Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bt lớn luật NKT đề số 1 1 trách nhiệm của người sử lao động về việc làm đối với NKT và ví dụ thực tiễn minh hoạ 2 quy định về phương tiện giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.09 KB, 14 trang )

BÀI LÀM

I. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về việc làm đối với
người khuyết tật và ví dụ thực tiễn minh họa.
Việc làm không chỉ giúp người khuyết tật có thu nhập ổn định cuộc sống
mà giúp họ hòa nhập vào cộng đồng, cảm thấy rằng mình cũng được bình
đẳng như những người bình thường khác. Người khuyết tật cũng có thể tự
mình tự tạo việc làm hoặc tham gia quan hệ lao động để có việc làm. Việc
làm đối với người khuyết tật cũng tương tự như những người lao động khác.
Vì vậy, việc làm đối với người khuyết tật cũng được hiểu là các hoạt động
lao động tạo ra thu nhập cho người khuyết tật và không bị pháp luật cấm.
Đối với người khuyết tật, việc làm có một ý nghĩa hết sức to lớn đó là giúp
người khuyết tật có thu nhập, ổn định cuộc sống; giúp người khuyết tật hòa
nhập vào cộng đồng và tự tin hơn trong cuộc sồng; góp phần phát huy nguồn
nhân lực cho xã hội. Trong lĩnh vực việc làm đối với người khuyết tật ta cần
quan tâm đến trách nhiệm của một số chủ thể như trách nhiệm của Nhà
nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong đó ta
cần đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm của người sử dụng lao động về việc
làm đối với người khuyết tật.
Người khuyết tật là đối tượng lao động đặc thù nên người sử dụng lao
động cần phải có sự quan tâm đến đối tượng này nhằm đảm bảo cho họ được
bình đẳng như những người lao động khác mà không bị phân biệt đối xử.
Người khuyết tật cũng là con người nên họ cũng có quyền được đối xử bình
đẳng và công bằng như những người khác ở mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh
vực việc làm. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ
phận cơ thể hay chức năng nên có được việc làm đối với họ là vấn đề rất khó
1


khăn. Do đó, trách nhiệm của người sử dụng lao động trước hết là không
được phân biệt đối xử với người lao động khuyết tật. Để tránh tình trạng


kì thị, phân biệt đối xử, tạo ra những rào cản dẫn đến sự hạn chế cơ hội có
việc làm của người khuyết tật, Luật người khuyết tật cũng đã có quy định tại
khoản 2, Điều 33, Luật Người khuyết tật 2010: “Các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có
đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng
trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết
tật.”
Người sử dụng lao động khuyết tật có trách nhiệm hỗ trợ, điều chỉnh hợp
lí cho người khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng và đối xử bình đẳng giữa lao
động khuyết tật với những lao động khác tại nơi làm việc. Đây không phải là
sự phân biệt đối xử và cũng không phải là sự ưu tiên hay ưu đãi mà chỉ là tạo
điều kiện để người khuyết tật được bình đẳng ngang bằng với những lao
động khác, giúp họ tái hòa nhập vào công động. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với nữ lao động khuyết tật, những người thường phải đối mặt với
những bất lợi, khó khăn lơn hơn so với người khác vì còn bị phân biệt đối xử
thêm về giới.
Thứ hai, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động
là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí, sắp xếp công việc,
bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết
tật. Người khuyết tật là một trong những đối tượng lao động đặc thù. Do đặc
điểm về thể chất nên trách nhiệm của người sử dụng lao động khuyết tật là
cần sắp xếp công việc phù hợp cho người khuyết tật, bảo đảm điều kiện và
môi trường làm việc phù hợp cho họ. Người sử dụng lao động cũng cần
quan tâm đến nữ lao động khuyết tật bởi thể chất của người phụ nữ thường
2


yếu hơn nam giới, cũng với một số đặc tính về giới cần lưu ý để sắp xếp
công việc phù hợp. Khi người sử dụng lao động khuyết tật quan tâm đến họ,
thì kết quả mà những lao động khuyết tật mang lại cực kì bất ngờ. Bởi,

người khuyết tật khi đã có một việc làm, lại được quan tâm một cách đúng
đắn, họ sẽ phát huy được toàn bộ khả năng của mình, đồng thời tinh thần
học hỏi của người khuyết tật không thua kém, hoặc thậm chí còn hơn người
bình thường. Một ví dụ về doanh nghiệp đã sử dụng lao động khuyết tật, đã
sắp xếp công việc, điều kiện làm việc và môi trường làm việc phù hợp với
người khuyết tật đã đem lại những kết quả khả quan về nhiều mặt cho doanh
nghiệp và cả những lao động khuyết tật đó là: Doanh nghiệp Donkey Bakery
được ông Marc Stenfert Kroese - công dân Mỹ và bà Luyen Shell - người
Mỹ gốc Việt chung vốn lập vào tháng 8/2009, đặt trụ sở tại phố Nguyễn
Hoàng Tôn, quận Tây Hồ (Hà Nội). Trong doanh nghiệp của ông hiện hay có
25 nhân viên thêu, may và có từ 16 đến 20 nhân viên tiệm bánh. Người
khuyết tật chiếm tới 4/5 tổng số nhân viên nhưng trên thực tế, họ đảm đương
hầu hết các vị trí từ quản lý đến nhân viên bình thường.
Ông bà trả lương cho những lao động khuyết tật như những người bình
thường. Ngoài mức lương, nhân viên ở Donkey Bakery còn được hỗ trợ
thêm về chỗ ở, bữa ăn trưa và thù lao từ những buổi khách hàng đặt tổ chức
hội nghị, liên hoan…đồng thời ông bà đã có sự sắp xếp hợp lý đối với những
lao động khuyết tật, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ như
nhân viên làm bánh, dịch vụ khách hàng, tài chính, sổ sách, máy tính, kỹ
năng quản lý… Ngoài ra, còn quan tâm khuyến khích sáng tạo cá nhân, tạo
môi trường nâng đỡ cho sự tìm tòi, trau dồi kỹ năng sống quý giá, giúp mỗi
cá nhân có thể nâng cao năng lực, ngày càng tự lập hơn, tự tin hơn và tự tạo
ra những cơ hội cho mình trong hiện tại và tương lai. Những nhân viên là
3


người khuyết tật ở Donkey Bakery đã có mặt ở khắp các vị trí công việc của
doanh nghiệp. “Các em ở đây là người khuyết tật nhưng phải làm việc như
người bình thường”, ông Marc cho hay. Hiệu bánh Donkey Bakery hiện nay
thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước. Họ đến để thưởng thức tay

nghề làm bánh của những thợ khuyết tật nhưng vô cùng khéo léo. Những lao
động khuyết tật mang tâm trạng phấn khởi, hăng say làm việc hết khả năng
của mình còn Hiệu bánh Donkey Bakery cũng được nhận giải thưởng “Dải
băng xanh” của Hội đồng tư vấn người sử dụng lao động về việc làm cho
người khuyết tật (BREC) đầu năm 2011.
Qua đó, ta có thể thấy rằng, nếu biết sử dụng lao động khuyết tật đúng
cách, người sử dụng lao động khuyết tật nhận được những kết quả không
kém thậm chí còn hơn so với việc sử dụng lao động bình thường.
Thứ ba, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là
người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao
động đối với lao động là người khuyết tật.
Người khuyết tật là đối tượng lao động đặc thù nên pháp luật cũng có
một số quy định riêng cho phù hơp với yếu tố đặc thù của họ. Cụ thể khi
tham gia quan hệ lao động, người khuyết tật được giảm thời gian làm việc.
Họ chỉ phải làm 7h trong một ngày và 42h trong một tuần. Đặc biệt để bảo
vệ sức khỏe cho người khuyết tật, pháp luật còn quy định người khuyết tật
không phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với
các chất độc hại theo danh mục do Bộ lao động, thương binh và xã hội và Bộ
y tế ban hành và người khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở
lên không phải tham gia làm thêm giờ, làm việc ban đêm. Những quy định
này ở một góc độ nào đó chính là nhằm bảo vệ người khuyết tật, đảm bảo
4


sức khỏe cho họ khi tham gia quan hệ lao động và người sử dụng lao động
phải tuân thủ những qui định này. Tuy nhiên, với những quy định mang tính
riêng biệt trong việc sử dụng lao động này, người sử dụng lao động sẽ không
muốn sử dụng lao động là người khuyết tật. Bản thân nhiều người khuyết tật
cũng không cần pháp luật đưa ra những quy định ưu đãi với mình như vậy.
Vô hình chung, những quy định đó lại trở thành rào cản đối với người

khuyết tật trong lĩnh vực việc làm. Một ví dụ thực tiễn về việc người sử
dụng lao động đối xử bình đẳng với lao động khuyết tật như những người
lao động bình thường đó là: Doanh nghiệp tư nhân mang thương hiệu thời
trang Chula tại số 6, ven Hồ Tây, hiện sử dụng tới gần 90% nhân công là
những người khiếm thính, khuyết tật vận động, khuyết tật ngôn ngữ. Cơ sở
này do cặp vợ chồng người Tây Ban Nha là Diego Cortizas - một kiến trúc
sư và Laura Fontan lập nên từ năm 2006. Trong công ty, từ nhân viên đầu
tiên là người khiếm thính, đến nay chúng tôi đã có 56 nhân viên, trong đó 49
người là khuyết tật, đa số là người khiếm thính. Sau 5 năm sử dụng lao động
là người khuyết tật của Chula, bí quyết thành công của ông Diego chính là:
“Tất cả nhân viên ở đây dù là người bình thường hay khuyết tật đều làm
việc bình đẳng. Người làm nhiều thì lương cao và ngược lại. Chula tuyển
gần 90% lao động là người khuyết tật để họ thấy mình là đa số, là chủ vận
hành công ty từ đó họ tự tin làm việc”. Khi hỏi về việc làm tại Chula, Lưu
Thị Miền (Giao Thủy, Nam Định) là người khuyết tật nghe, nói đã có thâm
niên làm việc ở Chula 4 năm chia sẻ: “Em và nhiều bạn thích làm ở đây vì
công việc khá phức tạp, đòi hỏi tính sáng tạo cao chứ không như những nơi
khác họ thường bố trí cho bọn em những công việc đơn giản, rập khuôn.
Thu nhập hàng tháng của em được 4,5 - 5 triệu đồng/tháng nên ngoài chi
phí ăn, ở em còn tích lũy được tiền gửi về quê phụ giúp cha mẹ.”

5


Bởi vậy, ta cần phải hướng tới việc, người sử dụng lao động chỉ cần đảm
bảo điều kiện lao động để không xảy ra những rủi ro sức khỏe cho cả người
khuyết tật và người không khuyết tật thay vì giảm thời gian làm việc hay
cầm người khuyết tật không được làm một số công việc nào đó.
Người khuyết tật là những người bị suy giảm về thể chất, trí tuệ, tâm thần
hoặc giác quan được biết hiện dưới dạng khuyết tật khiến cho lao động, sinh

hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn và cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt
động xã hội nhưng nếu họ tự mình vươn lên và được tạo điều kiện cần thiết
thì người khuyết tật cũng sẽ là lực lượng lao động, là nguồn nhân lực của xã
hội. Người sử dụng lao động cần tránh những ngộ nhận, dẫn đến những cái
nhìn sai lầm, không đúng đắn về lao động khuyết tật, thay vào đó là sự nhìn
nhận một cách khách quan, công bằng đối với người khuyết tật. Khao khát
có việc làm để tự nuôi sống bản thân, làm lợi cho xã hội là khát vọng chính
đáng của người khuyết tật. Giúp đỡ để họ đạt được tâm nguyện đó là việc
các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân nên làm, không chỉ vì đó là một
việc làm nhân đạo mà còn vì lợi ích của chính doanh nghiệp và xã hội.
II. Quy định về phương tiện giao thông công cộng cho người khuyết
tật và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam?
1. Quy định về phương tiện giao thông công cộng cho người khuyết
tật.
Đối với người khuyết tật, nhu cầu đi lại và tham gia giao thông là hết sức
bức thiết, bởi đó là một trong những phương tiện để họ tiếp cận với các cơ
hội thông tin, việc làm, vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu hòa nhập xã hội và
phục hồi chức năng. Cũng như người bình thường khác, người khuyết tật có
thể tham gia giao thông dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương tiện
6


giao thông khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cá nhân và xã hội
hoặc mục đích di chuyển. Ở từng hình thức và với từng phương tiên, pháp
luật đều có quy định đảm bảo sự tiếp cận của người khuyết tật.
Phương tiện giao thông công cộng mà người khuyết tật có thể sử dụng là
xe buýt, tàu hỏa, tàu tiện, xe khách, xe taxi, máy bay…
Về mặt thiết kế, phương tiện giao thông công cộng để người khuyết tật
tiếp cận sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về giao thông tiếp
cận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chẳng hạn:

Trong lĩnh vực đường sắt, các toa xe khách có xét đến việc tiếp cận sử
dụng cho người khuyết tật phải đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật được quy định
tại Quyết định số 21/2006/QĐ-BGTVT ngày 4/5/2006, ví dụ: phải có thiết
bị đưa xe lăn lên xuống toa xe khách; các toa xe ghế ngồi phải có hệ thống
đai an toàn… Nhìn chung, các phương tiện giao thông phải có chỗ ưu tiên
cho người khuyết tật, có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ
giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật (Điều 42 khoản 1,2 Luật
người khuyết tật)
Mặt khác, đối với cơ sở hạ tầng như hè đường, nhà ga, trạm dừng xe
buýt… pháp luật cũng xác định các yêu cầu cụ thể để đảm bảo tính đồng bộ,
hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận dễ dàng các phương tiện giao thông công
cộng. Chẳng hạn, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chơ xe buýt phải
được xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 264:2002 và
TCXDVN 265:2002. Tại vị trí các điểm dừng, nhà chờ phục vụ người sử
dụng xe lăn phải xây dựng lối lên xuống thuận tiện cho xe lăn và vị trí dành
riêng cho người khuyết tật.

7


Về trách nhiệm của các chủ thể đối với người khuyết tật trong giao thông,
ở từng hình thức hoặc phương tiện giao thông, pháp luật đều có những quy
định cụ thể.
Đối với việc vận chuyển hành khách bằng xe buýt, lái xe và nhân viên
bán vé trên xe buýt phải giúp người khuyết tật trong quá trình lên xuống xe
(Điều 17 Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT). Thậm chí khách đi xe buýt
cũng có trách nhiệm giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên xe cho người đi xe là
người khuyết tật (điều 17, 18 Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày
16/10/2006).
Trong lĩnh vực đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách

có nghĩa vụ tổ chức lực lượng phục vụ hành khách là người khuyết tật vào
ga, lên tàu, xuống tàu thuận lợi (điểm c, khản 2, Điều 97 Luật đường sắt
2005).
Đối với các hãng hàng không, hành khách là người khuyết tật phải được
quan tâm chăm sóc trong quá trình vận chuyển (Điều 145 khoản 2 Luật hàng
không dân dụng 2006).
Người khai thác phải xây dựng phương thức vận chuyển hành khách có
khả năng di chuyển bị hạn chế.
Ngoài ra, khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, người khuyết
tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ người thuận tiện.
Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được miễn,
giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương
tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ (Điều 41 khoản
3,4 Luật người khuyết tật). Tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày
8


10/4/2012 hướng dẫn Luật Người khuyết tật quy định về việc miễn,
giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng. Điều 12 quy định:
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé,
giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt.
2. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm giá vé,
giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các
phương tiện sau đây:
a) Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay;
b) Giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ô tô vận tải
khách theo tuyến cố định.
3. Đơn vị tham gia vận tải công cộng phát hành vé giảm giá cho người
khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé dịch vụ, người khuyết tật cần xuất
trình Giấy xác nhận khuyết tật.

Một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cấp thẻ xe buýt miễn
phí 100% người khuyết tật có nhu cầu và có khả năng tự tham gia giao
thông.
Tóm lại, lĩnh vực tham gia giao thông của người khuyết tật đã được pháp
luật quy định tương đối đầy đủ và toàn diện, phù hợp với Công ước về
quyền của người khuyết tật năm 2006 của Liên hợp quốc.
2. Thực tiễn thực hiện quy định về phương tiện giao thông công cộng
cho người khuyết tật tại Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, vấn đề tham gia giao thông của người khuyết tật
nói chung và việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng của người
khuyết tật nói riêng đang được Nhà nước ta hết sức quan tâm. Nhiều hoạt
9


động, chương trình hỗ trợ người khuyết tật diễn ra trên địa bàn các thành
phố lớn như Thành phô Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.
Bộ Giao thông vận tải đã hợp tác với các cơ quan tổ chức như VNAH tổ
chức các tuyến xe buýt tiếp cận thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và Hà Nội. Các hoạt động cụ thể bao gồm: (1) Cải tạo phương tiện:
Lắp đặt thiết bị leo cho xe lăn, thang nâng và dây đai an toàn trên một số xe
buýt, đồng thời tháo bớt ghế để tạo diện tích cho xe lăn; lắp lan can an toàn
bằng inox cao 1m, dài 6,5m, sơn kẻ vạch và ký hiệu lối đi dành riêng cho xe
lăn; dán logo của người khuyết tật (bên ngoài và bên trong xe); (2) Cải tạo
nhà chờ: Tạo lối ra, vào cho xe lăn; hạ bó vỉa, tạo dốc thoải (rộng 1,2m), dán
logo người khuyết tật, thông tin về giờ xe buýt phục vụ người khuyết tật tại
các nhà chờ; (3) Xây dựng 01 điểm trung chuyển xe buýt mẫu tại Long Biên
(thành phố Hà Nội) trong đó đã đưa vào những thiết kế mới về hạ tầng phục
vụ cho người khuyết tật như: lắp đặt mẫu bờ ke mới tạo điều kiện cho xe tiếp
cận sát vỉa hè với độ chênh vỉa hè và sàn xe thấp, có lối lên xuống cho hành
khách đi xe lăn tiếp cận điểm trung chuyển, có gờ dẫn hướng dành cho

người khiếm thị… Hiện nay, Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
đang hợp tác nghiên cứu thí điểm thiết bị phát sóng giúp người khiếm thị dễ
dàng nhận ra xe buýt mình cần đón đang chuẩn bị ghé trạm, phát tín hiệu
yêu cầu tài xế dừng cho người khiếm thị lên xe…
Trong công tác thẩm định hồ sơ thiết kế (dự án đầu tư, thiết kế cơ sở), Sở
Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đều yêu cầu các đơn vị, chủ đầu
tư trên địa bàn Thành phố thiết kế bó vỉa, vỉa hè cho người khuyết tật tiếp
cận sử dụng: có chỗ dốc cho xe lăn lên đúng quy chuẩn, có làn gạch nổi định
hướng cho người khiếm thị di chuyển… Ngoài ra, thường xuyên chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc kiểm tra duy tu sửa chữa hạ tầng giao thông (vỉa hè) trên
10


địa bàn Thành phố; lắp đặt biển báo, cải tạo bến chờ xe buýt (lối lên xuống)
nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật và người già thuận tiện sử dụng xe
buýt. Do chưa được phổ biến rộng nên nhiều người khuyết tật còn không
nắm rõ được quyền lợi của mình.
Tuy nhiên, các hoạt động kể trên vẫn còn mang tính thí điểm, chưa rộng
khắp trên địa bàn cả nước. Người khuyết tật vẫn còn bị hạn chế trong việc
tiếp cận các phương tiện giao thông công cộng, không thể đi lại tại nhiều
nơi, nhiều chỗ.
Mặc dù, Nhà nước đã có chủ trương, chính sách ưu tiên vấn đề đi lại,
tham gia giao thông cho người khuyết tật nhưng như đã nói ở trên, các hoạt
động kể trên chỉ mang tính thí điểm ở một số địa bàn. Người khuyết tật khi
tham gia giao thông vẫn gặp phải quá nhiều trở ngại, từ các công trình xây
dựng, đường giao thông không phù hợp với đặc điểm người khuyết tật.
Đối với phương tiện giao thông được coi là “bình dân” hàng ngày là xe buýt
thì thực tế hiện nay, chỉ một số ít những xe buýt phù hợp còn lại hầu hết các
xe buýt Hà Nội đều không phù hợp với người khuyết tật khi lên xuống. Các
xe đều có sàn xe cao hơn 70cm, thậm chí tới 1m, trong khi theo một nghiên

cứu chuyên môn, chiều cao tối đa của các bậc đối với người khuyết tật chỉ
được phép ở mức 20cm. Và một thực tế đang diễn ra khi người khuyết tật
muốn tham gia phương tiện giao thông này thay vì được giúp đỡ, được ưu
tiên mua vé, sắp xếp chỗ người thuận tiện thì lái xe “bỏ qua” luôn người
khuyết tật.
Một đại diện của hội khuyết tật TP.HCM đưa ra dẫn chứng: “Có một hôm tôi
đứng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) để bắt xe bus về quận 6.
Tuy nhiên, khi xe lại gần, tài xế cho xe chạy luôn. Sau đó, phải gần 1 giờ
11


đồng hồ và nhờ người đi đường giúp mới có thể lên xe bus đi”; “Tại
TP.HCM năm 2010 đã đưa vào hoạt động tuyến xe buýt Bến Thành – chợ
Bình Tây để phục vụ người khuyết tật, nhưng cho đến nay lượng người
khuyết tật đi xe quá ít. Có buổi sáng chỉ có 4 người khuyết tật đi xe” (ông
Chu Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ GTVT). Còn ở Hà Nội, rất
nhiều trường hợp người khuyết tật bị phụ xe và lái xe không cho lên xe, kể
cả khi xe vắng khách. Ngoài việc đưa ra yêu cầu vô lí “chỉ cho người đi, xe
lăn không được cho lên”, thậm chí nhân viên xe buýt còn đuổi người khuyết
tật xuống xe, người khuyết tật không nhận được một lời giải thích nào ngoài
cái lắc đầu, xua tay và đóng cửa xe.
Một số xe giao thông công cộng có chiều rộng của cửa xe hẹp, dưới
80cm, chưa thích hợp cho xe lăn lên xuống. Mặt khác, hầu hết các điểm
dừng, nhà chờ trên các tuyến chưa được thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn và
yêu cầu giao thông cho người khuyết tật tiếp cận...
Trở ngại lớn nhất là các phương tiện vận tải chưa triển khai hoàn chỉnh
do hệ thống hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện, nguồn tài chính dành cho
giao thông hạn hẹp; nhận thức của cộng đồng dân cư về giao thông tiếp cận
lại hạn chế.
Thực tế là ngành Hàng không Việt Nam đã có trang bị xe lăn, xe nâng

đưa hành khách lên, xuống và có nhiều ghế ngồi chăm sóc đặc biệt cho
thương bệnh binh, người khuyết tật và người già. Song còn lại hầu hết các
phương tiện giao thông khác vẫn chưa có đầy đủ trang thiết bị cho người
khuyết tật tiếp cận. Mặc dù những quy định pháp luật trong lĩnh vực tham
gia giao thông của người khuyết tật đã được pháp luật quy định tương đối
đầy đủ và toàn diện nhưng trên thực tế, đây lại là lĩnh vực còn khá nhiều tồn
12


tại bất cập và những bất cập này rõ ràng cần sớm được khắc phục để đảm
bảo quyền của người khuyết tật.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, trường đại học Luật Hà
Nội, Nxb Công an nhân dân, 2011.
2. />3. />4. />5. />6. />
14



×