Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập asean không phải là các yếu tố về kinh tế và văn hóa – xã hội, mà là những tính toán về chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.34 KB, 4 trang )

A. MỞ BÀI
Một sự việc trong thế giới ra đời đều do tác động của nhiều yếu tố khác nhau, có
những yếu tố chỉ mang tính thúc đẩy, làm động lực cho tiến trình dẫn đến kết quả nhanh
hơn, nhưng cũng có những yếu tố được xem là tiên quyết dẫn đến sự ra đời của một sự
vật, hiện tượng. Tức là yếu tố này mang tính chất quyết định, quan trọng và dưới sự tác
động trực tiếp của nó, sự vật, hiện tượng tất yếu được hình thành vào thời điểm cần thiết.
Chính vì vậy, nhận định “Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập Asean
không phải là các yếu tố về kinh tế và văn hóa – xã hội, mà là những tính toán về chính trị
và an ninh” là hoàn toàn chính xác với ASEAN tại thời điểm Hiệp hội này ra đời.
B. NỘI DUNG
Để xác định yếu tố quan trọng ban đầu dẫn đến sự thành lập ASEAN, trước tiên cần
phải xét tới bối cảnh của thế giới và khu vực trong giai đoạn những năm 60 của thế kỉ XX.
Bởi lẽ, nhu cầu liên kết của các quốc gia trong khu vực đều do sự tác động của tình hình
khách quan, dẫn đến yêu cầu chủ quan của bản thân các quốc gia có mong muốn liên kết.
Vào những năm 60 của thế kỉ XX, trên thế giới, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe tư
bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe đã lên tới đỉnh
điểm đối đầu gay gắt, có lúc đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Cũng vào thời điểm này, các quốc gia trên thế giới có xu hướng bắt tay nhau hình thành
nên các tổ chức hợp tác mang quy mô khu vực, điển hình ban đầu có Cộng đồng kinh tế
châu Âu(EEC) năm 1957, nay là Liên minh châu Âu (EU), tổ chức thống nhất châu Phi
OAU năm 1963,...
Với vị trị địa lí mang tính chiến lược quan trọng, Đông Nam A không nằm ngoài
vòng xoáy của chiến tranh lạnh, bởi các cường quốc trên thế giới muốn chi phối khu vực
này để nâng tầm ảnh hưởng cho lực lượng của mình. ASEAN đang là điểm nóng của chiến
tranh lạnh. Đông Nam Á trở thành một hình ảnh thu nhỏ, phản ánh sự đối trọng giữa hai
phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Sự kiện nổi bật nhất trong khu vực ở thời điểm
này là cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) đang
bước vào thời kỳ khốc liệt. Ba nước Đông Dương thực chất tạo nên thế đối trọng cho Mỹ
và Liên Xô: Mỹ ra sức viện trợ tiến tới can thiệp trực tiếp, thể hiện rõ ý đồ xâm lược và
muốn biến ba nước này thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ; trong khi đó, Liên Xô đại diện
cho những nước xã hội chủ nghĩa tiến bộ, đứng ra cung cấp nhân lực, vật lực hỗ trợ cho


cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của ba nước Đông Dương. Thêm vào đó, Malaysia cũng
vừa mới được trao trả độc lập từ các nước thuộc địa vào năm 1958 nên nền hoà bình vẫn
1


đang còn bị đe doạ, nội bộ các quốc gia khác của Đông Nam Á nổi lên phong trào đấu
tranh vũ trang mạnh mẽ của các Đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, hệ thông
xã hội chủ nghĩa đang chiếm ưu thế với điển hình là Việt Nam và Lào, v.v... Tình hình này
khiến cho khu vực này trở nên hết sức nhạy cảm, nền hoà bình, an ninh của các quốc gia
Đông Nam Á rất dễ bị đổ vỡ
Trước bối cảnh đó, ý tưởng thành lập tổ chức khu vực nhằm liên kết lực lượng tăng
cường sức mạnh cho lẫn nhau đã ra đời từ năm 1961 như Hiệp hội Đông Nam Á (ASA)
gồm Thái Lan, Philippines và Malaysi hay tổ chức MAPHILINDO ra đời 1963 gồm
Malaysia, Philippines và Inđônêxia, nhưng các tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian
ngắn. Đến ggày 8-8-1967 năm quốc gia là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và
Philippines đã đứng ra thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại
Bangkok, Thái Lan (bởi tuyên bố Bangkok), đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình
phát triển của khu vực, tổ chức tồn tại cho tới ngày nay.
ASEAN được thành lập trong bối cảnh đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trước bối cảnh chiến tranh lạnh trên thế giới và cuộc chiến tranh nóng ở
Đông Dương đang căng thẳng, các quốc gia bên ngoài không ngừng muốn tác động và chi
phối khu vực để nâng tầm ảnh hưởng cho phe mình. Để đối phó với tình hình đó, các nước
độc lập, phát triển và có đường lối ngoại giao mềm dẻo như Thái Lan, Philippin,... ý thức
được việc nghiêng hẳn về cực nào trong cuộc chiến tranh lạnh đều bất lợi, bởi thế đối
trọng giữa hai bên hoàn toàn cân bằng. Tuy nhiên, bản thân mỗi quốc gia Đông Nam Á
nếu đứng một mình sẽ không đủ lực để đối phó với tình hình chính trị gay gắt này. Chính
vì thế, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình thức nào đó để tăng
cường sức mạnh bản thân là tất yếu khách quan mà các quốc gia có chủ định đối phó tình
hình hướng tới. Những nhà thành lập ASEAN mong muốn Hiệp hội sẽ là một tổ chức của
khu vực Đông Nam Á, để người Đông Nam Á ngày càng làm chủ vận mệnh của mình,

thoát dần sức ép từ các nước ngoài khu vực.
Thứ hai, ASEAN ra đời phản ánh nỗi lo ngại về khói lửa chiến tranh Đông Dương
sẽ lan sang các nước trong khu vưc. Trong bối cảnh trật tự thế giới hai cực thì nội dung đó
cũng ẩn chứa ý đồ muốn ngăn chặn ảnh hưởng cách mạng đối với các nước Đông Nam Á
ngoài Đông Dương, “ngăn chặn làn sóng cộng sản” theo cách nói của các chính khách và
học giả phương Tây hồi đó. Cũng chính vì xuất phát từ những bước đi ban đầu này,
ASEAN đã gây nên tâm lý nghi ngại giữa hai khối nước ở Đông Nam Á, nhất là khi trước
đó, đã có tổ chức quân sự SEATO của Mỹ có sự tham gia của 2 thành viên ASEAN.
2


Thứ ba, trong số các nước thành viên tham gia sáng lập ASEAN, trước đó có Thái
Lan và Philippin là hai nước có mối quan hệ ngoại giao gần gũi với Mỹ. Tuy nhiên, trước
thế đối trọng của thế giới vào lúc đó, các nước ASEAN muốn dần dần tách khỏi sự lệ
thuộc, lôi kéo từ những nước lớn để đảm bảo cho nền hòa bình, an ninh của quốc gia
mình.
Sau khi thành lập với ý đồ tạo nên sự liên kết khu vực nhằm chống lại sự tác động
từ chính trị - quân sự cả trong và ngoài khu vực, các quốc gia ASEAN đã cho thấy điều
này trong hướng phát triển của tổ chức. Bản tuyên bố Kuala Lampo năm 1971 về
ZOPFAN cho thấy mối quan tâm hàng đầu của 5 nước sáng lập ASEAN khi đó là xây
dựng Đông Nam Á thành “khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập”.
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, cuộc chạy đua vũ trang của hai khối nước dần
lắng xuống, đi đến những thỏa thuận mang tính hòa bình với nhau, cuộc chiến tranh xâm
lược của Mỹ ở Đông Dương cũng kết thúc với thắng lợi thuộc về nhân dân các nước tiến
hành cuộc cách mạng, những căng thẳng trong khu vực cũng theo đó lắng dịu lại đã mở ra
thời kỳ hợp tác mới trong ASEAN. Các nước trong khu vực bắt đầu đối thoại với nhau và
dần chuyển trọng tâm hợp tác sang phát triển kinh tế theo xu hướng chung trên thế giới
bằng một loại các hành động như Tuyên bố Bali năm 1976, thành lập khu vực mậu dịch tự
do AFTA, mở rộng ASEAN từ 6 thành viên lên 10 thành viên,....
C. KẾT BÀI

Như vậy, xuất phát từ hoàn cảnh ban đầu là những nguyên nhân chính trị đã đưa
các quốc gia Đông Nam Á quyết định thành lập một tổ chức nhằm liên kết sức mạnh các
quốc gia đối phó với những tác động từ bên ngoài. Những tác động ban đầu này mang tính
chất chính trị là chủ yếu. Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng, trước xu hướng khu
vực hóa như hiện nay với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, các quốc gia Đông
Nam Á chắc hẳn cũng sẽ được hình thành nếu chưa ra đời vào trước đó. Tuy nhiên, xét ở
thời điểm và bối cảnh dẫn tới sự ra đời của khu vực vào những năm 60 của thế kỉ trước, thì
yếu tố chính trị mới là yếu tố quan trọng mang tính tiên quyết dẫn đến sự ra đời của
ASEAN năm 1967. Mặc dù vậy, chúng ta ghi nhận những bước đi dài trong tiến trình hợp
tác của ASEAN, bỏ lại những toan tính trong quá khứ, tin tưởng rằng, các quốc gia trong
khu vực ngày càng đoàn kết, tiến bộ, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau để cùng xây dựng một
khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN – Trung tâm Luật châu Á – Thái Bình
Dương, Đại học Luật Hà Nội.
2. Asean – những cột mốc trên tiến trình phát (1967-2007) – Gs. Vũ Dương Ninh –
Trường KHXH và NV – ĐHQGHN.
3. 40 năm ASEAN – thành tự và vấn đề - Nguyễn Quốc Hùng – Trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN.

4



×