Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân của bộ quốc triều hình luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.94 KB, 5 trang )

Trong suốt 360 năm dài tồn tại, triều đại nhà Lê đã để lại cho hậu thế những
thành tựu to lớn trên lĩnh vực pháp luật và điển chế. Trong số các thành tựu đó
phải kể đến Quốc triều hình luật – Bộ luật quan trọng, chính thống nhất của Triều
Lê. Quốc triều hình luật cũng chính là bộ luật cổ xưa nhất mà chúng ta còn lưu
giữ được đầy đủ cho đến ngày nay. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lí
Nho giáo – hệ tư tưởng thống trị trong xã hội thời Lê cũng như ảnh hưởng của các
bộ luật Trung Quốc (luật nhà Đường, luật nhà Minh) nhưng nhà làm luật thời Lê
đã biết tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo pháp luật Trung Quốc đồng thời kết hợp với
các phong tục, tập quán đặc thù của xã hội Việt Nam, hòa nhập chúng với hệ
thống pháp luật, tạo nên nét riêng biệt độc đáo của bộ luật. Trong đó phải kể đến
chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân – một chế định đặc sắc
được quy định quy định tương đối cụ thể thể hiện gián tiếp thông qua các điều
374, 375, 376 ở chương Điền sản.
Theo như các quy định tại các điều 374, 375, 376 thì tài sản vợ chồng bao
gồm tài sản riêng của mỗi người được thừa kế từ gia đình và tái sản chung vợ
chồng cùng làm ra trong thời kỳ hôn nhân. Sự quy định rõ thành phần khối tài sản
chung, riêng rõ ràng của vợ chồng là điểm rất tiến bộ và độc đáo của pháp luật
nhà Lê và nó vẫn được tiếp thu trong việc xây dựng pháp luật hiện nay. Phản ánh
một cách khá trung thực và điều chỉnh một cách hợp lí mối quan hệ giữa vợ và
chồng phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam, địa vị pháp lí của người vợ được cải
thiện hơn hẳn so với các quan niệm Nho giáo qua việc thừa nhận quyền bình đẳng
về tài sản giữa vợ và chồng.
Lần đầu tiên, pháp luật công nhận công nhận công lao đóng góp vào vào
việc tạo ra tài sản chung của vợ chồng (tài sản vợ chồng làm ra trong thời gian
hôn nhân) từ đó công nhận quyền sở hữu của người vợ đối với một nửa tài sản hai
vợ chồng làm ra thể hiện qua các quy định tại điều 374: “…Nếu điền sản là của
chồng và vợ trước làm ra thì chia làm hai phần, vợ trước và chồng mỗi người một
phần, phần của vợ trước thì để riêng cho con, còn phần chồng lại chia như trước.

1



Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm hai phần, chồng và
vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước, còn phần của vợ
sau thì được nhận làm của riêng…”(1) và điều 375: “…còn điền sản của vợ chồng
lẩm thì chia làm hai, vợ chồng mỗi người được một phần; phần của vợ được nhận
làm của riêng…”(2). Việc chia đôi khối tài sản chung chứng tỏ rằng sự đóng góp
của người vợ vào khối tài sản chung là ngang bằng với người chồng. Sự bình
đẳng đó còn thể hiện ở quyền định đoạt tài sản chung. Việc đứng tên đồng chủ thể
trong khối tài sản chung là cơ sở để tạo ra các năng lực pháp lý dân sự của người
phụ nữ. Pháp luật đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng trong việc
chuyển nhượng tài sản chung cho người khác. “Điều đó được minh chứng qua các
bằng chứng là các văn tự bán tài sản có chữ ký của cả vợ chồng hoặc các tờ mẫu
văn tự về bán, câm cố, trao đổi các tài sản thực thụ và các điền nô ở thời nhà Lê
bao giờ cũng đòi hỏi sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng”(1).
Ta thấy rằng pháp luật triều Lê đã có quy định bảo vệ cho quyền lợi của
người phụ nữ rất tiến bộ và gần với pháp luật hiện đại – Điều chưa từng có trong
pháp luật phong kiến Việt Nam thời Lý – Trần trước đó cũng như triều Nguyễn
sau này và cũng không có trong pháp luật phong kiến Trung Quốc mà đặc biệt là
nhà Đường là triều đại thịnh trị nhất của Trung Quốc trong lịch sử. Phải thấy được
rằng Quốc triều hình luật đã phản ánh một nét tư duy tân kỳ mới lạ chưa từng có
trong lịch sử. Vậy tại sao mà một triều đại phong kiến chịu ảnh hưởng rất nhiều
của phong kiến Trung Quốc với tư tưởng Nho giáo là chủ đạo lại có thể có những
nét sáng tạo độc đáo và tân tiến đến vậy – Điều mà các nhà lập pháp phong kiến
phương Đông cũng như phương Tây chưa bao giờ đạt tới được? Đây là một vấn
đề thu hút các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa cũng như các nhà nghiên cứu pháp
luật.
Thứ nhất, gia đình của người Việt là một nhân tố quan trọng quyết định. Nếu như
ở Trung Quốc tồn tại các gia đình đa thế hệ với những dòng họ lớn mà quyền
quyết định các việc trọng đại trong gia đình đều đặt trong tay người gia trưởng
(thường là trưởng tộc hay người chồng, người cha trong gia đình), vợ chồng trẻ

2


tuổi thường bị phụ thuộc thì ở Việt Nam trên nguyên tắc xây dựng những gia đình
lớn nhưng chủ yếu là gia đình nhỏ (3 thế hệ: vợ chồng, các con, cha mẹ), hay gia
đình hạt nhân chỉ gồm 2 thế hệ. Do vậy, trong gia đình truyền thống Việt Nam vợ
chồng có thể độc lập quyết định những công việc quan trọng như các vấn đề phát
sinh trong các quan hệ xã hội hàng ngày hay những vấn đề cần giải quyết bằng
tiền bạc. Lúc này vợ chồng cùng đứng ra bàn bạc, cùng giải quyết. Trên cơ sở tôn
trọng các tập quán đó của người Việt, pháp luật đã có những quy định thể hiện
quyền của người vợ mà quan trọng nhất là quyền quyết định đối với tài sản chung
của gia đình.
Thứ hai, chiến tranh cũng đóng vai trò đáng kể tác động đến việc điều
chỉnh của pháp luật. Nước Việt ta là một nước nhỏ, thường xuyên phải đối mặt
với các cuộc chiến tranh xâm lược từ các thế lực thù địch bên ngoài, đặc biệt là
một nước lớn như Trung Quốc vấn thường xuyên dòm ngó mảnh đất Đại Việt màu
mỡ. Do vậy, đàn ông phải đi lính bảo vệ đất nước. Số người chết, thương vong
không phải là ít. Trong khi đó, chỉ còn phụ nữ, trẻ em và người già ở lại nhà chăm
lo việc sản xuất cung cấp lương thảo gửi ra chiến trường đồng thời chăm lo cuộc
sống gia đình. Vai trò của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ này thật không nhỏ.
Thấy được những điều đó, pháp luật triều Lê đã rất công bằng khi thừa nhận vai
trò của người phụ nữ trong tài sản chung của gia đình mà có lẽ phần nhiều do họ
làm ra.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định quyền sở hữu và định đoạt đối với tài
sản riêng thể hiện tại điều 376: “vợ chồng đã có con, nếu một người chết trước
sau đó con cũng lại chết thì điền sản thuộc về chồng hay vợ…”, nếu vợ chết trước
thì “điền sản của vợ chia làm ba, để cho chồng hai phần, cho người họ (người
thừa tự) một phần. Cha mẹ còn sống thì chia làm hai, thuộc về cha mẹ một phần,
thuộc về chồng một phần, phần của vợ chỉ để nuôi một đời, không được nhận làm
của riêng, chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự. Chồng chết

trước thì vợ cũng thế, cải giá thì phải trả lại”.(1) Tài sản riêng của vợ chồng là
những tài sản của mỗi bên vợ chồng có trước khi kết hôn, do được thừa kế từ gia
3


đình mỗi người. Đối với những tài sản này, vợ, chồng đều có quyền sở hữu riêng
rẽ, mặc dù những tài sản này được quản lí chung bởi vợ chồng và các lợi tức của
nó là tài sản chung. Những tài sản này chỉ gộp vào để quản lí chung trong thời kỳ
hôn nhân. Người chồng không có quyền chiếm dụng tài sản mà vợ thừa kế từ
dòng họ mình và ngược lại.
Sự thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng là một điểm tiến bộ của Quốc triều
hình luật mà ta không thể tìm thấy trong pháp luật phong kiến Trung Quốc. Có sự
khác biệt đó là do ở Trung Quốc con gái không có quyền thừa kế tài sản mà chỉ có
của hồi môn khi đi lấy chồng còn ở Việt Nam thì quyền thừa kế của con tai và con
gái là như nhau, thậm chí con gái có thể thừa kế hương hỏa. Để đảm bảo tài sản
hương hỏa không bị chuyển giao cho dòng họ khác kho con gái đi lấy chồng, cách
tốt nhất là thừa nhận quyền sở hữu đối với tài sản riêng của người vợ. Điều này
hoàn toàn phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam là tài sản hương hỏa chỉ
dùng để thờ cúng tổ tiên nên không thể giao cho người khác họ.
Ở thế kỷ 15 mà nhà lập pháp nước ta đã có tư duy pháp lý thật hợp tình, hợp lý,
phù hợp với đạo đức của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Theo Vũ Văn Mẫu thì
“các tòa án ở Nam việt thường hay căn cứ vào các điều này để phân xử các vụ
kiện liên quan đến tài sản của vợ chồng”. Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy điểm hạn
chế là Quốc triều hình luật đã không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ về tài
sản giữa vợ và chồng. Do sự ảnh hưởng của chế độ gia đình phụ quyền và yếu tố
gia đình gia trưởng của Nho giáo và tập quán mà người vợ không có toàn quyền
định đoạt tài sản trong gia đình. Trong các giao dịch dân sự người vợ chỉ đứng tên
cùng với chồng mà thôi. Việc định đoạt vấn chủ yếu do người chồng, người vợ chỉ
được toàn quyền định đoạt khi có sự cho phép của chồng. Pháp luật không can
thiệp, vì vậy không có cơ sở để giải quyết tranh chấp. Do đó khi cần thiết phải

điều chỉnh bằng các chỉ dụ riêng lẻ, không có tính hệ thống và tính pháp điển hóa
cao.
Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng việc nhà Lê đã bắt đầu nhận thấy vai trò
lớn lao của người phụ nữ trong sản xuất và trong cuộc sống thể hiện trong pháp
4


luật là tấm gương cho việc học tập, nghiên cứu và xây dựng hệ thống pháp luật
nước ta hiện nay. Đảm bảo các quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong hôn
nhân và suy rộng ra là đảm bảo các quyền lợi ích của người phụ nữ là yếu tố quan
trọng quyết định tính dân chủ, bình đẳng trong xã hội. Uy tín, tinh thần những
điều khoản luật Hồng Đức vẫn còn sống mãi trong dân gian. Tuy rằng bộ luật nhà
Nguyễn ảnh hưởng sâu đậm ở luật nhà Thanh, nhưng thực tế cho thấy ở xã hội
Việt Nam từ thời Lê cho đến về sau này, địa vị người phụ nữ vẫn được bảo vệ,
như quyền thừa kế, quyền thờ cúng ông bà với tư cách người vợ, người con gái
trong gia đình. Người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn luôn giữ được quyền bình đẳng
đối với nam giới, tuy nhiều khi không được chính thức. Những quy định tương
đối tiến bộ, công nhận cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến quyền định đoạt
đối với tài sản của mình trong gia đình của bộ luật đã phần nào bảo vệ người phụ
nữ trước thái độ “trọng nam khinh nữ”... tiền đề cho việc bảo đảm các quyền lợi
của người phụ nữ trước đây và cả sau này nữa.

5



×