Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đánh giá quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo cấp xét xử và địa giới lãnh thổ của tòa án nhân dân theo luật TTHC 2015.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.13 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Toà hành chính trong Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra
đời xuất phát từ những đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn cũng như lý luận. Xuất
phát từ thực tế của cơ chế giải quyết khiếu nại, mặc dù các cơ quan, tổ chức đã
rất nỗ lực trong việc giải quyết khiếu nại, xong kết quả đạt được chưa cao, phải
xem xét lại nhiều lần. Hơn thế nữa đơn thư tồn đọng chưa được giải quyết cũng
là vấn đề còn gây cho nhân dân nhiều bất bình và thiếu tin tưởng vào nhà nước
và chế độ Toà hành chính ra đời đáp ứng nhu cầu của Nhà nước pháp quyền
XHCN.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc mọi
biểu hiện của quyền lực nhà nước đều cần được kiểm soát và nếu có vi phạm
đều bị xử lý thì hoạt động hành chính không thể đặt trong cơ chế “tự xem xét”
như truyền thống mà phải bị kiểm soát bởi các cơ quan khác và phải bị xét xử.
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu đam bảo việc thực thi một cách thống nhất và
hiệu quả quyền lực nhà nước, việc thiết lập Toà hành chính để xét xử của các cơ
quan nhà nước trong lĩnh vực hành chính có biểu hiện trái pháp luật là rất cần
thiết. Thẩm quyền xét xử hành chính là một nội dung quan trọng trong tổ chức
và hoạt động tài phán hành chính, liên quan đến quản lý hành chính nhà nước,
đến tổ chức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.


NỘI DUNG
I. Cơ sở xây dựng Tòa hành chính
Xây dựng một Nhà nước đảm bảo rằng các chủ thể trong xã hội tuân thủ
pháp luật nghiêm chỉnh là một tiêu chí quan trọng của Nhà nước pháp quyền.
Việc xét xử của Toà án là trọng tâm của sự đảm bảo đó. Có thể hiểu thẩm quyền
là phương tiện để chủ thể đại diện cho quyển lực nhà nước thực hiện và duy trì
nhiệm vụ, công vụ của mình. Đối với Toà án, thẩm quyền chính là khả năng nhà
nước quy định cho cơ quan này trong việc xem xét và phán quyết về tranh chấp
pháp lý. Khi được nhà nước trao quyền, Toà án sau khi thụ lý vụ án, sẽ xem xét
và ra phán quyết có tính bắt buộc phải thi hành đối với các đối tượng có liên


quan. Có thể định nghĩa thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án là khả năng
Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính, thực hiện việc xem xét,
đánh giá và ra phán quyết về yêu cầu khởi kiện đối với các quyết định hành
chính, hành vi hành chính, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức, cơ quan nhà nước. Khái niệm thẩm quyển có nội hàm tương đối rộng,
không chỉ bao gồm những loại việc Toà án có quyển giải quyết, mà còn là những
quyền tiến hành hoạt động tố tụng, ra các quyết định trong quá trình giải quyết
vụ án, quyền ra phán quyết đối với yêu cầu khởi kiện. Nếu hoạt động kiểm tra,
giám sát nội bộ của hệ thống chính trong quá trình quản lý hành chính thể hiện ở
quyền đánh giá và phán quyết cả về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định
hành chính, hành vi hành chính thì thẩm quyền của Toà án khi giải quyết tranh
chấp hành chính chỉ giới hạn ở việc xem xét, đánh giá về tính hợp pháp của các
đối tượng đó mà thôi. Phạm vi xác định này nhằm đảm bảo rằng tư pháp không
can thiệp vào công việc của hành pháp. Cơ sở xác đinh thẩm quyền.


1. Cơ sở lý luận
Để xác định thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Toà án trước hết
xuất phát từ quan điểm lí luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về Nhà nước và pháp
luật, về nguyên tắc tổ chức và phân công quyền lực nhà nước. Theo đó, Toà án
là loại cơ quan có chức năng xét xử, phải được trao quyền giải quyết các tranh
chấp pháp lý. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải tăng cường các cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước được coi là điều tối thiểu rất cần thiết với bộ máy nhà nước.
Hơn nữa, yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi phải trao quyền xét
xử các tranh chấp pháp lý (trong đó có tranh chấp hành chính) cho Toà án nhân
dân để đảm bảo nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước. Theo đó, mỗi loại cơ
quan có chức năng riêng và chuyên biệt, đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ việc
thực thi quyền lực, tránh lạm quyền. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải đặt
mình dưới pháp luật, mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý. Vi phạm của các
chủ thể quản lý thông qua việc ban hành quyết định hành chính, hành vi hành

chính trái pháp luật phải bị xét xử bởi Toà án cũng giống như khi công dân, tổ
chức khác vi phạm. Có như vậy mới đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và
hạn chế sự tuỳ tiện của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền lực nhà
nước.
2. Cơ sở thực tiễn
Để thực hiện chức năng quản lý hành chính, các chủ thể quản lý ban hành
các quyết định hành chính nhất định. Các quyết định và hành vi đó về nguyên
tắc là phải hợp pháp, nhưng trên thực tế xảy ra không ít trường hợp là chúng có
thể sai. Về nguyên tắc là sẽ không có hiệu lực. Tuy nhiên, không phải khi nào
chủ thể quản lý cũng nhận thức rõ ràng về tính trái pháp luật của các quyết định,
hành vi đó. Trong trường hợp đó, không có cơ sở để trao quyền xét xử vụ án
hành chính cho Toà án nhân dân. Vì thế, chỉ khi đối tượng quản lý biết được
hoặc cho rằng quyết định, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm quyền
lợi hợp pháp của mình thì họ phản ứng, mong muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Có những trường hợp quyết định ban hành sai, nhưng do không


có phản ứng thì không có cơ sở thực tiễn để Toà án giải quyết. Bởi lẽ, theo
nguyên tắc quyền quyết định và quyền tự định đoạt của đương sự, đây là việc
liên quan đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức nên họ tự mình quyêta định có nên
khởi kiện hay không. Toà ân chỉ có thể giải quyết khi có yêu cầu giải quyết tranh
chấp, tức là có phản ứng của cá nhân, tổ chức đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan công quyền
II. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo cấp và địa giới lãnh thổ
Thẩm quyền xét xử hành chính của toà án nhân dân theo lãnh thổ: Thẩm quyền
theo lãnh thổ (hay thẩm quyền theo địa giới hành chính là giới hạn phạm vi xét
xử hành chính của Toà án căn cứ vào cấp hành chính của Toà án. Các cấp xét xử
hành chính theo lãnh thổ gồm: Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án nhân dân cấp
tỉnh, Toà án nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân tối cao. Thẩm quyền của Toà
án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm (chỉ có quyền xét xử theo

thủ tục sơ thẩm) những khiếu kiện sau:
1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
Điều 31. Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện
Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính
với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm
vi địa giới hành chính với Tòa án.


Như vậy, thẩm quyền của TAND cấp huyện qui định tại Điều 31 Luật tố
tụng hành chính năm 2015 xác định là tòa án trên lãnh thổ của người bị kiện.
Tức là cơ quan nhà nước, tổ chức và công chức của cơ quan, tổ chức đó có trụ
sở ở đâu thì TAND nơi đó có thẩm quyền thụ lý.
Quy định trên thể hiện được sự hợp lý và thuận tiện cho việc khởi kiện
cũng như quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên, cũng như tạo điều kiện
thuận lợi để Tòa án xem xét, khai thác tài liệu, chứng cứ,...phục vụ công tác điều
tra.
Đối với Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu khởi kiện. Khi Tòa án nơi có
trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức, công chức bị khởi kiện trực tiếp thụ lý và
giải quyết thì sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi.
Một là về tìm kiếm, khai thác thông tin, tài liệu, xác minh, điều tra các
vấn đề xoay quanh việc khởi kiện trở nên dễ dàng hơn. Thông qua các mối quan
hệ với các cơ quan, ban ngành địa phương, thì Tòa án dễ dàng hơn trong việc

đưa ra những yêu cầu được cung cấp tài liệu, thông tin chứng minh cho vụ việc.
Quá trình tố tụng có thể được hoàn thành trong thời gian tối thiểu mà không phải
lo lắng đến những vấn đề như chậm trễ trong quá trình gửi tài liệu, thông tin,...
Hai là trong quá trình tố tụng, đôi khi Ṭa án cần triệu tập người bị kiện
đến trụ sở Tòa án để làm việc. Thông thường, người bị kiện sẽ sinh sống gần trụ
sở cơ quan, tổ chức mà mình đang công tác. Nếu Tòa án triệu tập thuộc địa
phương khác, thì người bị kiện có thể viện những lý do như đường xa hoặc điều
kiện giao thông không thuận lợi để trì hoãn việc triệu tập theo yêu cầu của Tòa
án, gây khó khăn cho công tác giải quyết vụ việc. Do đó, việc luật quy định Tòa
án nơi có trụ sở của cơ quan, tổ chức mà công chức đang công tác, thì không chỉ
giúp cho việc triệu tập người bị kiện đến theo đúng thời gian triệu tập, mà khi
người đó tỏ thái độ không hợp tác thì việc áp dụng các biện pháp bắt buộc người
đó phải có mặt tại Tòa án thường dễ thực hiện hơn.


2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đối
với vụ án hành chính
Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội,
Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ
quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có
nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải
quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính,
có hành vi hành chính.
2. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một

trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành
chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người
khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi
làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa
án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành
chính.
3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước
cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có
thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với Tòa án.


5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có
thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm
vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư
trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
6. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị
kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
7. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
8. Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều
31 của Luật này.

Một, việc xác định người khởi kiện có nơi cư trú rõ ràng hay không là
điều rất quan trọng. Nếu người khởi kiện có nơi cư trú rõ ràng, thì Tòa án nơi đó
có thẩm quyền giải quyết.
Chẳng hạn khi ông A phát hiện sản phẩm của mình đã đăng ký bảo hộ
nhưng 1 năm sau thấy xuất hiện trên thị trường sản phẩm tương tự của ông B tại
tỉnh khác. Lúc này ông A có quyền khởi kiện Cục sở hữu trí tuệ về việc cấp văn
bằng bảo hộ cho ông B và Tòa án nhân dân tỉnh nơi ông A sống có quyền thụ lý
giải quyết đơn khởi kiện. Như vậy, việc quy định Tòa án nhân dân nơi người
khởi kiện có địa chỉ nơi làm việc, nơi ở rõ ràng đảm bảo việc giải quyết được
nhanh chóng. Nếu quy định Tòa án có quyền thụ lý đơn là nơi cơ quan, tổ chức,
cá nhân bị kiện, thì người khởi kiện, trong trường hợp ở rất xa với nơi đó, sẽ mất
nhiều thời gian, công sức đi lại để cung cấp thông tin, tài liệu,... Việc quy định


như trên là rất hợp lý và đảm bảo tạo cho người khởi kiện những điều kiện tốt
nhất trong quá trình giải quyết đơn khởi kiện của Tòa án.
Còn trong trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú rõ ràng, thì
phương án thích hợp nhất là tại nơi mà cơ quan, tổ chức, cá nhân ra quyết định
có trụ sở. Điều này có những thuận lợi giống như việc giải quyết đơn khởi kiện
ở cấp huyện, khiến quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu hay triệu tập người bị
khởi kiện đến trụ sở để làm việc không gặp phải khó khăn.
Hai, thông thường Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các vấn đề có tính
chất phức tạp hơn so với Tòa án nhân dân cấp huyện. Và thường thì Tòa án cấp
tỉnh cũng là nơi có nhiều thẩm phán có kinh nghiệm trong giải quyết đơn khởi
kiện, có bề dày kinh nghiệm trong việc xử lý những vấn đề phức tạp, nên so với
Tòa án cấp Huyện thường có thẩm quyền rộng hơn, bao quát nhiều khía cạnh
hơn để đảm bảo vụ việc được giải quyết đúng pháp luật, nhanh chóng và hiệu
quả.

KẾT LUẬN

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân có sự phân cấp xét xử rõ ràng,
tránh chồng chéo thẩm quyền giữa các cấp Tòa án. Hơn thế nữa, việc quy định
cụ thể thẩm quyền theo cấp, theo địa giới hành chính cũng là cách để các cấp
Tòa án nói chung và mỗi Tòa án ở các địa phương nói riêng nêu cao tinh thần
tôn trọng pháp luật, đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi Tòa án trong quá trình
giải quyết, xét xử vụ án hành chính. Bởi lẽ khi không có sự quy định rõ ràng, cụ
thể thì đôi khi còn nảy sinh hiện tượng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy giữa Tòa án
các cấp khiến sự việc bị trì trệ, gây mất lòng tin của nhân dân vào cơ chế giải
quyết của Tòa án nhân dân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật tố tụng hành chính, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
2. Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Nxb Lao động
3. Nghị quyết 02/2011/NQ HĐTP ngày 29/7/2011


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I. Cơ sở xây dựng Tòa hành chính.....................................................................2
1. Cơ sở lý luận.............................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................3
II. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo cấp và địa giới lãnh thổ...................4
1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.............................................4
2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.................................................6
KẾT LUẬN...........................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................10




×