Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bình luận về hiện tượng chệch hướng thương mại trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp hạn chế hiện tượng này, đồng thời liên hệ với ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.84 KB, 3 trang )

Bài làm
Khu vực thương mại tự do (FTA) hay còn gọi là Khu vực mậu dịch tự do, được hình
thành khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất nhập khẩu và tất cả
các hạn ngạch đối với thương mại hàng hóa qua lại giữa các nước này nhưng vẫn giữ
nguyên thuế quan đối với nước khác. Nói cách khác, những thành viên của FTA có thể
duy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với các nước
ngoài khu vực. Khi một nhóm nước hình thành khu vực mậu dịch tự do thì một vấn đề
chính sách nảy sinh: nhập khẩu từ các nước khác có thể xâm nhập vào nước có thuế
quan cao thông qua các nước có thuế quan thấp. Hiện tượng này được các nhà phân tích
gọi là mậu dịch chệch hướng (trade deflection).
Thông thường khi một quốc gia áp dụng cùng một mức thuế đối với tất cả các quốc gia
khác, nó có xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ nơi có giá rẻ nhất, mang lại hiệu quả cao
nhất. Tuy nhiên, một khi các hiệp định thương mại song phương hay khu vực được kí
kết, hàng hóa của các quốc gia tham gia hiệp định sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa của
các quốc gia bên ngoài do có sự khác biệt về mức thuế. Chính điều này gây ra sự chuyển
hướng trong thương mại, các quốc gia có xu hướng chuyển việc nhập khẩu hàng hóa từ
các nước bạn hàng quen thuộc sang các nước nằm trong hiệp định.
Sự chuyển hướng này gây ra thiệt hại cho những nước không là thành viên của một hiệp
định hay khu vực thương mại tự do nào đó. Những nước này mặc dù sản xuất hiệu quả
hơn, giá rẻ hơn nhưng vẫn bị mất thị trường do sự phân biệt về thuế.
Một ví dụ cho việc chệch hướng thương mại là việc nhập khẩu thịt cừu của Anh. Trước
khi gia nhập EU, hầu hết thịt cừu ở Anh được nhập khẩu từ New Zealand, nước sản xuất
thịt cừu rẻ nhất thế giới. Nhưng sau khi gia nhập EU, thuế nhập khẩu chung đối với các
nước ngoài khối đã làm cho việc nhập thịt cừu từ New Zealand trở nên đắt đỏ hơn so với
việc nhập từ các nước thuộc EU. Từ đó Pháp lại trở thành nước cung cấp thịt cừu lớn
nhất cho Anh. Thương mại đã bị chệch hướng khỏi New Zealand.
Như vậy, khi tham gia EU Anh sẽ mất một phần nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế
nhập khẩu, điều này sẽ là bất lợi nếu nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm phần lớn trong
tổng thu ngân sách nhà nước. Còn New Zealand bị mất một phần thị trường do có sự
phân biệt về mức thuế giữa các nước trong EU với các nước ngoài khu vực, thặng dư
thương mại và phúc lợi xã hội của New Zealand có thể bị giảm sút.


Như vậy có thể thấy chệch hướng thương mại là một hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực tới
sự hợp tác và phát triển giữa các quốc gia. Nó là hiện tượng mà các quốc gia đều không
mong muốn.
Để điều chỉnh vấn đề này, các nước thành viên phải có khả năng phân biệt có hiệu quả
giữa hàng hóa có nguồn gốc từ khu vực mậu dịch tự do và từ nước khác (thông qua việc
kiểm tra chi tiết chứng từ chứng minh xuất xứ của hàng hóa nước nhập khẩu). Nhưng
các nhà sản xuất từ ngoài khu vực vẫn có thể né tránh thuế quan cao bằng cách xây dựng
nhà máy thực hiện công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất ở nước thành viên có
thuế quan thấp, sau đó xuất khẩu sang các nước thành viên khác có thuế quan cao hơn.
Vấn đề này cũng xảy ra đối với PTC (Câu lạc bộ thương mại ưu đãi) khi các nước thành
viên không có chung đối với thuế quan với bên ngoài. Nhưng do mậu dịch giữa các
nước thành viên không hoàn toàn tự do, vì thuế quan chỉ được cắt giảm một phần – nên
động lực kích thích né tránh hệ thống này không biểu hiện rõ như ở khu vực mậu dịch tự
do. Do vậy khi tiến hành liên kết khu vực ở hai hình thức này, các quốc gia thành viên sẽ
phải tìm những giải pháp hữu ích cho việc kiểm soát hàng hóa từ bên ngoài khu vực liên
kết như cần có các quy định về xuất xứ hàng hóa. Quy tắc xuất xứ được hiểu là tập hợp
những quy định của pháp luật và quyết định hành chính để xác định quốc gia được coi là
đã sản xuất ra hàng hóa.


Để giải quyết triệt để hiện tượng chệch hướng thương mại cần nâng cấp Khu vực thương
mại tự do lên hình thức liên kết kinh tế Liên minh thuế quan (CU). Hai hay nhiều nước
thành lập liên minh thuế quan khi các nước này bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu đối với tất
cả các hàng hóa mua bán với nhau và thêm vào đó, thống nhất quy tắc đánh thuế nhập
khẩu chung đối với hàng hóa bên ngoài. Do có sự thống nhất về thuế quan đối với bên
ngoài nên sẽ không nảy sinh hiện tượng mậu dịch chệch hướng như trong khu vực mậu
dịch tự do.
Một khu vực thương mại tự do được thiết lập đồng nghĩa với việc không chỉ hàng hóa
mà các yếu tố sản xuất (vốn, lao động…) cũng được di chuyển một cách linh hoạt giữa
các quốc gia trong khu vực. Về mặt lý thuyết, điều này góp phần tăng sự chuyên môn

hóa trong khu vực, mỗi quốc gia sẽ tập trung sản xuất những hàng hóa mà mình có lợi
thế so sánh với chi phí thấp nhất. Trao đổi thương mại nội khối được đẩy mạnh và phúc
lợi của các quốc gia trong khu vực tăng lên.
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa
phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần
thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm
hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Đối với AFTA, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có quá ít tác động tích cực lên nền kinh
tế, hơn nữa tham gia vào AFTA lại làm chệch hướng thương mại, nghĩa là thay những
nhà xuất khẩu hiệu quả bằng những nhà xuất khẩu kém hiệu quả hơn trong khu vực hiệp
định thương mại tự do. Do đó, trong quá trình đàm phán để ký kết các FTA, các nước
trong khu vực cần có những nghiên cứu thận trọng đặc điểm của các nước tham gia ký
kết và nội hàm của các FTA để làm cho quá trình tạo ra thương mại nhiều hơn là chệch
hướng thương mại. Tính trung bình một nước trong ASEAN tham gia 4-5 hiệp định
thương mại tự do (đa phương và song phương), nó có thể đem lại lợi ích kinh tế cho các
quốc gia này nhưng đồng thời cũng tăng nguy cơ rạn nứt kết cấu của khối, tăng sự phụ
thuộc của khối vào bên ngoài. Nói cách khác nó làm xuất hiện hiện tượng ly tâm trong
ASEAN.
Để xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi thương mại trong AFTA đồng thời nhằm tránh
hiện tượng chệch hướng thương mại quy tắc xuất xứ hàng hóa được xây dựng thành một
trong các chế định pháp lí chính của AFTA. Khoản 1 Điều 22 ATIGA quy định: “Các
sản phẩm mà thuế quan của quốc gia thành viên xuất khẩu đã đạt hoặc ở mức 20%
hoặc thấp hơn, và đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ như được quy định tại
Chương 3 (về quy tắc xuất xứ), sẽ tự động được hưởng cam kết thuế quan của quốc gia
thành viên nhập khẩu”. Hiện nay, do nhiều sản phẩm hàng hóa được sản xuất theo các
công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn được thực hiện ở các quốc gia khác nhau nhờ tận
dụng các lợi thế liên quan của quốc gia đó (như nhân công, nguyên vật liệu, công
nghệ…) nên trong nhiều trường hợp, các quốc gia và các khu vực nhập khẩu cần xác
định được xuất xứ chính thức của loại hàng hóa này.
Cũng có thể hạn chế hiện tượng chệch hướng thương mại bằng việc các nước tham gia

FTA giảm thuế quan đối với các nước ngoài khu vực vì mặc dù thuế nhập khẩu được coi
là công cụ bảo hộ hữu hiệu, nhưng trong nền kinh tế phát triển đa dạng như hiện nay thì
việc bảo hộ chỉ mang tính chất trực tiếp đối với các ngành sản xuất các mặt hàng đó
nhưng lại là gánh nặng (làm tăng chi phí) đối với các ngành sử dụng các mặt hàng này
để làm nguyên liệu đầu vào cho khâu sản xuất kinh doanh. Và nếu như mặt hàng đó
được nhiều ngành trong nền kinh tế sử dụng thì việc bảo hộ có thể sẽ tích cực hơn đối
với các ngành này, nhưng sẽ tạo nên sự bảo hộ “âm” (tăng chi phí) đối với một số ngành
khác hoặc đối với toàn bộ nền kinh tế.


Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Trung tâm Luật châu Á – Thái Bình Dương, Tập bài
giảng pháp luật cộng đồng ASEAN, Hà Nội, 2011;
2. ASEAN Secretariat, />3. Singapore’s FTA Official Website, />4. Thông cáo báo chí ASEAN Secretary General />5. Tạp chí phát triển kinh tế số 220 tháng 2 năm 2009.



×