Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập cá nhân hình sự 2 a vào cửa hàng quần áo của chị b sau khi chọn và thử một chiếc quần jean nhưng không vừa, a đề nghị chị b lấy chiếc quần cỡ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.56 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ BÀI……………………………………………………………………………..1
BÀI LÀM…………………………………………………………………………...2
1.Định tội danh và định khung hình phạt cho A…………………………………………
2
2. Giả sử sau khi A bỏ ví vào túi xách của mình, chưa kịp ra khỏi cửa hàng của chị
B thì bị phát hiện. Hãy xác định giai đoạn phạm tội của A?.....................................3
3.Giả sử khi A đang thò tay lấy chiếc ví thì chị B bất thình lình quay ra nhìn thấy
nói to: “này, cô định làm gì đấy?”. A nhanh chóng cầm chiếc ví và bỏ chạy thì tội
danh của A có thay đổi không? Tại sao?...................................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...6

0


ĐỀ BÀI
A vào cửa hàng quần áo của chị B. Sau khi chọn và thử một chiếc quần jean
nhưng không vừa, A đề nghị chị B lấy chiếc quần cỡ to hơn. Trong khi chị B đang
lấy quần, thấy trên võng nơi chị B vừa nằm có một chiếc ví, A lại gần và lén bỏ
chiếc ví đó vào trong túi xách của mình rồi bỏ đi. Sau đó A bị phát hiện và bị bắt
giữ. Trong chiếc ví của chị B có 15 triệu đồng.

Hỏi:
1. Hãy định tội danh và định khung hình phạt cho A (2 điểm)
2. Giả sử sau khi A bỏ ví vào túi xách của mình, chưa kịp ra khỏi cửa hàng của
chị B thì bị phát hiện. Hãy xác định giai đoạn phạm tội của A? (2 điểm)
3. Giả sử khi A đang thò tay lấy chiếc ví thì chị B bất thình lình quay ra nhìn
thấy nói to: “này, cô định làm gì đấy?”. A nhanh chóng cầm chiếc ví và bỏ
chạy thì tội danh của A có thay đổi không? Tại sao? (3 điểm)

1




BÀI LÀM
1.Định tội danh và định khung hình phạt cho A:
Trước hết, để định tội danh được đối với hành vi phạm tội của A, ta cần làm
rõ các yếu tố cấu thành tội phạm và dấu hiệu đặc trưng của tội phạm. Với những
hành vi như trên của A, có thể thấy đó là dấu hiệu của tội “trộm cắp tài sản” được
qui định tại Điều 138 BLHS.
a)Về chủ thể tội phạm: A có đủ điều kiện trở thành chủ thể của tội này, bởi
chỉ cần là chủ thể thường thì đều có khả năng trở thành chủ thể tội trộm cắp tài sản
b)Khách thể: hành vi phạm tội của A xâm phạm quan hệ sở hữu, không xâm
phạm đến quan hệ nhân thân.
c)Mặt khách quan:
Hành vi khách quan: Điều luật không mô tả hành vi trộm cắp tài sản được
thực hiện như thế nào, nhưng căn cứ vào lý luận và thực tiễn xét xử thì trộm cắp tài
sản là hành vi lén lút lấy tài sản của người khác mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực hay bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của họ. Thông
thường người phạm tội lợi dụng sự mất cảnh giác của người quản lý tài sản để lấy
tài sản mà người quản lý tài sản không hề biết. Hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp
tài sản có 2 dấu hiệu phân biệt với hành vi chiếm đoạt của những tội khác đó là:
dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ. Ở đây, hành vi của A đã thỏa mãn
2 dấu hiệu trên. Dấu hiệu lén lút: A lợi dụng lúc chị B mải tìm chiếc quần cỡ to hơn
để đổi cho mình, lén bỏ chiếc ví trên võng của chị B vào túi xách của mình rồi bỏ
đi. Dấu hiệu tài sản đang có chủ: chiếc ví nằm trên võng nơi chị B vừa nằm vẫn ở
trong sự chiếm hữu của chị B. Còn về hậu quả: hành vi của A chỉ gây thiệt hại về
tài sản cho chị B, cụ thể là chị B bị mất số tiền 15 triệu đồng trong ví.

2



d) Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích của người
phạm tội là chiếm đoạt được tài sản. Nếu lén lút thực hiện hành vi mà không nhằm
chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội trộm cắp tài sản. Khi thực hiện hành vi của
mình, A hoàn toàn biết chiếc ví đang nằm trong sự quản lý của chị B, vì chiếc ví đặt
trên võng nơi chị B vừa nằm. Mục đích của A là chiếm đoạt số tiền trong ví, chính
mục đích này dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội.
Với những phân tích trên, khẳng định A phạm tội trộm cắp tài sản theo
Điều 138 BLHS. Hành vi phạm tội của A không thuộc các tình tiết tăng nặng qui
định tại khoản 2,3,4 Điều 138 BLHS, tài sản mà A chiếm đoạt được là 15 triệu
đồng (thuộc trường hợp từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng), nên A bị
truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều 138 với khung hình phạt là phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Giả sử sau khi A bỏ ví vào túi xách của mình, chưa kịp ra khỏi cửa
hàng của chị B thì bị phát hiện. Giai đoạn thực hiện tội phạm của A ở đây là tội
phạm hoàn thành. Bởi: Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã
thỏa mãn hết các dấu hiệu trong CTTP. Với tội trộm cắp tài sản, dấu hiệu chiếm
đoạt là dấu hiệu bắt buộc. Tội trộm cắp tài sản chỉ coi là hoàn thành khi người
phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để xác định người phạm tội đã chiếm đoạt
được tài sản hay chưa thì cần dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt. Thực
tiễn xét xử chấp nhận hướng giải quyết cụ thể về những trường hợp chiếm đoạt
được ở tội trộm cắp tài sản như sau:
-Nếu vật chiếm đoạt nhỏ gọn thì coi là đã chiếm đoạt được khi người phạm
tội đã giấu được tài sản trong người.
-Nếu vật chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt được khi đã
mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản.

3


-Nếu vật chiếm đoạt là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo

quản riêng thì coi là đã chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban
đầu.
Trường hợp phạm tội của A là trường hợp tài sản nhỏ gọn (chiếc ví), nên khi
A bỏ giấu chiếc ví vào túi xách của mình, dù chưa kịp ra khỏi cửa hàng thì bị phát
hiện thì giai đoạn thực hiện tội phạm của A vẫn là tội phạm hoàn thành.
3.Giả sử khi A đang thò tay lấy chiếc ví thì chị B bất thình lình quay ra
nhìn thấy nói to: “này, cô định làm gì đấy?”. A nhanh chóng cầm chiếc ví và bỏ
chạy. Khi đó, tội danh của A sẽ có sự thay đổi. Bởi: lúc này, A phạm tội cướp giật
tài sản theo qui định tại Điều 136 BLHS.
Cướp giật tài sản theo luật hình sự Việt Nam được hiểu là nhanh chóng
chiếm đoạt tài sản một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát. Hành vi chiếm đoạt
tài sản của tội cướp giật tài sản có 2 dấu hiệu để phân biệt với những hành vi chiếm
đoạt của tội phạm khác: đó là dấu hiệu công khai và dấu hiệu nhanh chóng. Hành vi
phạm tội của A thỏa mãn cả 2 dấu hiệu đặc trưng trên.
Trong trường hợp này, lúc đầu A chỉ có ý định trộm cắp tài sản của chị B.
Nhưng trong quá trình thực hiện hành vi trộm cắp (lúc A thò tay định lấy chiếc ví)
thì đã bị chị B phát hiện, tức là hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản chưa thực hiện
được, A chưa chiếm đoạt được tài sản của chị B. Nhưng sau đó A đã có sự thay đổi
về phương thức thực hiện hành vi phạm tội của mình. Từ dấu hiệu “lén lút” trong
hành vi, A đã chuyển sang thực hiện hành vi chiếm đoạt một cách công khai và
nhanh chóng tẩu thoát, thể hiện ở chi tiết: A nhanh chóng cầm chiếc ví và bỏ chạy.
Dấu hiệu công khai vừa chỉ tính chất khách quan của hành vi chiếm đoạt, vừa thể
hiện ý chí chủ quan của người phạm tội. Tính chất công khai thể hiện ở chỗ, hình
thức thực hiện cho phép chị B là chủ tài sản biết ngay khi hành vi chiếm đoạt của A
xảy ra, vì khi chị B bất thình lình quay ra và phát hiện đã nói to: “này cô định làm
gì đấy?” Dấu hiệu nhanh chóng phản ánh thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm đoạt
4


của người phạm tội, thể hiện ở việc A nhanh chóng cầm chiếc ví, sau đó bỏ chạy.

Việc A chọn cách bỏ chạy sau khi bị phát hiện càng cho thấy rõ hành vi phạm tội
của A là cướp giật tài sản, A sợ rằng nếu không bỏ chạy thì sẽ bị bắt, A cũng không
chọn cách dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực với chị B, nên hành vi phạm tội của
A chỉ có thể là cướp giật tài sản chứ không thể thuộc các trường hợp khác là cướp
hay cưỡng đoạt tài sản. Khoa học pháp lí coi đây là trường hợp có sự chuyển hóa từ
tội trộm cắp tài sản sang tội cướp giật tài sản.
Như vậy, với trường hợp này A phạm tội cướp giật tài sản theo qui định tại
Điều 136 BLHS, cụ thể là tại khoản 1 Điều 136.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009,
Nxb.CTQG
-Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập I, II
Nxb.CAND, Hà Nội-2007
-Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam, tập II, Nxb.
TP.Hồ Chí Minh
-Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự Việt Nam, NXB. CTQG, Hà Nội-2000

6



×