Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập lớn học kỳ hình sự modul 2 đề số 1 ( 9 điểm )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.37 KB, 9 trang )

Hiện nay, tội phạm giết người đang ngày càng gia tăng và ngày càng nguy
hiểm, đó vừa là một mối quan tâm lớn của xã hội mà cũng là một thách thức yêu
cầu những người áp dụng pháp luật phải hiểu rõ và áp dụng đúng nội dung cũng
như của Bộ luật hình sự để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất có tính răn đe
giáo dục người phạm tội và giáo dục ý thức pháp luật cho toàn xã hội. Ngoài ra,
những vấn đề về xác định đồng phạm, xác định tái phạm và tội phạm khác liên
quan đến tội giết người cũng là một nội dung rất quan trọng. Vì vậy, em xin chọn
bài tập tình huống số 1 để giải quyết và làm rõ hơn những vấn đề nêu trên
1.Hãy lập luận định tội danh cho hành vi phạm tội của B? Xác định tình tiết
tăng nặng định khung hình phạt nếu có.
a,Lập luận định tội danh cho hành vi phạm tội của B
Định tội là việc xác định hành vi cụ thể đã thực hiện phạm vào tội gì trong số
những tội phạm đã được quy định trong BLHS hay nói cách khác, định tội là xác
định tên tội danh hành vi đã thực hiện. CTTP là căn cứ duy nhất của việc định tội.
Tội danh của B là tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS.
Điều luật không định nghĩa về tội giết người nhưng qua thực tiễn xét xử ta có thể
định nghĩa như sau: Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác
một cách trái pháp luật. Điều luật chỉ quy định là giết người mà không quy định là
cố ý giết người bởi chính từ “giết” đã bao hàm sự cố ý trong hành vi. Hành vi giết
người này phải là hành vi trái pháp luật bởi, trên thực tế có những hành vi tước đoạt
tính mạng của người khác nhưng không trái với pháp luật như để thi hành án: ví dụ
như xử bắn kẻ tử tù…..
Qua việc phân tích Cấu thành tội phạm của tội giết người, áp dụng vào những tình
tiết mà đề bài đưa ra ta có thể khẳng định tội danh của B là tội giết người. Cụ thể
như sau:
*Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là quyền sống của T, là một
trong những khách thể quan trọng được pháp luật hình sự bảo vệ.
Người bị giết phải là người đang sống, vì tội giết người là tội xâm phạm đến tính
mạng con người.
*Chủ thể của tội phạm: Tội giết người thuộc loại tội nghiêm trọng (Khoản 2) hoặc
tội đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 1) vì vậy, chủ thể của tội giết người là bất kỳ ai có


1


đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi trở lên (vì tội giết người được
thực hiện với lỗi cố ý). Đề bài không có chú thích gì đặc biệt vì vậy ta có thể hiểu
rằng B thỏa mãn các dấu hiệu về chủ thể của tội giết người.
*Mặt chủ quan của tội phạm
Hình thức lỗi của B là cố ý trực tiếp. Theo Điều 9 BLHS , Lỗi cố ý trực tiếp :
“Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra.” Theo tình huống
trên thì:
-Về lí trí: T nhận thức rõ được hành vi của mình là gây nguy hiểm cho tính
mạng của K, điều này thuộc tâm lý chủ quan của người phạm tội nhưng sẽ được thể
hiện ra bằng những hành vi khách quan:
+Về hung khí mà B sử dụng để gây án: “loại dao có lưỡi xếp vào cán dao, cán dao
bằng mủ màu vàng dài khoảng 10cm, rộng khoảng 2-3cm, mũi dao hình dạng hơi
bầu, lưỡi dao có một bên sắc bén, một bên bằng.”. Đây là loại dao nguy hiểm, khi
sử dụng mang tính sát thương cao.
+Về vị trí mà B đâm : B đâm vào bụng và ngực T. Đây là vị trí nguy hiểm, dễ gây
thương tích cũng như nếu chấn thương mạnh thì có khả năng chết người là rất cao.
Hơn nữa, B lại đâm T nhiều nhát mà chỉ ngừng khi C kêu đau do bị đâm vào tay.
_Về ý chí: B mong muốn cho hậu quả chết người (cụ thể là T chết) phát sinh,
Bởi, B nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi mà mình thực hiện, nhận
thức được rằng hành vi đâm T của mình gây nguy hiểm cho tính mạng của T mà
vẫn thực hiện, chứng tỏ rằng B mong muốn cho T chết.
Như vậy, qua việc phân tích về lý trí và ý chí của B, ta có thể thừa nhận rằng, lỗi
của B là lỗi cố ý trực tiếp.
Các yếu tố khác thuộc về mặt chủ quan của tội phạm như: mục đích phạm tội, động
cơ phạm tội không có ý nghĩa trong việc định tội giết người.
*Mặt khách quan của tội phạm: Tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất,

vì vậy cần phải có hành vi khách quan, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi khách quan và hậu quả:
2


_Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm giết người có
thể thực hiện ở dạng hành động hoặc không hành động.
Trong trường hợp này thì hành vi khách quan của B được thực hiện ở dạng hành
động phạm tội, thể hiện ở hành vi: “đâm nhiều nhát vào ngực và bụng T”.Hành vi
tước đoạt tính mạng T của B là hành vi trái pháp luật
_Hậu quả của tội phạm: Tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất, vì vậy, tội
phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người xảy ra. Và trên thực tế, hậu quả chết
người đã xảy ra, cụ thể là T đã tử vong trên đường chuyển đi cấp cứu.
_Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả: Khi xác định mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, ta xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả:
+Hành vi là nguyên nhân chết người phải là hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt
thời gian: Hành vi của B xảy ra trước cái chết của T như vậy hoàn toàn đáp ứng
được điều kiện này.
+Hành vi khách quan của tội giết người độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp
với một hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả chết người. Theo tình huống thì có hai người tác động vào thân thể T đó là
A và B.
Hành vi của A: “tay đẩy vào ngực T làm T bị mất thăng bằng ngã ngồi”, “T và A xô
xát, ẩu đả với nhau”.
Hành vi của B:“lấy con dao trong túi quần đâm nhiều nhát vào bụng và ngực T”
Như vậy, hành vi của cả A và B đều tác động trực tiếp vào cơ thể của T nhưng trong
mối liên hệ tổng hợp thì hành vi của B là hành vi chứa khả năng thực tế làm phát
sinh hậu quả chết người.
+Hậu quả chết người đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm

phát sinh hậu quả của hành vi.
Tại Bản kết luận giám định pháp y số 46/GĐPY ngày 04/3/2003 của Tổ chức giám
định pháp y tỉnh kết luận: Nạn nhân T bị tử vong do xuất huyết nội, gây giảm thể
tích máu cấp tính sau các vết thương thủng gan và thủng bàng quang.
3


Như vậy, hành vi của B chứa đựng khả năng thực tế làm cho T chết và trên thực tế,
hành vi đâm T của B chính là nguyên nhân gây ra cái chết của T, vết thương dẫn
đến tử vong cho T chính là do những nhát đâm vào ngực và bụng T của B.
Qua những phân tích trên, ta có thể khẳng định, tội danh của B là tội giết
người theo quy định tại Điều 93 BLHS.
b,Các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
Các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt là những tình tiết làm tăng đáng kể
mức độ nguy hiểm của hành vi, theo đó, khung hình phạt được áp dụng sẽ tăng lên
cho phù hợp với mức độ nguy hiểm cao hơn của hành vi phạm tội.
Hành vi phạm tội của B phù hợp với tình tiết tăng nặng “giết người có tính
chất côn đồ” theo quy định tại Điểm n Khoản 1 BLHS. Khi áp dụng tình tiết
tăng nặng này thì khung hình phạt áp dụng cho B đã tăng đáng kể: từ “bảy năm đến
mười lăm năm” theo quy định tại Khoản 2 lên thành “mười hai năm đến hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử hình” theo quy định tại Khoản 1 Điều 93.
Giết người có tính chất côn đồ là trường hợp, khi giết người, người phạm tội đã
coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, giết
người vì những lý do nhỏ nhặt. Việc giết T của B chỉ là vì những xô xát nhỏ, chỉ do
H không chịu đi uống rượu với A mà dẫn đến xô xát giữa A và T, trong quá trình xô
xát, A có hô lên “Chúng mày đánh chết nó cho tao.” Chỉ vì nghĩ rằng A bị đánh mà
B sẵn sàng rút con dao trong người, đâm nhiều nhát vào ngực và bụng T. Ở đây, B
và T không hề có mâu thuẫn đáng kể nào. Ngay cả hành vi đâm nhiều nhát vào
ngực và bụng T của B cũng thể hiển tính hung hãn, côn đồ của B.
Như vậy, ta áp dụng tình tiết tăng nặng “có tính chất côn đồ” cho hành vi phạm tội

của B, và B sẽ bị xử lý theo Điểm n, Khoản 1 Điều 93 BLHS.
2.A có bị coi là đồng phạm với B không? Giải thích rõ tại sao?
A có là đồng phạm với B trong tội giết người.
Trước hết, Điều 20 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định: “Đồng phạm là trường hợp
có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Để xem xét tội phạm đã được thực hiện có đồng phạm hay không thì tội phạm đó
phải có những đặc điểm chung về:
*Mặt khách quan với các dấu hiệu bắt buộc cơ bản sau đây:
4


_Phải có sự cùng tham gia của từ hai người trở lên và những người này đều phải có
năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. Trong tình huống đề bài thì A, B là hai
người như vậy thỏa mãn dấu hiệu về số lượng người tham gia tội phạm. Thứ hai, đề
bài không chú thích gì thêm vì vậy ta có thể hiểu là A và B đều có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
_Những người đồng phạm phải cùng chung hoạt động, hành vi của mỗi người trong
số họ đều nhằm thực hiện tội phạm hoặc góp phần thực hiện tội phạm. Ở đây, A và
B cùng có những hành động nhằm tác động vào thân thể của T nhằm tước đoạt tính
mạng của T, hành vi của mỗi người đều góp phần thực hiện tội phạm.
*Mặt chủ quan là phải có sự cố ý của tất cả các người phạm tội với dấu hiệu bắt
buộc là cơ bản là:
_Những người đồng phạm cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm và đều biết
được hành động phạm tội của mỗi người.
_ Những người đồng phạm đều mong muốn có hoạt động chung
_Những người đồng phạm đều mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Tất cả những dấu hiệu trên được thể hiện trong vụ án này như sau: Tên A và B
đều biết được hành vi của mình và biết được hành vi của người kia cũng gây nguy
hiểm cho tính mạng của T và chúng mong muốn hoạt động chung. Điều này thể
hiện rõ nhất ở câu nói: “Chúng mày đánh chết nó cho tao.” Khi đặt câu nói này

vào hoàn cảnh khách quan khi xảy ra tội phạm thì câu nói này chính là câu kêu gọi
những người khác giúp mình, cùng mình thực hiện tội phạm của A, thể hiện cụ thể
ở những tình tiết:
+4 tên A,B,C,D khi đi uống rượu ở quán thì B đã rút dao cho A xem và khi ra khỏi
quán thì A trả lại B để B đút vào túi quần. Như vậy, A đã biết được B có dao và
chính A là người trả lại con dao đó cho B.
+Khi ẩu đả, A biết được 3 tên B,C,D đi cùng mình, cho nên khi đánh nhau, hắn
nhận thức được rằng, nếu có chuyện gì xảy ra thì mấy tên kia cũng sẽ giúp đỡ.
+ Khi đánh nhau với T, A hô to “Chúng mày đánh chết nó cho tao”. Như vậy, đây
chính là hành động kêu gọi sự giúp đỡ của tên A, báo hiệu cho những tên khác biết
hắn cần sự giúp đỡ.

5


+Thực tế, khi A hô như vậy thì tên B quay lại giúp đỡ bằng cách lấy dao trong túi
quần của mình đâm nhiều nhát vào bụng và ngực T.
+Khi thấy B đâm T thì A cũng không nói gì và khi thấy T nằm yên và máu ra nhiều
thì A cũng không tích cực cứu chữa.
Qua phân tích những nội dung thuộc mặt chủ quan và khách quan, ta thấy, A
và B là đồng phạm trong vụ án giết người.
3. K có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì về tội gì?
K có phải chịu TNHS, và tội danh của K là tội Che dấu tội phạm theo quy
định tại Điều 21 BLHS và Điều 313 BLHS.
Điều 21 BLHS quy định: “Tội che dấu tội phạm là hành vi của người tuy không
hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che dấu người phạm
tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện,
điều tra, xử lí người phạm tội”.
Người có hành vi che dấu chỉ phải chịu TNHS về tội che dấu tội phạm trong những
trường hợp mà Bộ luật hình sự quy định. Theo quy định tại Điều 313 BLHS về tội

che dấu tội phạm thì người có hành vi che dấu tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự nếu che dấu một trong các tội quy định tại điều này. Theo đó, hành vi che
dấu tội giết người (Điều 83 BLHS) có cấu thành tội Che dấu tội phạm.
*Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường. Là người có năng lực TNHS và đạt độ
tuổi luật định. Ở đây, K đáp ứng các điều kiện về chủ thể của tội phạm.
*Khách thể của tội phạm: Hoạt động bình thường của hoạt động tư pháp. Cụ thể,
hành vi của K gây khó khăn cho việc điều tra vụ án và bắt tội phạm.
*Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi của người này phải là không hứa hẹn
trước, bởi nếu có hứa hẹn trước với người có hành vi giết người là sẽ che dấu...thì
sẽ trở thành đồng phạm với người phạm tội giết người.
Điều luật quy định 3 dạng hành vi khách quan:
-Che dấu người phạm tội
-Che dấu các dấu vết, tang vật của tội phạm
-Có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lí người phạm tội
Theo tình huống đề bài đưa ra, rõ ràng B và K không có hứa hẹn trước bởi việc
B giết T là hành vi đột xuất và hoàn toàn không có dự định, kế hoạch từ trước,
6


Khi B gọi điện thoại cho bạn là K kể về việc B vừa đâm T và nói kế hoạch trốn của
B thì K bảo B về nhà K chờ để K đi cầm điện thoại giùm B lấy tiền cho B đi trốn.
Như vậy, K đã có hành vi che giấu người phạm tội theo quy định tại Điều 83 bằng
việc cung cấp tiền, điện thoại cho B để B bỏ trốn.
*Mặt chủ quan của tội phạm: Hình thức lỗi ở đây là cố ý. K nhận thức được hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy được hành vi che dấu tội phạm của mình
là hành vi trái pháp luật, sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người
phạm tội nhưng vẫn thực hiện.
Tóm lại, hành vi của K cấu thành tội Che dấu tội phạm theo Điều 21, Điều 313
BLHS.
Đánh giá quy định của pháp luật: Theo quy định của BLHS, Điều 21, Đ313,

người che dấu tội phạm phải chịu TNHS về tội che dấu tội phạm nếu người đó
không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết được tội phạm được thực hiện đã che dấu
người phạm tội, các dấu vết tang vật của người phạm tội khác hoặc có những hành
vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lí người phạm tội không kể họ có quan
hệ thân thuộc (ông bà, cha mẹ, anh chị, con cái...) với người phạm tội hay không.
Theo quan điểm cá nhân, thì việc quy định như vậy chưa thực sự phù hợp. Thực tế,
người dân Việt Nam sống duy tình, mối quan hệ gia đình rất bền chặt gắn bó, vì
vậy, khi phải đưa ra một sự lựa chọn giữa một bên là lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội
với một bên là lợi ích của những người thân thì họ thường chọn người thân. Như
vậy, theo em, Điều 313 nên quy định bổ sung nội dung tương tự như Khoản 2 Điều
22 và Khoản 2 Điều 314 BLHS về tội Không tố giác tội phạm.
4. Giả sử B vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo
khoản 2 Điều 138 BLHS và chưa được xóa án tích. Hãy xác định lần phạm
tội này của B là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Lần phạm tội này của B là tái phạm.
Khoản 1 Điều 49 BLHS quy định về tái phạm như sau: “Tái phạm là trường hợp
đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất
nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.”
Như vậy, những dấu hiệu để ta xác định tái phạm là như sau:
_Thứ nhất: người phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích
7


_Thứ hai: Có hai trường hợp:
+Người đó phạm tội mới do lỗi cố ý
+Người đó phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Ngoài ra, án tuyên với tội phạm mà người đó thực hiện lúc chưa đủ 16 tuổi thì
không được áp dụng để tính tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Để xác định lần phạm tội này của B là tái phạm, em dựa vào những lý do sau:
*Thứ nhất, tội trộm cắp do B thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng: Theo giả

thiết của đề bài thì B đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản theo Khoản 2 Điều 138
BLHS . Theo quy định tại Khoản 2 Điều 138 BLHS thì khung hình phạt đối với tội
phạm thuộc khoản này là “tù từ hai năm đến bảy năm”, như vậy mức cao nhất của
khung hình phạt là 7 năm tù. Theo cách phân loại tội phạm theo Khoản 3 Điều 8
BLHS thì căn cứ duy nhất chúng ta áp dụng để phân loại tội phạm là mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội đó.
Theo Khoản 3 Điều 8 BLHS thì “tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy
năm tù. Vì vậy, tội trộm cắp mà B thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng.
Việc xác định tội trộm cắp tài sản mà B đã thực hiện trước đó, chưa được xóa án
tích thuộc loại tội phạm nghiêm trọng nhằm đưa đến hai khẳng định:
_ B không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm theo Điểm a, Khoản 2, Điều 49
BLHS.
Hơn nữa, do tội trộm cắp tài sản mà B thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng, và tội
trộm cắp tài sản luôn được thực hiện với lỗi cố ý, như vậy chỉ những người 16 tuổi
trở lên mới phải chịu TNHS về tội phạm, mà B lại vừa chấp hành xong bản án 3
năm tù về tội này, như vậy, có thể khẳng định, khi phạm tội trộm cắp tài sản, B đã
đủ 16 tuổi. Như vậy, án tích về trộm cắp tài sản mà chưa được xóa hoàn toàn có
thể áp dụng để xác định tái phạm.
Thứ hai: Tội giết người do B thực hiện là được thực hiện do lỗi cố ý (đã trình bày
ở nội dung 1)
Tóm lại, lần phạm tội này của B là tái phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 49
BLHS.

8


9




×