Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích khái niệm và vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.99 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MƠN : LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ BÀI SỐ 4
Phân tích khái niệm và vai trị của quyết định hành chính trong quản lý
hành chính nhà nước.

Họ và tên :
Lớp

:

MSSV

:

Nhóm

:3

Hà Nội – 2012


MỤC LỤC.
I.
II.

III.


Lời mở đầu
Khái niệm của quyết định hành chính nhà nước.
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước
1.
Nguyên tắc phân loại Quyết định hành chính Nhà nước
2.
Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính
3.
Sự khác nhau giữa Quyết định hành chính và các loại quyết định của cơ
quan Nhà nước khác.

IV.

Kết luận.


Đề số 4
Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trị của quyết định hành
chính trong quản lý hành chính nhà nước.
Bài làm.
I.

LỜI MỞ ĐẦU
Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy
nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, tư pháp, hành pháp. Một trong những
biểu hiện của việc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp
luật. Quyết định pháp luật bao gồm những quyết định của cơ quan lập pháp,
cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp.


II.

KHÁI NIỆM CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
1. Định nghĩa.

Theo từ điển tiếng việt thì “quyết định” là định một cách chắc chắn, với ý định
nhất định phải thực hiện.
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự
thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thơng qua những hành vi của các chủ thể
được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nàhn
nước tiến hành theo một trình tự dưới hình thức nhất định theo quy định của
pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự
hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một cơng việc cụ thể trong đời sống
xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.
2. Đặc điểm
Là một dạng của quyết định pháp luật và vậy quyết định hành chính có những
đặc điểm chung và riêng sau:
Về đặc điểm riêng, trước hết phải đề cập có tính quyền lực Nhà nước, là kết quả
của sự thể hiện ý chí của các cơ quan hành chính Nhà nước, có thẩm quyền thực
hiện nhân danh quyền lực Nhà nước.


Có tính pháp lý, các quyết định do nhà nước ban hành đều có những giá trị về
mặt pháp lí. Quyết định hành chính xuất hiện đã tác động ngay đến cơ chế điều
chỉnh pháp luật, quyết định còn đưa ra những biện pháp, những chủ trương lớn
trong lĩnh vực quản lí hành chính. Quyết định hành chính tác động vào đời sống
xã hội bằng việc định ra chính sách, sửa đổi bãi bỏ các quy phạm pháp luật, làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc phục hồi quan hệ pháp luật cụ thể.
Về đặc điểm riêng, có tính dưới luật, chấp hành luật, nghĩa là nội dung của

Quyết định hành chính phải phù hợp với Hiến pháp, Luật và văn bản của cơ
quan Nhà nước cấp trên, được ban hành theo trình tự và hình thức do pháp luật
quy định.
Quyết định hành chính là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước ban hành, đó là những chủ thể trung ương, địa
phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm
quyền chun mơn…
Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú, xuất phát
từ những đặc điểm của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Ngồi ra quyết
định hành chính là những quyết định mà về mặt hình thức có những tên ọi khác
nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư.
Như vậy: Quyết định hành chính Nhà nước chính là tín hiệu điều khiển, là thơng
tin của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước tác động vào khách thể của
quan hệ pháp luật hành chính để thực hiện mục đích của mình theo quỹ đạo và ý
chí của mình.
III.

VAI TRỊ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Để thực hiện quyền lực nhà nước, trên phương diện lí luận cũng như thực tiễn,
người ta thừa nhận vị trí và vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan nhà nước,
có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở của quyền hành pháp –
lĩnh vực thể hiên quyền lực nhà nước một cách thiết thực nhất bởi lẽ đó là những


hoạt động với mục đích thực hiện luật (thi hành luật) nhằm cụ thể hóa các quyết
định của luật vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1. Nguyên tắc phân loại Quyết định hành chính Nhà nước
Để phân loại Quyết định hành chính ta phải căn cứ vào tính chất của Quyết định

hành chính, ta có thể phân chia chúng theo nhiều tiêu chí khác nhau. Bởi vì các
Quyết định hành chính có khi liên quan đến q trình hoạch định chủ trương,
chính sách hoặc đưa ra các quy phạm pháp luật hành chính, cũng có khi chỉ hạn
chế vào một công việc cụ thể nên khi phân loại cần căn cứ vào các tiêu thức.
a. Dựa theo tính chất pháp lí.
Dựa vào tiêu chí này thì chia Quyết định hành chính thành các loại sau:
Quyết đinh chủ đạo: là quyết định mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm
mục đích đưa ra những chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về quản lí
hành chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với đơn vị hành chính nhất định.
Làm cơ sở cho việc ra quyết định quy pham hoặc các quyết định quy phạm.
Chính vì vậy mà thẩm quyền ra các quyết định chủ đạo này thường thuộc về
những chủ thể có vị trí quan trọng trong hệ thống hành chính. Về hình thức thì
những quyết định thuộc loại này thường là những nghị quyết. Ví dụ như Nghị
quyết của chính phúố 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ 9tục hành
chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức.
Quyết định hành chính quy phạm : Quyết định hành chính quy phạm trực tiếp
làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính. Đó là những quyết định
chung nhằm mục đích đặt ra các quy phạm pháp luật hành chính mới nhằm điều
chỉnh đồng bộ, đầy đủ, hơn các quan hệ xã hội xuất hiện trong quản lý hành
chính Nhà nước; cụ thể hóa các quy phạm pháp luật do Quốc Hội hoặc các cơ
quan nhà nước cấp trên ban hành; sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính
hiện hành; bãi bỏ những quy phạm pháp luật hành chính khơng cịn phù hợp;
thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính hiện hành về thời


gian, khơng gian và đối tượng thi hành. Ví dụ: Nghị định số: 142- CP ngày
28/9/1963 của Hội đồng Chính phủ về việc ban hành điều lệ về công tác, công
văn, giấy tờ và công tác lưu trữ cụ thể hoá các quy phạm pháp luật do Quốc hội
hoặc các cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Quyết định hành chính quy phạm
do các cơ quan hành chính Nhà nước ban hành có vị trí quan trọng, chúng là nền

tảng của sự hoạt động quản lý hành chính Nhà nước làm cơ sở cho việc ban
hành các quyết định hành chính cá biệt.
Quyết định hành chính cá biệt: quyết định do cơ quan hành chính nhà
nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp ban hành nhằm giải quyết
các công việc cụ thể, cá biệt là loại quyết định rất cần thiết, được các chủ thể
quản lí hành chính nhà nước ban hành nhiều. Đó chính là quyết định áp dụng
pháp luật. Trên cơ sở của quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban
hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực
hiện đước các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Do vậy, đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có các quyết định này mà
pháp luật được thi hành. Vốn dĩ là loại quyết định để áp dụng quy phạm pháp
luật vì thế mà nó có đặc trưng riêng, ví dụ như nó được áp dụng một lần, cho
một hoặc một số đối tượng nhất định. Các quyết định hành chính cá biệt được
ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quyết định quy phạm,do
cơ quan hành chính Nhà nước ban hành hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền
quản lý hành chính ban hành, nhằm giải quyết các công việc cụ thể trên từng
lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước, chính vì vậy mà quyết định cá biệt
trực tiếp phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ
thể.
Quyết định quản lí hành chính nhà nước cá biệt có tính đơn phương và tính bắt
buộc thi hành ngay. Hai tính chất này là những đặc tính cơ bản của quyết địn
quản lí hành chính nhà nước được ban hành.
Tính đơn phương củaquyết định quảnlí hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ cơ
quan có thẩm quyền tự mình, do mìn quyết định, mặc dù trước đó cơ quan có


tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan, nghĩa là cơ quan hành chính được
quyền và có nghĩa vụ phải quyết định.
Tính bắt buộc thi hành ngay và được phép khiếu kiện sau ràng buộc cả công
dân lẫn cơ quan hành chính nhà nước.

Đối với cơng dân, sau kh nhận được quyết định quản lí hành chính nhà nước,
phải thi hành ngyay nghĩa vụ mà quyết định đòi hỏi, mặc dù đương sự chỉ trích
quyết định là bất hợp pháp, sau đó mới thực hiện quyền khiếu kiện theo luật
định.
Nếu với cơ quan hành chính nhà nước ra quyết định cho người dân được
hưởng một số quyền lợi và người dân yêu cầu được hưởng quyền lợi đó thì cơ
quan hành chính có nghĩa vụ phải thỏa mãn ngay địi hỏi ấy.
Tính đơn phương và tính thi hành ngay là bảo đảm hữu hiệu của kỹ thuật lập
quy, hành chính giúp cho nền hành chính có nghĩa vụ trước nhân dân đồng thời
duy trì được trật tự Nhà nước.
Như vậy: Quyết định hành chính dù thuộc loại nào cũng là công cụ chủ yếu của
hệ thống quản lý nhà nước. Trên phương diện pháp lý, Quyết định cá biệt là
quyết định áp dụng pháp luật.
b. Căn cứ vào chủ thể ban hành quyết định:
Theo tiêu chí này thì các quyết định hành chính phân chia thành các loại như :
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ . Ví dụ: Quyết định số 138/ 2001/ QĐTTg ngày 19/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Chức
danh giáo sư Nhà nước.
- Quyết định hành chính của bộ và cơ quan ngang bộ. Ví dụ: Quyết định số 885/
1998/ QĐ- BTC ngày 16/7/1998 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ phát
hành, quản lý hoá đơn bán hàng.
- Quyết định của UBND các cấp Ví dụ: Quyết định số 46/ 2002/ QĐ- UB ngày
01/4/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch khu nhà ở
tại xã Mễ Trì-huyện Từ Liêm – Hà Nội.


- Quyết định hành chính của các cơ quan chuyên mơn thuộc ủy ban nhân dân:
ra quyết định dưới hình thức chỉ thị và quyết định.
- Quyết định hành chính liên tịch: có hình thức là những thơng tư liên tịch, nghị
quyết liên tịch.
2. Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính:

Về mặt nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước trong đó có hoạt động ra Quyết định hành chính
phải phù hợp với pháp luật hiện hành và trình tự ban hành nghĩa là mọi Quyết
định hành chính được ban hành trên cơ sở Hiến pháp, luật, văn bản của các cơ
quan nhà nước cấp trên và phải nhằm thực hiện Hiến pháp , pháp luật đồng thời
Quyết định hành chính phải đảm bảo tính hợp lý nghĩa là phải phù hợp với chủ
trương, đường lối chính trị của nhu cầu nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn
khả năng quản lý nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Tính hợp pháp và tính
hợp lý của chính là có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Khi ban hành
Quyết định hành chính, các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm tính hợp
pháp và tính hợp lý nhờ đó văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi cao, được
xã hội chấp nhận. Nhưng cũng có những trường hợp tính hợp pháp và tính hợp
lý khơng đồng nhất với nhau là do cơ quan hành chính chưa kịp sửa chữa những
Quyết định không phù hợp hoặc do cơ quan ban hành khơng tính tốn
hết được những đặc điểm của từng nội dung , từng vấn đề nảy sinh trong quản lý
hành chính ở từng cơ quan, từng địa phương .
a. Các yêu cầu của tính hợp pháp : Tính hợp pháp của Quyết định hành
chính được thể hiện qua yêu cầu sau:
- Các quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật.
- Các quyết định hành chính phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của
chủ thể ra quyết định . Yêu cầu này địi hỏi mỗi chủ hành chính chỉ có quyền
ban hành quyết định giải quyết các vấn đề nhất định do pháp luật quy định , giao
cho không được lạm quyền và lẩn tránh trách nhiệm .


- Quyết định hành chính phải được xuất phát từ những lý do xác thực .Yêu cầu
này có nghĩa là chỉ khi nào trong đời sống quản ly nhà nước và đời sống dân cư
xuất hiện các nhu cầu các sự kiện được pháp luật quy định cần phải ban hành
quyết định thì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền mới ban hành quyết
định hành chính nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật cho các trường

hợp cụ thể.
- Quyết định hành chính phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp
luật quy định . Về hình thức các quyết định hành chính phải đúng tên gọi, thể
thức :tiêu đề, số, ký hiệu văn bản, ngày tháng ban hành văn bản, chữ ký, con dấu
Những sai sót hình thức cũng có thể là cho quyết định hành chính trở thành bất
hợp pháp. Về mặt thủ tục ban hành các quyết định hành chính phải bảo đảm tuân
thủ các yêu cầu bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa
học.Nếu vi phạm các yêu cầu bắt buộc phảI tuân theo sẽ làm cho quyết định
hành chính trở thành bất hợp pháp.
b. Các yêu cầu của tính hợp lý: Một quyết định hành chính được coi là
hợp lý khi nó đảm bảo các yêu cầu :
- Quyết định hành chính phải đảm bảo lợi ích của nhà nước, tập thể và cá
nhân .Trong đa số các truờng hợp không nên đưa ra các quyết định hành chính
mang lại lợi ích cơng cộng nhỏ hơn sự thiệt hại chung cho công dân, tránh vì vụ
lợi cho một tập thể mà gây tổn hại chung cho xã hội.
Với yêu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích của nhà nước và của xã hội
coi lợi ích của nhà nước và lợi ích của chung công dân là tiêu chí để đánh giá
tính hợp lý của quyết định hành chính.
- Quyết định hành chính phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề với các
đối tượng thực hiện. Quyết định cần xác định các nhiệm vụ thể các nhiệm vụ
thời gian cụ thể phương tiện quyết định. Nhưng một quyết định q chi tiết của
cấp trên có thể khơng thể phù hợp với cấp dưới, với các địa phương.Vì vậy mà
phải phân biệt rõ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng quản lý mà ra quyết định phù
hợp.


- Quyết định hành chính phải đảm bảo tính tồn diện. Nội dung của quyết định
hành chính phải tính hết các yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội; phải
căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài; phải kết hợp giữa tác dụng trực tiếp và
gián tiếp đến kết quả, mục tiêu,nhiệm vụ cần đạt được với điều kiện, phương

tiện thực hiện.
- Về ngôn ngữ văn phong, cách trình bày một quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu,
ngắn gọn chính xác, khơng đa nghĩa, nghĩa là phải đảm bảo kỹ thuật lập quy .
3. Sự khác nhau giữa Quyết định hành chính và các loại quyết định
của cơ quan Nhà nước khác.
Quyết định quản lí hành chính nhà nước khác với các giấy tờ, cơng văn
hàn chính. những giấy tờ hành chính này có liên quan mật thiết với quyết định
quản lí hành chính nhà nước. chúng phát sinh trên cơ sở quyết định quản lí hành
chính nhà nước dùng để chứng nhận một quyền chủ thể nào đó, một sự kiện có
giá trị pháp lý (các loại bằng: bằng tốt nghiệp đại học, bằng lái xe…) giấy chứng
nhận sở hữu đối với những vật chất (giấy chứng nhận sở hữu nhà, phương tiện),
hoặc chúng được dùng làm căn cứ để ra quyết định quản lí hành chính nhà nước
(như biên bảnvi phạm hành chính, biênn bản khám nơi cất dấu tang vật,…).
Những loại giấy tờ này không làm thay đổi trực tiếp những quan hệ xã hội do
pháp luật hành chính điều chỉnh.
Quyết định quản lí hành chính nhà nước khác với những hành động có giá
trị pháp lý như dẫn đọ phạm nhân, truy bắt phạm nhân, khám nơi cất dấu tang
vật vi phạm hành chính, kê biên, tịch thu tài sản… vì đây là những hoạt động
được thực hiện trên cơ sở quyết định pháp luật của cơ quan quản lý, người có
thẩm quyền.
Quyết định của cơ quan hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà
nước khác với luật, pháp lệnh, lệnh và quyệt định của Chủ tịch nước, các nghị
quyết của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quóc hội, Hội đồng nhân dân, ở phạm
vi , tính chất các quan hệ do chúng điều chỉnh, ở trình tự ban hành, hình thức thể
hiện pháp lí.


Quyết định của cơ quan hành chính nhà nước khác với quyết định của tòa
án. Quyết định của tòa án là những quyết địnhcá biệt giải quyết những vụ dân
sự, hơn nhân gia đình, lao động, xét xử vụ án hình sự, kinh tế và hành chính (trừ

những quy định hướng dẫn hoạt động xét xử của tòa án nhân dân tối cao).
Quyết định của cơ quan hành chính nhà nước khác với quyết định của
viện kiểm soát. Hoạt động có giá trị pháp lý được thực hiện trên cơ sở Quyết
định hành chính hoặc nhằm tạo điều kiện để ra Quyết định hành chính Nhà
nước. Văn bản hành chính thơng thường có giá trị pháp lý nhưng khơng làm
phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính mà nhằm thực
hiện các quan hệ pháp luật cụ thể do các Quyết định hành chính cá biệt đưa ra.

IV.

KẾT LUẬN:
Thơng qua việc phân tích khái niệm quyết định hành chính, ta đã tìm hiểu
thêm được những vai trị của quyết định hành chính trong quản lý hành chính
nhà nước. Để phát huy vai trị của quyết định hành chính, cần quan tâm tới
tính hợp pháp, hợp lý của nó, bởi rõ ràng quyền hành pháp ln ln bị giới
hạn bởi quyền lập pháp, đồng thời chỉ có những văn bản phù hợp với điều
kiện thực tế mới có thể phát huy tốt vai trị của nó. Bên cạnh đó, cần nâng
cao kiến thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, cơng chức bởi họ chính là
những người trực tiếp áp dụng quy phạm pháp luật vào đời sống. Chỉ như
vậy, quyết định hành chính mới có khả năng tác động tích cực đến quản lý
hành chính nhà nước và toàn xã hội.




×