Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã tại xã tà cạ huyện kỳ sơn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.52 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

HOA VĂN LÂM
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
KHUYẾN NÔNG XÃ TẠI XÃ TÀ CẠ, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH
NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------

HOA VĂN LÂM
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
KHUYẾN NÔNG XÃ TẠI XÃ TÀ CẠ, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH
NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K46 – KTNN N02

Khoa

: Kinh tê & PTNT


Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Lê Minh Tú

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Lầu Bá Lỳ

Thái Nguyên- năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã bước đầu được tiếp cận với kiến
thức thực tế, đây là tiền đề giúp tôi nâng cao kiến thức và trải nghiệm so với
những gì tôi đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay
và hoàn thành khóa học của mình.
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn và thầy giáo hướng dẫn ThS. Lê
Minh Tú tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã tại xã Tà Cạ , huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An”.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy

giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và rèn
luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn thầy
giáo hướng dẫn ThS. Lê Minh Tú đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn tôi thực hiện
khóa luận này.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh Lầu Bá Lỳ Cán
bộ khuyến nông địa bàn xã Tà Cạ. Trong quá trình thực tập tại xã anh luôn tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, chỉnh sửa những thiếu

sót và cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện
một cách đầy đủ nhất. những chia sẻ của anh là những chia sẻ hết sức bổ ích cho
tôi sau này khi ra trường.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy - HĐND UBND và các đoàn thể trong xã Tà Cạ đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để
tôi có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian tôi thực tập tại
cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
nhưng do lần đầu mới làm quen, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như những
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Hoa Văn Lâm


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sản xuất cây trồng chính xã Tà Cạ qua 3 năm 2015 –
2017.......26
Bảng 3.2. Tình hình chăn nuôi của xã Tà Cạ qua 3 năm 2015 – 2017
...................27
Bảng 3.3. Các buổi tập huấn của CBKN xã Tà Cạ từ tháng 1- 5 năm 2018
........36
Bảng 3.4. Cung ứng giống lúa và phân bón vụ xuân năm
2018..............................37



3

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

BNNPTNT

: Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn

CBKN

: Cán bộ khuyến nông

ĐVT

: Đơn vị tính

UBND

: Ủy ban nhân dân

CP

: Chính phủ

DT

: Diện tích


DTTN

: Diện tích tự nhiên

TW

: Trung ương

PT

: Phát triển

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHKT

: Khoa học kĩ thuật



: Nghị định

NN

: Nông nghiệp

PTNT


: Phát triển nông thôn



: Quyết định

TDTT

: Thể dục thể thao

TP

: Thành phố

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
13.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 3
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện ..........................................................
4
1.4.1. Nội dung thực tập .............................................................................. 4
1.4.2. Phương pháp thực hiện ...................................................................... 4
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5
PHẦN 2. TỔNG QUAN .................................................................................. 6
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập .............................. 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.2.1. Vai trò của nền nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam.................................................................................................... 8
2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương khác ............................................. 12
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 23
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ......................................................................
23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 23
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 25


5

3.1.3. Giao thông, xây dựng, thương mại................................................... 29
3.1.4. Các công tác Tư pháp hộ tịch, tiếp dân, cải cách hành chính.............. 30
3.1.5. Quốc phòng – An ninh ..................................................................... 30
3.2. Tìm hiểu vai trò,chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông tại địa
phương...........31

3.2.1. Vai trò của cán bộ khuyến nông xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ
An........31
3.2.2. Chức năng của cán bộ khuyến nông xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An ................................................................................................... 33
3.2.3. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ
An ..34
3.2.4. Các hoạt động của cán bộ khuyến nông xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An ................................................................................................... 35
3.3. Nội dung và các công việc cụ thể đã tham gia tại cơ sở thực tập ............ 37
3.4. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............... 41
3.4.1. Đối với CBKN cấp xã ...................................................................... 41
3.4.2. Đối với bản thân .............................................................................. 42
3.5. Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả
làm việc của cán bộ khuyến nông ................................................................... 43
3.5.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................ 43
3.5.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của cán bộ
khuyến nông ............................................................................................. 45
PHẦN 4. KẾT LUẬN.................................................................................... 46
4.1. Kết luận .................................................................................................... 46
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất sớm nhất trong lịch sử loài
người. Sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết thực của con

người mà không ngành nào có thể thay thế được.
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chính, với cơ cấu của
ngành nông nghiệp chiếm 20,23%, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn,
khoảng 60% dân số làm nghề nông. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chiếm một
vị trí rất quan trọng cần được chú trọng, quan tâm để phát triển kinh tế nước
nhà.
Trước tình hình đó, được sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước,
hệ thống khuyến nông Nhà nước của Việt Nam chính thức được thành lập
theo Nghị định 13/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ.
Khuyến nông là một quá trình, một hệ thống các hoạt động nhằm
truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân, đưa đến cho họ
những hiểu biết để họ có khả năng tự giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao
dân trí trong cộng đồng nông thôn.
Qua 24 năm xây dựng và phát triển, khuyến nông đã và đang khẳng
định vị thế quan trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn ở nước ta.
Trước đây, sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp lương thực, thực
phẩm cho nhu cầu của nhân dân cả nước. Từ khi hệ thống khuyến nông nhà
nước được thành lập, đến nay ngành nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu
lương thực hàng đầu thế giới.


2

Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày một phát triển trong khi điều kiện và
trình độ sản xuất của một bộ phận không nhỏ nhân dân còn yếu, các kênh
thông tin đến được với người dân còn ít, và thiếu đồng bộ, bà con nông dân
còn đang thiếu kiến thức sản xuất trên chính thửa ruộng, mảnh vườn của

mình. Vì thế, họ cần và thực sự có nhu cầu được đào tạo tay nghề, nâng cao
kiến thức về cả trồng trọt, chăn nuôi và vấn đề chuyển giao công nghệ, kỹ
thuật tiến bộ, kiến thức nông nghiệp và các chính sách cho người dân là một
yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
Để thực hiện những điều đó cần sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ,
các cơ quan và tổ chức khuyến nông, cùng sự nỗ lực của hàng chục triệu nông
dân và đóng góp to lớn của tất cả các đội ngũ cán bộ khuyến nông trên cả
nước. Trong đó, điều kiện quan trọng và không thể thiếu được trong bất cứ
hoạt động khuyến nông nào chính là nguồn nhân lực. Để hiểu rõ được tầm
quan trọng của khuyến nông, cụ thể là hoạt động của người cán bộ khuyến
nông, tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của cán bộ khuyến nông xã tại xã Tà Cạ, huyên Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Về thời gian và chuyên môn
* Thời gian:
+ Tuân thủ đúng thời gian theo kế hoạch thực tập của nhà trường.
+ Thực hiện nghiêm túc thời gian làm việc tại cơ sở thực tập.
* Chuyên môn:
+ Đánh giá cở sở TTTN;
+ Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CBKN xã;
+ Mô tả những công việc mà tác giả đã tham gia trong thời gian TTTN;
+ Đánh giá thuận lợi, khó khăn;


3

+ Bài học kinh nghiệm và giải pháp.
- Về thái độ
+ Làm việc như một cán bộ thực thụ.
+ Hòa nhã với mọi người tại nơi thực tập.

+ Không được tự ý bỏ thực tập.
+ Không được tự ý thay đổi địa điểm thực tập khi chưa có sự đồng ý
của nhà trường và nơi tiếp nhận thực tập.
+ Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy nơi thực tập.
- Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
+ Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người tại cơ sở thực tập, không
can thiệp vào những việc nội bộ của cơ sở thực tập.
+ Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ cán bộ hướng dẫn để
có thể hoàn thành các công việc, tự khẳng định năng lực của bản thân.
+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại cơ sở thực tập.
+ Viết nhật ký thực tập đầy đủ.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
13.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế, làm quen với thực tiễn
sản xuất, nâng cao kiến thức học tập được từ nhà trường, và rút ra những bài
học kinh nghiệm phục vụ công tác sau này.
- Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cho thấy vai trò, chức năng, nhiệm vụ, những thuận lợi, khó khăn
trong quá trình công tác của cán bộ khuyến nông từ đó xác định được phương
hướng phát triển phù hợp.


4

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tham khảo cho việc hoàn thiện hệ
thống khuyến nông và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khuyến
nông trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông.
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện

1.4.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên – kinh tế–xã hội của địa phương.
- Tìm hiểu vai trò,chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông tại địa
phương.
- Tìm hiểu hoạt động thường ngày của cán bộ khuyến nông tại địa
phương.
- Mô tả các công việc mà tác giả đã tham gia trong thời gian thực tập
tốt nghiệp tại cơ sở.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác của
cán bộ khuyến nông.
- Bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ khuyến nông tại địa bàn.
1.4.2. Phương pháp thực hiện
1.4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Các thông tin được thu thập thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết
liên quan đến vấn đề khuyến nông (nông nghiệp), các tài liệu thống kê, báo
cáo tổng kết của văn phòng UBND xã Tà Cạ, các số liệu thứ cấp được thu
thập bao gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Tà Cạ, các
thông tin về khuyến nông, các hoạt động và kết quả hoạt động nông nghiệp.
Ngoài ra thông tin thứ cấp còn được thu thập từ mạng internet, sách,
báo, bạn bè,...về các vấn đề liên quan đến khuyến nông, nông nghiệp.
1.4.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Các tài liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp CBKN
tại địa bàn, cụ thể: Tên, tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, các
hoạt động thường ngày tại cơ quan...


5

1.4.2.3. Phương pháp quan sát

Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lí công việc của các
cán bộ, công chức.
1.4.2.4. Phương pháp thống kê
Các số liệu sau khi đã thu thập được tiến hành tổng hợp và được thể
hiện bằng các bảng biểu.
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian:
Đề tài được tiến hành từ ngày 15/01/2018 đến 30/5/2018.
- Địa điểm:
UBND xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An.


6

PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm về khuyến nông
* Theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả
những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn [7].
* Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính
thức mà đối tượng của nó là người nông dân. Tiến trình này đem đến cho
người nông dân những thông tin và những lời khuyên giúp họ giải quyết
những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các
hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất
lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ [7].
2.1.1.2. Khái niệm về nông nghiệp
* Nông nghiệp theo nghĩa hẹp: Là ngành sản xuất ra của cải vật chất
mà con người dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra

sản phẩm như lương thực, thực phẩm... để thỏa mãn nhu cầu của mình [10].
* Theo nghĩa rộng: Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm
nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, theo nghĩa rộng,
còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản...[10]
Như vậy có thể hiểu, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của
xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật
nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực
phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Là ngành sản xuất có năng suất
lao động rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên,
là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ gặp rất
nhiều khó khăn [10].


7

2.1.1.3. Khái niệm nông thôn
Khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định theo Thông tư số
54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy
ban nhân dân xã".
2.1.1.4. Khái niệm nông dân
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân chủ yếu sống bằng ruộng vườn, sau đó đến
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Người nông dân lao động
nặng nhọc nhưng hiệu quả công việc và năng suất lao động lại thấp [12].
2.1.1.5. Khái niệm về cán bộ
* Cán bộ nông nghiệp: là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn
trong một cơ quan hoặc một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các
ngành khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp [13].

* Cán bộ khuyến nông cấp xã: là những người trực tiếp chỉ đạo hoặc
trực tiếp làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã. Đây là
những người trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai
các hoạt động nông nghiệp cho nông dân [4].
* Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: là công dân Việt Nam trong
biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật, làm việc tại Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do được bầu để giữ
chức vụ, hoặc được tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã [13].
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực
tập
- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông


8

nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân
cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ương đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” .
- Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/09/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi của nông hộ giai
đoạn từ năm 2015-2020.
- Thông tư số 04/2009 TT-BNN, hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân
viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công
tác trên địa bàn cấp xã.
- Hướng dẫn số 111/PKT – NN&PTNT ngày 21/04/2017của phòng

Kinh tế UBND huyện Kỳ Sơn về việc hướng dẫn cơ cấu giống, thời vụ gieo
trồng một số cây trồng chính vụ Mùa năm 2017.
- Nghị định 13-CP năm 1993 Quy định về công tác khuyến nông
- Nghị đinh số 56/2005/NĐ-Cp ngày 09/06/2015 của chính phủ về
đánh giá phân loại Cán bộ, Công chức, Viên chức.
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Vai trò của nền nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, đang phát triển theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì thế nông nghiệp càng có vai trò quan trọng.
Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công
nghiệp và hàng hoá xuất khẩu. Giá trị sản phẩm nông nghiệp là một bộ phận
cấu thành quan trọng của tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP). Theo số


9

liệu thống kê năm 1999 bộ phận cấu thành này là 25,4%. Giá trị nông sản xuất
khẩu chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu với 9 trong 15 mặt hàng
xuất chủ yếu của toàn bộ nền kinh tế (gạo, cà phê, cao su, trà, đậu phộng, hạt
điều, rau quả và hải sản).
Nông nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn lao động và
dân cư cả nước. Trong đó chủ yếu và trực tiếp là lao động nông thôn với một
quy mô dân số còn rất lớn - khoảng trên 58 triệu người, bằng 76,5% sovới cả
nước. Giải quyết tình trạng thiếu việc làm và nghèo đói ở nông thôn hiện nay
rõ ràng là một trọng trách của việc phát triển nông nghiệp.
Nông nghiệp là nguồn cung cấp sức lao động cho nhiều mặt hoạt động
kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Nông nghiệp nông thôn là thị trường rộng lớn của hàng hoá công

nghiệp, dịch vụ và hàng nông sản của bản thân nông nghiệp. Nông nghiệp
phát triển vững mạnh sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, góp phần kích cầu để
ngăn chặn tình trạng giảm phát của nền kinh tế.
Nông nghiệp gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, với bảo vệ và
tôn tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên - cái không thể thiếu trong việc xây
dựng một nông thôn văn minh, một đội ngũ nông dân có trí thức.
Với vai trò quan trọng như vậy, nên trong đường lối cách mạng Việt
Nam, Đảng và Bác Hồ luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề “nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”. Nông nghiệp đã đi đầu trong đổi mới và đã góp
phần to lớn vào sự thành công của đổi mới. Nông nghiệp đã và sẽ là một trong
những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất
nông nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho xã hội. Trong tiến trình
công nghiệp hóa, nông nghiệp cung cấp vốn, lao động, nguyên liệu... cho


10

công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với
hơn 70% số dân sống ở nông thôn, nguồn sống chính vẫn là thu nhập từ nông
nghiệp. Nhận thức rõ vị trí của nông nghiệp, trong bối cảnh suy giảm kinh tế,
tập trung đầu tư vốn cho nông nghiệp.
Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII (khóa X) Ban Chấp
hành T.Ư Đảng về phát triển sản xuất, tăng tiêu dùng, ổn định kinh tế, góp
phần ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trong điều kiện
hiện nay đất nông nghiệp ngày một giảm nhường đất để phát triển công
nghiệp, đô thị hóa, giao thông..., trong khi dân số ngày một tăng, vấn đề an
ninh lương thực là một thách thức lớn. Nông nghiệp - nông thôn có vị trí quan
trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện nay nông nghiệp

đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn: Cơ sở vật chất kỹ thuật còn
nghèo, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn chậm, sau hơn 20 năm đổi
mới chúng ta mới chỉ "đưa công nghiệp về làng". Hằng năm vốn đầu tư cho
nông nghiệp còn ít, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn thấp... Sau hai
mươi năm đổi mới, kinh tế phát triển, mức sống dân cư tăng, nhưng mức
chênh lệch thu nhập giữa thành phố, trung tâm công nghiệp với nông thôn từ
hai đến ba lần, thậm chí có nơi gấp tới mười lần, nông thôn, vùng sâu, vùng
xa mức sống rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói cao. Trước tình hình đó, giải pháp
trước mắt, theo chúng tôi cần dành vốn đầu tư cho nông dân sản xuất hàng
hóa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Bộ, ngành và các địa
phương trên cơ sở dự báo thị trường trong và ngoài nước, khuyến cáo cho
nông dân nên sản xuất sản phẩm gì, chất lượng, quy mô sản xuất. Thực tế lâu
nay nông dân thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường, họ thường hành
động theo phong trào, hoặc theo chỉ đạo một cách máy móc. Đầu tư vốn để
khôi phục, phát triển ngành nghề nông thôn giải quyết việc làm, tạo thu nhập
cho lao động thất nghiệp do suy giảm kinh tế đang dồn về nông thôn. Nghiên


11

cứu mở rộng đối tượng được vay vốn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ để phát
triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển sản
xuất đồng thời cũng là biện pháp kích cầu tiêu dùng. Nước ta với hơn 90 triệu
dân hơn 80% số dân sống ở nông thôn, nguồn sống chủ yếu vẫn là thu nhập từ
nông nghiệp, tuy thu nhập thấp nhưng dân cư lại đông là thị trường tiêu thụ
lớn cho sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Bằng các biện pháp kích cầu tiêu
dùng như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, bán hàng trả chậm cũng là biện
pháp kích cầu tiêu dùng như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, bán hàng trả
chậm cũng là biện pháp tốt để kích cầu tiêu dùng. Về giải pháp lâu dài, đẩy
mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở quán triệt tinh thần

Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa X. Xây dựng
một nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại kỹ thuật cao, phát triển bền vững;
quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc và mỗi địa
phương. Trên cơ sở xác định sản phẩm có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh,
nhu cầu của thị trường trong nước và cho xuất khẩu, nhất là vấn đề an ninh
lương thực cho hơn 90 triệu dân trước mắt, tương lai xa là 100, 120 triệu dân.
Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn về cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy lợi, quy hoạch, thiết kế lại
đồng ruộng... Mặt khác, dành nguồn vốn thích đáng cho nghiên cứu khoa học,
công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ gen... tạo đột phá trong phát triển nông
nghiệp, phát triển bền vững. Để nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề bảo quản, chế biến nông sản
cần được quan tâm đặc biệt. Tăng cường công tác đào tạo cho nông dân về
khoa học, kỹ thuật, đặc biệt về kinh tế thị trường. Họ biết và tự đưa ra quyết
định nên sản xuất sản phẩm gì, số lượng, chất lượng và bán ở đâu để có hiệu
quả kinh tế cao nhất; Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... cũng


12

cần đổi mới phương thức hoạt động, phải quán triệt quan điểm "khuyến nông,
lâm, ngư theo định hướng thị trường" để có hiệu lực thật sự".
2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương khác
2.2.2.1. Vài nét về nông nghiệp ở một số nước trên thế giới
* Nông nghiệp ở Thái Lan
- Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông
thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững
nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường
vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy
mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng

cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông
nghiệp và nông thôn, tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải
quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp, giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ
thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
- Đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức
cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp,
đẩy mạnh công tác tiếp thị, phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách
khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên
bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái,
giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm,
thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác.
- Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây
dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp.
Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc,
góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất
nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các
trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…


13

- Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã
tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công
nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những
kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị
song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
- Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất
hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công
nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các
nước công nghiệp phát triển. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà

đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát
triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các
quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh.
* Nông nghiệp ở Hà Lan
- Hà Lan là một đất nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên, đất đai
hiếm hoi, diện tích đất canh tác khoảng 910.000ha, đất đồng cỏ khoảng
1.020.000ha, diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là mức thấp nhất
của thế giới. Nhưng hiện nay, Hà Lan đã xây dựng được một nền nông nghiệp
có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững, có hiệu quả nhất trên thế giới. Bí
quyết thành công của nền nông nghiệp Hà Lan, bao gồm:
- Dựa vào vốn và kỹ thuật cao, trong đó nổi bật nhất là hoa và cây cảnh
là những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật, đồng thời phải có một
hệ thống dịch vụ cao cấp mới có thể vận chuyển những mặt hàng này ra nước
ngoài.
- Đổi mới phương thức sản xuất, để tăng sức cạnh tranh. Hà Lan dùng
vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn quỹ đất hiếm hoi, sử
dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiết kiệm đất, tăng
hiệu suất đất.


14

- Tăng giá trị gia tăng nhờ vào chế biến sâu. Trải qua mấy trăm năm cải
tiến các công nghệ truyền thống về chế biến pho mát, bơ, sữa tạo được uy tín
quốc tế. Công nghệ chế biến ca cao, ca phê từ thời kỳ thực dân vẫn còn phát
huy tác dụng trong công nghiệp chế biến hiện nay. Nhiều loại nguyên liệu
không sản xuất được hoặc thiếu thì dựa vào nhập khẩu, thông qua chế biến
sâu, đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới với giá trị gia tăng rất lớn.
- Phát triển kết cấu hạ tầng và áp dụng thành tựu cao và mới về khoa
học, công nghệ. Để phòng chống thiên tai khắc nghiệt, Chính phủ đã quy định

những tiêu chuẩn an toàn của các công trình thuỷ lợi ở mức hiếm có trên thế
giới. Tiêu chuẩn an toàn đập ngăn mặn có tần xuất "1 vạn năm 1 lần", tiêu
chuẩn an toàn các đê sông có tần xuất "1250 năm 1 lần".
- Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu
Eurô, bình quân 4000 Eurô/ha năm. Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai,
biến các thửa ruộng nhỏ liên kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống
kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá.
- Khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu chuyên môn hoá, công nghiệp
hoá trong sản xuất, nâng cao hiệu quả. Công nghệ nhà kính thường xuyên
được đổi mới, cứ 6 đến 7 năm, lại có một thế hệ thiết bị mới. Hà Lan không
những coi trọng "công nghệ cứng" mà còn quan tâm "công nghệ mềm" về
quản lý và tổ chức, nhằm nâng cao hiệu quả của công nghệ cứng, đặc biệt là
công nghệ tin học được áp dụng rộng rãi trong sản xuất chăn nuôi.
- Cơ sở của nền nông nghiệp Hà Lan là các trang trại gia đình (family
farms) theo chế độ tư hữu. Tỉ lệ sở hữu đất tự có tương đối lớn, còn các trang
trại dựa vào thuê đất để sản xuất kinh doanh chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Các trang trại
được tích tụ ruộng đất để có quy mô đủ lớn, gắn liền với quá trình tạo việc
làm phi nông nghiệp, đủ sức thu hút nông dân "ly nông", giảm thiểu nhanh số
lượng nông dân và giải thể các trang trại nhỏ, làm ăn kém hiệu quả.


15

- Quá trình phát triển nền nông nghiệp Hà Lan, tổ chức Hợp tác xã và
các Hiệp hội ngành nghề của nông dân đã đóng góp vai trò quan trọng. Các
chủ trang trại và người làm thuê có đại biểu của tổ chức mình nằm trong
chính quyền, đảm bảo rằng, một khi lợi ích cộng đồng của họ gặp trắc trở, thì
lập tức được hiệp thương xử lý. Ngoài ra, các chủ trang trại còn lập ra các tổ
chức kỹ thuật, tin học, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để hỗ trợ nhau.
2.2.2.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của một số tỉnh ở Việt

Nam
* Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam.
Theo quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
Nam Định có bờ biển dài 74 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi
và đánh bắt hải sản. Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam
Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Lượng mưa trung bình trong
năm từ 1.750 - 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Độ ẩm tương đối
trung bình: 80 - 85%.
Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định
thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6
cơn/năm. Từ năm 2005 đến nay bằng nhiều nguồn lực, tỉnh đã đầu tư khoảng
5.000 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, triển khai 37 nhiệm
vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó tập trung
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chế biến nông lâm thủy sản nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao có khả năng tiếp cận, vận hành và ứng dụng kết quả chuyển giao
công nghệ mới trong sản xuất và quản lý, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng
hóa, thực hiện mục tiêu giảm nghèo.


16

Sở Khoa học và Công nghệ thường xuyên phối hợp với Sở Nông
nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng và định hướng
phát triển nông nghiệp của tỉnh, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật và giả trong
sản xuất nông nghiệp. Nhiều kỹ thuật mới đã được ứng dụng vào thực tế sản
xuất ở cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tiêu biểu là

các đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ một số tiến bộ để
nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa nhằm tăng năng suất và
chất lượng, ngăn chặn nguy cơ thiệt hại do sâu bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại huyện Vụ Bản, nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thơm, lúa
đặc sản có giá trị kinh tế cao, nghiên cứu tuyển chọn một số giống thủy sản
chất lượng cao, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt...
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất giống thủy sản
đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống nhân tạo nhiều loài thủy sản có giá
trị kinh tế cao, gồm: Ngao, tôm chân trắng, cua biển, cá trình, tu hài, hàu, cá
lăng, cá song, cá vược, cá song chấm nâu. Trong đó năng lực sản xuất giống
ngao, hàu và tôm chân trắng đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và các
tỉnh trong khu vực. Cùng với sản xuất giống, việc cải tiến quy trình kỹ thuật
các loại con nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng được
nghiên cứu hoàn thiện và hợp lý hóa, tạo được hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều đề tài nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất như
“Cải tiến quy trình nuôi tôm thâm canh bền vững bằng phương pháp chuyển
giai đoạn” của kỹ sư Đỗ Văn Tiến, Giám đốc Trung tâm Giống hải sản Nam
Định, “Cải tiến kỹ thuật nuôi cá bống bớp qua đông tại Nam Định” của kỹ sư
Cao Thị Nga, Phòng Nuôi trồng (Sở NN và PTNT), “Nuôi cá trắm đen sử
dụng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn tươi sống" của kỹ sư Hoàng Thanh
Dương, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh và các đề tài nghiên cứu


17

chọn lọc những con giống có khả năng thích ứng với những diễn biến phức
tạp của thời tiết như cá rô phi đơn tính, cá vược...
Ngoài ra, các ngành chức năng còn chủ động nghiên cứu các giải pháp
khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề tồn tại trong sản xuất nông
nghiệp như lựa chọn giải pháp khoa học khắc phục điểm yếu cũng như định

hướng phát triển khoa học ứng dụng để phát triển nông nghiệp bền vững;
những ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả, có khả năng thích ứng cao đối
với sản xuất nông nghiệp của tỉnh, kinh nghiệm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
cho nông dân và giới thiệu những công nghệ mới trong sản xuất nông
nghiệp… Đặc biệt, những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ sinh học vi
sinh đã giúp làm chủ công nghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh, nhân
giống hoa lan thương phẩm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất rau quả an toàn và bảo vệ
môi trường.
Hiện nay, Sở Khoa học và công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT đang
tập trung nghiên cứu và áp dụng các thành tựu tiến bộ để phát triển nghề trồng
hoa, trồng rau theo hướng áp dụng công nghệ cao về giống và kỹ thuật canh
tác nhằm tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
nâng cao giá trị sản phẩm. Nông dân các địa phương trong tỉnh đã dần tiếp
cận các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, áp dụng trong sản xuất, nuôi trồng và
hình thành các vùng chuyên canh có tỷ trọng hàng hóa lớn, sản xuất nông
nghiệp của tỉnh phát triển ổn định và có sự tăng trưởng khá, cơ cấu sản xuất
chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản
phẩm, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Tốc độ
tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt 4,73%, trong đó ngành
trồng trọt tăng 1,43%, chăn nuôi tăng 8,33%, thủy sản tăng 8,58%.


18

* Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một trong các tỉnh được Bộ Nông nghiệp & PTNT chọn
thực hiện thí điểm xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn từ vụ xuân 2012.
Mặc dù khi khởi xướng, mọi sự chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân của nông dân
đã cơ bản xong xuôi, Thái Bình vẫn quyết tâm mở màn bằng 2 cánh đồng với

diện tích 100 ha tại 2 xã Nguyên Xá - Vũ Thư và Vũ Hòa - Kiến Xương.
Vụ mùa 2012, sau khi Sở Nông nghiệp PTNT mở hội nghị đánh giá kết
quả thực hiện bước đầu 2 mô hình này, cùng với việc tham mưu cho UBND
tỉnh phê duyệt đề án “xây dựng thí điểm mô hình cánh đồng mẫu” 2012-2013,
5 cánh đồng với quy mô tối thiểu 50 ha cho lúa chất lượng, lúa giống đã được
triển khai thực hiện, tuy nhiên diện tích “cánh đồng mẫu” đã bùng lên tới trên
1.000 ha, ở cả những điểm không nằm trong đề án.
Toàn bộ quá trình sản xuất được chỉ đạo thống nhất về lịch thời vụ,
gieo, cấy, bón thúc, phun phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn với nguyên tắc
4 đúng và hiệu quả, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật được hướng dẫn thu gom
vào các bể, các lò đốt để tiêu hủy với sự tài trợ của Cty cổ phần bảo vệ thực
vật An Giang, như vậy môi trường sản xuất đã trong sạch hơn.
Sản xuất hạt giống muốn đảm bảo độ đúng giống cần phải được khử
lẫn 2 đợt trước thu hoạch, quá trình khử lẫn được chỉ đạo tập thể và làm triệt
để, kỹ càng, đảm bảo giống được thu hoạch đạt yêu cầu các chỉ tiêu về kiểm
định đồng ruộng trước thu hoạch, hạt giống cũng được chỉ đạo thu hoạch tập
trung bằng máy gặt đập liên hợp.
Ở đây, với sự tham gia của các doanh nghiệp cung ứng đầu vào, bao
tiêu sản phẩm đầu ra, quá trình sản xuất được quản lý chặt chẽ về dịch hại
(IPM), quản lý cây trồng (ICM), 4 lần tập huấn và hướng dẫn cho nông dân
tham gia mô hình, cán bộ khuyến nông và cán bộ kỹ thuật của Cty cổ phần
giống cây trồng Trung ương phối hợp thực hiện, nông dân được phát và
hướng dẫn sổ tay ghi chép đồng ruộng.


×