Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

kết hôn có yếu tố nước ngoài theo tư pháp quốc tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.18 KB, 6 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều, việc giải quyết xung đột pháp luật trong các mối quan hệ đố
trở thành một yêu cầu quan trong đối với mỗi quốc gia trong cộng động quốc tế. Trong phạm vi bài tập
nhóm tháng 2 lần này nhóm em xin phân tích vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Tư pháp quốc
tế Việt Nam. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo và các bạn để bài làm được hoàn
thiện hơn.
BÀI LÀM
I. Khái quát về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài trong TPQT Việt Nam.
1. Khái niệm.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Luật hôn nhân gia đình năm 2000, kết hôn là việc nam và
nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Tại khoản 14 cùng Điều này, Luật hôn nhân gia đình có quy định: “Quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Như vậy, có thể hiểu quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung cũng như quan
hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng là quan hệ phát sinh giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau và giữa công dân Việt Nam với
nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
2. Nguyên tắc trong kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Theo nguyên tắc chung, trong quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (Điều 2 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đ ình năm
2000).
Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật HN&GĐ có
quy định khác. Trường hợp Điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy
định khác với quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế ( Điều


7 Luật HN&GĐ). Tại Điều 100 cũng đã ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài: ở Việt Nam, quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt
Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền lợi và có các nghĩa vụ như công dân Việt
Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài cũng như trong.

1


Trường hợp Luật HN&GĐ 2000, các văn bản pháp luật khác của việt nam có quy định hoặc Điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu
việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc quy định trong Luật HN&GĐ 2000. Trường hợp pháp
luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về HN&GĐ Việt Nam
( Điều 101 Luật HN&GĐ 2000 và Điều 5 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính
Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HN&GĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài).
II. Giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.
1. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn.
a/ Theo Hiệp định tương trợ tư pháp.
Vì có những quy định khác nhau giữa pháp luật các nước về vấn đề kết hôn nên khi có một quan
hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì tất yếu sẽ dẫn đến xung đột pháp luật. Và để thống nhất hóa các
quy phạm giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn các nước đã ký kết với nhau các điều ước
quốc tế song phương và đa phương. Ví dụ như Công ước Lahay năm 1902 về kết hôn quy định: Điều
kiện kết hôn sẽ do luật quốc tịch của các bên tham gia kết hôn điều chỉnh. Theo đó, nơi thường trú
cũng như nơi đăng kí kết hôn của đương sự không ảnh hưởng gì đến việc kết hôn của đương sự và
xuất phát từ trật tự công cộng Công ước quy định: Nếu luật quốc tịch của đương sự có quy định những
điều kiện nào trái với trật tự công cộng của nước sở tại (nơi đăng kí kết hôn) thì nước sở tại này có
quyền không chấp nhận điều kiện ấy. Trong các điều ước song phương mà các nước ký kết với nhau

để giải quyết vấn đề kết hôn giữa công dân các nước hữu quan cũng áp dụng nguyên tắc điều kiện kết
hôn do luật quốc tịch của các bên điều chỉnh.
Tuy nhiên, trong một số hiệp định cũng quy định bổ sung khác nhằm phù hợp với hoàn cảnh của
nước kí kết. Thông thường là quy định thêm hệ thuộc Luật nơi thực hiện hành vi hoặc Luật nơi có cơ
quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh các trường hợp “cấm kết hôn”. Ví dụ Khoản 1 Điều 24 Hiệp
định TTTP và pháp lý về các vấn đề dan sự và hình sự Việt Nam – Liên bang Nga 1999: “ Về điều
kiện kết hôn, mỗi bên đương sự phải tuân theo pháp luật của bên ký kết mà người đó là công dân.
Ngoài ra, về những trường hợp cấm kết hôn, việc kết hôn còn phải tuân theo pháp luật bên ký kết nơi
tiến hành kết hôn”.
b/ Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Về điều kiện kết hôn, Điều 103, LHNGĐ thì pháp luật Việt Nam đã lựa chọn hệ thuộc luật quốc
tịch để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn - trong quan hệ kết hôn mỗi bên phải tuân
theo pháp luật của nước mà mình là công dân về điều kiện kết hôn. Ngoài ra, công dân nước ngoài
đăng ký kết hôn tại Việt Nam ngoài việc tuân thủ pháp luật của nước mình còn phải tuân thủ pháp luật
Việt Nam về điều kiện kết hôn, cụ thể là:
- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào;
không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật
Hôn nhân và Gia đình 2000.
Như vậy, khi kết hôn với công dân Việt Nam, người nước ngoài phải tuân theo các quy định về
điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. Nếu người đó có hai hay nhiều

2


quốc tịch nước ngoài thì giấy tờ xác định điều kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch đồng thời thường trú vào thời điểm đăng ký kết hôn, nếu người đó không
thường trú tại một trong các nước có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà
người đó mang hộ chiếu cấp. Đối với người nước ngoài không có quốc tịch muốn kết hôn với công

dân Việt Nam và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thì giấy tờ sử dụng trong
việc đăng ký kết hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp. Đối
với công đan Việt Nam định cư ở nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn là giấy tờ do
cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở
nước đó cấp.
Việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết
hôn
Việc kết hôn giữa công dân Việt nam và người nước ngoài tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài thì sẽ được công nhận tại Việt Nam nếu vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn
nhưng vào thời điểm xin công nhận hậu quả của việc vi phạm đã được khắc phục hoặc để đảm bảo
quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì hôn nhân đó cũng được công nhận tại Việt Nam (Điều 20 Nghị định
68/2002)
2. Giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn.
Nghi thức kết hôn là hình thức tiến hảnh tổ chức đăng ký kết kết hôn cho bai bên nam, nữ. Tùy vào
từng phong tục tập quán của mỗi nước, bản chất giai cấp của nhà nước… mà nghi thức kết hôn theo
pháp luật của các nước hầu như không giống nhau. Vì vây, việc xảy ra xung đột pháp luật về nghi thức
kết hôn là điều không tránh khỏi.
a/ Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp.
Giải quyết xung đột về nghi thức kết hôn cũng được quy định trong các hiệp định tương trợ tư
pháp mà việt nam đã ký kết với một số nước. Nguyên tắc chung được thể hiện trong các hiệp định đều
là theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn.
Ví dụ, trong HĐTTTP giữa Việt Nam – Lào tại điều 25 khoản 2 có quy định: “ nghi thức kết hôn
được thực hiện theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn. Việc kết hôn phải được tiến hành
đúng pháp luật của 1 nước ký kết này thì được công nhận tại nước ký kết kia, trừ trường hợp việc
công nhận kết hôn trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước
công nhận”. Điều 24 HĐTTTP Việt Nam – Mông Cổ: “ hình thức kết hôn được xác định theo pháp
luật bên đăng ký nơi tiến hành kết hôn”. Giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, tại Điều 24 thì “ hình
thức kết hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn”.
b/ Theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000. Điều này được hướng dẫn cụ thể tại điều 11 nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài.
Theo đó, tùy vào nơi tiến hành kết hôn mà pháp luật quy định nghi thức khác nhau. Cụ thể là:

3


- Nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở
Tư pháp. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp
chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý
kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào
Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy
chứng nhận kết hôn.
- Còn trong trường hợp, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thì lễ đăng
ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam. Khi tổ chức
đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt
Nam chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên
đồng ý kết hôn thì đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký
kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ,
chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
- Ngoài ra, nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú ở
khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam,
pháp luật quy định thẩm quyền thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của công dân Việt Nam ở
khu vực biên giới thực hiện. Việc đăng kí kết hôn này sẽ theo quy định của Nghi định 68/CP và quy
định của pháp luật Việt Nam về đăng kí hộ tịch.
- Thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều 13, điều 69 (nếu ở vùng
biên giới) Nghị định số 68/CP và được cụ thể hóa trong thông tư số 07/2002 của Bộ tư pháp. Hai bên

đương sự cần có hồ sơ, cần có hồ sơ đăng kí kết hôn. Giấy tờ được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp tại sở
tư pháp, nếu đăng kí kết hôn tại Việt Nam lập thành 1 bộ hồ sơ và nộp tại cơ quan ngoại giao, lãnh sự
Việt Nam.
Khi nhận được hồ sơ đăng kí kết hôn, sở tư pháp hoặc cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam kiểm
tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ; Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ và lệ phí, sở tư pháp có trách nhiệm :
+ Niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại sở tư pháp và tại UBND cấp xã nơi thường trú
hoặc tạm trú của bên đương sự. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc kết hôn thì ủy ban nhân dân cấp xã
phải gửi văn bản báo cáo ngay cho sở tư pháp.
+ Sở tư pháp nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng kí kết hôn, tiến hành xác minh, phòng vấn các bên
đương sự,
+ Báo cáo kết quả thẩm tra và điều tra và đề xuất giải quyết việc đăng kí kết hôn, trình UBND cấp
tỉnh quyết định.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của sở tư pháp và hồ sơ đăng kí kết
hôn, nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, thì chủ tịch UBND cấp tỉnh ký giấy
chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng kí kết hôn, ghi vào đăng kí việc
kết hôn và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

4


III. Đánh giá quy định pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài trong Tư pháp quốc
tế Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện.
Nhìn chung các quy định chung về vấn đề hôn nhân và gia đình của pháp luật Việt Nam đã có sự
tương thích với các quy định của pháp luật các nước. Riêng về kết hôn có yếu tố nước ngoài thì Việt
Nam đã có những quy định thể hiện sự tiến bộ và phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.
Thứ nhất, về hình thức kết hôn với nguyên tắc Luật nơi tiến hành kết hôn Việt Nam đã thể hiện
được sự tôn trọng về chủ quyền lãnh thổ, đồng thời với quy định trên cùng nhằm tạo điều kiện cho các
cơ quan chức năng thực hiện việc quản lý điều chỉnh các quan hệ hôn nhân gia đình, vấn đề hộ tịch
cũng như an ninh xã hội.

Thứ hai, pháp luật Việt Nam đã có sự linh động trong việc trao thẩm quyền đăng ký kết hôn cho
các cơ quan khác. Việc UBND xã phường thị trấn ở khu vực biên giới cũng có thẩm quyền này đã thể
hiện sự hợp lý về tính chất địa lý, điều kiện kinh tế của đồng bảo dân tộc thiểu số khu vực giáp ranh
biên giới.
Thứ ba, cần tiếp tục phân cấp, cho phép UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Tư pháp ký giấy chứng
nhận đăng ký cho công dân kết hôn với người nước ngoài nhằm bảo đảm tính thực chất của công việc,
đồng thời đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính. Hiện nay, thẩm quyền ký giấy chứng nhận đăng
ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là UBND cấp tỉnh. Thực tế, ở các địa phương mọi quy trình liên quan
đến việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân với người nước ngoài chủ yếu là do Sở
Tư pháp tiến hành, lãnh đạo UBND cấp tỉnh chỉ ký theo hồ sơ do Sở Tư pháp trình. Bởi xuất phát từ
thực tế, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quá nhiều việc phải làm, trong nhiều trường hợp sẽ không ký
đúng hạn.
Thứ tư, vấn đề độ tuổi kết hôn hiện nay là vấn đề dẫn đến nhiều xung đột pháp luật. Vì nhiều
trường hợp đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn của quốc gia còn lại nhưng vẫn không thỏa mãn tính hợp
pháp về độ tuổi kết hôn của Việt Nam dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết việc đảm bảo quyền lợi
cho công dân. Có thể thấy, hiện nay vấn đề kết hôn của công dân nữ có độ tuổi tương đối trẻ với người
nước ngoài có xu hướng tăng nhanh và bị xâm hại rất nhiều. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể đảm
bảo đầy đủ quyền lợi cho công dân nước mình vì hệ thống pháp luật điều chỉnh còn thiếu sót. Vì thế,
Việt Nam cần phải kí kết các hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề kết hôn với một số quốc gia mà
công dân Việt Nam có tỉ lệ kết hôn có yếu tố nước ngoài cao.
Thứ năm, về các trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam cũng xảy ra xung đột
pháp luật với nhiều nước trên thế giới. Sở dĩ có sự xung đột này là vì các chuẩn mực đạo đức của mỗi
quốc gia là khác nhau. Có thể thấy, yếu tố đạo đức gia đình, các mối quan hệ thân thuộc luôn được đề
cao trong xã hội Việt Nam, song đối với các nước phương Tây lại không đề cao khía cạnh này trong
hôn nhân. Do đó, pháp luật Việt Nam chưa giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của người nước ngoài
kết hôn tại Việt Nam. Đặc biệt, công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc
người nước ngoài muốn công nhận ở Việt Nam khó thực hiện được trên thực tế. Điều này cho thấy
pháp luật Việt Nam chưa đảm bảo tối đa quyền lợi cho các chủ thể khi tham gia quan hệ hôn nhân. Vì
thế, việc phát sinh quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài thông qua kết hôn hợp pháp tại
nước ngoài cần được quy định cụ thể hơn và có sự linh động trong việc áp dụng pháp luật.

Thứ sáu, một quy định khác đang gây khó khăn cho công dân Việt Nam khi muốn kết hôn với
người nước ngoài đó là việc xác nhận tình trạng hôn nhân. Nhiều người đã xuất cảnh từ lâu, chính

5


quyền địa phương không thể biết trong thời gian đó họ có kết hôn hay không, nhưng khi cần kết hôn,
họ phải quay về UBND cấp xã nơi có hộ khẩu thường trú để xác nhận tình trạng hôn nhân. Điều đó
gây khó cho cả cán bộ tư pháp địa phương vì không biết chính xác tình trạng hôn nhân của đương sự;
và đương sự thì không thể đủ điều kiện kết hôn nếu thiếu sự xác nhận của chính quyền về tình trạng
hôn nhân. Đó là chưa tính đến một thực tế khác là không ít người đã kết hôn trước khi xuất cảnh định
cư ở nước ngoài, sau đó quay về tuyên thệ là chưa kết hôn để tiếp tục kết hôn. Chính vì thế cần bổ
sung những quy định hiện hành về việc xác định tình trạng hôn nhân.
Thứ bảy, việc giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn với người nước ngoài đang chịu sức ép khá lớn
về những quy định liên quan đến thời hạn. Sức ép về thời gian này càng lớn hơn ở các tỉnh, thành phố
lớn, có nhiều người kết hôn có yếu tố nước ngoài như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây
Nam Bộ. Đại diện Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, có ngày Sở nhận 20 hồ sơ nhưng mỗi cán bộ chỉ có
thể phỏng vấn 2 trường hợp/ngày. Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 68/2002/ NĐ – CP thời hạn
giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam là 20 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận hồ sơ
hợp lệ; thời hạn này cũng để giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt
Nam. Chính vì thế một trong những điều, khoản cần phải sửa đổi chính là quy định về thời hạn giải
quyết hồ sơ.
Nghị định 69/2006/NĐ-CP quy định cụ thể những trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, trong đó có
việc lừa dối, cưỡng ép kết hôn nhưng trên thực tế, để xác định mục đích thực sự của cuộc hôn nhân là
rất khó, kể cả khi đã đưa vào quy định bắt buộc các bên đương sự phải trả lời phỏng vấn tại Sở Tư
pháp. Ở một số địa phương, nhiều trường hợp kết hôn còn mang nặng mục đích kinh tế, hoặc mang
tính trào lưu, còn nhiều trường hợp thông qua môi giới trái phép. Hoạt động kinh doanh môi giới kết
hôn bất hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức. Do vậy, nhằm tránh
những tiêu cực trong lĩnh vực đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cần tăng cường kiểm tra thanh tra
đối với các hoạt động này và có biện pháp xử lý nếu phát hiện sai phạm.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích những khía cạnh liên quan đến vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Tư
pháp quốc tế Việt Nam và đưa ra một số đánh giá về vấn đề này. Có thể thấy vấn đề kết hôn có yếu tố
nước ngoài là một vấn đề rất rộng. Phạm vi bài tiểu luận này chỉ phản ánh một nội dung nhất định
trong khi kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay đang bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Pháp luật với
vai trò là công cụ để nhà nước quản lý xã hội sẽ có những tác động tích cực lên quan hệ này để đảm
bảo cho trật tự và ổn định xã hội. Trong quá trình hoàn thành, bài làm khó tránh khỏi thiếu sót và
những hạn chế nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo và các bạn để bài làm
được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.

6



×