Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng và giải pháp khắc phục hành vi bạo lực gia đình ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.11 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỞ BÀI.................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................1
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI BẠO
LỰC GIA ĐÌNH.................................................................1
1. Khái niệm về bạo lực gia đình......................................1
2. Khái niệm về hành vi bạo lực gia đình.........................2
3. Xử lý vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình................6
II. HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH...............................7
1. Thực trạng của hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam
hiện nay.............................................................................7
2. Nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực gia đình.............8
3. Hậu quả của hành vi bạo lực gia đình đối với mỗi cá
nhân, gia đình và xã hội..................................................11
4. Giải pháp khắc phục hành vi bạo lực gia đình hiện nay
.........................................................................................12
KẾT LUẬN.........................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................16


MỞ BÀI
Mọi gia đình đều không tránh khỏi va chạm, những va chạm đó được
thể hiện ra dưới nhiều hình thức, một trong số hình thức đấy chính là bạo lực
gia đình. Bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, xảy ra ở
khắp mọi nơi trên thế giới, và ở nước ta đã trở thành một vấn nạn, để lại nhiều
hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế
sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể
chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội
và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Vậy đâu là nguyên nhân của
tình trạng này và đâu là giải pháp, đó chính là nội dung và mục đích chính mà
nhóm chúng em tìm hiểu đề tài: “ Hành vi bạo lực gia đình”



NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Khái niệm về bạo lực gia đình
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức,
trấn áp hoặc lật đổ". Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt
động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành
xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa
dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành
nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và
bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 tại khoản 2 Điều 1
định nghĩa: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các
thành viên khác trong gia đình”.
Như vậy, theo các định nghĩa trên có thể hiểu: bạo lực gia đình là việc
một hay nhiều thành viên trong gia đình dùng sức mạnh về thể chất hay tinh
thần để gây ra tổn hại về tinh thần, về sức khỏe hay tài sản cho thành viên
khác trong gia đình.
2. Khái niệm về hành vi bạo lực gia đình
a. Định nghĩa hành vi bạo lực gia đình
Khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 định
nghĩa bạo lực gia đình là “ Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên
khác trong gia đình”. Quy định này nhằm tạo cơ sở phân biệt với hành vi bạo
lực khác cũng như để xác định trách nhiệm và xử lí vi phạm trong bạo lực gia

đình. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ, còn nam giới thường là
nạn nhân của bạo lực tinh thần. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền
văn hóa, tôn giáo, không có ngoại lệ về giàu – nghèo hay trình độ học vấn
Theo điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực gia
đình bao gồm:
“a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài
sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”
- Để xác định một hành vi là hành vi bạo lực gia đình cần căn cứ vào 2 điều
kiện:
+ Một là yếu tố “lỗi cố ý”, tức là không phải bất kỳ hành vi vi phạm

pháp luật nào xảy ra trong gia đình cũng được coi là bạo lực gia đình
+ Hai là người bị tổn hại là thành viên gia đình, đó là những người có
quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng làm phát sinh các
nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đình
Các thành viên của gia đình khi đã ly hôn hoặc trong quan hệ hôn nhân thực tế
cũng được áp dụng quy định của luật này. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


của Luật đối với các trường hợp này không nhằm mục đích khuyến khích hoặc
tạo cơ sở pháp lý cho mối quan hệ giữa những người không đăng kí kết hôn
mà sống chung như vợ chồng; ở đây cần hiểu quy định như vậy có ý nghĩa
đảm bảo cho tất cả nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình được hỗ trợ và bảo
vệ đặc biệt
- Có thể thấy các hành vi bạo lực gia đình gồm có 4 nhóm chính:
+ Nhóm 1: Nhóm hành vi bạo lực về thể chất bao gồm hành vi hành hạ, ngược
đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng
+ Nhóm 2: Nhóm hành vi bạo lực về tinh thần bao gồm các hành vi lăng mạ
hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi
hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lí gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn
cạn việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà và
cháu, giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành
vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn,
cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
+ Nhóm 3: Nhóm hành vi bạo lực về kinh tế bao gồm chiếm đoạt, hủy hoại,
đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên
khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng
ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của

họ hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng
phụ thuộc về tài chính
+ Nhóm 4: Nhóm hành vi bạo lực về tình dục gồm có hành vi cưỡng ép quan
hệ tình dục

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


b. Đặc điểm của hành vi bạo lực gia đình
- Xảy ra giữa các thành viên trong gia đình: Đây là một đặc điểm mang tính
chất đặc thù của hành vi bạo lực gia đình. Bởi ngay cái cách gọi đã thể hiện
được điều đó. Bạo lực gia đình phải là những hành vi xảy ra giữa các thành
viên trong gia đình, có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ gia đình với nhau.
Nếu những hành vi bạo lực xảy ra đối với những người mà không phải quan
hệ gia đình thì không được coi là bạo lực gia đình mà có thể là các hành vi bạo
lực khác như: bạo lực học đường, bạo lực xã hội, …
- Có yếu tố lỗi: Đây là một đặc điểm có yếu tố quyết định nên hành vi bạo lực
gia đình. Lỗi ở đây phải là lỗi cố ý tức là chủ thể gây nên hành động này ý
thức được việc mình đang làm nhằm gây nên tổn hại cho người bị bạo lực. Ví
dụ: Người chồng cố tình chửi rủa, bêu rêu vợ khi phát hiện ra vợ mình ngoại
tình nhằm gây áp lực tinh thần cho người vợ, khiến người vợ suy sụp, xấu hổ,
tủi nhục như một biện pháp trừng phạt người vợ.
- Mang tính chất thường xuyên: Một hành vi được coi là bạo lực phải mang
tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần gây nên sự tổn hại đáng kể về
mặt thể xác cũng như tinh thần của người bị bạo lực. Nếu một hành vi chỉ
được xảy ra một lần thì không thể coi là bạo lực. Ví dụ: Người vợ có những
lời lẽ hỗn láo khiến người chồng búc xúc, không kìm chế được bình tĩnh nên
đã tát vợ mình 1 cái.
- Gây nên hậu quả nghiêm trọng về thể xác cũng như tinh thần: Đây là một hệ
quả tất yếu của hành vi bạo lực gia đình. Vì những hành vi bạo lực được xảy

ra một cách thường xuyên nên đương nhiên sẽ để lại hậu quả cho người bị bạo
lực, đó có thể là về mặt thể xác cũng có thể là về mặt tinh thần. Dù là hậu quả
về phương diện nào thì cũng đều đáng bị lên án.

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


3. Xử lý vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình
Về xử lý vi phạm pháp luật do hành vi bạo lực gây ra được pháp luật
quy đinh rất cụ thể tại Điều 42 và Điều 43 Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ có các mức xử phạt khác nhau.
“ Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có
hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống
bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 43. Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ
sở giáo dục, trường giáo dưỡng
1. Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình
trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện
pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu
trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,

thị trấn.

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


2. Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa
đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được thực hiện
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
II. HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Thực trạng của hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả
nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo
số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước,
có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm
trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình.
Cũng theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày
lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Riêng năm 2005, có
14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (151/1.113 vụ giết
người), trong đó có 39 vụ chồng giết vợ, tám vụ vợ giết chồng); sáu tháng đầu
năm 2006, tỷ lệ này là 30,5% (26/77 vụ). Ở Việt Nam, chưa có các cuộc khảo
sát trong cả nước về tình trạng bạo lực gia đình, nhưng theo báo cáo của Bộ
Công an, từ năm 1995 đến năm 2000 đã có 106 vụ án bạo lực gia đình dẫn tới
chết người. Riêng năm 2001 trong số 1.100 vụ giết người trong cả nước thì có
tới 16% số vụ do người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau.


BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


Thống kê của Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và bộ Văn
hóa - Thể thao & Du lịch cho hay từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, cả
nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là
106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với
người cao tuổi là 16.148 vụ
Ví dụ vụ việc cụ thể xảy ra ở ngay thành phố Hà Nội, một thành
phố lớn của nước ta: Cô con dâu mới cưới được vài tháng Phạm Thị T (26
tuổi, ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã dùng thanh gỗ dài 40cm đánh bố
chồng toác đầu phải khâu 15 mũi. Nếu như không có sự can thiệp kịp thời của
hàng xóm, có lẽ ông S (bố chồng T) đã mất mạng. Điều đáng nói là ông S bị
tàn tật từ nhỏ nên không thể chạy khỏi trận đòn của cô con dâu… Hoặc là vụ
việc con đánh cha: ông Lê Thơm, 88 tuổi, ở thôn Trung Tín 2, huyện Tuy
Phước nhập viện trong tình trạng bầm mặt, tụ máu mắt phải, gãy chân phải.
Tuy nhiên, khi vừa nhập viện, Lê Văn Khanh (38 tuổi) con trai ông Thơm đã
đe dọa không cho bất cứ bác sĩ nào được cứu chữa cho ông. Nếu ai cố tình cứu
chữa, hắn dọa sẽ đánh. Công an thị trấn Tuy Phước và Cảnh sát 113 phải can
thiệp dẫn giải Khanh về trụ sở, các bác sĩ mới bó bột được cho chiếc chân bị
gãy của ông Thơm. Được biết, Khanh là một con "sâu rượu", hàng ngày mỗi
lúc say xỉn, hắn thường chửi bới, nhục mạ, đánh đập vợ con và cha ruột.
Nhiều lần, đứa con bất hiếu này còn bắt cả cha mình quỳ lạy để tra vấn.
2. Nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực gia đình
Về nguyên nhân, có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình,
nhưng tựu trung lại, có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên nhân do người chồng say rượu và mượn rượu. Nhiều
người uống rượu say quá về đánh vợ, đánh con. Đôi khi có nhiều người mượn

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6



cớ uống rượu để chửi bới, lăng mạ cha mẹ, vợ, con... Theo điều tra của Ủy ban
Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi
bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia
đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết
về pháp luật, công việc không ổn định. Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy:
Khi sử dụng các chất kích thích như rươu, ma túy… nam giới thường có nguy
cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều
người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ
phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc. Tuy nhiên, không ai lý giải được
tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà
không phải với những người khác
Thứ hai, nguyên nhân do kinh tế. Bạo lực gia đình thường xảy ra trong
những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn
chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó
dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới
thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ
Thứ ba, nguyên nhân do cờ bạc. Đánh bạc thua không có tiền về nhà
đánh vợ, đánh con, vợ không cho chồng đánh bạc, nói nhiều rồi sinh ra bạo
lực...
Thứ tư, nguyên nhân thiếu hiểu biết về pháp luật. Theo kết quả của một
cuộc điều tra xã hội học, có tới 79,4% số người được hỏi cho rằng thiếu hiểu
biết pháp luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và
72,4% cho rằng cả chồng, vợ đều thiếu hiểu biết về giới và bình đẳng giới .
Nhiều người cho rằng bạo lực gia đình không vi phạm pháp luật. Họ tự cho

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6



mình quyền được dạy bảo vợ con, người khác không có quyền can thiệp vì đó
là chuyện nội bộ gia đình. Và các nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen
tuông, học vấn thấp, nghiện ngập ma túy, v.v...
Thứ năm, Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan
niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong
truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay
trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia
trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một điều
nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến cho người nam giới
cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt mọi việc,
họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có thể mắng chửi
vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái cũng không
sao; hay do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục con
cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho
mình quyền được đánh đập, hành hạ con cái mình.
Thứ sáu, Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực:
Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn
chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ
sợ: “vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
Thứ bảy, Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện
thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự
can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang
tính chất nhất thời, mờ nhạt.

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


Từ các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình nêu trên, có thể
thấy nguồn gốc sâu xa dẫn tới các hành vi bạo lực gia đình chính là sự bất
bình đẳng giới. Giải quyết được vấn đề bạo lực chính là ở chỗ tìm ra căn

nguyên sâu xa đó để có những cách thức điều chỉnh phù hợp trong từng tình
huống cụ thể...
3. Hậu quả của hành vi bạo lực gia đình đối với mỗi cá nhân, gia đình và
xã hội
Bạo lực gia đình đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng, trước hết là
hành vi quyền con người, gây tổn hại cho sức khoẻ, lòng tự trọng, danh dự,
nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đe doạ đến an ninh, chất lượng
cuộc sống của nạn nhân và môic gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nó
làm tổn hại đến gia đình, gây nhức nhối trong xã hội. Những hậu quả của hành
vi bạo lực gia đình biểu hiện cụ thể như sau:
 Hao tốn tiền bạc vào việc chữa trị và phục hồi sức khoẻ cho nạn
nhân.
 Làm băng hoại các mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng.
 Giảm khả năng lao động của nạn nhân.
 Làm giảm thu nhập của gia đình, xã hội, giảm mức sống cho các
thành viên trong gia đình.
 Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con cái.
 Gây áp lực lên hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ.
 Tiêu tốn nguồn lực cho các hoạt động can thiệp như Công an, Toà
án, hỗ trợ xã hội pháp lý, các dịch vụ bảo vệ nạn nhân xử lý tội
phạm.

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


4. Giải pháp khắc phục hành vi bạo lực gia đình hiện nay
Thứ nhất, Nâng cao hiệu quả của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống
bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình và
bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận
thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Chính vì vậy,

công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về bạo lực gia đình qua tivi, đài,
báo, tạp chí, các tờ rơi, tờ gấp, loa truyền thanh, tuyên truyền của cán bộ
Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các cộng tác viên dân số, qua các
buổi hội họp cần tới được tất cả các nhóm công dân, nhất là các gia đình
nghèo.
Truyền thông cũng cần chỉ ra nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình là sự
bất bình đẳng giới, là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, phân biệt địa vị, vai trò
của phụ nữ và nam giới trong gia đình, vận động nam giới nói riêng và toàn xã
hội nói chung hiểu biết về quyền của phụ nữ, đồng thời phải nâng cao kiến
thức, nhận thức cho chị em để họ hiểu được quyền của mình để có ý thức tự
bảo vệ, nâng cao địa vị, vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Thứ hai, Giáo dục pháp luật, các qui định của pháp luật về bảo đảm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em. Để pháp luật đi
vào cuộc sống phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những kiến thức pháp
luật cơ bản cho người dân, như Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe, danh dự”. Xây dựng quan hệ vợ chồng là quan hệ hôn nhân tự nguyện,
bình đẳng, “vợ chồng tôn trọng và gìn giữ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


nhau... Cấm các hành vi ngược đãi, hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của
nhau”. Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình quy định các biện pháp ngăn chặn
và xử lý những hành vi bạo lực gia đình của chồng đối với vợ con hoặc ngược
lại.
Thứ ba, Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực của người phụ nữ trong
gia đình và xã hội thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt, các lớp tập huấn
dành riêng cho chị em phụ nữ hoặc xây dựng các câu lạc bộ và các trung tâm
tư vấn về hôn nhân và gia đình cho chị em.

Thứ tư, Phát triển kinh tế phải kết hợp với phát triển văn hóa, giáo dục để
nâng cao trình độ dân trí nói chung, nhất là trình độ dân trí cho chị em phụ nữ
khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong chương
trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của mỗi địa phương, cần có chính
sách ưu tiên các gia đình nghèo, khó khăn, tạo điều kiện cho chị em có công
ăn việc làm, có thu nhập để khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã
hội. Đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình là một tiêu chí quan trọng để xem
xét việc công nhận gia đình văn hoá.
Thứ năm, Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững được xem là giải pháp
nội lực để phòng tránh bạo lực gia đình. Yêu cầu này đòi hỏi vai trò của các tổ
chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng bàn bạc; tùy
theo đặc điểm, truyền thống văn hóa của từng địa phương phải xây dựng được
các quy chế, quy ước nhằm hạn chế những khác biệt, mâu thuẫn có thể bùng
nổ thành xung đột, cùng với các gia đình có ý thức xây đắp các chuẩn mực: no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững. Đối với mỗi hộ gia
đình thì vợ chồng phải biết cách ứng xử tế nhị, tôn trọng giúp đỡ nhau như

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


kinh nghiệm ông cha ta đã đúc kết chồng giận thì vợ bớt lời hay lời nói không
mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, tạo không khí hoà thuận,
cùng có trách nhiệm chăm sóc nuôi dạy con cái. Ngăn chặn các tệ nạn xã hội
là giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả nhất. Vì vậy đấu tranh
phòng, chống tệ nạn xã hội không chỉ tạo nên sự ổn định xã hội mà còn góp
phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình một cách có hiệu quả.

KẾT LUẬN
Như đã phân tích ở trên, bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu,
và hành vi bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người,

nhất là đối với phụ nữ, trẻ em và toàn xã hội. Mặc dù ở nước ta Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7-2008 nhưng cho đến nay,
hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Làm thế nào để đưa luật vào cuộc
sống, ngăn chặn được tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn là nỗi băn khoăn lớn
của toàn xã hội. Phòng, chống bạo lực gia đình phải được kết hợp đồng bộ với
nhiều giải pháp, song lấy phòng ngừa là chính; cần chú trọng trước hết là công
tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình và làm tốt công tác tư vấn hòa giải và đi
đôi với phòng, chống tệ nạn xã hội. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức đảng, chính
quyền, mặt trận đoàn thể xây dựng được quy chế, quy ước nhằm hạn chế mâu
thuẫn có thể bùng nổ thành xung đột, tạo dựng hình ảnh gia đình chuẩn mực:
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững. Và nếu làm tốt
được những giải pháp đề ra, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng về một xã hội
không bạo lực gia đình.
Trên đây là bài làm của nhóm chúng em. Vì thời gian và tri thức có hạn nên
trong bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


góp ý của Thầy, Cô giáo để bài làm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân
thành cảm ơn!

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật phòng, chống bạo lực gia đình
2. Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 về Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình

3. Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 Quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia
đình
4. Luật hôn nhân gia đình 2000 sửa đổi bổ sung
5. />List=b8ae59ce-3b59-4f64-8af9-23c4a37c33dc&ID=41.
6. />7. />8. />
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 LỚP N02.TL1. NHÓM 6



×