đường biên giới được hai bên
quản lý khớp với đường biên giới lịch sử theo hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và
1895. Tuy nhiên, đường biên giới này đã không còn giữ được nguyên trạng.

Giai đoạn từ đầu năm 1979 đến trước khi ký kết Hiệp ước biên giới đất
liền Việt Nam - Trung Quốc năm 1999
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là đến năm 1990, Trung Quốc thi hành chính
sách không hữu nghị với Việt Nam.Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục xấu đi
nhanh chóng và lên tới đỉnh điểm - xung đột biên giới. Phía Trung Quốc đã dùng vấn đề
biên giới hai nước làm công cụ, tạo sức ép đối với Việt Nam. Đây cũng là một giai đoạn
đầy sóng gió trong quan hệ hai nước nói chung và quan hệ về biên giới Việt Trung nói
riêng trong thời kỳ hiện đại.
Các cuộc tranh chấp ở biên giới ngày càng tăng dần cả về số vụ và mức độ
nghiêm trọng và đỉnh điểm là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc năm
1979. Ngày 17-2-1979, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng vũ trang với 60 vạn quân vượt
qua biên giới Việt - Trung tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung
Quốc, gây thiệt hại năng nề về người và của cho nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc của
Việt Nam. Trước sự phản công quyết liệt của quân và dân Việt Nam và sự lên án mạnh
mẽ của dư luận thế giới, sau một tháng chiếm đóng vùng biên giới, Trung Quốc đã rút
quân về nước. Đến ngày 5-5-1979, Trung Quốc tuy đã tuyên bố rút toàn bộ quân đội về
nước, nhưng trên thực tế lực lượng vũ trang Trung Quốc vẫn chốt giữ nhiều điểm cao và
cụm điểm cao quan trọng ở trên đường biên giới và trên lãnh thổ Việt Nam. Lúc đó,
Trung Quốc đã chiếm đóng khoảng 50 cao điểm trên đất Việt Nam. Tình trạng chiếm
đóng này kéo dài suốt thập kỷ 80 và trong thời gian này Trung Quốc liên tục gây ra các
vụ lấn chiếm, khiêu khích, tấn công các mục tiêu của Việt Nam, điển hình trong các năm

6


1980 gây ra 2.500 vụ và năm 1981 gây ra 1.800 vụ trong đó có việc đánh chiếm bình độ
400 ở Cao Lộc. Đến cuối năm 1989, đầu năm 1990, Trung Quốc rút quân trên hầu hết
các điểm cao đã lấn chiếm của Việt Nam nhưng vẫn chiếm giữ một số điểm cao để
khống chế khu vực biên giới như điểm cao 583 - Pò Pùn Léo Cao, điểm cao 371 - Hữu
Nghị Quan, bình độ 400 núi Pha Khả mốc số 26 Đông, một số điểm cao khác ở phía Bắc
Thanh Thuỷ và phía Đông - Tây sông Lô (Ban Biên giới của Chính phủ (5-2000), Quản
lý nhà nước về biên giới lãnh thổ).
Từ nửa cuối năm 1990, tình hình biên giới Việt - Trung dần dần trở lại yên tĩnh.
Cuối năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ và vấn đề biên
giới giữa hai nước đã được quan tâm giải quyết tích cực với thiện chí hoà bình. Mặc dù
hai bên đã ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai
nước ngày 07-11-1991 và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên
giới lãnh thổ ngày 19-10-1993, nhưng tình trạng tranh chấp và lấn chiếm biên giới vẫn
tiếp tục xảy ra chủ yếu do phía Trung Quốc gây ra. Điển hình là sự kiện năm 1997 Trung
Quốc xây dựng kè đá trên sông biên giới ở cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa
khẩu Hoành Mô (Việt Nam) đã gây thiệt hại lớn cho phía Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến vị trí đường biên giới. Đến cuối năm 1999, vẫn còn hàng trăm điểm tranh chấp
trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước.
2. Việt nam– Lào
a. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý chung khi giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ là Điều 2
khoản 3 Hiến chương Liên hợp quốc và các văn kiện pháp lý quan trọng khác đều quy
định rõ các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa
bình, bằng các hình thức thương lượng do các quốc gia lựa chọn, phù hợp với các quy
định và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, nguyên tắc này còn được ghi nhận phổ biến trong các
Điều ước quốc tế song phương về biên giới lãnh thổ.
Các điều ước quốc tế song phương được kí kết giữa Việt Nam và Lào được xác

định sau khi 2 nước giành độc lập, tức là kể từ năm 1945, bao gồm:
- Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia ngày 18/7/1977
- Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia ngày 24/01/1986.

7


- Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia
ngày 24/01/1986.
- Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc toàn bộ
đường biên giới quốc gia ngày 16/10/1987.
- Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 01/03/1990.
- Nghị định thư bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 31/08/1997
b. Thực tiễn
- Thời kì trước năm 1975
Thời Pháp thuộc, biên giới giữa Việt Nam - Lào được xác định bằng các nghị định
của Toàn quyền Đông Dương (Nghị định năm 1893, Nghị định năm 1895, Nghị định
năm 1896; Nghị định năm 1900; Nghị định năm 1904; Nghị định năm 1916)
Đồng thời với việc điều chỉnh đất đai theo các nghị định của Toàn quyền Đông
Dương, thực dân Pháp đã tiến hành điều chỉnh đường biên giới và thể hiện trên bản đồ
Bonne tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương.
- Từ năm 1975 đến nay
Sau năm 1975, hai nước nỗ lực đàm phán về biên giới lãnh thổ (tháng 02/1976)
thống nhất nguyên tắc lấy bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương in
năm 1945 để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước; nơi nào không có bản đồ của Sở
Địa dư Đông Dương năm 1945 thì dùng bản đồ in trước hay sau đó một vài năm. Như
vậy là lãnh đạo Việt Nam và Lào đã cho nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới hai nước
theo nguyên tắc Uti-possidétis (anh hãy làm chủ cái anh đang có), một nguyên tắc đã
được áp dụng Ở Châu Mỹ la tinh trong thờl kỳ phi thực dân hoá và đã được Tổ chức
thống nhất Châu Phi chấp nhận với nội dung “tôn trọng các đường biên giới tồn tại vào

lúc mà các nước Châu Phi giành được độc lập”.
Dựa trên nguyên tắc Uti possidetis, qua 4 đợt đàm phán trong Uỷ ban liên hợp
Việt – Lào về hoạch định biên giới, ngày 18/7/1977, Hiệp ước Hoạch định biên giới
quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào đã được đại diện hai nhà nước Việt Nam và Lào ký tại thủ đô Viêng-chăn.
Việc đàm phán thành công và ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia là một
thắng lợi to lớn của hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước, đánh dấu một bước
8


quan trọng trong quá trình xây dựng biên giới Việt Nam - Lào trở thành biên giới hoà
bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển lâu dài.
Năm 1978, hai bên bắt đầu tiến hành phân giới, cắm mốc toàn bộ đường biên giới
Việt Nam - Lào và hoàn thành công tác này vào năm 1987.Theo đó, trên toàn tuyến biên
giới Việt Nam - Lào đã xây dựng được một hệ thống mốc quốc giới với số lượng 199
mốc. Đồng thời, trong giai đoạn này, hai nước đã giải quyết xong các vấn đề phát sinh
liên quan đến việc giải quyết biên giới giữa hai nước như chuyển giao đất, bàn giao dân
và tài sản giữa hai bên… phù hợp với luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế và phản ánh
đúng thực tế đường biên giới lịch sử hình thành giữa hai nước.
Các kết quả trên đã được hai bên ghi nhận trong Hiệp ước bổ sung Hiệp ước
Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (24/01/1986), Nghị định thư về việc phân giới và cắm
mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (24/01/1986), Nghị định thư bổ sung Nghị
định thư về việc phân giới và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia Việt Nam và
Lào (16/10/1987).
Sau khi hoàn thành cơ bản công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa vào năm
1987, hai bên đã ký Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 01/03/1990 và Nghị định thư
bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 31/08/1997 nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ
cho công tác bảo vệ và quản lý biên giới giữa hai nước.

Hệ thống mốc quốc giới lúc đó được xây dựng trong giai đoạn hai nước còn đang
gặp nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển, kỹ thuật hạn chế nên chưa đáp ứng được
yêu cầu của một hệ thống mốc chính quy, đảm bảo tính ổn định lâu dài. Xuất phát từ
thực tế trên, nhằm phục vụ nhu cầu phối hợp quản lý biên giới ổn định lâu dài, góp phần
củng cố bền vững mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Từ tháng 05/2008, Việt Nam và
Lào chính thức triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ
thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống mốc quốc giới
giữa hai nước theo hướng chính xác, hiện đại, bền vững và thống nhất trên toàn tuyến
biên giới. Tổng số mốc tăng dày và tôn tạo gồm 792 cột mốc với 16 mốc đại, 190 mốc
trung, 586 mốc tiểu. Thời gian thực hiện Kế hoạch bắt đầu từ năm 2008, trong đó ưu tiên
cắm mốc ở khu vực có cửa khẩu và khu vực có đường giao thông thuận lợi đi qua nhằm

9


tăng cường hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế và ổn định trật tự an toàn xã hội vùng
biên giới.
Ngày 18/01/2008, Việt Nam và Lào đã cùng với Cam-pu-chia cắm mốc ngã ba
biên giới và ngày 26/08/2008 tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký Hiệp ước xác định giao điểm
đường biên giới giữa ba nước. Ngày 05/09/2008, tại cửa khẩu Lao Bảo - Đen-sạ-vẳn, hai
bên đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành mốc đôi 605. Đây là cột mốc đầu tiên chính
thức khởi động cho công tác tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới giữa hai nước. Tính đến
tháng 02/2011, hai bên đã xác định được 462 vị trí mốc và đã xây dựng 333 vị trí mốc.
Hai bên sẽ hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa vào năm 2012, và hoàn thành
Nghị định thư, bản đồ ghi nhận kết quả vào năm 2014.
3.Việt Nam – Campuchia
a. Cơ sở lý luận
Hiện nay Việt Nam và Campuchia đa kí rất nhiều hiệp định tương trợ tư pháp và
điều ước quốc tế như:
Hiệp định về quy chế biên giới giữa 2 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam và cộng hòa nhân dân Campuchia.
Trên biển 7/7/1982 chính phủ 2 nước Việt Nam và Campuchia đã kí hiệp
định thiết lập vùng nước lịch sủ chung giữa 2 quốc gia và thỏa thuận thương lượng vào
thời gian thích hợp để họach định đường biên giới trên biển 2 nước, lấy đường Bré vi é
được vạch ra 1939 với tính chất là đường hành chính và cảnh sát làm đường phân chia
đảo giữa 2 nước;
Hiệp định về quy chế biên giới giữa 2 nước cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và cộng hòa nhân dân Campuchia;
Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vẫn đề biên giới giữa Việt Nam và
Campuchia;
Đặc biệt ngày 27/12/1985 Việt Nam và Campuchia đã kí kết hiệp ước hoạch
định biên giới quốc gia trên cơ sở thỏa thuận thi hành hiệp ước 2 bên đã tiến hành phân
chia giới thực địa và cắm mốc vào 4/1986, đến 12/1988 được 207/1137km. Tháng
1/1/1989 theo đề nghị của phia Campuchia 2 bên tạm dừng phân giới mốc.
b.

Cơ sở thực tiễn

10


Với chính phủ Campuchia thành lập sau khi hiệp ước hòa bình về Campuchia
1993,1994,1995. Thủ tướng 2 nước Việt Nam và Campuchia đã thỏa thuận thàng lập một
nhóm chuyên viên chuyên thảo thuận và gải quyết vấn đề phân giới giữa 2 nước và thỏa
thuận ngừng biện pháp không cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh và ổn định khu
vực, nhằm xây dựng một đường biên giới hòa bình hữu nghị hợp tác và phát triển.
Tồn động khi giải quyết các tranh chấp biên giới với Campuchia, phía Campuchia
thì giải quyết tanh chấp biên giới bằng đường Bré vi é vạch ra 1/1939 làm biên giới giữa
2 nước mà đường này xét về mặt luật quốc tế thì không phù hợp với luật pháp quốc tế, vì
nó không phải là văn bản pháp quy mà chỉ là một công hàm thư do thống đốc nam kì gửi

cho khâm sứ pháp ở Campuchia, cả 2 bên không có bản đồ chính đi kèm.
Hiện nay chính phủ nước cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chấp nhận
cách giải quyết này của phía Campuchia về đường biên giới giữa 2 nước, nó không phù
hợp với luật pháp quốc tế và gây hậu quả bất lợi cho phía nhà nước Việt Nam, Việt Nam
yêu cầu dùng luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp biên giới giãu 2 quốc gia.
Theo như thông tin cập nhật hiện nay thì tranh chấp trên biển( vùng nước lịch sử
giữa Campuchia và Việt Nam chưa được giải quyết
Vùng nước này là một bộ phận trong các tranh chấp về ranh giới biển trong vịnh
thái lan, về thực tế phân định này khó khăn và lâu dài vì 2 nước không thống nhất được
luật áp dụng chung mặt khác Campuchia muốn hoàn tất công tác phân giới cắm mốc trên
bộ xong sau đó mới giải quyết các tranh chấp khác.

Tham khảo sách Nguyễn Minh Ngọc, quan hệ Việt Nam và Campuchia về vấn đề
phân định biên giới
III.Các kiến nghị để giúp giải quyết các tranh chấp
Tranh chấp biên giới là sự tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa hai hoặc một số
nước đối với một vùng đất hoặc vùng nước nào đó. Tranh chấp biên giới là một trong
những tranh chấp vô cùng phức tạp trong quan hệ giữa các nước, và cũng là nguyên
nhân chủ yếu gây nên các xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia. Giải quyết tranh
chấp về biên giới lãnh thổ hết sức phức tạp, cần phải nắm vững một số nội dung sau:
11


- Xác định rõ nguyên nhân của tranh chấp: do yếu tố lịch sử, chính trị, kinh tế, xã
hội …
- Nắm chắc tình hình thực tế (địa hình, cơ sở pháp lý, lịch sử, hiện tại do bên nào
quản lý…)
- Quan điểm của các bên liên quan đối với tranh chấp
- Đánh giá khả năng và mức độ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh khi giải quyết tranh
chấp

- Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp. Điều này rất quan trọng vì nó quyết định
kết quả giải quyết tranh chấp. Điều 2 khoản 3 Hiến chương Liên hợp quốc và các văn
kiện pháp lý quan trọng khác đều quy định rõ các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết
các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, bằng các hình thức thương lượng do các
quốc gia lựa chọn, phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, nguyên tắc
này còn được ghi nhận phổ biến trong các Điều ước quốc tế song phương về biên giới
lãnh thổ.
Thực tế việc giải quyết tranh chấp về biên giới thường theo các nguyên tắc cơ bản
sau đây:
+ Chỉ có Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất mới có quyền quyết định các vấn
đề liên quan đến vị trí đường biên giới quốc gia.
+ Các tranh chấp về biên giới phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình:
đàm phán ngoại giao giữa các bên liên quan, trung gian, hòa giải, tòa án pháp lý, tòa án
trọng tài…
Khi xảy ra những tranh chấp ở biên giới, tùy theo mức độ, chính quyền địa
phương các bên hữu quan, cần kịp thời gặp gỡ bàn bạc giải quyết trên tinh thần quan hệ
hữu nghị và phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như quốc gia. Trường hợp tranh chấp về
lãnh thổ, dịch chuyển, phá hoại cột mốc nhằm lấn chiếm lãnh thổ, xâm phạm, vi phạm
đường biên giới thì chính quyền địa phương mỗi bên phải báo cáo lên Chính phủ nước
mình giải quyết. Trong khi chờ đợi, các bên đều cố gắng kiềm chế, giữ nguyên quan hệ
bình thường không làm phức tạp thêm tình hình.
Trong giải quyết tranh chấp về biên giới quốc gia, các biện pháp hòa bình luôn
được nhấn mạnh, đặc biệt là biện pháp đàm phán trực tiếp giữa hai bên, là sự tiếp xúc
12


trực tiếp giữa các phái đoàn đại diện của mỗi quốc gia để trao đổi, thương lượng , bàn
bạc nhằm hướng tới giải quyết vấn đề tranh chấp. Vấn đề biên giới là vấn đề nhạy cảm
trong quan hệ quốc tê, do vậy, đây là phương pháp cơ bản, hữu hiệu và thông dụng nhất
để giải quyết tranh chấp.

- Phía Việt Nam và nước bạn có thể gặp gỡ trực tiếp, đưa ra các quan điểm lập
trường của mình
- Đàm phán trực tiếp có thể được tiến hành bất kì lúc nào mà không bị hạn chế về
thời gian và không gian
- Thông qua đàm phán, không chỉ tranh chấp được giải quyết mà các bên còn có thể
hiểu biết về nhau hơn, góp phần củng cố thúc đẩyquan hệ giữa các bên hữu quan
- Các thế lực bên ngoài khhos có thể gấy áp lực và can thiệp vào quá trình giải
quyết tranh chấp
Đàm phán trực tiếp có thể tạo điều kiện cho Việt Nam và các nước bạn có thể kí kết
các điều ước quốc tế, hiệp ước song phương
Tuy nhiên , trong thực tế, không thể tránh trường hợp các bên trước khi đàm phán
đưa ra các yêu sách không phù hợp, vì thế đàm phán trực tiếp có thể là bước đầu tiên
trong quá trình giải quyết tranh chấp và đôi khi cũng là kết quả của việc áp dụng các
biện pháp hòa bình khác
KẾT BÀI
Biên giới quốc gia có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi quốc gia. Trong lịch sử,
ông cha ta đã trải qua rất nhiều quộc chiến tranh quyết liệt, sống còn mới có thể giữ
vững được biên giới, bờ cõi nước nhà. Do đó, là thế hệ sau, chúng ta phải bào tồn, giừ
gìn lấy những giá trị vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại này. Trên

TÀI LIỆU KHAM KHẢO
13


1. Giáo trình luật quốc tế

14


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................................1
I. khái quát về biên giới đất liền......................................................................................1
1. Định nghĩa biên giới trên đất liền...................................................................................1
2. Cách xác định.................................................................................................................1
II.cơ sở pháp lý và thực tiễn giải quyết các tranh chấp................................................2
1.Việt nam – Trung Quốc...................................................................................................2
2. Việt nam– Lào................................................................................................................7
3.Việt Nam – Campuchia.................................................................................................10
III. Các kiến nghị để giúp giải quyết các tranh chấp………………………………..11
KẾT BÀI..........................................................................................................................13

15



×