Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tìm hiểu chức năng, vai trò nhiệm vụ của trưởng phòng nông nghiệp huyện hà quảng tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.33 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

HOÀNG MẠNH THẮNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG
PHÒNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT & PTNT

Khóa học

: 2013- 2017

Thái Nguyên - năm 2018




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

HOÀNG MẠNH THẮNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG
PHÒNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT & PTNT

Khóa học


: 2013 -2017

Giảng viên hướng dẫn

: TS.Dương Hoài An

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Nông Thị Bắc

Thái Nguyên - năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập chuyên đề tốt nghiệp, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý Thầy Cô, những người đã cho
tôi những kiến thức cơ bản, những bài học, những kinh nghiệm quý báu để tôi
có thể hình dung được một cách khái quát những gì cần làm khi bước vào
thực tập này cũng như áp dụng những kiến thức đó trong quá trình thực tập và
viết chuyên đề. Đặc biêt, tôi xin cảm ơn TS.Dương Hoài An, người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập.
Kế tiếp, tôi xin cảm ơn đến Phòng kinh tế Nông nghiệp & PTNT đã cho
tôi có cơ hội thực tập học hỏi tại cơ quan và xin cảm ơn tất cả các cô, chú,
anh, chị tại Phòng Nông nghiệp & PTNT đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
thời gian tôi tiến hành thực tập và cho tôi những lời khuyên để hoàn thành tốt
hơn bài báo cáo thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của tôi còn hạn chế nên
bài báo cáo thực tập chuyên đề tốt nghiệp này khó tránh khỏi những sai sót
nhất định. Tôi mong thầy cô thông cảm và cho tôi những ý kiến để tôi có thể
rút nhiều kinh nghiệm hơn cho bản thân sau khi ra trường tôi có thể làm việc
tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hoàng Mạnh Thắng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cán bộ, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp huyện Hà Quảng năm 201711
Bảng 3.1: Cơ cấu đất đai huyện Hà Quảng giai đoạn 2015 – 2017 ................ 25
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và chất lượng một số cây trồng chính giai đoạn
2015 – 2017..................................................................................... 28
Bảng 3.3. Tổng số đàn gia súc đã Bán trong năm 2017

........................ 29

Bảng 3.4: Kết quả thực hiện các tiêu chí đạt NTM năm 2017........................ 36
Bảng 3.5: Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của trưởng Phòng Nông nghiệp &
PTNT trong phát triển lâm nghiệp .................................................. 40
Bảng 3.6. Một số công việc cụ thể của Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT
năm 2017......................................................................................... 45


3

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy lãnh đạo UBND huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng. ............................................................................................... 9
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy UBND huyện ..................................................... 10
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ (%) của 5 dân tộc chính trên toàn huyện Hà Quảng năm

2017............................................................................................... 26
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ(%) hộ nghèo, cận nghèo huyện Hà Quảng năm 2016 ...... 26
Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng giá trị các ngành năm 2015 huyện Hà Quảng. ............ 27
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu đàn gia súc năm 2017 huyện Hà Quảng ........................ 29


4

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TĂT

TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

BCĐ

Ban chỉ đạo

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

GD & ĐT

Giáo dục & Đào tạo

HDND

Hội đồng nhân dân


KH

Kế hoạch

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

MTQG

Mặt trận quốc gia

ND – CP

Nghị định – Chính phủ

NTM

Nông thôn mới

PCLB

Phòng chống lụt bão




Quyết định

QH

Quốc Hội

UBND

Ủy ban nhân dân

VH – TT

Văn hóa – Thông tin

VPĐP

Văn phòng điều phối


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................
iii DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TĂT...........................................................
iv

MỤC


LỤC

......................................................................................................... v PHẦN 1:
MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu chung........................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.3. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu....................................................... 3
1.3.1.Nội dung thực tập ..................................................................................... 3
1.3.2.Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 3
1.4. Thời gian và Địa điểm thực tập.................................................................. 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN.................................................................................. 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
2.1.1.Một số khái niệm liên quan ......................................................................
5
2.1.2.Các văn bản pháp lý liên quan ............................................................... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác .................................................
17
2.2.2.Bài học kinh nghiệm cho Phòng kinh tế nông nghiệp & PTNT huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng ..................................................................................... 20
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ............................................................... 21
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập...................................................................... 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại cơ sở thực tập ............................ 21
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập ................................. 30


6

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 32

3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 33
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc tại cơ sở thực tập ........... 33
3.2.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Trưởng phòng Nông nghiệp huyện
Hà Quảng......................................................................................................... 38
3.2.4. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 44
3.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 49
3.2.6. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 51
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 53
4.1. Kết luận .................................................................................................... 53
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Quảng là một huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng và là một huyện
giáp biên giới với Trung Quốc, là một vùng đất còn gặp nhiều khó khăn, kinh
tế chậm phát triển, vẫn còn nhiều hộ nghèo. Đời sống người dân phụ thuộc
vào sản xuất nông nghiệp điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, đất nghèo
dinh dưỡng, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ,
khí hậu thời tiết có nhiều bất lợi do đó năng suất cây trồng thấp, dẫn đến hiệu
quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp không cao, đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn.
Để khắc phục được những tồn tại và hạn chế trên cần có sự lãnh đạo
của Đảng và Chính Phủ, các cơ quan và cán bộ nông nghiệp, sự nỗ lực của
người dân và sự đóng góp to lớn của tất cả đội ngũ cán bộ phụ trách nông
nghiệp huyện và các xã.

Đội ngũ cán bộ nông nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của
mình trong cộng đồng, xã hội với nhiệm vụ truyền bá kiến thức về phát triển
nông nghiệp, nông thôn cho nông dân, tuyên truyền phổ biến những kĩ thuật
mới về nông lâm ngưnghiệp cho nông dân, hướng dẫn nông dân về quy trình
kĩ thuật về thâm canh các loại cây trồng vật nuôi mới, xây dựng các mô hình
cho cộng đồng tham quan học tập...cán bộ nông nghiệp đã đem “nguyên liệu”
thông tin khoa học đến, bày vẽ cách làm cho người dân, là chất “xúc tác” thổi
bùng ngọn lửa canh tân trong từng hộ, trong cả cộng đồng, để người người,
nhà nhà và toàn thể cộng đồng tự chủ, giải quyết tốt những công việc của
chính mình.
Phòng NN&PTNT và đặc biệt là người đứng đầu cơ quan phải nhấn
mạnh được vai trò, chức năng và nhiệm vụ là thực hiện công tác lãnh đạo,
quản lý,


điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên cương vị là người đứng đầu về
phát triển lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn.
Do đó, việc xây dựng nền hành chính công và hoàn thiện chế độ công
vụ quy định trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ, công chức hiện
nay, đặc biệt là phòng NN&PTNT rất quan trọng. Thực hiện những vấn đề này
cũng chính là sự khẳng định vai trò, trách nhiệm của các cán bộ
phòng NN&PTNT trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, có
ý nghĩa quyết định đến đời sống của nhân dân ở địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên, Tôi xin tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu
chức năng, vai trò vnhiệm vụ của Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng”
1.2 . Mục tiêu chung
Tìm hiểu được chức năng, vai trò, nhiệm vụ của Trưởng phòng Nông
nghiệp huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể

 Về chuyên môn nghiệp vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn.
- Hoàn thành các công việc được giao tại cơ sở thực tập
- Tìm hiểu được chức năng, vai trò, nhiệm vụ của Trưởng phòng Nông
nghiệp huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Trưởng phòng Nông nghiệp
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng công việc
của Trưởng phòng Nông nghiệp huyện trong công tác lãnh đạo, quản lý và
điều hành phát triển kinh tế - xã hội.


Về kỹ năng làm việc:

- Nâng cao kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử hiệu
quả, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng soạn thảo văn bản trong công việc.


Giúp sinh viên xác định và lựa chọn tốt nhất công việc, lĩnh vực, ngành nghề
trong tương lai


Về kỹ năng
sống:

- Rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên
- Tận dụng hết các cơ hội nếu có, chịu khó chú tâm trong công việc
- Giao tiếp tích cực. chân thành trong ứng xử
1.3 . Nội dung và Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Nội dung thực tập

- Tìm hiểu đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Tìm hiểu khái quát về Phòng Nông nghiệp huyện Hà Quảng. tỉnh
Cao Bằng.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Trưởng phòng Nông nghiệp
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Tham gia vào sản xuất trực tiếp nông lâm nghiệp tại địa phương khi cơ
sở yêu cầu..
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Trưởng phòng Nông nghiệp
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng công việc của Trưởng
phòng Nông nghiệp trong phát triển kinh tế tại địa phương
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Số liệu điều tra sau khi thu
thập đủ, sẽ được tiến hành tổng hợp, phân tổ, đồng thời được xử lý thông qua
chương trình Excel. Việc xử lí thông tin là cơ sở cho việc phân tích.
- Phương pháp quan sát: Là phương pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp
bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn
nghiên cứu.


- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã,
huyện, phòng tài nguyên môi trường, phòng kinh tế , thu thập từ các báo cáo,
tạp chí, tổng hợp từ Internet.
- Phương pháp tham vấn: Lấy ý kiến trực tiếp của giảng viên hướng dẫn
và cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập để có thể hoàn thiện nội dung cũng
như hình thức của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại
được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm
hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông

qua chính ngôn ngữ của người ấy.
- Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích SWOT được viết tắt của 4
chữ:
+Strenghts (Điểm mạnh, ưu thế)
+Weaknesses (Điểm yếu, điểm khiếm khuyết)
+ Opportunities (Cơ hội, thời cơ)
+ Threat (Thách thức, mối đe dọa)
Phân tích SWOT là dựa trên những thuận lợi và khó khăn trong công
việc của Trưởng phòng Nông nghiệp huyện để từ đó nắm được cơ hội phát
triển và các mặt hạn chế trong công tác để từ đó phát huy được lợi thế đã có
và khắc phục những điểm yếu, hạn chế.
1.4. Thời gian và Địa điểm thực tập


Thời gian:15-1 đến 15-5 năm 2018.



Địa điểm: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng.


PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Huyện: Huyện là thuật ngữ để chỉ một đơn vị hành chính bậc hai của
một quốc gia (đơn vị bậc một tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương như ở
Việt Nam). Huyện được chia thành các xã và ít nhất là một thị trấn nơi chính
quyền huyện đặt cơ quan hành chính[17].

- UBND cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện là một cơ quan hành
chính nhà nước của hệ thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại cấp huyện. Các chức danh của Ủy
ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ
trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân[18].
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản;
phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế
hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn
trên địa bàn[19].
- Theo khoản 2 điều 4 luật cán bộ công chức 2008 quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập


thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật[8].
- Phát triển kinh tế: là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh
tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt
cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống[21].
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, là tổng

hợp những quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất
định. Thông thường, cơ sở hạ tầng của một xã hội ở một giai đoạn lịch sử
nhất định bao gồm ba loại quan hệ sản xuất: quan hệ sản xuất thống trị, quan
hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống (tương lai) - trong đó, quan
hệ sản xuất thống trị quy định, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại[22].
- Cơ sở hạ tầng thường sử dụng mang ý nghĩa là là cơ sở vật chất, kết
cấu hạ tầng trong đời sống như điện, đường, trường, trạm... chúng chủ yếu sử
dụng là nền tảng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và nó
thuần túy là vật chất hữu hình[22]
- Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc
tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm
nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả
cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách
hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có
khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó[23]
- Theo marketing, thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và tiềm
năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng
tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó
- Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động
qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.
- Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa
nhất định nào đó. Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất
định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ.
- Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở
nông thôn đồng lòng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp; phát


triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) có nếp sống văn
hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập, đời sống vật
chất, tinh thần của người dân được nâng cao[15]

- Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế kinh tế - chính trị tổng hợp[15]
- Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, độc lập và đoàn kết, cộng đồng cùng nhau xây dựng nông thôn
mới phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh[15]
- Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng
chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng
được biết đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học,
những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ
thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi[24]
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả Lâm nghiệp, Thủy sản[24]
- Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và phức tạp trong nền kinh tế
Quốc dân. Theo nghĩa hẹp: Gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong Nông
nghiệp. Theo nghĩa rộng: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản[24]
- Trưởng Phòng: Trong hành chính sự nghiệp là Người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc UBND huyện, chịu trách nhiệm trước UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách. (Nghị định
số 37/2014/NĐ-CP về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành ngày 05 tháng 5
năm 2014)[10].



 Khái quát về hệ thống bộ máy quản lý Nhà Nước tại địa phương
a, Tổ chức hệ thống UBND huyện[9]
- Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ
thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan thực
thi pháp luật tại các cấp: tỉnh, huyện, xã. Các chức danh của Ủy ban nhân dân
được Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với
nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân là Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, thường là Phó bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt
Nam cấp tương ứng. Quyền hạn của Ủy ban nhân dân được quy định tại Hiến
pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân các cấp có các cơ quan giúp
việc như: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã).
- Căn cứ vào Nghị định số 37/2014/NĐ-CP về quy định tổ chức các cơ

quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban
hành ngày 05 tháng 5 năm 2014.
- Căn cứ vào quyết định số 75/2006/TTg ban hành ngày 12 tháng 04
năm 2006 về ban hành quy chế làm việc mẫu của UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND-UBND số 11/2003/QH11 ngày 26

tháng 11 năm 2003.
Bộ máy lãnh đạo của UBND huyện gồm: 1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch và
2 Ủy viên được tổ chức theo sơ đồ sau:


CHỦ TỊCH
UBND
HUYỆN


PHÓ CHỦ TỊCH
QUẢN LÝ CÁC
VẤN ĐỀ KINH TẾ
NÔNG LÂM NGƯ
NGHIỆP ĐẤT ĐAI
THANH TRA XÂY
DỰNG

PHÓ CHỦ TỊCH
QUẢN LÝ VĂN
HÓA – XÃ HỘI
GIÁO DỤC DU
LỊCH THỂ THAO
MÔI TRƯỜNG

ỦY VIÊN

ỦY VIÊN

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy lãnh đạo UBND huyện Hà Quảng,
tỉnh Cao Bằng.
Bộ máy lãnh đạo huyện bao gồm người đứng đầu là Chủ tịch UBND
huyện, dưới Chủ tịch là 2 Phó chủ tịch giúp tham mưu, hỗ trợ Chủ tịch
UBND huyện về quản lý Nhà nước về các vấn đề văn hóa – xã hội, giáo dục;
xây dựng và giải phóng mặt bằng; các vấn đề kinh tế… dưới 2 Phó chủ tịch là
2 ủy viên thường trực.


UBND huyện Hà Quảng


Các phòng ban chuyên
môn

Các đơn vị sự nghiệp

Các phòng ban chuyên
môn
Văn phòng HDND
và UBND huyện

Phòng tài nguyên và
môi trường

Phòng nội vụ

Phòng lao động –
thương binh và xã hội

Phòng tư pháp

Phòng giáo dục và
đào tạo

Phòng tài chính – kế
hoạch
Phòng kinh tế nông
nghiệp và PTNT

Phòng kinh tế - hạ
tầng

Phòng dân tộc

Phòng y tế

Thanh tra Nhà nước

Phòng văn hóa –
thông tin
Đài truyền thanh
truyền hình

Ban quản lý DA
DT&XD

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy UBND huyện
UBND huyện chia thành 2 khối:
Các phòng ban chuyên môn, gồm: Phòng tài nguyên môi trường, Phòng
lao động, thương binh – xã hội, Phòng VH – TT, Phòng GD & ĐT, Phòng


kinh tế - hạ tầng, Phòng nội vụ, Văn phòng HDND và UBND huyện,Phòng
kinh tế nông nghiệp & PTNT, Phòng tài chính – kế hoạch, Thanh tra huyện,
Phòng tư pháp, Phòng y tế, Phòng dân tộc
Các đơn vị sự nghiệp, gồm: Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban quản lý
dự án đầu tư & xây dựng, Đài truyền thanh truyền hình, Trung tâm dạy nghề,
Trung tâm văn hóa thể thao…
* Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT: Là người chịu trách nhiệm
trước Huyện ủy, UBND huyện về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực của
Phòng Nông nghiệp & PTNT theo nhiệm vụ chức năng quyền hạn được giao
phụ trách; Tham gia các ban chỉ đạo huyện.

Dưới Trưởng Phòng là 1 Phó phòng là người giúp việc cho trưởng
phòng, được trưởng phòng phân công từng lĩnh vực công tác hoặc từng khối
công việc.
Bảng 2.1. Cán bộ, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp huyện Hà Quảng
năm 2017
STT

Họ và Tên

Chức vụ

Phụ trách công việc

Trình độ lí luận

1

Lưu Trọng Hính

Trưởng phòng

Phụ trách chung

Trung cấp chính trị

2

Nông Thị Bắc

P.Trưởng phòng


3

Đàm Văn Phú

Chuyên viên

4

Bế Thanh Lịch

Chuyên viên

5

Nông Văn Vượng

Chuyên viên

6

Hoàng Thị Nhạn

Chuyên viên

7

Trương Thị Tâm

Chuyên viên


Phụ trách mảng NTM Trung cấp chính trị
Phụ trách mảng
Trồng trọt
Kế toán trưởng
Phụ trách mảng Chăn
nuôi
Phụ trách mảng Lâm
nghiệp, di dân
Phụ trách mảng Thủy
lợi

Sơ cấp chính trị
không
không
không
không

(Nguồn: Phòng kinh tế Nông nghiệp & PTNT huyện Hà Quảng)


 Quá trình thành lập và phát triển: Phòng Nông nghiệp và PTNT đến
ngày 01/7/2017 còn 7 biên chế, trong đó 02 lãnh đạo phòng, 05 nhân viên;
trình độ Đại học có 05 đồng chí, trung cấp 02 đồng chí.
 Đội ngũ cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Hà Quảng là đội ngũ cán
bộ có trình độ văn hóa cao, có kinh nghiệm trong công tác và quản lí, có tư
tưởng chính trị vững vàng
b, Chức năng,nhiệm vụ của Phòng kinh tế Nông nghiệp & PTNT huyện
 Chức năng: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện tham mưu cho
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, thủy

sản; thương mại, dịch vụ; thủy lợi; khoa học và công nghệ; phát triển kinh tế
hộ, kinh tế trang trại gắn với ngành nghề, làng nghề; công tác phòng chống lụt
bão và tìm kiếm cứu nạn, quản lý đê điều trên địa bàn huyện.
 Nhiệm vụ: Phòng Nông nghiệp & PTNT là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện và thực hiện một số nhiệm vụ theo sự ủy quyền của
UBND cấp huyện như sau:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng

năm về phát triển tổng thể các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, kế hoạch đầu tư,
chương trình dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước do huyện
quản lý. Tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ở các
đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ hướng dẫn

cơ sở thực hiện các định mức, chất lượng sản phẩm và công tác đo lường theo
quy định của nhà nước.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, thương mại, du lịch, nông - lâm - thủy sản, thủy lợi và phát triển nông
thôn mới trên địa bàn, xây dựng kế hoạch củng cố, kiện toàn và phát triển hợp
tác xã tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.


- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các xã, thị trấn, cá nhân thực hiện

quy hoạch, kế hoạch, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật
trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông
nghiệp và thủy lợi.
- Xây dựng các đề án phát triển ngành nghề mới, ứng dụng các tiến bộ


kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, tăng thêm nguồn hàng
tiêu dùng và xuất khẩu.
- Thẩm định, dự thảo trình UBND huyện phê duyệt, cấp phép đủ điều

kiện cho các ngành nghề theo quy định, cá nhân sau khi đã được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Làm thường trực công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn,

công tác xây dựng nông thôn mới.


Quyền hạn: Phòng có con dấu riêng, được phép ban hành những

văn bản hành chính để chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành; giải
quyết những công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của phòng theo nhiệm vụ.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan
2.1.2.1. Nghị định số 37/2014/NĐ-CP về Quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành
ngày 05 tháng 5 năm 2014 có nội dung chính như sau[10]
-

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện

chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo
sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật;
góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở
địa phương.
-


Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ

đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch


công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
-

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp

huyện (sau đây gọi chung là Trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật
về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do
mình phụ trách.
-

Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng) là người
giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt
một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt
động của phòng.
-

Số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân cấp huyện không quá 03 người.

-

Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn

nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy
định của pháp luật.
-

Phòng NN&PTNT: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực

hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; thủy sản; tiểu thủ công
nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại…
2.1.2.2. Quyết định số 75/2006/TTg ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2006 về
Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân huyện[12]
-

Ủy ban nhân dân huyện làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ,

bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể Ủy ban nhân dân; đồng thời đề


cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân
dân huyện.
-

Giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, đúng thẩm quyền;

bảo đảm sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
và sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một cơ quan,
đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm
thay công việc cho cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cho cá nhân và
ngược lại. Công việc được giao cho cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về công việc được giao.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy
định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế làm việc của
Ủy ban nhân dân huyện.
- Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công
việc, bảo đảm dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động theo đúng phạm vi,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
2.1.2.3. Luật Tổ chức HĐND-UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11
năm 2003 nói về những quy định chung, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các
cấp, cụ thể[11]
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại

diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên.
- Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan

trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa
phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải


thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa
vụ của địa phương đối với cả nước.
- Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của

Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện

kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của
Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa
phương.
- Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành

của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn

bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
- Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa

phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành
chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo

nguyên tắc tập trung dân chủ.Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách
dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu
cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.


2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác
2.2.1.1. Tấm gương Trưởng phòng kinh tế huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh

Hòa[13]
Từ khi được bầu giữ chức Trưởng phòng kinh tế huyện (năm 2007) đến
nay, ông Nguyễn Dương Lâm - Trưởng phòng kinh tế huyệnVạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa luôn tâm niệm, vì sự phát triển của địa phương thì dù khó khăn
cũng phải cố gắng hết sức để làm.
Huyện Vạn Ninh có 221.450 hộ. Cuộc sống của người dân nơi đây chủ
yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, làm kinh tế vườn, thủy hải sản, chăn
nuôi... Hiểu rõ những khó khăn của địa phương, ông Lâm luôn tranh thủ sự
chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, huy động các nguồn vốn phân bổ, nâng cao vai
trò của hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham
gia xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện, tuy gặp không ít khó
khăn nhưng ông cùng với Thường trực UBND các xã, Ban chỉ đạo xây dựng
nông thôn mới... tìm giải pháp tối ưu để công việc được suôn sẻ. Nhờ vậy, các
chủ trương của Đảng và Nhà nước được người dân tích cực hưởng ứng. Ông
Lâm tâm sự: “Mình phải gương mẫu, anh em mới làm theo, nếu không sẽ rất
khó tập hợp được mọi người, công tác lãnh đạo, chỉ đạo sẽ khó khăn...”.
Công tác xây dựng nông thôn mới của huyện đã đạt kết quả đáng phấn
khởi. Huyện đã vận động nhân dân tự nguyện hiến 172.950m2 đất không
nhận tiền đền bù để làm đường giao thông nông thôn; đóng góp công sức,
tham gia san lấp lề đường giao thông, phát quang cây xanh, bụi rậm, di dời
vật kiến trúc, tường rào... Đồng thời, vận động bà con thực hiện chương trình
thắp sáng đường quê; giữ gìn vệ sinh môi trường, đăng ký thu gom rác thải.
Đặc biệt, nhiều hộ chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo; tích cực thực hiện
các thiết chế văn hóa; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội... Đáng nói,


×