Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

bt nhóm thương mại 2 tháng 11 năm 2011, giám đốc công ty cổ phần a ký hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.77 KB, 18 trang )

Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II

MỤC LỤC
A.NỘI DUNG TÌNH HUỐNG...........................................................................2
B.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.......................................................................3
I. Lí luận chung về Đại lí thương mại.........................................................3
1. Một số vấn đề chung về đại lí thương mại...........................................3
2. Đặc điểm cơ bản của đại lí thương mại................................................4
3. Vai trò của đại lí thương mại.................................................................6
II.

Giải quyết tình huống............................................................................7

1.Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu rõ
ngành nghề kinh doanh mà công ty A và công ty B phải đăng ký)................7
2.Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là QSH hàng hóa sẽ được chuyển
giao cho công ty A từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng của công
ty A. Thỏa thuận này của các bên có phù hợp quy định của pháp luật về hoạt
động đại lý mua bán hàng hóa không? Vì sao?..............................................8
3.Một khách hàng sau khi mua sữa chua tại cửa hàng của công ty A bị ngộ
độc. Công ty A hay công ty B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
khách hàng?..................................................................................................11
4. Tháng 3 năm 2013, công ty A nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đại lý
mua bán sữa chua của công ty C. Công ty A có thể đồng thời là đại lý của
công ty B và công ty C không? Vì sao?.......................................................12
5.Từ cậu 4, Theo đề nghị của công ty C, công ty A quyết định đơn phương
chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty B và yêu cầu công ty B bồi thường 50
triệu cho khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B...............13
C. KẾT LUẬN...................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................18


Nhóm 2- N05.TL1

Page 1


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
A. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Tháng 11 năm 2011, giám đốc công ty cổ phần A ký hợp đồng đại lý mua
bán hàng hóa với giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên B. Theo
hợp đồng, công ty A phải thực hiện việc bán sữa chua do công ty B sản xuất với
giá thành sản phẩm do công ty B ấn định. Thời hạn đại lý là 3 năm từ ngày hợp
đồng có hiệu lực.
1. Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu rõ ngành
nghề kinh doanh mà công ty A và công ty B phải đăng ký).
2. Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được
chuyển giao cho công ty A từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng của
công ty A. Thỏa thuận này của các bên có phù hợp quy định của pháp luật về
hoạt động đại lý mua bán hàng hóa không? Vì sao?
3. Một khách hàng sau khi mua sữa chua tại cửa hàng của công ty A bị ngộ độc.
Công ty A hay công ty B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách
hàng?
4. Tháng 3 năm 2013, công ty A nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đại lý
mua bán sữa chua của công ty C. Công ty A có thể đồng thời là đại lý của công
ty B và công ty C không? Vì sao?
5. Từ câu 4, Theo đề nghị của công ty C, công ty A quyết định đơn phương
chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty B và yêu cầu công ty B bồi thường 50
triệu cho khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B. Em hãy nhận
xét về hành vi nói trên của công ty A.

Nhóm 2- N05.TL1


Page 2


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
B.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
I.
Lí luận chung về Đại lí thương mại
1. Một số vấn đề chung về đại lí thương mại
Theo điều 166 Luật thương mại 2005 quy định về đại lí thương mại: “Đại
lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên
giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để
hưởng thù lao”. Và căn cứ vào điều 169 LTM 2005 thì đại lí thương mại có 3
hình thức cơ bản là đại lí bao tiêu, đại lí độc quyền và tổng đại lí. Như vậy, LTM
2005 đã quy định mở rộng so với LTM 1997 về phạm vi của đại lí. Nếu Luật
thương mại 1997 chỉ quy định về đại lí mua bán hàng hóa thì Luật thương mại
2005 mở rộng sang cả đại lí dịch vụ.
Tham gia quan hệ đại lí thương mại có hai bên: bên giao đại lí và bên đại lí.
Bên giao đại lí là thương nhân giao hàng hóa cho đại lí bán hoặc giao tiền mua
hàng cho đại lí hoặc thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lí cung
ứng dịch vụ. Bên đại lí là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lí bán, nhận
tiền mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo quy định của LTM
2005 thì hai bên giao đại lí và bên đại lí đều phải là thương nhân, nghành hàng
kinh doanh phải phù hợp với hàng hóa đại lí.
Triển khai hoạt động, bên giao đại lí chuyển cho bên đại lí tiền hoặc hàng
hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng, chất lượng, giá
cả hàng hóa cần mua. Bên đại lí được quyền tự do lựa chọn bạn hàng để kí hợp
đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lí. Khi ký kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với khách hàng, bên đại lí sử dụng danh nghĩa của mình và

nghĩa vụ phát sịnh từ hợp đồng ràng buộc bên đại lí với khách hàng. Bên đại lí
phải trực tiếp thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã kí với khách hàng :
Giao từ kho của mình cho người mua và nhận tiền (đại lí bán hàng); nhận hàng
vào kho của mình và thanh toán tiền hàng cho người bán (đại lí mua hàng). Sau
đó, bên đại lí bán giao kết quả của hoạt động mua bán cho bên giao đại lí.
Nhóm 2- N05.TL1

Page 3


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
2. Đặc điểm cơ bản của đại lí thương mại
Thứ nhất, Chủ thể của hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa phải là thương
nhân: có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài và phải
thỏa mãn các điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005.
Thứ hai, Bên đại lí phải dùng chính danh nghĩa của mình để thực hiện việc
mua bán hàng hóa cho bên giao đại lí: Đây là một đặc điểm quan trọng của hợp
đồng đại lí, cho phép phân biệt hợp đồng đại lí với hợp đồng đại diện trong
thương mại cho thương nhân. Pháp luật về doanh nghiệp hiện nay vẫn đang quy
định nghĩa vụ của doanh nghiệp là hoạt động theo đúng nghành nghề đã ghi
trong GCN ĐKKD, bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật
khi kinh doanh nghành nghề kinh doanh có điều kiện (K1, Điều 9, Luật doanh
nghiệp 2005). Theo Khoản 1 Điều 86 và khoản 1 điều 122 BLDS 2005 cho
phép chúng ta nhận định: Trong quan hệ hợp đồng đại lí, bên giao đại lí thực
hiện việc mua, bán hàng hóa cho mình thông qua bên đại lí nên bắt buộc phải có
quyền kinh doanh những hàng háo đó, hay nói cách khác là phải có nghành
nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lí. Do bên đại lí thực hiện việc mua,
bán hàng hóa cho bên giao đại lí bằng chính danh nghĩa của mình nên phải có
ngành nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lí mua và đại lí bán.
Thứ ba, Trong quan hệ hợp đồng đại lí, bên đại lí không phải là chủ sở hữu

đối với hàng hóa mà chỉ là người được bên giao đại lí ủy thác việc định đoạt
hàng hóa. Bên giao đại lí hoàn toàn không chuyển quyền sở hữu hàng hóa
(trong trường hợp đại lí bán) hoặc tiền (trong trường hợp đại lí mua). Cơ sở để
bên đại lí bán hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lí là sự ủy nhiệm quyền mua,
bán hàng hóa của bên giao địa lí. Đặc điểm này là cho hợp đồng đại lí mua bán
hàng hóa hoàn toàn khác hợp đồng mua bán hàng hóa, nhất là các hợp đồng
mua sỉ, bán lẻ. Đặc trưng nổi bật của hợp đồng mua bán hàng hóa là có sự
chuyển quyền sở hữu mua bán hàng hóa thì rủi ro xảy ra đối với hàng hóa cũng
Nhóm 2- N05.TL1

Page 4


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
được chuyển giao từ người bán sang người mua, trừ trường hợp các bên có
thoản thuận khác. Trong quan hệ đại lí mua bán hàng hóa, bên đại lí chỉ giao
hàng cho bên đại lí bán hàng mà không chuyển quyền sở hữu, bên giao đại lí chỉ
chuyền quyền chiếm hữu hàng hóa cho bên đại lí. Khi bên đại lí giao kết và
thực hiện hợp đồng với khách hàng, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển từ
bên giao đại lí sang cho khách hàng. Bên đại lí chỉ có vai trò của một người
trung gian nối liền sự liên kết của bên giao đại lí với khách hàng. Bên cạnh đó
bên giao đại lí có quyền đinh đoạt cũng như chịu rủi ro với hàng hóa trừ trường
hợp lỗi hư hỏng thuộc về bên đại lí.
Thứ tư, Để thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí phải thực hiện các hành vi
thưc tế: đây là đặc điểm giúp chúng ta phân biêt hợp đồng đại lí thương mại với
hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Theo đó, trong ủy thác mua bán hàng hóa
thì bên được ủy thác chủ yếu thực hiện các hành vi pháp lí (bên được ủy thác
chỉ được sử dụng danh nghĩa của mình kí hợp đồng với khách hàng, còn việc
giao hàng, thanh toán có thể được thực hiện trực tiếp giữa bên ủy thác với khách
hàng). Bên đại lí được tự do hơn trong việc lựa chọn bên thứ ba để giao kết và

thực hiện hợp đồng. Quan hệ đại lí thương mại thường mang tính chất lâu dài
còn ủy thác thì mang tính vụ việc, đơn lẻ. Do vậy, bên đại lí có sự gắn bó với
bên giao đại lí hơn so với quan hệ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác.
Thứ năm, Hợp đồng đại lí là một dạng của hợp đồng dịch vụ: Về hình thức
của hợp đồng, phải bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lí tương
đương như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo
quy định của pháp luât. Về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ
hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa được quy định tại các điều 172, 173,174,175
LTM 2005. Về thù lao thì được quy định tại điều 171 LTM 2005 theo đó nếu
các bên không có thoản thuận khác thì có hai hình thức được hinh thức được áp
dụng là hoa hồng và chênh lệch giá. Như vậy, LTM 2005 đã bổ sung quy định
so với LTM 1997 về cách xác định mức thù lao đại lí trong trường hợp các bên
Nhóm 2- N05.TL1

Page 5


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
không có thỏa thuận về mức thù lao đại lí hoặc khó thỏa thuận được mức thù
lao.Về chấm dứt hợp đồng đại lí: LTM 2005 không quy định một cách tổng quát
về các trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, căn
cứ vào quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự tại BLDS 2005
thì hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa chấm dứt trong trường hợp các bên thỏa
thuận và trong những trường hợp: hợp đồng đã thực hiện xong, hết thời hạn hiệu
lực; một trong các bên tham gia hợp đồng chết , mất tích hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự; mất tư cách thương nhân; hợp đồng đại lí bị hủy bỏ, bị đơn
phương chấm dứt thực hiện.
3. Vai trò của đại lí thương mại
Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn
các phương thức kinh doanh sao cho đạt hiệu quả, lợi nhuận cao nhất với điều

kiện là không vi phạm pháp luật. Đại lí thương mại là hình thức đã từ lâu được
các thương nhân sử dụng và đã chứng tỏ được sự ưu việt của mình. Vậy đại lí
thương mại có những vai trò gì trong nền kinh tế thị trường hiện nay?.
Thứ nhất, Đại lí thương mại giúp cho các thương nhân tiết kiệm thời gian và
công sức : Khi gia nhập thị trường mới, thương nhân mất rất nhiều thời gian, chi
phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất, thuê mướn lao động…Trong khi đó đại lí
thương mại hay đại lí bao tiêu có sẵn cơ sở vật chất lẫn lao động trên thị trường
do đó chi phí của bên thương nhân giao đại lí sẽ được giảm đi rất nhiều. Và nếu
hợp tác không thành công thì bên giao đại lí cũng giảm được thời gian thanh lí
tài sản và các hoạt động khác so với hình thức doanh nghiệp tự xây dựng mạng
lưới mất rất nhiều thời gian gây dựng khi mới bước vào thịt rường mới.
Thứ hai, Đại lí thương mại giúp cho thương khắc phục được các khó khăn
do sự khác biệt về văn hóa pháp luật khi gia nhập thị trường mới: Đại lí thương
mại có đội ngũ lao động am hiểu thị trường địa phương, nắm bắt được nhu cầu
khách hàng qua đó giúp thương nhân cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm,phù
hợp với người tiêu dùng. Mặt khác, khi thương nhân nước ngoài vào Việt Nam
Nhóm 2- N05.TL1

Page 6


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
thì sự khác biệt về văn hóa, pháp luật là một bài toán khó và đại lí bao tiêu giải
quyết được bài toán khó đó.
Thứ ba, Đại lí thương mại thương mại giúp cho thương nhân quảng cáo và
kí kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với khách hàng.
Thứ tư, Đại lí thương mại giúp khách hàng tiếp cận với hàng hóa một cách
dễ dàng hơn, tạo cho họ sự tin tưởng cao về giá cả và chất lượng của hàng hóa
do được tiếp xúc với nguồn cung chính thức mà không mất chi phí đi lại , nhất
là đối với vùng kinh tế khó khăn. Đây là tính ổn định của hàng hóa.

Thứ năm, Hoạt động đại lí nói chung có vai trò quan trọng trong việc thực
hiện chính sách quản lí kinh tế nhà nước với một số mặt hàng có vai trò hết sức
quan trọng với sản xuất hàng tiêu dùng. Vd: phân phối xăng dầu, mua lúa gạo,
phân phối các loại hàng thư yếu, phân phối hàng nhập khẩu, xuất khẩu trong va
ngoài nước…Điều này giúp cho việc lưu thông hàng hoa trên thị trường trở nên
thuận lợi và có hệ thống hơn.
II.

Giải quyết tình huống

1.Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu rõ
ngành nghề kinh doanh mà công ty A và công ty B phải đăng ký).
Theo quy định của pháp luật bên giao đại lí là thương nhân Việt Nma hoặc
thương nhân nước ngoài giao hàng cho đại lí bán hoặc giao tiền cho đại lí mua.
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được kí hợp
đồng đại lí sau khi được Bộ công thương cho phép. Luật quy định chủ thể của
hợp đồng đại lí là thương nhân nhưng không quy định cụ thể các thương nhân
trên có kinh doanh ngành nghề như thế nào. Để hợp đồng đại lí mua bán hàng
hóa có hiệu lực pháp luật thì các bên phải có năng lực chủ thể thực hiện các
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Xuất phát từ đó, bên giao đại lí là nhà sản xuất
hàng hóa có nghĩa vụ giao hàng, tiền cho bên đại lí thì phải là thương nhân được
sản xuất sản xuất hàng hóa đó hoặc kinh doanh hàng hóa đó. Điều này ghi nhận
trong GCN ĐKKD của thương nhân. Đây là một điều kiện của hợp đồng có
Nhóm 2- N05.TL1

Page 7


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
hiệu lực. Mặc dù bên giao đại lí không trực tiếp việc mua, bán hàng hóa nhưng

họ chính là người sản xuất ra hàng hóa, hoặc bỏ tiền ra để mau hàng hóa hay nói
cách khác là người có trực tiếp có nhu cầu, có lợi từ việc mua, bán hàng hóa.Từ
sự phân tích đó, điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lí có hiệu lực như sau:
+,Công ty A và Công ty B đều là thương nhân: là tổ chức kinh tế, được
thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt đông thương mại một các độc lập, thương
xuyên và có ĐKKD.
+, Công ty B là bên giao đại lí còn công ty A là bên đại lí. Như vậy trong tình
huống này công ty B phải có đăng kí kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất sữa
chua. Do pháp luật không quy định về việc ĐKKD bên đại lí có phải phù
hợp với nghành nghề mà bên giao đại lí cung cấp hay không nên trong tình
huống này công ty A không bắt buộc phải có ĐKKD trong lĩnh vực sản xuất
sữa chua mà có thể ĐKKD trong các lĩnh vực khác.
+, Đối với trường hợp là công ty A hoặc công ty B là thương nhân nước
ngoài thì phải thỏa mãn điều kiện về việc xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy
định của bộ công thương và phải có chứng chỉ hành nghề.
2.Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là QSH hàng hóa sẽ được
chuyển giao cho công ty A từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng
của công ty A. Thỏa thuận này của các bên có phù hợp quy định của pháp
luật về hoạt động đại lý mua bán hàng hóa không? Vì sao?
KĐ: Thỏa thuận này của các bên không phù hợp với quy định của pháp
luật bởi lẽ: Một vấn đề đáng quan tâm, đó là quyền sở hữu hàng hóa và chuyển
rủi ro trong hoạt động thương mại.Trong đại lý bán hàng hóa, hàng hóa sẽ được
chuyển giao từ bên giao đại lý cho bên đại lý rồi tới người thứ ba. Rõ ràng trong
hoạt động đại lý mua bán hàng hóa có khả năng phát sinh những vấn đề pháp lý
liên quan đến quyền tài sản và trách nhiệm của các bên( đặc biệt là trách nhiệm
rủi ro đối với tài sản được chuyển giao). Điều 170 LTM năm 2005 quy định:
“bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý”.
Nhóm 2- N05.TL1

Page 8



Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
Như vậy luật thương mại Việt Nam hiện hành đã khẳng định sự khác biệt giữa
quan hệ đại lý mua bán hàng hóa và quan hệ mua bán hàng hóa ở chỗ, bên đại lý
không phải là người mua hàng của bên giao đại lý, mà chỉ là người nhận
hàng( hoặc nhận tiền) để rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba. Chỉ khi hàng hóa được
bán cho bên thứ ba, quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lý cho
bên thứ ba. Khi bên giao đại lý chuyển hàng hóa cho bên đại lý để bán, thì số
hàng đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bên giao đại lý nên chưa phát sinh quan hệ
mua bán, do đó bên giao đại lý và bên đại lý chưa phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Chỉ khi hàng hóa được bên đại lý bán ra, bên giao đại lý (chủ sở hữu hàng hóa)
mới phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với số lượng hàng hóa do đại lý bán ra.
Trong quan hệ đại lý, bên giao đại lý có quyền quyết đinh giá bán, được hưởng
lợi hoặc phải chịu thua thiệt khi quyết định tăng hay giảm giá bán, được kiểm
soát chặt chẽ tồn kho, tồn quỹ.
Trên thực tế hầu hết các hoạt động đại lý mua bán hàng hóa bị biến dạng
không còn là đại lý thực chất với đặc điểm : trong đại lý thương mại, bên giao
đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa và tiền giao cho bên đại lý. Trong các hợp
đồng đại lý bán xăng, dầu các loại và các đại lý bán các mặt hàng khác nhưu mĩ
phẩm, xi măng… phần lớn đều quy định bên đại lý phải thanh toán tiền mua
hàng cho bên giao đại lý ngay sau khi giao hàng hoặc sau một thời hạn nhất
định và quyền sở hữu hàng hóa sẽ chuyển cho đại lý bán hàng ngay sau khi
hàng được giao cho bên đại lý. Hiện nay, trong thực tế các hợp đồng đại lý với
những nội dung như trên được các thương nhân áp dụng phổ biến đặc biệt là các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thương hiệu nổi tiếng với các sản
phẩm chất lượng cao được thị trường chấp nhận như Honda Việt Nam, Sam
Sung Vina, công ty nước giải khát quốc tế Pesi…hay trong bài đề cập đến đại lý
bán sữa chua.
Với những nội dung như vậy thì các hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

nói trên có bản chất giống hợp đồng mua bán hàng hóa hơn là hợp đồng đại lý.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao các bên tham gia quan hệ không giao kết hợp đồng
Nhóm 2- N05.TL1

Page 9


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
mua bán hàng hóa mà lại giao kết hợp đồng đại lý mặc dù bản chất cảu hợp
đồng đó gần với hợp đồng mua bán hơn, như vậy có một số nguyên nhân dẫn
đến tình trạng nêu trên nói chung và chính hợp đồng trong tình huống này nói
riêng :
Thứ nhất, đối với kinh doanh xăng dầu, Chính phủ buộc các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu phải kinh doanh dưới hình thức đại lý.
Thứ hai, đối với việc phân phối các mặt hàng khác nhà nước không quy
định bắt buộc dưới hình thức đại lý. Để thiết lập một hệ thống phân phối ổn
định tại một khu vực nhất định đồng thời muốn có quyền ấn định giá bán hàng
và quyền giám sát lượng hàng tồn kho, nhưng lại muốn được thanh toán tiền
hàng để tránh ứ đọng và rủi ro mất vốn nên trong thực tế các nhà cung ứng và
bên mua hàng thường giao kết hợp đồng vừa có những đặc điểm của hợp đồng
mua bán và hợp đồng đại lý. Theo đó, bên mua thanh toán tiền hàng cho bên
bán và qyền sở hữu hàng hóa sẽ chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ khi hàng
được giao. Đồng thời, bên bán được quyền ấn định giá bán, bên mua được
hưởng chiết khấu là một tỉ lệ phần trăm trên giá bán. Bên mua phải báo cáo với
bên bán về số lượng hàng tồn kho và có thể trả lại hàng cho bên bán nếu trong
thời hạn nhất định nếu bên mua không tiêu thụ được số hàng đó. Mặt khác, để
thực thi những hợp đồng này, bên mua thường treo biển làm đại lý của bên bán
để tạo tâm lý cho bên thứ ba tức là người tiêu dùng, yên tâm về giá cả và chất
lượng hàng hóa mà họ mua ở đại lý hơn là mua ở các của hàng kinh doanh
không theo phương thức đại lý. Từ thực tế nêu trên chúng ta nên xem xét tính

hợp lý của Điều 170 LTM năm 2005. Là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn áp
dụng và đảm bảo quyền lợi cho bên giao đại lí.
3.Một khách hàng sau khi mua sữa chua tại cửa hàng của công ty A bị
ngộ độc. Công ty A hay công ty B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho khách hàng?

Nhóm 2- N05.TL1

Page 10


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
Trong dân sự, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy
định tại Chương XXI từ Điều 604 đến Điều 630 BLDS 2005 và Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên
tắc bồi thường thiệt hại... được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự. Nghị quyết
03/2006 xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hội tụ đủ bốn yếu tố đó
là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt
hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.
Mặc dù, Luật thương mại năm 2005 quy định bên giao đại lý “Chịu trách
nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ
của đại lý cung ứng dịch vụ” (khoản 2 Điều 173) nhưng trong trường hợp chất
lượng hàng hóa không được đảm bảo do lỗi của bên đại lý thì bên đại lý phải
chịu trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 173 LTM 2005 về nghĩa vụ của bên giao đại lí quy
định:“ Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý,
nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của
mình gây ra” và khoản 5 điều 175 LTM 2005 về nghĩa vụ của bên đại lí:“Bảo

quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại
lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán
hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có
lỗi do mình gây ra” cho phép chúng ta khẳng định rằng trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho khách hàng khi có tranh chấp xảy ra không mặc định thuộc về bên
đại lí hay bên giao đại lí mà nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra thiệt hại
thuộc về bên nào. Nói như vây có nghĩa là sẽ có trường hợp trách nhiệm bồi
thường thiệt hại thuộc về bên đại lí nếu lí do gây thiệt hại là do bên đại lí bảo
quản hàng hóa không đúng quy cách, không theo chỉ dẫn của bên giao đại lí dẫn
đến hàng hóa bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng khi đến tay khách hàng;
Nhóm 2- N05.TL1

Page 11


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
Thuộc về bên giao đại lí nếu như nguyên nhân gây thiệt hại là do bên đại lí sản
xuất hàng hóa không đảm bảo chất lượng; và thuộc về cả hai bên nếu như
nguyên nhân gây thiệt hại có một phần lỗi của bên đại lí và cũng có phần lỗi của
bên giao đại lí. So với LTM 1997 thì LTM 2005 đã xác định rõ ràng trách nhiệm
của bên đại lý đối với chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa. Bên
đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa trong trường hợp có lỗi do
mình gây ra chứ không phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và quy
cách hàng hóa khi thực hiện hợp đồng đại lý trong mọi trường hợp như quy
định trong LTM năm 1997.
Như vậy, theo yêu cầu của tình huống chưa xác định rõ nguyên nhân gây
ngộ độc cho khách hàng là gì và thuộc về bên nào vì thế trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cũng phải xét qua từng trường hợp cụ thể như sau:
+, Nếu sữa chua bị hỏng là do lỗi của công ty A như bảo quản không đúng điều
kiện như để nơi không đủ ánh sáng, đủ nhiệt độ mà bên giao đại lí đã chỉ dẫn

cho bên đại lí thì bên đại lí là công ty A phải chịu trách nhiệm bồi thường.
+, Nếu sữa chua bị hỏng là do lỗi của công ty B như các hàm lượng trong sữa
chua không đúng theo yêu cầu chung và quá trình sản xuất ở công ty B có vấn
đề mặc dù công ty A đã bảo quản theo đúng yêu cầu thì công ty B phải chịu
trách nhiệm bồi thường.
+, Nếu sữa chua bị hỏng là do lỗi của cả hai bên như công ty B không chỉ dẫn
cách bảo quản cho công ty A và không dám sát công ty A trong quá trình thực
hiện hợp đồng và công ty B cũng không chú ý đến việc kiểm tra hàng hóa định
kì dẫn đến hàng hoa hoảng mà không biết vẫn bán cho khách hàng thì cả công
ty A và công ty B phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thương thiệt hại xảy ra.
4. Tháng 3 năm 2013, công ty A nhận được đề nghị giao kết hợp đồng
đại lý mua bán sữa chua của công ty C. Công ty A có thể đồng thời là đại lý
của công ty B và công ty C không? Vì sao?

Nhóm 2- N05.TL1

Page 12


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
Theo giả thiết của tình huống nêu trên thì tháng 11 năm 2011, giám đốc
công ty cổ phần A ký hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với giám đốc công ty
trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên B về việc thực hiện việc bán sữa chua do
công ty B sản xuất với giá thành sản phẩm do công ty B ấn định. Thời hạn đại lý
là 3 năm từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Có nghĩa là đến tháng 3 năm 2013 thì
hợp đồng đại lý giữa công ty A và công ty B vẫn chưa hết hiệu lực. Và lúc này
thì công ty A nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đại lý mua bán sữa chua của
công ty C. Vấn đề đặt ra là liệu công ty A có thể đồng thời là đại lý của công ty
B và công ty C không?
Theo K1, Điều 174 LTM 2005 về Quyền của bên đại lý quy định:“Trừ

trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có quyền giao kết hợp đồng
đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp qui định tại khoản 7
Điều 175 của Luật này”. Lại xét Khoản 7 Điều 175 LTM 2005 có qui định:
“Trường hợp pháp luật có qui định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết
hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ
nhất định thì phải tuân thủ qui định của pháp luật đó”. Kết hợp 2 điều khoản
trên ta có thể nhận thấy rằng: Thông thường bên đại lý được quyền ký kết hợp
đồng đại lý với nhiều bên giao đại lý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
và các bên không có thỏa thuận. Quy định này liên quan đến điều khoản không
cạnh tranh (non – competition) mà các bên thường sử dụng trong hợp đồng đại
lý. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận “trong quá trình thực hiện hợp đồng đại
lý hoặc một thời gian sau khi chấm dứt quan hệ hợp đồng đại lý, bên đại lý
không được ký hợp đồng đại lý với các đối thủ cạnh tranh của bên giao đại lý”
để bảo vệ lợi ích của bên giao đại lý. Mục đích của việc thỏa thuận này là để
ngăn chặn bên đại lý không được quyền ký kết với các đối thủ cạnh tranh của
bên giao đại lý sẽ sử dụng các kỹ năng kinh doanh, bí mật kinh doanh để cạnh
tranh trực tiếp hoặc chuyển giao các kỹ năng, bí mật này cho đối thủ cạnh tranh
của bên giao đại lý. Như vậy, nếu hai công ty A và B có thỏa thuận này trong
Nhóm 2- N05.TL1

Page 13


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
hợp đồng đại lý đã kí kết thì việc A nhận làm đại lý cho công ty C trong khi
chưa chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty B là hoàn toàn sai. Mặt khác, trong
trường hợp này thì sữa chua không phải là một loại hàng hóa đặc biệt, đặc thù
mà pháp luật phải qui định cụ thể về “việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp
đồng đại lý với một bên giao đại lý”. Nếu như công ty A và công ty B không có
thỏa thuận nào khác về việc đó thì công ty A hoàn toàn có quyền đồng thời là

đại lý của công ty B và công ty C.
5.Từ cậu 4, Theo đề nghị của công ty C, công ty A quyết định đơn
phương chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty B và yêu cầu công ty B bồi
thường 50 triệu cho khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B.
Khi hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa được giao kết thì sẽ làm phát sinh
các quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau và các bên phải thực
hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, trên thực tế thường gặp một hoặc
các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của
hợp đồng (vi phạm hợp đồng). Các hành vi vi phạm hợp đồng đại lý mua bán
hàng hóa thường gặp trong thực tế là: vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng,
tiền thù lao cho bên đại lý; vi phạm các chính sách đại lý do bên giao đại lý
công bố; vi phạm tiến độ giao hành hóa đại lý… Các hành vi này có thể dẫn đến
những thiệt hại cho bên bị vi phạm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bên bị vi phạm pháp luật quy định nhiều hình thức trách nhiệm hợp đồng (chế
tài thương mại) áp dụng cho bên có hành vi vi phạm như buộc thực hiện đúng
hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp
đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng… Bên cạnh đó trong quan
hệ đại lý cũng có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của một trong hai
bên làm chấm dứt hợp đồng đại lý. Mà tình huống trên chính là vấn đề chúng ta
cần bình luận cụ thể về hành vi của hai bên.
Như chúng ta đã biết, hợp đồng đại lý thương mại cũng như hợp đồng nói
chung có thể chấm dứt trong một số trường hợp mà pháp luật quy định trong đó
Nhóm 2- N05.TL1

Page 14


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. A đơn phương chấm dứt hợp
đồng với B Hợp đồng đại lí thương mại chấm dứt trong trường hợp do các bên

thỏa thuận và trong những trường hợp sau: hợp đồng đã thực hiện xong, hết thời
hạn hiệu lưc; một trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, mất tư cách thương nhân, hợp đồng đại lý bị hủy bỏ, bị
đơn phương chấm dứt thực hiện. Hợp đồng đại lí là một loại hợp đồng dịch vụ
nên theo quy định tại điều 525 BLDS, các bên tham gia hợp đồng đại lý có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí trong các trường hợp sau: việc tiếp
tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho bên giao đại lí thì bên giao đai lí có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đông; bên giao đại lý không thực hiện nghĩa
vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận thì bên đại lí có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng.Tuy nhiên theo điều 177 LTM thì các bên có
thể đơn phương chấm dứt hợp dồng đại lý và chỉ cần thông báo bằng văn bản
cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đai lý trong khoảng thời gian quy định
tại điều này. Do đó, theo quy định của luật thương mại các bên có thể tự do
chấm dứt hợp đồng. Căn cứ vào những dữ kiện của vụ việc trên: Công ty A và
Công ty B ký với nhau một hợp đồng đại lý. Theo đó, Công ty A sẽ làm đại lý
bán hàng hóa cho công ty B trong thời hạn 3 năm. Nhưng khi công ty A làm đại
lý cho công ty B được hơn 1 năm thì lại có công ty C đề nghị giao kết hợp đồng
đại lý mua bán sữa chua với công ty A và theo đề nghị đó thì công ty A quyết
định đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty B và yêu cầu công ty B
bồi thường 50 triệu cho khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B
ta thấy:
Thứ nhất, khi công ty A đang làm đại lý cho công ty B nghĩa là trong thời
hạn đại lý công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng như vậy là không được
phép. Theo quy định của pháp luật, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng cần có
thông báo cho bên giao đại lý ít nhất trước 60 ngày nếu không có thỏa thuận
khác. Tuy nhiên, vụ việc không nói rõ về hợp đồng và các điều khoản hợp đồng
Nhóm 2- N05.TL1

Page 15



Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
mà hai bên ký kết trong trường hợp này nên rất khó có thể đưa ra câu trả lời
chính xác.Do đó, từ vụ việc ta có thể chia thành hai trường hợp:
+, Trường hợp thứ nhất là việc công ty A thông báo chấm dứt hợp đồng là
chính xác nếu trong hợp đồng hai bên giao kết cho nhau có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mình muốn và chỉ cần thông báo là hợp đồng
đại lý đã chấm dứt.
+, Trường hợp thứ hai là các bên không có thỏa thuận nào khác về việc
chấm dứt hợp đồng đại lý thì áp dụng theo quy định pháp luật mà cụ thể là
khoản 1 Điều 177 LTM 2005 thì dễ dàng nhận thấy việc công ty A không thực
hiện việc thông báo cho bên công ty B ít nhất trước 60 ngày trước ngày được
quyền chấm dứt hợp đồng đại lý mà gửi ngay thông báo chấm dứt hợp đồng và
chấm dứt ngay vào thời điểm thông báo việc chấm dứt đó là trái quy định của
pháp luật. Sở dĩ như vậy bởi theo quy định của pháp luật thì công ty A sẽ có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi gửi thông báo trước cho côn ty B về
việc chấm dứt hợp đồng ít nhất trước 60 ngày thì hợp đồng đại lý mới được
quyền chấm dứt. Thiết nghĩ, quy định về về việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng không cần lý do trong quan hệ đại lý là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên điều
đó cần tuân thủ một số điều kiên nhất định của pháp luật. Mà ở đây là điều
khoản về thời hạn báo trước (ít nhất 60 ngày) để bên kia có thời gian chuẩn bị,
điều chỉnh lại hoạt động đại lý của mình trước khi chấm dứt hoàn toàn hợp đồng
đại lý. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của bên bị vi phạm khi một bên vi phạm đơn phương chấm dứt hợp
đồng trước khi hết thời hạn đại lý.
Thứ hai, việc công ty A yêu cầu công ty B phải bồi thường 50 triệu cho
khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B là hoàn toàn trái với qui
định của pháp luật. Như đã phân tích ở trên, thì trường hợp chấm dứt hợp đồng
đại lí thuộc về, qui định tại Khoản 3 Điều 177 BLTM 2005 thì: “Trường hợp
Nhóm 2- N05.TL1


Page 16


Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II
hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý
không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã
làm đại lý cho bên giao đại lý”. Có nghĩa là trong mọi trường hợp khi mà công
ty A (là bên đại lý) đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hết hiệu lực
của hợp đồng giữa công ty A và công ty B (là bên giao đại lý) thì công ty A
không có quyền yêu cầu công ty B bồi thường cho khoảng thời gian mà mình
làm đại lý cho công ty B.
Từ tình huống trên chúng ta có thể thấy có rất nhiều trường hợp chấm dứt
hợp đồng đại lý trong đó có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý.
Do vậy, muốn bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của mình để tránh trường hợp như
trên, tránh những tranh chấp phát sinh trong quan hệ đại lý các bên cần có
những thỏa thuận cụ thể và chi tiết về tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng
đại lý. Các thỏa thuận càng cụ thể bao nhiêu càng dễ dàng khi tiến hành hoạt
động đại lý và quan hệ đại lý về sau.
C, KẾT LUẬN
Để đáp ứng sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong
thời kì hội nhập tại Việt Nam, Đại lí bao tiêu nói riêng và các loại hình đại lí
thương mại nói chung cần có nhưng chính sách hơn nữa để phát triển và phù
hợp với quy luật phát triển kinh tế Việt Nam cũng như của thế giới và đạt hiệu
quả và lợi nhuận cao hơn trong các hợp đồng đại lí. Chứng tỏ được tính ưu việt
tính hiệu quả cao của mình

Nhóm 2- N05.TL1

Page 17



Bài Tập Nhóm II Luật Thương Mại Modul II

1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật thương mại 2005

2.

Trường Đại học Luật Hà Nội , Giáo trình Luật thương

3.

mại tập 2, Nxb.CAND, Hà Nội, 2006

4.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự

tập 2,

Nxb.CAND, Hà Nội, 2005
5.

Nghị định số 25/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25/4/1996

về các hình thức đại lí thương mại.
6.


Nguồn : “ Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại

ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ luật học. Nguyễn Thị Vân Anh, trường Đại
học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2007.
7.

Tài liệu Internet

Nhóm 2- N05.TL1

Page 18



×