Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích, đánh giá cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân việt nam ở nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.87 KB, 9 trang )

Mục lục
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
B. NỘI DUNG................................................................................................................1
I. Cơ sở pháp lý của bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài................................1
1. Khái niệm bảo hộ công dân.................................................................................1
2. Cơ sở pháp lí........................................................................................................2
II. Thực tiễn bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài............................................4
1. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong hoạt động bảo hộ công dân.. 4
2. Một số hạn chế trong hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam và Nguyên nhân
của những hạn chế trong hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam......................5
2.1 Một số hạn chế trong hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam......................5
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động bảo hộ công dân của Việt
Nam..........................................................................................................................6
3. Phương hướng hoàn thiện công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài...6
KẾT LUẬN.....................................................................................................................7

Danh mục tài liệu tham khảo:..................................................................... 8

0


A. MỞ ĐẦU
Cùng với việc đảm bảo chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam, thì vấn
đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài là một vẫn đề pháp lý cô cùng quan trọng.
Để làm rõ vấn đề trên nhóm 2 xin được nghiên cứu đề tài số 4: “Phân tích, đánh giá cơ
sở pháp lý và thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài?”. Với đề tài
này, nhóm hi vọng sẽ làm rõ được điểm nổi bật của Việt Nam trong thời gian qua về cơ
sở pháp lý và thực tiễn trong việc bảo hộ công dân ở nước ngoài. Tuy vậy, bài làm còn
rất nhiều nhược điểm, rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn!

B. NỘI DUNG


I. Cơ sở pháp lý của bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài
1. Khái niệm bảo hộ công dân.
Theo nghĩa hẹp: Bảo hộ công dân là việc quốc gia, thông qua các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, tiến hành các hoạt động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của
công dân nước mình ở nước ngoài khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại hoặc có nguy
cơ bị xâm hại ở nước ngoài.
Theo nghĩa rộng: Bảo hộ công dân bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt
mà quốc gia dành cho công dân của nước mình khi ở nước ngoài, kể cả trong trường
hợp không có hành vi xâm hại nào tới các công dân của nước này.
Như vậy, hoạt động bảo hộ công dân có thể bao gồm các hoạt động có tính chất
công vụ như cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính hoặc các hoạt động có tính giúp đỡ
như: trợ cấp tài chính cho công dân khi họ gặp khó khăn, phổ biến các thông tin cần
thiết cho công dân nước mình tìm hiểu về nước mà họ dự định tới vì nguyện vọng cá
nhân cho đến các hoạt động có tính phức tạp hơn như thăm hỏi lãnh sự công dân bị bắt,
bị giam hoặc tiến hành các hoạt động bảo vệ và đảm bảo cho công dân nước mình được
hưởng những lợi ích tối thiểu theo quy định của nước sở tại hoặc luật quốc tế.
2. Cơ sở pháp lý

1


Hiện nay, khi vấn đề giao lưu và hội nhập quốc tế sâu rộng phát triển, cũng như
cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài ngày một đông thì pháp
luật Việt Nam cũng có những quy định để bảo hộ công dân ở nước ngoài.
Theo khoản 3 điều 17 Hiến pháp sửa đổi năm 2013: “ Công dân Việt Nam ở nước
ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.”. Theo đó, pháp
luật Việt Nam có những quy định để cụ thể hóa vấn đề trên như sau:
a/ Thẩm quyền bao hộ
Việt Nam trao chức năng thực hiện công tác bảo hộ công dân cho các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan này chia thành hai loại:

-

Các cơ quan trong nước:

+ Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hoạt động bảo hộ công dân
trong nước cũng như ngoài nước.
Theo Nghị định 21/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của bộ ngoại giao có ghi nhận các nội dung sau về việc bảo hộ người Việt Nam
ở nước ngoài:
Tại điểm l khoản 5 Điều 2 quy định Bộ ngoại giao thực hiện nhiệm vụ về lãnh sự, về
xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài theo phân công của Chính
phủ; thực hiện các công việc về hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự, quốc tịch và hộ tịch;
thực hiện bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Tại điểm a khoản 8 Điều 2 có quy định : Bộ ngoại giao chỉ đạo, kiểm tra việc thực
hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước và việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của Cơ quan đại diện và thành viên của Cơ quan đại diện.
+ Ngoài ra tại Chỉ thị số 1737/CT- TTg của thủ tướng chính phủ về tăng cường công
tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài
trong tình hình hiện nay thì việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài còn dc tiến
hành bởi Bộ lao động – Thương binh và xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ tư pháp, Bộ
công an, Bộ Quốc phòng, Bộ thông tin và truyền thông, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố
trực thuộc trung ương, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
-

Các cơ quan ở nước ngoài:
Theo khoản 1 Điều 8 Luật cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao có nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với
2



lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và
thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại điều này trên cơ sở tuân thủ pháp luật
Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ
quốc tế. Như vậy, Cơ quan lãnh sự là cơ quan ở nước ngoài có thẩm quyền bảo hộ
công dân Việt Nam ở nước ngoài, quy định này hoàn toàn phù hợp với điều 5 Công ước
Viên 1963 nói về chức năng của cơ quan lãnh sự.
b/ Biện pháp bảo hộ
+ Ở nước ngoài: Được quy định từ khoản 2 đến khoản 12 Điều 8 Luật cơ quan
đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó cơ quan đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài tiến hành bảo hộ bằng nhiều cách thức trong đó có việc thực hiện
việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam trong trường hợp họ bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận;
trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc gia tiếp nhận, cơ quan đại diện có
thể tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận cho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc
họ tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình; phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm
quyền của quốc gia tiếp nhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam
giải quyết những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kế được
mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam; tiếp nhận đơn và chứng cứ liên quan của công dân,
pháp nhân Việt Nam để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, giải
quyết…
+ Ở trong nước: Theo Chỉ thị số 1737/CT- TTg của thủ tướng chính phủ về tăng
cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra
nước ngoài trong tình hình hiện nay và các văn bản quy định nhiệm vụ quyền hạn của
các các cơ quan như Bộ ngoại giao, Bộ lao động – Thương binh và xã hội, Bộ giáo dục
và đào tạo, Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ Quốc phòng, Bộ thông tin và truyền thông, Uỷ
ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ

chức thành viên.

3


thì mỗi cơ quan này lại có những biện pháp khác nhau. Những biện pháp đó dựa trên cơ
sở lĩnh vực quản lý của từng cơ quan.
II. Thực tiễn bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
1. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong hoạt động bảo hộ công

dân.
Với những nỗ lực trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có những thành tựu đáng
kể trong công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài, Đầu tiên phải kể đến việc quỹ Bảo hộ
công dân được thành lập theo Quyết đinh số 119/2007/QĐ-TTg Về việc thành lập Quỹ
Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện việc bảo hộ công
dân Việt Nam ở nước ngoài nhằm trợ giúp những trường hợp công dân đặc biệt khó
khăn, bị tai nạn, gặp rủi ro nghiêm trọng khi tự họ không thể khắc phục được… Từ khi
Quỹ Bảo hộ công dân chính thức hoạt động đến nay có đến hàng nghìn lượt người đã
nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Quỹ và cơ quan đại diện để được trở về nước một
cách an toàn.
Ngoài ra, Việt Nam đã tích cực tham gia nhiều tổ chức quốc tế, nhằm tạo ra
những hành lang pháp lý cho việc bảo hộ công dân.Tiêu biểu như để bảo vệ người lao
động Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho
phép Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) tháng
11/2007, tham gia tích cực các hoạt động tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như tham
gia các diễn đàn trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó Bộ Ngoại giao
đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 135/2007/QĐ-TTg về miễn
thị thực cho người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài và thành viên gia đình họ nhằm
tạo thuận lợi nhất cho công dân trở về thăm quê hương, đất nước…
Công tác bảo hộ nổi bật gần đây là đối với cộng đồng người Việt Nam ở Ukraine,

tình hình an ninh chính trị bất ổn ở đất nước này khiến cho đời sống kinh tế của cộng
đồng người Việt Nam ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy mà ngay khi tình hình tại
Ukraine diễn biến phức tạp, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam
tại Ukraine theo dõi sát tình hình, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho
cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine. Cho đến nay, chưa có thông tin về công dân
Việt Nam bị thiệt hại do những biến động tại Ukraine. Đại sứ quán Việt Nam tại
4


Ukraine đã phối hợp chặt chẽ với các Hội người Việt Nam tại các địa phương ở Ukraine
thông báo rộng rãi trong cộng đồng đề nghị bà con tăng cường đoàn kết, phát huy
truyền thống yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; tăng cường đảm bảo an toàn về người và tài
sản, nhất là tại các khu vực xảy ra xung đột.Đại sứ quán cũng đã phân công các bộ phận
chuyên trách xử lý kịp thời những yêu cầu hỗ trợ của bà con khi có những diễn biến bất
thường, khẩn trương giải quyết những yêu cầu về thủ tục giấy tờ đối với những bà con
có nhu cầu về nước. Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã thông báo
trên các phương tiện thông tin đại chúng các đường dây nóng tại Đại sứ quán và tại Cục
Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để bà con liên lạc khi cần thiết.
Trên đây là những nổi bật về công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài của Việt Nam
trong những năm gần đây. Tuy vậy, có thể thấy rõ những nỗ lực của nhà nước ta trong
việc bảo hộ kịp thời nhanh chóng công dân trong mọi hoàn cảnh thay đổi của thế giới.
2. Một số hạn chế trong hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam và
Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam.
2.1 Một số hạn chế trong hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác bảo hộ công dân của Việt Nam
vẫn còn những thiếu sót, chính điều đó đã dẫn đến việc người Việt Nam ở một số nước
còn khó khăn trong việc ổn định cuộc sống, chưa được hưởng quy chế rõ ràng, thậm chí
ở một số nơi còn bị kỳ thị. Một số hạn chế đó như:
Trong thời gian qua, có nhiều người Việt đã bị xâm hại quyền lợi, nhân phẩm và
thậm chí cả tính mạng. Tiêu biểu gần đây là trường hợp của du học sinh Australia

Dương Minh Tuấn bị hành hung và bị trục xuất khỏi Australia. Chỉ khi có sự lên tiếng
mạnh mẽ của dư luận, anh mới được cấp lại visa và trở lại học tập tại đây.
Số lượng người lao động bất hợp pháp, nhập cư bất hợp pháp, ngoài ra còn có
người bị lừa đi xuất khẩu lao động, phụ nữ bị lừa bán, trên phạm vi nhiều quốc gia (trên
40 quốc gia) đang ngày một gia tăng khiến công tác bảo hộ gặp nhiều khó khăn. Thêm
vào đó, họ đều không có khai báo, đăng kí với cơ quan chức năng nên công tác giúp đỡ
là không có hoặc không kịp thời do khi có tai nạn rủi ro và phải mất một thời gian xác
minh với những đối tượng này. Một trong những khó khăn nữa đó chính là nguồn kinh
phí để hỗ trợ đưa họ về nước, vì nguồn chi của Quỹ Bảo hộ công dân chủ yếu là trên
nguyên tắc tạm ứng hoặc có bảo lãnh, đặt cọc.
5


Một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước,
phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam. Nhà nước ta còn thiếu các
biện pháp duy trì, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; việc giữ gìn tiếng
Việt và bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ còn khó khăn. Nhu cầu giao lưu văn hóa giữa
cộng đồng với đất nước, giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn và
trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng.
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động bảo hộ công dân của
Việt Nam.
Nguyên nhân chủ quan: Do người Việt Nam ở nước ngoài gia tăng nhanh và đa
dạng về thành phần với khoảng 4 triệu người. Trong đó có một bộ phận không nhỏ là
lao động bất hợp pháp, hoặc nhập cư bất hợp pháp. Chính sự gia tăng nhanh về số lượng
và thành phần gia tăng và đa dạng về thành phần đã đặt ra những vấn đề khó khăn, phức
tạp cho công tác bảo hộ công dân của Việt Nam. Bên cạnh đó, do nhận thức về tầm quan
trọng trong công tác bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động đi làm việc ở
nước ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương trong lĩnh vực này chưa
triệt để. Một số cấp Ủy Đảng và lãnh đạo chính quyền cấp cơ sở chưa quan tâm đúng
mức và chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác này.

Nguyên nhân khách quan: Do thay đổi thể chế chính trị, thay đổi luật pháp, địa vị
pháp lý về cư trú của công dân Việt Nam thường bấp bênh, không rõ ràng, không hợp
pháp điều đó cũng gây những khó khăn không nhỏ cho công tác bảo hộ công dân của
Việt Nam. Ngoài ra, còn do cơ chế phối hợp, chia sẻ trách nhiệm và trao đổi thông tin
giữa các cơ quan chức năng trong và ngoài nước phục vụ công tác bảo hộ chưa được
đồng bộ và kịp thời đã làm giảm hiệu quả của công tác này.
3. Phương hướng hoàn thiện công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước

ngoài.
Thứ nhất, cần tăng cường và chính quy hóa các hoạt động bảo hộ công dân. Nhà
nước cần tiếp tục tăng cường hơn nữa và chính quy hóa các hoạt động bảo hộ công dân,
pháp nhân ở nước ngoài để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của kiều bào, giúp
chúng tôi hội nhập tốt vào xã hội sở tại, có cuộc sống ổn định lâu dài.
6


Thứ hai, Cần hợp tác chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng nước sở tại. Bộ Công
an, Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng trong nước cần tăng cường hợp tác trực tiếp
và chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan an ninh, tư pháp của các nước nơi có người Việt
sinh sống để xử lý nghiêm minh những trường hợp xâm phạm đến tính mạnh, tài sản
của bà con kiều bào. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần có chính sách xét, cấp thị
thực chặt chẽ hơn nữa để tránh tình trạng thiếu kiểm soát gây khó khăn và phức tạp cho
cộng đồng.
Thứ ba, Thành lập các hội đoàn làm cầu nối liên hệ với cơ quan đại diện Việt
Nam để giải quyết vướng mắc để khi mỗi cá nhân gặp những bất trắc, rủi ro, có thể lập
tức thông qua các tổ chức này, nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ, can thiệp từ các cơ quan đại diện
ngoại giao Việt Nam. Các cơ quan này cần tham khảo đề xuất với Chính phủ ban hành
các văn bản pháp quy phù hợp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của kiều bào và thân
nhân của họ…
Thứ tư, Nhà nước cần đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hiệp định và thỏa

thuận song phương, đa phương và tác động ở cấp cao trong quan hệ với các nước có
đông người Việt nhằm hỗ trợ bà con có vị trí pháp lý ổn định để bảo đảm cuộc sống lâu
dài ở nơi cư trú.
Thứ năm, Thúc đẩy và tăng cường hơn nữa vai trò hoạt động của Quỹ bảo hộ
công dân VN ở nước ngoài và những nguồn kinh phí từ những hoạt động khác để trợ
giúp những công dân Việt Nam ở nước ngoài khi họ gặp những hoàn cảnh khó khăn khi
tự họ và gia đình không có tài chính để khắc phục hoặc các trường hợp gặp rủi ro
nghiêm trọng cần được bảo hộ như chiến tranh, thiên tai.

C. KẾT LUẬN
Trên đây là quan điểm của nhóm về vấn đề bảo hộ công dân ở nước ngoài. Từ đó,
có thể thấy rằng, Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tựu quan trong
trọng việc bảo hộ công dân, bên cạnh đó, còn nhiều những hạn chế cần khắc phục kịp
thời để đảm bảo những quyền và lợi ích của công dân Việt Nam khi làm việc sinh sống
ở nước ngoài. Có thể thấy vấn đề bảo hộ công dân ở nước là một trong những vấn đề
cần được nhà nước quan tâm nhiều hơn đồng thời tạo điều kiện về cơ sở pháp lý cũng
như kinh phí cho công tác bảo hộ ngày càng sâu rộng hơn.
7


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội,
2007.
2. Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên), Giáo trình luật quốc
tế (dùng trong các trường đại học chuyên ngành luật và ngoại giao), Nxb. Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.
3. Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài năm 2009
4. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961
5. Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963

6. />
ngoaimot-chinh-sach-uu-viet-cua-Nha-nuoc-ta/20087/12792.vgp

8



×