Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quy định của pháp luật hiện hành về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người người khuyết tật, thực tiễn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.61 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Người khuyết tật ở một số dạng nhất định như khiếm thính, khiếm thị
thường gặp khó khăn hơn trong việc học tập và trao đổi thông tin với xã hội bên
ngoài, bởi người khiếm thị thông thường chỉ có thể đọc thông tin qua hệ thống chữ
nổi, trong khi hầu hết các tài liệu đều không ở dạng này.
Truy cập thông tin và công nghệ thông tin, truyền thông tạo ra nhiều cơ hội
cho mỗi người nói chung, cho người khuyết tật nói riêng. Công nghệ này giúp con
người mở mang tầm nhìn, cập nhất thông tin, phát huy được tiềm năng của mình.
Đối với người khuyết tật, công nghệ thông tin có thể giúp họ phát huy được vai trò
đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hiệp sĩ công nghệ thông tin năm 2005
Nguyễn Công Hùng, người mắc chứng bại liệt bẩm sinh làm giám đốc cơ sở đào
tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo Công Hùng là một ví dụ.
Ngày 01/01/2011 luật khuyết tật chính thức thức có hiệu lực, đây là văn bản
luật chính quy định những vấn đề liên quan đến người khuyết tật cũng đã có những
quy định về vấn đề công nghệ, thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật.
Do mới ban hành nên những điều luật còn rất mới mẻ do đó việc nắm bắt và hiểu
rõ những quy định đó rất quan trọng
Sau đây em xin được chọn đề tài “ Quy định của pháp luật hiện hành về
công nghệ thông tin và truyền thông đối với người người khuyết tật, thực tiễn ở
Việt Nam”
Bài viết của em còn nhiều thiếu xót do vấn đề còn khá mới mẻ và nhận thức
còn hạn chế mong thầy cô xem xét.

1


NỘI DUNG
I.
1.

Cơ sở lí luận:


Người khuyết tật:
Khái niệm người khuyết tật được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khuyết
tật: “ Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập khó khăn”
Định nghĩa này kế thừa quy định tại Điều 1 pháp lệnh về người tàn tật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về định nghĩa người khuyết tật dù tiếp
cận dưới góc độ nào nhất thiết phải phản ảnh thực tế là người khuyết tật có thể gặp
rào cản do yếu tố xã hội, môi trường hoặc con người khi than gia vào mọi hoạt
động kinh tế, chính trị, xã hội. Họ phải được đảm bảo rằng họ có quyền và trách
nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào đó với tư

2.
-

cách là quyền con người.
Luật người khuyết tật:
Là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đảm bảo các quyền và trách

-

nhiệm của người khuyết tật.
Các nguyên tắc cơ bản của luật người khuyết tật Việt Nam:
+ Nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền của người khuyết tật.
+ Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử.
+ Tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội.
+ Đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lí đối với người
khuyết tật
+ Đảm bảo hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế


3.
-

Công nghệ thông tin và truyền thông:
Công nghệ thông tin là: Theo khoản 1 điều 5 thì “công nghệ thông tin là tập hợp
các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”.

2


Khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật
máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của
-

con người và xã hội.
Truyền thông: là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã
hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín
hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở
dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát
triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những
giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu

4.

tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.

Ý nghĩa của công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật:
Người khuyết tật ở một số dạng nhất định như khiếm thính, khiếm thị
thường gặp khó khăn hơn trong việc học tập và trao đổi thông tin với xã hội bên
ngoài, bởi người khiếm thị thông thường chỉ có thể đọc thông tin qua hệ thống chữ
nổi, trong khi hầu hết các tài liệu đều không ở dạng này.
Tuy nhiên, công nghệ thông tin và truyền thông có thể giúp họ tháo gỡ, khắc
phục được những khó khăn này, thậm chí họ có thể tìm được việc làm phù hợp để
có thu nhập. Thông qua một số phần mềm chuyên dụng và sự hỗ trợ của máy tính,
người khiếm thính có thể gửi, nhận thông tin qua email, hình ảnh. Việc phát triển
các phần mềm chuyên dụng và sự hỗ trợ của máy tính, người khiếm thính có thể
gửi, nhận thông tin qua email, hình ảnh. Việc phát triển các mềm như Jaw, NDC,
Via Voice đã giúp người khiếm thị có thể nghe được nội dung các tài liệu mình cần
đọc thông qua máy tính, trong khi các tài liệu được viết bởi những người bình
thường. Với ựu hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng, người khiếm thị có thể
3


tham gia các công việc văn phòng, dịch thuật tài liệu; người khiếm thính có thể làm
tốt việc nhập dữ liệu hoặc điều hành các Internet shop. Trên thế giới, một số hang
như IBM, Microsoft là các hang dẫn đầu trong việc phát triển các loại công nghệ
dành cho người khuyết tật. Ở các nước phát triển phần lớn đều có những trung tâm
thiết kế công cụ hỗ trợ người tàn tật trong lĩnh vực này. Đa số người khuyết tật có
thể tự làm việc, hòa nhập với cộng đồng qua công cụ đó từ Internet.
Ngoài ra, công nghệ thông tin còn có thể là công cụ làm tăng khả năng phục
hồi, khắc phục khiếm khuyết ở người khuyết tật. Với người chậm phát triển về não,
các trò chơi trên máy tính giúp cho sự phát triển trí óc do tác dụng kích thích sự
tìm tòi, vẫn động suy nghĩ.
Bên cạnh công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông một mặt phản
ánh thông tin cần thiết về người khuyết tật trên mọi lĩnh vự đến cộng đồng, mặt
khác cũng cung cấp thông tin từ đời sống cộng đồng đến với người khuyết tật, nếu

họ có khả năng tiếp nhận hoặc hỗ trợ phương tiện tiếp cận thuận tiện. Chất lượng
đời sống tinh thần của người khuyết tật qua đó được nâng lên.
II.

Quy định của pháp luật hiện hành về công nghệ thông tin và truyền thông đối với
người khuyết tật:
Xuất phát từ vai trò đó của công nghệ thông tin và truyền thông, pháp luật đã
đưa ra những quy định về vấn đề công nghệ thông tin và truyền thông đối với
người khuyết tật
Điều 43 luật người khuyết tật quy định vấn đề về công nghệ thông tin và
truyền thông đối với người khuyết tật như sau:
“Điều 43. Công nghệ thông tin và truyền thông

4


1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin dành cho người khuyết tật.
2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất
và tinh thần của người khuyết tật.
Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng
có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định
của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi
và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ,
phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông;
hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho
người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người
khuyết tật trí tuệ.”

Điều luật này đưa ra vô cùng hợp lí và cần thiết phù hợp với nguyên tắc bình
đẳng, không phân biệt đối xử của luật khuyết tật. Vì trong thời đại phát triển công
nghệ thông tin và truyền thông là những phương tiện phổ biến, nó cung cấp cho
con người một kho tàng kiến thức rộng lớn. Người khuyết tật tất nhiên cũng có
quyền được tiếp cận với nền khoa học hiện đại này.
Căn cứ vào điều khoản trên pháp luật xác định trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức, các nhân hoặc khuyến khích các hoạt động nhằm hỗ trợ sự tiếp cận công
nghệ thông tin của người khuyết tật.
Theo đó, Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
5


dành cho người khuyết tật. Vấn đề này cũng được quy định tại điều 74 Luật công
nghệ thông tin
“1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật
tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phát triển năng
lực làm việc của người tàn tật thông qua ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin; có chính sách ưu tiên cho người tàn tật tham gia các chương trình giáo dục và
đào tạo về công nghệ thông tin.
2. Chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển công nghệ thông tin quốc gia
phải có nội dung hỗ trợ, bảo đảm cho người tàn tật hòa nhập với cộng đồng.”
Đồng thời theo quy định của pháp luật nhà nước có chính sách ưu đãi về
thuế, tín dụng và ưu đãi khác cho hoạt động sau đây:
“a) Nghiên cứu - phát triển các công cụ và ứng dụng nhằm nâng cao khả
năng của người tàn tật trong việc truy nhập, sử dụng các nguồn thông tin và tri
thức thông qua sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin;
b) Sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, dịch vụ, ứng dụng công nghệ
thông tin và nội dung thông tin số đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người tàn tật.”
Đồng thời, theo quy định của pháp luật nhà nước có các chính sách miễn,

giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên
cứu, sản xuất, cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ cho người khuyết tật tiếp cận
công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu nhập, biên soạn và xuất bản
tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc cho người
khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ ( Điều 43 khoản 1, khoản 4 Luật
người khuyết tật).
6


Luật công nghệ thông tin năm 2006 cũng nhấn mạnh việc Nhà nước có
chính sách ưu đãi để tổ chức, các nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin đối với người khuyết tật:
“a) Nghiên cứu - phát triển các công cụ và ứng dụng nhằm nâng cao khả
năng của người tàn tật trong việc truy nhập, sử dụng các nguồn thông tin và tri
thức thông qua sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin;
b) Sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, dịch vụ, ứng dụng công nghệ
thông tin và nội dung thông tin số đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người tàn tật.”
Ví dụ: có thể được ngân hàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất
để đầu tư, sản xuất kinh doanh… ( Điều 5 Luật Công nghệ thông tin)
Ngày 14/8/2009 Bộ thông tin và truyền thông ban hành thông tư số
28/2/2009/TT – BTTTT quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người
khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Ban hành kèm
theo thông tư này là “ Danh mục tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông”.
Các tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cạn, sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông được quy định áp dụng theo hai hình thức: bắt buộc áp dụng và
khuyến nghị áp dụng. Chẳng hạn các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, phân
phối, bán lẻ thiết bị viễn thông bắt buộc phải sắp xếp kí tự số, kí tự chữ và kí hiệu
trên máy điện thoại và các thiết bị khác để giúp người khuyết tật tiếp cận và sử
dụng mạng điện thoại. Khi thiết kế và xây dựng trang thông tin điện tử ( website)

bắt buộc phải hướng dẫn khả năng tiếp cận và sử dụng nội dung thông tin của trang
thông tin điện tử phiên bản 1.0…

7


Trong lĩnh vực truyền thông, cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm
phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật cộng đồng nắm bắt
được thông tin về bộ phận cư dân đặc biệt này. Ngược lại, để người khuyết tật có
thể tiếp cận thông tin, Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương
trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ kí hiệu dành cho người khuyết tật
( ĐIỀU 43 khoản 2 Luật người khuyết tât). Các đài truyền hình trung ương được
cấp phép phủ sóng toàn quốc có trách nhiệm áp dụng công nghệ hỗ trợ người
khiếm thính tiếp cận chương trình thời sự chính trị tổng hợp phát hàng ngày tối
thiểu trên một kênh. Đối với các đài truyền hình thuộc các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, đài truyền có diện phủ sóng khu vực, Nhà nước khuyến khích áp
dụng công nghệ hỗ trợ người khiếm thính ( Điều 4 Thông tư 28/2009/TT –
BTTTT)
Tóm lại, công nghệ thông tin nói chung dù được phát triển khá mạnh mẽ
nhưng vẫn là lĩnh vực tương đối mới mẻ ở nước ta. Tuy vậy, ở mức độ nhất định,
pháp luật đã có những quy định cụ thể ( chủ yếu mang tính “khuyến khích”, “ưu
tiên”) nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật có thể tiếp cận với lĩnh vực hiện đại
này, đảm bảo quyền hòa nhập cộng đồng của họ
III.
1.

Thực tiễn ở Việt Nam:
Thực tiễn việc thực hiện quy định pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông
ở Việt Nam
Thời gian vừa qua, thực hiện Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT ngày

14/9/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả các ngành, các cấp và cả các
doanh nghiệp đã và đang triển khai tích cực các biện pháp giúp người khuyết tật
hòa nhập với cuộc sống, trong đó có việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin
vào cuộc sống.

8


Hàng năm Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức giải thưởng Hiệp sỹ công
nghệ thông tin để vinh danh những người khuyết tật có đóng góp cho việc đưa
công nghệ thông tin đến với người khuyết tật và những người khuyết tật có thành
tích trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Công ty Sitec phối hợp với nhóm sinh viên VCR (ĐH BK TPHCM) phát
triển phần mềm hỗ trợ âm thanh Braille giúp người mù có thể dùng được máy tính.
Sau đó là phần mềm NDC để có thể soạn thảo tiếng Việt... Tháng 10 vừa qua, cổng
thông tin Thegioimatxa.net - cổng thông tin nghề nghiệp của người khiếm thị đã
chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Cổng thông tin do Công ty Eastern Sun Việt
Nam (ESVN) cùng với Trung tâm hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm Hoàng Kim
phối hợp triển khai. “Trong thời gian tới, ESVN sẽ tiếp tục hỗ trợ để mô hình này
được nhân rộng không chỉ cho người khiếm thị mà còn cho cả những người khuyết
tật khác nữa, góp phần nhỏ bé của mình vào mục tiêu chung của đất nước” ( Ông
Đào Quang Dũng, Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm tổng giám đốc Công ty ESVN
Vào ngày 10/10/2003 Đài truyền hình VN sẽ phát chương trình thời sự đầu
tiên dành cho người khiếm thính trên sóng VTV2 với thời lượng 45 phút. Ngoài
hình ảnh và lời của phát thanh viên, trên màn hình tivi sẽ có dòng phụ đề để những
người khiếm thính có thể theo dõi được. Trung bình cứ 10 giây hình thì truyền tải
được 1 đến 2 dòng phụ đề.
Đây chính là bản tin thời sự phát trên sóng VTV1 lúc 19h hằng ngày, nhưng
nội dung đã được biên tập cho phù hợp.Theo những người làm chương trình, với
các tin chính trị, kinh tế sẽ khó khăn trong việc truyền tải bởi số lượng chữ phụ đề

sẽ nhiều và người khiếm thính khó tiếp nhận. Vì thế các biên tập viên phải biên tập
cho ngắn gọn hơn.

9


Giám đốc Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật VN
(NCCD) Nghiêm Xuân Tuệ khẳng định, việc ra đời chương trình này là một tin vui
cho 400.000 người khiếm thính trên toàn quốc. Bởi bao nhiêu năm qua họ xem bản
tin thời sự mà không hiểu gì, hoặc hiểu rất ít. Trước đó, NCCD và Đài truyền hình
VN có ý định dùng thủ ngữ (ngôn ngữ ký hiệu bằng tay), nhưng vì ngôn ngữ này
không thống nhất ở 3 miền nên phải thay bằng phụ đề.
Đồng thời một số dự án đã được triển khai giúp người khuyết tật tiếp cận
công nghệ thông tin và truyền thông:
-

Cung cấp bức tranh chính xác về người khuyết tật bằng cách ứng dụng công nghệ
thông tin đồng thời sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin nhằm tạo các cơ hội
hỗ trợ người khuyết tật tiếp cần gần hơn với cộng đồng.

-

Duy trì, cập nhật và phát triển cổng điện tử Phát triển người tàn tật, đưa cổng thông
tin trở thành một địa điểm quen thuộc phục vụ cộng đồng những người khuyết tật
tại Việt Nam

-

Duy trì và phát triển các công cụ trung gian để hỗ trợ những người khuyết tật, bổ
sung và tìm tòi thêm các phần mềm tiên tiến.


-

Cung cấp thông tin cho các tổ chức có liên quan, các nhà khoa học và cá nhân quan
tâm đến chương trình phát triển người khuyết tật

-

Tập huấn cho người tàn tật về cách sử dụng Internet và về các phần mềm hỗ trợ
tìm kiếm thông tin trên cổng thông tin dành cho người khuyết tật và về nhân
quyền.

2.

Những khó khăn và giải pháp về công nghệ thông tin và truyền thông với người
khuyết tật
10


Để người khuyết tật có thể tiếp cận với công nghệ thông tin đã là một điều
khó khăn, việc giúp họ ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống lại càng khó
khăn hơn gấp bội. Các cơ quan chức năng cần đưa ra các biện pháp, quy định cụ
thể để hỗ trợ người khuyết tật trong việc tiếp cận công nghệ thông tin. Bên cạnh
đó, cần sự phối hợp của các bộ, ban, ngành liên quan và cả các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Anh Trần Mạnh Huy (Công ty Hệ thống thông tin FPT) chỉ ra những thách
thức với NKT: “Do đa phần NKT có trình độ văn hóa còn nhiều hạn chế nên việc
theo học các ngành nghề CNTT luôn gặp những khó khăn nhất định. Hơn nữa, thời
gian để sở hữu một chuyên môn CNTT tốt là tương đối dài. Điều này làm hạn chế
việc chọn nghề CNTT của NKT.

Công việc vốn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều NKT. Đã có không ít lời
“than thở" khi ngay chính nhiều cơ quan của Nhà nước vẫn còn e ngại tiếp nhận
lao động khuyết tật, có những phần việc có thể ưu tiên cho NKT nhưng NKT vẫn
chưa được tiếp nhận…
Chị Dương Phương Hạnh - chủ tịch CLB Khiếm thính TP.HCM - hướng sự
chú ý của mọi người sang khía cạnh công nghệ thông tin cho người khiếm thính.
Chị chỉ ra những khó khăn: “Phần lớn người khiếm thính không thể theo học ở các
trung tâm tin học vì không thể nghe. Còn các lớp dạy photoshop, thiết kế web cho
người khiếm thính tại Chương trình khuyết tật và phát triển (DRD), CLB Hướng
nghiệp khuyết tật trẻ (TP.HCM)… thì không có cấp bằng. Hiện nay rất ít doanh
nghiệp mạnh dạn nhận người khiếm thính vào làm việc liên quan tới CNTT”.
Đào tạo CNTT cho NKT khó cả đầu vào lẫn đầu ra - đó là khẳng định của
ông Đỗ Văn Du (Chương trình đào tạo CNTT cho NKT - ITTP - IT training
program for people with disabilities). Ông cũng gợi mở chìa khóa giải quyết vấn
11


đề: “Doanh nghiệp luôn cần và thích những người giỏi. Vì vậy, dù là NKT hay
không khuyết tật, muốn có cơ hội việc làm tốt phải là người rất giỏi. Đó cũng là lý
do mà khi xây dựng chương trình đào tạo CNTT cho NKT phải cân nhắc xem NKT
có học được không".
Song như anh Bùi Văn Toàn (Hội Trợ giúp NKT VN - VNAH) thì: “Cần
những chính sách mạnh hơn nữa để đảm bảo NKT tiếp cận được CNTT, để có
chương trình đào tạo phù hợp và tìm được đầu ra. Các cơ quan tuyển dụng cùng
cần thực hiện những chính sách này để NKT có thể tham gia môi trường làm việc”.
Ông Đỗ Văn Du (Chương trình đào tạo CNTT cho NKT - ITTP - IT training
program for people with disabilities) gợi mở giải pháp: “Quan trọng là đơn vị đào
tạo NKT phải làm việc với cả NKT và đơn vị tuyển dụng NKT. Phải làm việc từ
cấp trên xuống cấp dưới để tạo ra môi trường làm việc thân thiện cho NKT để họ
có thể cống hiến hết khả năng của mình

Về phía truyền thông các nhà đài cần quan tậm chú trọng hơn nữa các
chương trình dành cho người khuyết tật. Xây dựng các chương trình đa dạng,
phong phú nhiều màu sắc hơn.

KẾT LUẬN
Máy tính thực chất chỉ là một công cụ, là một phương tiện giúp cho người
khuyết tật có thể học tập, lao động trên đó, với chiếc máy tính nối mạng đơn giản
nhất là người khuyết tật có thể kết nối với người thân, bạn bè, họ có thể đọc tin tức,
12


nghe nhạc, chơi game và chat với nhau, dùng để trình bày một bài thơ mình mới
sáng tác… như vậy ngoài ý nghĩa kết nối mang nặng tính giải trí thì công nghệ
thông tin không phải là cứu cánh của người khuyết tật. Để thực sự phát huy được
tính hiệu quả của công nghệ thông tin, để người khuyết tật có thể kiếm sống được
bằng công nghệ thông tin vẫn cần những cái nền cơ bản và sự học tập nghiêm túc
bài bản của người khuyết tật cũng như sự quan tâm của cộng đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam – trường đại học Luật Hà Nội
Luật người khuyết tật 2010
Luật công nghệ thông tin
Thông tư số 28/2/2009/TT – BTTTT
13



5.



14



×