Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa môn luật thương mại 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.16 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................2
I.

Khái niệm người mua và người bán trong Luật thương mại 2005...............................3

II.

Quyền và nghĩa vụ của bên bán....................................................................................3

2.1.

Quyền của bên bán......................................................................................................3

2.2.

Nghĩa vụ của bên bán..................................................................................................3

III.

Quyền và nghĩa vụ của bên mua...................................................................................4

3.1.

3.1.1.
hóa

Quyền của người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng
4


3.1.2.

Quyền của người mua khi người bán có hành vi vi phạm hợp đồng....................7

3.2.

IV.

Quyền của bên mua.....................................................................................................4

Nghĩa vụ của bên mua.................................................................................................9

3.2.1.

Nghĩa vụ thanh toán:.............................................................................................9

3.2.2.

Nghĩa vụ nhận hàng:............................................................................................10

Một số bất cập trong quan hệ mua – bán quy định tại Luật thương mại 2005.....10

4.1. Bất cập quy định hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước......................................10
4.2. Bất cập quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.............................................12
KẾT LUẬN...............................................................................................................................15
DANH MỤC THAM KHẢO....................................................................................................16
PHÂN CÔNG LÀM VIỆC NHÓM..........................................................................................17

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng



ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, trong qua trình phát triển nền kinh tế, chính trị. Nước ta đang dần tiếp cận
với nền kinh tế thị trường, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở rộng tăng
cường các mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước là một nhu cầu thiết yếu. Việc
trang bị kiến thức về ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa là vấn đề đặt ra và nhu cầu
tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng
hóa là một vấn đề đặc biệt được quan tâm ...
Dưới đây, chúng tôi xin nêu lên những điểm chính cần nắm vững về quyền và nghĩa
vụ của người bán và người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của
luật thương mại 2005.

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


I. Khái niệm người mua và người bán trong Luật thương mại 2005
Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 định nghĩa về “thương nhân”:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”
Ở đây, khái niệm “người mua”, “người bán” chính là những khái niệm con của
“thương nhân”. Người mua, người bán cũng chính là thương nhân, là hai yếu tố cần và
đủ để tham gia vào một hợp đồng mua bán hàng hóa.
II. Quyền và nghĩa vụ của bên bán
II.1.
Quyền của bên bán
Quyền của bên bán thì hầu như không được quy định nhiều và không có vấn đề gì
khó khăn. Thông thường nhắc đến quyền được thanh toán tiền khi cung ứng đủ dịch vụ
hay hàng hóa cho bên mua. Quyền của các bên là dễ nhận thấy và dễ xác định.
II.2.

Nghĩa vụ của bên bán
Các nghĩa vụ được qui định cụ thể tại mục 2, chương II của Luật thương mại 2005,
cụ thể như sau :
- Nghĩa vụ giao hàng hóa và chứng từ : Theo điều 34 Luật thương mại, bên bán
phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách
thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
Việc giao chứng từ phải được thực hiện cụ thể theo các qui định ở điều 42 Luật
thương mại như sau: bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho
bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. Trường hợp
không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho
bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong
thời hạn và tại địa điểm hợp lý.
- Nghĩa vụ về địa điểm, thời gian giao hàng : Theo điều 35 Luật thương mại, bên
bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm trong hợp đồng. Nếu trường hợp trong hợp
đồng không quy định thì địa điểm giao hàng được xác định theo khoản 2 của điều này
như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi
có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có
nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào
thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp
hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của
bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên
bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Về thời hạn giao hàng theo điều 37 Luật thương mại thì bên bán phải giao hàng vào
đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp chỉ có thỏa
thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán


Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo
trước cho bên mua. Nếu không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải
giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
- Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng : theo điều 44 Luật thương mại thì bên
bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc
kiểm tra. Ngoài ra, bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng
hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của
hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông
thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông
báo cho bên mua.
- Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng
hoá : Theo điều 45 Luật thương mại thì bên bán phải bảo đảm 3 điều kiện là quyền sở
hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; Hàng
hóa đó phải hợp pháp; Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp. Ngoài ra, hàng hóa
được bán không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo qui định tại điều 46 Luật thương
mại.
- Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa : Theo điều 49 Luật thương mại thì bên bán phải
chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận, phải
thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép
và phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
III. Quyền và nghĩa vụ của bên mua
III.1.
Quyền của bên mua
III.1.1.
Quyền của người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa
III.1.1.1. Quyền liên quan tới việc yêu cầu người bán giao hàng

Việc yêu cầu người bán giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong
những quyền cơ bản của người mua. Theo đó, pháp luật quy định người mua sẽ có các
quyền sau đây đối với người bán: quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm,
đúng thời gian, quyền yêu cầu người bán giao đúng số lượng và chất lượng của hàng
hóa.
 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm
Để đảm bảo cho hàng hóa tới được nơi mà người mua hay đại diện của người mua
mong muốn thì người mua có quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm.
Theo quy định tại Điều 35 Luật Thương Mại năm 2005 thì:
1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng
được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại
nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có
nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào
thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp
hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của
bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên
bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Việc người mua yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm có ý nghĩa thương mại
đặc biệt quan trọng. Nó vừa bảo vệ quyền của người mua vừa hạn chế được các tổn
thất có thể phát sinh khi hàng không được giao đúng địa điểm quy định. Ví dụ: trong
hợp đồng mua bán các loại nông sản, người mua yêu cầu người bán giao hàng cho

mình tại kho của người mua nhưng có thể vì một lý do nào đó như: người bán không
biết chính xác địa điểm kho đó ở đâu, hay do người bán có sự nhầm lẫn về địa điểm…
nên người bán giao hàng tại địa điểm khác không phải là nơi mà người mua yêu cầu.
Điều này sẽ làm phát sinh tổn thất của hai bên. Người mua sẽ bị chậm trễ trong việc
nhận hàng còn người bán phải chịu một khoản chi phí khác trong việc vận chuyển để
giao hàng tới nơi mà người mua quy định. Rõ ràng nếu từ lúc đầu cả hai bên thỏa
thuận cụ thể địa điểm giao hàng thì các tổn thất đó sẽ không xảy ra. Người mua sẽ
nhận được hàng đúng địa điểm mà mình thấy cần thiết, có lợi cho mình còn người bán
vừa không phải chịu thêm khoản chi phí khác trong việc vận chuyển hàng hóa vừa
không tốn thời gian công sức trong việc giao hàng.
 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian
Bên cạnh quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm, người mua còn có
quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian. Quyền yêu cầu người bán giao
hàng đúng thời gian là quyền mà người mua yêu cầu người bán phải có nghĩa vụ giao
hàng cho mình đúng theo thời gian đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Thương Mại năm 2005 thì:
1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp
đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời
điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong
thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao
hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Quyền này của người mua đã thể hiện hai mặt quan trọng. Một mặt, nó giúp người
mua bảo vệ quyền lợi của mình trước sự giao hàng chậm trễ của người bán hay nói
cách khác nó giúp người mua hạn chế được các tổn thất có thể xảy ra khi người bán
không thực hiện nghĩa vụ của mình. Mặt khác, nó ràng buộc người bán phải thực hiện
đúng nghĩa vụ giao hàng của mình, nếu người bán không thực hiện hay thực hiện
không đúng nghĩa vụ giao hàng của mình, thì người bán phải chịu trách nhiệm trước
người mua.

Do đó, nhằm hạn chế các hậu quả xấu có thể xảy thì trong hợp đồng các bên nên
thỏa thuận rõ thời gian mà người bán có nghĩa vụ giao hàng, vì đây chính là căn cứ

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra sau này, người bán không thực hiện nghĩa vụ
giao hàng dẫn đến người mua bị thiệt hại.
 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng chất lượng và số lượng hàng hóa
Theo quy định tại Điều 39 Luật Thương Mại năm 2005 thì:
1) Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không
phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng
chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết
hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã
giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng
hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp
không có cách thức bảo quản thông thường.
2) Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp
đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc người mua yêu cầu người bán giao hàng đúng số lượng và chất lượng của hàng
hóa là một quyền không thể thiếu của người mua. Theo đó, người mua có quyền yêu
cầu người bán phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô
tả trong hợp đồng. Hàng hóa phải đúng số lượng, đủ chất lượng, bao bì phải thích hợp
thì mới được xem là hàng hóa phù hợp với hợp đồng. Trường hợp giao hàng không
phù hợp thì người bán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tổn thất có
liên quan cho người mua.

Do đó, để hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra cũng như đảm bảo quyền này cuả
người mua được thực hiện một cách đúng đắn thì các bên, trong quá trình giao kết hợp
đồng, cần phải đặc biệt lưu ý về việc thỏa thuận kiểu dáng, mẫu mã và tính chất của
hàng hóa được dùng giao kết hợp đồng, những vấn đề này phải được cả hai bên thống
nhất đi đến thỏa thuận chung trong quá trình thực hiện hợp đồng. Có như vậy sẽ tránh
được trường hợp người bán vi phạm hợp đồng khi giao hàng không phù hợp với hợp
đồng và người mua sẽ có được số hàng mà mình mong muốn hay nói cách khác quyền
của hai bên sẽ được bảo vệ.
III.1.1.2. Quyền yêu cầu người bán giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật Thương mại 2005 thì: “Trường hợp có
thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến
hàng hóa cho người mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng theo phương thức đã
thỏa thuận”, do đó, người bán phải có trách nhiệm giao những giấy tờ liên quan tới
hàng hóa đúng địa điểm, thời gian mà cả hai bên đã thỏa thuận khi giao kết hợp đồng
nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua đối với hàng hóa của mình.
Bên cạnh đó, Khoản 2 và 3 Điều 42 Luật Thương mại 2005 còn quy định thêm về
thời hạn, địa điểm mà người bán giao chứng từ liên quan cho người mua. Theo như
điều khoản này quy định nếu không có sự thỏa thuận về thời gian và địa điểm giao

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


chứng từ cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý. Thời hạn và địa điểm
hợp lý ở đây được hiểu là người bán phải giao chứng từ cho người mua trong thời hạn
và tại địa điểm mà người mua thấy cần thiết và không gây trở ngại nào khác cho người
mua. Rõ ràng ở đây, quyền lợi người mua được pháp luật bảo vệ. Và trong trường hợp
nếu bên bán vì một lý do nào đó mà họ giao các chứng từ trước thời hạn thì trong
trường hợp này, người bán phải bảo đảm rằng việc làm này không gây cho người mua
một trở ngại hay một phí tổn nào. Nếu việc người bán giao trước thời hạn này đã gây
trở ngại cho người mua hay làm phát sinh các chi phí bất hợp lý cho người mua thì

người bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những gì mà người mua gánh
chịu.
III.1.1.3. Quyền liên quan tới sở hữu đối với hàng hóa
Người bán không những phải có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu mà còn phải có
nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa cho người mua; ngoại trừ
trường hợp sự tranh chấp đó bắt nguồn từ việc người bán đã tuân theo các bản thiết kế
kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay những số liệu cơ sở do người mua cung cấp..
Luật Thương mại Việt Nam 1997 không điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa người
bán và người mua khi có sự tranh chấp của người thứ ba liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ đối với hàng hóa. Sự hạn chế này được khắc phục trong Luật Thương mại 2005
(quy định tại Điều 45 và 46). Có thể nói rằng sự thay đổi này không những thể hiện
được sự tương thích của pháp luật Việt Nam với luật pháp quốc tế về thương mại mà
còn đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại ở nước ta.
III.1.2.
Quyền của người mua khi người bán có hành vi vi phạm hợp đồng
III.1.2.1. Quyền yêu cầu người bán thực hiện đúng các yêu cầu trong hợp đồng
Quyền này của người mua chỉ được thực hiện khi người bán đã vi phạm một nghĩa
vụ nào đó trong hợp đồng. Hay nói cách khác, người mua sử dụng quyền này để bảo
vệ quyền lợi của mình trước sự vi phạm hợp đồng của người bán. Người bán vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng của mình trong các trường hợp sau thì người mua có quyền yêu cầu
người bán thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng theo đúng quy định tại Điều 297 Luật
Thương Mại năm 2005 :
1) Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực
hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và
bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
2) Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp
đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp
đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì
phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay
thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc

hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận
của bên bị vi phạm.
3) Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để
thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật
của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
4) Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao
dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều
này.
5) Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả
tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong
hợp đồng và trong Luật này.
Nhìn chung, quyền yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng của người mua đó là một
trong những chế tài của người mua áp dụng đối với người bán nhằm mục đích bảo vệ
quyền lợi của mình. Vì trong thực tiễn ký kết hợp đồng không phải lúc nào các bên
cũng đạt mục đích mà mình đặt ra khi ký kết hợp đồng, điều này có nghĩa là một trong
các bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình được quy định
trong hợp đồng và như vậy sẽ gây thiệt hại cho bên kia. Cho nên,việc người mua yêu
cầu người bán thực hiện đúng hợp đồng là người mua đã bảo vệ quyền lợi của chính
mình khi người bán đã không thực hiện hay thực hiện không đúng như những gì đã
thoả thuận trong hợp đồng.
III.1.2.2. Quyền tuyên bố hủy hợp đồng
Việc huỷ hợp đồng giải phóng các bên khỏi những nghĩa vụ của mình được quy
định trong hợp đồng, trừ những khoản bồi thường mà bên vi phạm phải gánh chịu có
thể có.Việc huỷ hợp đồng liên quan đến hiệu lực của các quy định của hợp đồng về

giải quyết tranh chấp hay liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các bên trong
trường hợp hợp đồng bị huỷ.
Trong trường hợp này, theo Điều 314 Luật Thương Mại 2005 thì: “Các bên có
quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu
các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời;
trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải
hoàn trả bằng tiền.”
III.1.2.3. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Người mua chỉ có quyền yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại trong trường hợp
người bán vi phạm hợp đồng mà đã gây ra thiệt hại cho người mua. Theo quy định
Điều 302 Luật Thương mại, Điều 307 Bộ luật Dân sự, bồi thường thiệt hại là việc bên
bán bồi hoàn những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên mua. Giá trị
bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên mua phải chịu do
bên bán gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên mua đáng lẽ được hưởng.
Thiệt hại trực tiếp mà bên mua gánh chịu bao gồm:
 Hàng hoá mất mát hay bị hư hỏng.
 Chi phí đã được sử dụng hay sẽ được sử dụng để phục hồi hay loại bỏ khuyết
tật của hàng hoá.
 Khoản tiền mà bên mua phải đền bù cho đối tác do bên bán không thực hiện
nghĩa vụ của mình.

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


Khoản lợi đáng lẽ được hưởng là những khoản lợi đáng lẽ bên mua được thụ hưởng
trong điều kiện bình thường nếu bên bán thực hiện nghĩa vụ của mình.
III.2.
Nghĩa vụ của bên mua
Luật thương mại 2005 quy định người mua hàng có 02 nghĩa vụ cơ bản là nghĩa vụ
thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng.

III.2.1.
Nghĩa vụ thanh toán:
Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợp đồng mua
bán hàng hoá. Theo quy định tại Điều 50 Luật Thương mại 2005:
1) Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thoả thuận.
2) Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán
theo trình tự, thủ tục đã thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
3) Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất
mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường
hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Như vậy: dù trong hợp đồng có thoả thuận hay không thì người mua vẫn phải có
nghĩa vụ thanh toán cho người bán.
Trường hợp các bên không có thoả thuận về những nội dung cụ thể liên quan đến
việc thanh toán thì áp dụng quy định của pháp luật:
- Điều 54 Luật Thương mại 2005 quy định: Trường hợp không có thoả thuận về
địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các
địa điểm sau đây:
 Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp
đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán.
 Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành
đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
- Điều 55 Luật Thương mại 2005 quy định: trường hợp các bên không có thoả
thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
 Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc
giao chứng từ liên quan đến hàng hoá.
 Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng
hoá trong trường hợp có thoả thuận về việc bên mua có quyền kiểm tra hàng hoá trước
khi giao.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: trường hợp bên mua chậm thực hiện thanh
toán tiền hàng và các chi phí hợp lý khác thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả

tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại
thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 306 Luật thương mại).
Quy định này của Luật thương mại có sự khác biệt với quy định của bộ luật dân sự
về xử lý vi phạm chậm thanh toán tiền trong hợp đồng mua bán tài sản, theo đó trong
trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm
trả theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác. Có thể nhận thấy quy định của Luật thương mại về xử lý vi phạm nghĩa vụ
thanh toán trong hợp đồng mua bán phù hợp với yêu cầu của quan hệ mua bán hàng
hoá trong thương mại, đáp ứng yêu cầu vận động của vốn kinh doanh trong nền kinh tế
thị trường.
III.2.2.
Nghĩa vụ nhận hàng:
Nhận hàng là việc bên mua công nhận nghĩa vụ giao hàng của bên bán, tức là bên
mua đã nhận hàng về mặt pháp lý. Theo quy định tại Điều 56 Luật Thương mại 2005,
Bên mua hàng có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc
hợp lý để giúp bên bán giao hàng.
Bên cạnh nghĩa vụ phải nhận hàng thì khi nhận hàng, bên mua có nghĩa vụ phải
thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng; cần lưu ý, việc nhận
hàng tại thời điểm giao hàng không đồng nghĩa với việc người mua đã chấp nhận hàng
hoá được giao mà mới chỉ là tiếp nhận hàng về mặt thực tế. Theo luật thương mại, sau
khi giao hàng, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng
hoá đã được giao, nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện trong quá
trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các
khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. Đối với hàng hoá phải bảo

hành thì bên mua còn phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Chỉ đến khi nào bên bán
không còn trách nhiệm gì đối với hàng hoá đã bán thì bên bán mới được coi là hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng.
Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng đúng hợp đồng, mà bên mua không tiếp nhận thì
bên mua vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thoả thuận hoặc
theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, bên bán phải áp dụng các biện
pháp cần thiết, phù hợp điều kiện và khả năng cho phép và với chi phí hợp lý để lưu
trữ, bảo quản hàng hoá, và có quyền yêu cầu bên mua thanh toán chi phí đã bỏ ra. Đối
với hàng hoá có nguy cơ bị hư hỏng thì bên bán có quyền bán hàng hoá và trả cho bên
mua khoản tiền thu được từ việc bán hàng hoá sau khi trừ đi chi phí hợp lý để bảo
quản và bán hàng hoá.
Nghĩa vụ khác: ngoài nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng, Luật thương mại
2005 còn quy định nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp bên mua
yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu
chi tiết do bên mua cung cấp. Khi đó bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại
liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân
thủ những yêu cầu của bên mua.
IV. Một số bất cập trong quan hệ mua – bán quy định tại Luật thương mại
2005
4.1. Bất cập quy định hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.
- Thứ nhất, có nhiều quy định trùng nhau, chẳng hạn:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa trong Luật thương mại và hợp đồng mua bán tài sản
trong Bộ luật dân sự;

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


+ Hợp đồng đại diện cho thương nhân trong Luật thương mại và hợp đồng ủy quyền
trong Bộ luật dân sự (điểm khác nhau giữa chúng có lẽ chỉ là chủ thể của hợp đồng).
+ Hợp đồng thuê hàng hóa trong Luật thương mại và hợp đồng thuê tài sản trong Bộ

luật dân sự.
- Thứ hai, nhiều quy định mâu thuẫn nhau, chẳng hạn:
+ Địa điểm giao hàng khi không có sự thỏa thuận trong hợp đồng: Điều 433 và
Điểm b, khoản 2, Điều 284 BLDS – Tại trụ sở của người có quyền-tức là của người
mua. Điểm d, Khoản 2 Điều 35 LTM - tại địa điểm kinh doanh của người bán. Cho nên
khi quy định địa điểm giao hàng ở đâu cũng được nhưng phải thống nhất.
+ Các quy định về phạt vi phạm. i) mức phạt vi phạm, khoản 2 Điều 422 Bộ luật
dân sự quy định rằng: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận” và không giới hạn
mức phạt vi phạm tối đa. Quy định về phạt vi phạm trong Bộ luật dân sự 2005 gần
giống với phạt vi phạm trong pháp luật các nước Châu Âu lục địa, Liên bang Nga.
Pháp luật của các nước nói trên coi mức phạt vi phạm là khoản thiệt hại được các bên
nhìn thấy trước hay dự liệu được trước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Trong khi đó
Điều 301 Luật thương mại 2005 lại quy định rằng: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong
hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Có lẽ
Pháp luật Việt Nam là một trong các quốc gia hiếm hoi quy định giới hạn mức phạt tối
đa vì điều này chưa phù hợp thực tiễn, thông lệ quốc tế và thể hiện sự can thiệp chưa
hẳn là cần thiết của Nhà nước vào tự do hợp đồng.
Sự khác biệt về mức phạt vi phạm dẫn đến sự khác biệt trong việc quy định mối
quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Điểm 2 Khoản 3 Điều 422 Bộ luật
dân sự quy định “trong trường hợp các bên thỏa thuận phạt vi phạm mà không có thỏa
thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi
phạm”, trong khi đó, theo quy định của Khoản 2 Điều 307 Luật thương mại 2005,
trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm mà không có thoả thuận bồi
thường thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại.
Pháp luật văn minh thường ưu tiên bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn và phải
biết bảo vệ đuợc người lương thiện, trung thực nhưng nhiều quy định của Luật
Thương mại không bảo vệ được bên trung thực, bên yếu hơn trong quan hệ hợp
đồng.

+ Điểm a, khoản 1 Điều 294 Luật thương mại quy định, bên vi phạm hợp đồng
được miễn trừ trách nhiệm nếu có thỏa thuận của các bên. Quy định này áp dụng cho
mọi trường hợp: vi phạm cố ý và vô ý. Với cách quy định này có thể xảy ra trường
hợp, bên không trung thực sẽ lợi dụng sự tồn tại của thỏa thuận miễn trừ để vi phạm
hợp đồng.
+ Điều 318 Luật thương mại quy định, nếu các bên không thỏa thuận thì thời hạn
khiếu nại: 3 tháng kể tự ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hóa; 6
tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hóa, …Các quy định
nói trên áp dụng cho cả hành vi vi phạm hợp đồng cố ý và vô ý. Với cách quy định

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


như trên chúng tôi cho rằng, bên không trung thực và có kinh nghiệm sẽ lợi dụng sự
thiếu kinh nghiệm của đối tác để vi phạm hợp đồng. Cho nên khi một bên cố ý vi
phạm hợp đồng thì thời hạn nêu trên để áp dụng không phát huy hiệu quả tinh thần của
Luật để bảo vệ bên bị thiệt hại
4.2. Bất cập quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Nhìn chung, các quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế chưa được pháp điển hóa thành một văn bản cụ thể mà nằm rải rác
trong các văn bản pháp luật khác nhau:
- Luật thương mại năm 2005 có một chương quy định về mua bán hàng hóa
(Chương II) trong đó chỉ có bảy điều luật quy định riêng về mua bán hàng hóa quốc tế
và không có điều luật nào trong Luật thương mại năm 2005 quy định cụ thể, trực tiếp
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Nghị định 12/2006/NĐ-CP là nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Trong đó, chương II và chương III quy
định về các hình thức thể hiện của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế: xuất khẩu,
nhập khẩu, chuyển khẩu...

- Ngoài ra, như đã liệt kê ở trên có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác
điều chỉnh về mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng chưa có một văn bản quy phạm pháp
luật nào với tư cách là một văn bản dưới luật làm nhiệm vụ tập hợp để đưa ra những
quy phạm, nguyên tắc chung nhất về mua bán hàng hóa quốc tế cũng như hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.
Luật Thương mại 2005 chưa có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế hoặc yếu tố quốc tế, nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa mà
chỉ quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải được "làm thành văn bản" hoặc bằng
"hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương". Khái niệm hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế là căn cứ quan trọng để xác định những hợp đồng mua bán hàng hóa nào
là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và để áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ
pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế. Việc chưa có một khái niệm thống nhất về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ gây ra khó khăn và những cách hiểu khác nhau
trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề mua bán hàng hóa
quốc tế có thương nhân Việt Nam tham gia.
Trước đây, trong Luật Thương mại 1997 (đã hết hiệu lực) đã có định nghĩa về "hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài". Thuật ngữ "hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài" không phù hợp với Công ước Vienna 1980. Lẽ
ra khi ban hành Luật thương mại 2005 thay thế Luật thương mại 1997 thì định nghĩa
hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phải được thay thế bằng
định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nhưng rất tiếc trong Luật thương mại
2005 lại không có định nghĩa này. Khoản 1 - điều 27 - Luật Thương mại 2005 chỉ nêu
ra các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế và khoản 2 - điều 27 quy định "mua bán
hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương" mà không đề cập đến hợp đồng mua

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


bán hàng hóa quốc tế. Từ đó buộc phải hiểu một cách "suy diễn" rằng hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế là văn bản hoặc một hình thức tương đương văn bản ghi nhận
nội dung thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế. Nhưng
yếu tố quốc tế đó cũng không được chỉ ra một cách rõ ràng trong khoản 1 - điều 27 Luật Thương mại 2005. Trong đó, cũng không có những quy định cụ thể về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế như: khái niệm, phân loại, nội dung cơ bản, thủ tục giao kết,
điều kiện có hiệu lực... Đặc biệt, Nghị định 12/2006/NĐ-CP với tư cách là một văn
bản hướng dẫn dưới luật vẫn chưa giải thích được cụm từ "hình thức khác theo quy
định của pháp luật" tương đương văn bản trong khoản 2 - điều 27 và khoản 15 - điều 3
- Luật Thương mại 2005 là những hình thức nào? Tương tự, Nghị định 23/2007/NĐCP cũng không có quy định nào cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa được điều chỉnh như một chế định độc lập và
một vấn đề riêng biệt. Trong khi tầm quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế trong hoạt động thương mại là rất lớn.
Việc xác định phạm vi của hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế bằng cách liệt kê ra
các hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế tại khoản 1 - điều 27 - Luật Thương mại
2005 khiến cho khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trở nên bị hạn hẹp lại và không rõ
ràng.
- Hẹp thể hiện ở chỗ: Nếu căn cứ theo khoản 1 - điều 27 - Luật Thương mại thì mua
bán hàng hóa quốc tế bao gồm 5 hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất,
tạm xuất - tái nhập và chuyển khẩu. Nghĩa là theo Luật thương mại Việt Nam thì yếu
tố quốc tế của mua bán hàng hóa quốc tế chỉ có yếu tố vận chuyển hàng hóa qua biên
giới mà không xem xét đến trụ sở thương mại của các chủ thể tham gia quan hệ mua
bán hàng hóa quốc tế. Điều này chưa phù hợp với quy định của Công ước Vienna 1980
quy định chỉ gồm một yếu tố duy nhất là các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia
khác nhau và Công ước La Haye 1964 gồm ba yếu tố như đã phân tích ở trên. Ví dụ:
Thương nhân A có nơi cư trú và hoạt động kinh doanh ở Việt Nam ký hợp đồng mua
bán phụ liệu may mặc với Công ty X là Công ty Trung Quốc có Chi nhánh hoạt động
sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam nhưng trụ sở chính ở Trung Quốc. Hàng hóa
không được vận chuyển qua biên giới và hoàn toàn sản xuất và mua bán tại Việt Nam.
Theo Công ước Vienna 1980 thì đây là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì trụ sở
thương mại của hai bên ở hai quốc gia khác nhau còn theo quy định tại điều 27 - Luật
thương mại thì đây không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì không có yếu

tố xuất khẩu, nhập khẩu..."
Không rõ ràng về mặt ngôn từ thể hiện ở chỗ:
Trong các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế mà điều 27 - Luật Thương mại 2005
nêu ra có tạm nhập, tái xuất và tạm xuất, tái nhập. Như vậy, căn cứ tổng cộng có tổng
cộng 7 hình thức mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, theo các điều khoản giải thích
cụ thể: điều 28, 29 và 30 - Luật Thương mại 2005 thì thực chất "tạm nhập, tái xuất" là
"tạm nhập" đi kèm với "tái xuất" và "tạm xuất" đi kèm với "tái nhập". Kết quả là chỉ
có 5 hình thức mua bán hàng hóa quốc tế: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất,
tạm xuất - tái nhập và chuyển khẩu. Cần thay hai dấu "," trong khoản 1 - điều 27 bằng

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


dấu "-" thì mới đảm bảo diễn đạt chính xác về các hình thức của mua bán hàng hoá
quốc tế. Trong khi còn nhiều hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa mà không cần có
yếu tố xuất khẩu nhập khẩu như điều 27 - Luật thương mại 2005 quy định.
Về định nghĩa chuyển khẩu tại điều 30 - Luật Thương mại 2005:
Điều 30 - Luật Thương mại 2005 quy định: "Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua
hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ
Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất
khẩu ra khỏi Việt Nam". Ở đây chúng ta hình dung có sự tham gia của ba bên thương
nhân trong đó có một thương nhân có trụ sở thương mại/nơi cư trú ở Việt Nam đứng ra
mua hàng hóa của thương nhân ở nước xuất khẩu bán cho thương nhân ở nước nhập
khẩu. Nhưng điều 30 - Luật Thương mại lại không xác định rõ ai là người thực hiện
việc mua hàng từ một nước/vùng lãnh thổ để bán sang nước khác/vùng lãnh thổ khác
ngoài Việt Nam? Nếu một thương nhân có trụ sở/ nơi cư trú ở chính nước xuất khẩu
đứng ra mua hàng của thương nhân khác cũng ở nước xuất khẩu và bán hàng hóa sang
nước nhập khẩu thì không được coi là "chuyển khẩu" được và không hề có liên quan
đến quốc gia thứ ba là Việt Nam. Vấn đề chuyển khẩu chỉ nên đặt ra khi thương nhân
Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam đứng ra

mua hàng hoá từ nước xuất khẩu để bán cho nước nhập khẩu ngoài Việt Nam. Nhưng
quy định tại Luật Thương mại lại không diễn đạt rõ điều này dẫn đến cách hiểu là bất
kỳ thương nhân nào thực hiện việc mua hàng hóa ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
thì đều được coi là chuyển khẩu.

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


KẾT LUẬN

Trên đây là những quy định của Luật thương mại 2005 quy định về quyền của
người bán và người mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tuy chỉ dừng ở việc hệ thống lại những quy định của luật và một vài tình huống cụ
thể phát sinh từ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa.
Nhưng qua đó chúng ta có thể thấy pháp luật luôn điều chỉnh những quy định sao cho
phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên chủ thể. Đó là những căn cứ pháp lí
để các bên tham gia vào quá trình mua bán có một cơ sở pháp lí vững chắc để thực
hiện phù hợp với quy định pháp luật nhằm đạt được mục đích cuối cùng là thỏa mãn
nhu cầu của từng bên. Ở tầm xa hơn đây chính là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế trở nên
năng động và bền vững hơn.

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


DANH MỤC THAM KHẢO
1. Luật thương mại năm 2005 số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005.
2. Bộ luật dân sự năm 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005
3. Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ.
4. Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ.

5. />6. />
7. Nguồn tham khảo khác như: các báo, tạp chí, diễn đàn …

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng


PHÂN CÔNG LÀM VIỆC NHÓM
CÔNG VIỆC
Đặt vấn đề
Khái niệm người mua và người bán trong luật
TM
Quyền của bên bán
Nghĩa vụ của bên bán
Quyền của bên mua
Nghĩa vụ của bên mua
Bình luận về một số bất cập trong quan hệ mua
bán trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Kết luận vấn đề.
Tổng hợp và trình bày

THÀNH VIÊN PHỤ
TRÁCH
Nguyễn Tuấn Ngọc
Lê Nguyên Anh Thư
Đỗ Tiến Thanh
Nguyễn Trí Cương
Phan Tuấn Tâm
Trần Văn Xiêm
Phan Văn Riêu và
Nghiêm Xuân Lực


Nguyễn Tuấn Ngọc
Nhóm trưởng: Phan
Văn Riêu

Gv hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng



×