Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp phong toả tài khoản, tài sản nơi gửi giữ theo quy định của luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bổ sung 2014).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.62 KB, 14 trang )

Nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp phong toả tài khoản, tài sản
nơi gửi giữ theo quy định của luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bổ sung
2014)

I. Lời mở đâu
Trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, người được thi hành án có thể yêu
cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng những biện pháp mang tính quyền lực
nhà nước, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế
quyên sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, định đoạt tài sản để trốn
tránh việc thi hành án. Những biện pháp này có tính chất bảo đảm tình trạng tài
sản, đôn đốc người phải thi hành án tự nguyện thi hành án nghĩa vụ thi hành án
của họ, đảm bảo hiệu quả của việc thi hành án dân sự. Khi tổ chức thi hành án
dân sự, tùy từng trường hợp chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp khác nhau.
Sau đây em sẽ đi tim hiểu về thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài
sản nơi gửi giữ và thủ tục áp dụng biện pháp này.

1


II. Nội dung
1. Khái niệm biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ.
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý đặt tài sản của
người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt
nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản trốn tránh
việc thi hành án và đôn đốc họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án của
mình do chấp hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi
hành án dân sự.
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý mang tính quyền
lực nhà nước, do đó trong trường hợp cần thiết chỉ có căn cứ cho rằng tài sản
mà người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang quản lý, sử dụng thuộc sở
hữu của người phải thi hành án là cơ quan thi hành án dân sự có thể áp dụng


biện pháp bảo đảm thi hành án. Sau khi đã áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành
án dân sự, nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án và nếu có
căn cứ khẳng định tài sản thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì cơ
quan thi hành án có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án phù hơp.
Biện pháp phong tỏa tài khoản là một trong các biện pháp bảo đảm thi hành
án. Theo khoản 3 điều 66 luật thi hành án 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy
định các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
 Phong tỏa tài khoản;
 Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
 Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dicjhh, thay đổi hiện trạng tài sản;
Biện pháp phong tỏa tài khoản là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được
chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả
tiền và họ có tiền gửi trong tài khoản ngân hành hoặc tổ chức tín dụng khác.
Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản nhằm cô lập, đặt tài khoản của
người phải thi hành án trong tình trạng bị phong tỏa, không thể sử dụng được,
ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản.
2


Việc phong tỏa tài khoản, tài sản nơi giử giữ được thực hiện trong trường hợp
người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ( Khoản 1 điều 67 luật thi
hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014).
Phong tỏa tài khoản là phong tỏa số tiền trong tài khoản, số tiền bị phong tỏa
trong tài khoản bằng với số tiền mà người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa
vụ trả hoặc phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Phong tỏa tiền trong tài
khoản được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 58/2009/NĐ-CP. Cụ thể như
sau:
“Điều 11. Phong tỏa tiền trong tài khoản
1. Quyết định phong tỏa tài khoản phải xác định rõ số tiền bị phong tỏa. Chấp
hành viên giao trực tiếp quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành

án cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương
mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án
hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên
bản về việc giao quyết định.
Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong
tỏa tài khoản của người phải thi hành án. Trường hợp người nhận quyết định
phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án không ký thì phải có chữ ký của
người làm chứng.
2. Kể từ thời điểm nhận được quyết định phong tỏa tài khoản, Kho bạc Nhà
nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của
người phải thi hành án phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định phong tỏa tài
khoản.”1

1 Điều 11, Nghị định 58/2009/NĐ-CP

3


Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của
người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà
nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác cung cấp.

Từ việc áp dụng áp dụng biện pháp bảo đảm này có thể chuyển thành việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự khấu trừ tiền trong tài khoản của
người phải thi hành án để thi hành án nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành
án.
Theo quy định tại điều 67 luật thi hành án dân sự và điều 11 nghị định chính
phủ số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 thì chấp hành viên quyết định phong tỏa
tài khoản của người phải thi hành án trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu
tán tiền trong tài khoản ngân hàng của người phải thi hành án. Quyết định phong

tỏa tài khoản phải xác định rõ số tiền bị phong tỏa. Chấp hành viên giao trực tiếp
quyết định phong tỏa tài khoản của người thi hành án cho người đại diện theo
pháp luật của kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác
đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án hoặc người chịu trách nhiệm
nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.
Biên bản phải có chữ ký của chấp hành viên và người nhận quyết định phong tỏa
tài khoản của người thi hành án. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa
tài khoản của người thi hành án không ký thì phải có chữ ký của người làm
chứng. Kể từ thời điểm nhận được quyết định phong tỏa tài khoản, kho bạc nhà
nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của
người phải thi hành án phải chấp hành nghiêm chỉnh chấp hành quyết định
phong tỏa tài khoản. Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật những thông tin về
tài khoản của người phải thi hành bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được kho
bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác cung cấp. Trong
thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, chấp
hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trư tiền trong tài khoản của
người phải thi hành.
4


2. Đối tượng áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ
-Theo điều 129 bộ luật hình sự năm 2015 quy định về phong tỏa tài khoản
như sau:
“1. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ
luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi
thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín
dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với
tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên
quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật

này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản. Lệnh
phong tỏa tài khoản của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều
113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước
khi thi hành.
3. Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt
tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện
lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài
khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
4. Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm
quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho
bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của
người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao,
nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại
Điều 178 của Bộ luật này.
Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho
bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo
hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị
bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và
lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản.
5


Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một
bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên
quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản
đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.”
Để đảm bảo hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì cơ
quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản khi áp
dụng đối với người bị buộc tội mà Bộ luật hình sự quy định về hình phạt tiền, bị
tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định

người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc kho bạc Nhà Nước.
- Còn trong thi hành án dân sự, thì đối tượng áp dụng biện pháp phong tỏa
tài khoản được quy định tại khoản 1 điều 66 luật thi hành án dân sự năm 2014 có
quy định về đối tượng của biện pháp bảm đảm phong tỏa tài khoản: Người phải
thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền gửi trong tài khoản ngân
hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.
3. Thẩm quyền thi hành
Trong hoạt động thi hành án, các biện pháp bảo đảm thi hành án luôn giữ một
vai trò hết sức quan trọng. Biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự là biện pháp
pháp lý được Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong
quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành
án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển
dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người
phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản
trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế Thi
hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi
hành án.
Theo điều 66 luật thi hành án dân sự năm 2014, quy định về biện pháp bảo
đảm thi hành án như sau:
Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương
sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chạn việc tẩu tán,
6


hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp đảm bảo thi
hành, chấp hành viên không phải thông báo cho đương sự.
Chấp hành viên được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành phải thi
hành nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền gửi trong tài khoản ngân hàng hoặc tổ chức
tín dụng khác. Biện pháp phong tỏa tài khoản nhằm tác động đến tài khoản của
người phải thi hành án, thông qua đó kiểm soát, ngăn chặn được hành vi tẩu tán

tiền trong tài khoản của đương sự nhằm đảm bảo việc thi hành án được thuận
lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
4. Thủ tục thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.
Biện pháp phong tỏa tài khoản được quy định tại Điều 67 Luật Thi hành án
dân sự sửa đổi,bổ sung năm 2014. Theo đó, Chấp hành viên được áp dụng trong
trường hợp người phải thi hành phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền gửi
trong tài khoản ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Biện pháp phong tỏa tài
khoản nhằm tác động đến tài khoản của người phải thi hành án, thông qua đó
kiểm soát, ngăn chặn được hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản của đương sự
nhằm đảm bảo việc thi hành án được thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người được thi hành án. Theo đó:
– Việc phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường
hợp người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ.
– Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số
tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên phải giao quyết định phong toả cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành
án. Trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản, tài sản của người phải thi hành án
ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên lập
biên bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của
người phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó. Trong thời hạn 24 giờ kể
từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài
7


sản. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải thực hiện
ngay yêu cầu của Chấp hành viên về phong toả tài khoản, tài sản. Biên bản,
quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải được gửi ngay
cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, tài
sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra

quyết định chấm dứt việc phong tỏa.
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2014/TT-NHNN( thông tư- ngân hàng nhà
nước) tài khoản ngân hàng bị phong tỏa cụ thể như sau:
“Theo quy định tại Điều 17 thì việc phong tỏa tài khoản được thực hiện như
sau:
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc
toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp
sau:
+ Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật;
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi
ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn
trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền;
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi
phạm pháp luật liên quan đến tài khoản thanh toán;
+ Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát
sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán
chung.
- Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho chủ tải khoản (hoặc người giám hộ,
đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) biết về:
+ Lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán;
8


+ Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm
soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa.
+ Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa
vẫn được sử dụng bình thường.
- Trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán theo quy định nêu trên thì số tiền

bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá với số tiền trên lệnh
chuyển tiền bị sai sót, nhầm lẫn”2.
5. Điều kiện chấm dứt phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh
toán khi có một trong các điều kiện sau:
+ Kết thúc thời hạn phong tỏa;
+ Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa
tài khoản thanh toán;
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về
chuyển tiền;
+ Sau khi xác minh tài khoản thanh toán không có gian lận hoặc vi phạm pháp
luật;
+ Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về
việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán
chung đã được giải quyết.
6. Ý nghĩa của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ
Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ nhằm giữ lại
tài sản của người phải thi hành án và dốc thúc họ tự nguyện thi hành nghĩa vụ thi
hành án dân sự của mình. Sau khi áp dụng áp dụng biện pháp phong tỏa tài
khoản, tài sản nơi gửi giữ thi hành án dân sự nếu người phải thi hành án dân sự
vẫn không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự để buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ thi hành
án dân sự của mình. Ý nghĩa chính của biện pháp này là nhằm ngăn chặn người
2 Điều 17, Thông tư số 23/2014/TT-NHNN

9


phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thi hành án nên bảo đảm
được hiệu lực của bản án, quyết định, quyền, lợi hợp pháp của người được thi

hành và bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Ngoài ra việc áp dụng biện pháp này là tiền đề, cở sở cho việc áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự sau này, bảo đảm hiệu quả của việc thi hành
án dân sự. Sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nếu người thi hành
không tự nguyện thì cơ quan thi hành án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi
hành án dân sự nhằm buộc người thi hành án phải thực hiện nghiã vụ.

10


11


III. Kết luận
Qua sự tìm hiểu và phân tích trên đã giúp ta thấy được phong tỏa tài khoản,tài
sản nơi gửi giữ là một trong những biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự.
Là biện pháp quan trọng và có nghĩa lớn, giúp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của
người có nghĩa vụ phải thi hành, đồng thời buộc người phải thi hành tự nguyện
thực hiện nghĩa vụ của họ, là tiền đề, cở sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng
chế thi hành án dân sự sau này, bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án dân sự
bên cạnh đó nó còn bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

12


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình luật thi hành án dân sự Việt Nam( đh luật Hà Nội)
2. luật thi hành án dân sự năm 2014
3. Thông tư số 23/2014/TT-NHNN
4. Nghị định chính phủ số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009


13


Mục lục
I. Lời mở đâu.........................................................................................................1
II. Nội dung...........................................................................................................2
1. Khái niệm biện pháp phong tỏa tài khoản......................................................2
2. Đối tượng áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản........................................4
3. Thẩm quyền thi hành......................................................................................6
4. Thủ tục thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản..........................................7
5. Điều kiện chấm dứt phong tỏa tài khoản........................................................9
6. Ý nghĩa của biện pháp phong tỏa tài khoản...................................................9
III. Kết luận.........................................................................................................12
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................13

14



×