Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đánh giá quy định pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.25 KB, 12 trang )

A. Mở đầu
Theo quy định của hiến pháp 2013, viện kiểm sát thực hiện quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp, điều đó tạo nên sự đảm bảo sự đúng đắn
trong các hoạt động pháp luật, tránh sự sai phạm trong mọi lĩnh vực. Theo
đó người thực hiện các nhiệm vụ của viện kiểm sát đó chính là kiểm sát
viên, theo luật tố tụng hành chính thì đã thể hiện được điều này, đây là điểm
mới trong luật tố tụng, để hiểu thêm về vấn đề này thì sinh viên đã chọn đề
tài số 6 : “đánh giá quy định pháp luật về vai trò viện kiểm sát tại phiên tòa
sơ thẩm vụ án hành chính’’.


B. Nội dung
I.
Quy định về vai trò viện kiểm sát
1. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong Luật TTHC năm 2015.
Khoản 1 Điều 36 Luật TTHC năm 2015 quy định VIỆN KIỂM SÁTND là
cơ quan tiến hành tố tụng hành chính cùng với Tòa án nhân dân. Như vậy, Luật
TTHC năm 2015 vẫn tiếp tục kế thừa quy định trước đây của Luật TTHC năm
2010 khi tiếp tục quy định VIỆN KIỂM SÁTND là cơ quan tiến hành tố tụng hành
chính. Theo chúng tôi, việc giữ nguyên quy định này là hợp lý bởi lẽ trong tố tụng
hành chính, VIỆN KIỂM SÁTND nhân danh quyền lực Nhà nước thực hiện chức
năng kiểm sát hoạt động tư pháp, cụ thể là kiểm sát tính hợp pháp về các quyết
định và hành vi của người tiến hành tố tụng và hành vi của người tham gia tố tụng,
bảo đảm mọi vi phạm pháp luật trong tố tụng hành chính phải được phát hiện và xử
lý kịp thời, nghiêm minh giúp cho việc giải quyết vụ án hành chính được đúng đắn
và khách quan.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 36 Luật TTHC năm 2015 quy định Viện trưởng
Viện kiểm sát, Kiểm sát viên (KSV), Kiểm tra viên là những người tiến hành tố
tụng hành chính cùng với Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm
tra viên, Thư ký Tòa án. Như vậy, Luật TTHC năm 2015 đã bổ sung thêm Kiểm tra
viên là người tiến hành tố tụng hành chính, thể hiện sự đồng bộ, phù hợp với quy


định của Luật Tổ chức VIỆN KIỂM SÁTND năm 2014; tiếp tục kế thừa các quy
định trước đây của Luật TTHC năm 2010 khi quy định “Viện kiểm sát kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải
quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật”. Viện kiểm sát kiểm sát các vụ án
hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên
toà, phiên họp của Toà án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành
bản án, quyết định của Toà án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị


theo quy định của pháp luật. Thông qua việc thực hiện chức năng này, Viện kiểm
sát giúp Tòa án kịp thời sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động xét xử
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát
viên và Kiểm tra viên So với Luật TTHC năm 2010, nhiệm vụ và quyền hạn của
Viện trưởng VIỆN KIỂM SÁTND đã được bổ sung thêm quyền yêu cầu, kiến nghị
tại Điều 42 Luật TTHC năm 2015. Ngoài ra, do Kiểm tra viên mới được bổ sung là
người tiến hành tố tụng hành chính nên trong nhiệm vụ và quyền hạn Viện trưởng
VIỆN KIỂM SÁTND đã bổ sung thêm một số quy định liên quan đến chủ thể này,
cụ thể: Phân công Kiểm tra viên tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính; quyết
định thay đổi Kiểm tra viên.
Đối với nhiệm vụ và quyền hạn của KSV, nếu như Điều 40 Luật TTHC năm
2010 trước đây chỉ quy định một cách chung chung thì Luật TTHC năm 2015 đã có
sự liệt kê các nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng và chi tiết hơn. Theo đó, Điều 43 quy
định khi được Viện trưởng phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong hoạt động tố tụng hành chính, KSV có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện; kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án; nghiên
cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6
Điều 84 của Luật này; tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện
kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này; kiểm sát bản án,
quyết định của Tòa án; yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo

quy định của Luật này; đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền
kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiểm sát hoạt
động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này. Chúng tôi cho rằng,


với việc quy định cụ thể và chi tiết về nhiệm vụ và quyền hạn của KSV giúp cho
KSV thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Kiểm tra
viên được quy định tại Điều 44 Luật TTHC năm 2015 đều là các nhiệm vụ và
quyền hạn mới, theo đó, Kiểm tra viên có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Nghiên
cứu hồ sơ vụ án, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; lập hồ sơ kiểm sát vụ án hành
chính theo sự phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát; giúp
KSV kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo quy định.
2. Về sự có mặt của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp trong tố
tụng hành chính.
Điều 156 Luật TTHC năm 2015 quy định về sự có mặt của KSV tại phiên
tòa sơ thẩm như sau:
Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm
vụ tham gia phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.
Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục
tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được
tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu. Với quy
định trên có thể thấy Luật TTHC năm 2015 có hai điểm kế thừa Luật TTHC năm
2010: Một là, KSV được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công phải có
mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; hai là, trường hợp KSV bị thay
đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có KSV
dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt
tại phiên tòa từ đầu. Tuy nhiên, Luật TTHC năm 2015 có một điểm sửa đổi so với
quy định của Luật TTHC năm 2010 là trong trường hợp KSV được Viện trưởng

Viện kiểm sát cùng cấp phân công vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử vẫn
tiến hành xét xử thay vì phải hoãn phiên tòa như quy định trước đây. Theo chúng


tôi, sở dĩ Luật TTHC năm 2015 có sự sửa đổi này xuất phát từ lý do nhằm bảo đảm
việc giải quyết vụ án hành chính được xét xử kịp thời nhằm bảo đảm đúng thời hạn
tố tụng đã được quy định.
3. Phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp trong tố tụng
hành chính
So với quy định của Luật TTHC năm 2010, quy định của Luật TTHC năm
2015 về phát biểu của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có sự
sửa đổi quan trọng. Theo Điều 190 Luật TTHC năm 2015 quy định: “Sau khi
những người tham gia tố tụng tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu
ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư
ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ
khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về
việc giải quyết vụ án.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý
kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án”.
Như vậy, theo quy định của Luật TTHC năm 2015, việc phát biểu của KSV
đã được sửa đổi theo hướng cho phép KSV được quyền phát biểu ý kiến về việc
giải quyết vụ án. Chúng tôi cho rằng, việc sửa đổi này là hợp lý, bởi lẽ, KSV là
người kiểm sát việc giải quyết vụ án ngay từ khi vụ án hành chính được khởi kiện,
KSV cũng được quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án nên hơn ai hết KSV là người nắm
rõ bản chất vụ việc. Do đó, KSV phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án
được xem như là kênh quan trọng để Hội đồng xét xử tham khảo đánh giá về tính
hợp pháp của đối tượng khiếu kiện. Bên cạnh điểm mới như trên, Luật TTHC năm
2015 còn bổ sung thêm quy định: “Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên



phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án” nhằm đảm
bảo việc hoàn tất hồ sơ vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với việc phát biểu của KSV trong phiên tòa phúc thẩm, Luật TTHC năm
2015 kế thừa những quy định trước đây của Luật TTHC năm 2010 khi quy định
“Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm
sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá
trình giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn phúc thẩm” và khoản 4 Điều 243 quy
định phát biểu của KSV tại phiên họp phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp
sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia
phiên họp phúc thẩm và phát biểu ý kiến về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị
trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định. Hội đồng xét xử quyết định
hoãn phiên họp khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có
kháng nghị”. Tương tự như quy định ở cấp xét xử sơ thẩm, Luật TTHC năm 2015
đã bổ sung thêm quy định “Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi
văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án”.
4. Kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh trong tố tụng
hành chính
Viện kiểm sát với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
hành chính góp phần giúp cho hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án, đương sự
được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Vì vậy, Luật TTHC
năm 2015 tiếp tục dành một số điều khoản quy định về vấn đề này, trong đó chủ
yếu tập trung tại Chương VI về chứng cứ, chứng minh. Đối với việc xác minh và
thu thập chứng cứ, khoản 6 Điều 84 Luật TTHC năm 2015 kế thừa quy định trước
đây của Luật TTHC năm 2010 khi quy định “Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa
án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án. Trường


hợp kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám
đốc thẩm, tái thẩm thì Viện kiểm sát có thể xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để
bảo đảm cho việc kháng nghị”; bên cạnh đó, việc kiểm sát hoạt động thu thập

chứng cứ, chứng minh có những điểm mới sau:
Thứ nhất, đối với hoạt động trưng cầu giám định và yêu cầu giám định,
khoản 5 Điều 89 Luật TTHC năm 2015 đã bổ sung quy định Viện trưởng VIỆN
KIỂM SÁTND tối cao được quyền yêu cầu giám định lại trong trường hợp đặc
biệt.
Thứ hai, đối việc bảo vệ chứng cứ, khoản 2 Điều 97 Luật TTHC năm 2015
quy định “Trường hợp người làm chứng bị đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc để
không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền
quyết định buộc người có hành vi đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc phải chấm
dứt hành vi đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc người làm chứng. Trường hợp hành
vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách
nhiệm hình sự”, trong khi đó theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật TTHC năm
2010 trước đây quy định “… Trường hợp hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua
chuộc có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền
xem xét về trách nhiệm hình sự”. Có thể thấy, Luật TTHC năm 2015 đã có sự quy
định cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn giúp cho Tòa án thuận lợi trong công tác xử lý
các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án
hành chính được kịp thời, đúng pháp luật.
5. Kiểm sát thi hành án hành chính
Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính theo
Luật TTHC năm 2015 có điểm bổ sung khá quan trọng khi cho phép Tòa án được
quyền ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của


VIỆN KIỂM SÁTND cũng được bổ sung thêm quy định mới tại khoản 2 Điều 312:
“Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người
được thi hành án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định buộc thi hành án
hành chính. Quyết định buộc thi hành án phải được gửi cho người phải thi hành án,
người được thi hành án, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi
hành án và Viện kiểm sát cùng cấp…”. Ngoài điểm bổ sung trên thì Điều 315 Luật

TTHC năm 2015 tiếp tục kế thừa quy định Luật TTHC năm 2010 về kiểm sát thi
hành án hành chính khi quy định: Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật
của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành bản án,
quyết định của Tòa án bảo đảm việc thi hành bản án, quyết định kịp thời, đầy đủ,
đúng pháp luật. Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan,
tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án để có biện pháp tổ chức thi
hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án.
Với việc quy định quyết định buộc thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm
sát cùng cấp giúp cho Viện kiểm sát kịp thời thực hiện công tác kiểm sát để phát
hiện ra các sai phạm trong hoạt động thi hành án để có các biện pháp kiến nghị chủ
thể có thẩm quyền xử lý nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án được thi hành nghiêm chỉnh từ đó kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người được thi hành án.
Tóm lại, Luật TTHC năm 2015 đã kế thừa những quy định cơ bản về vai trò
của VIỆN KIỂM SÁTND trong hoạt động tố tụng hành chính của Luật TTHC năm
2010; đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Chúng tôi cho rằng, đây là
những sửa đổi, bổ sung quan trọng giúp Viện kiểm sát thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình trong hoạt động tố tụng hành chính được quy định tại Điều 22 Luật TTHC
năm 2015 “Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người,


quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
II.

Đánh giá quy định về vai trò viện kiểm sát
Chức năng kiểm sát hoạt động xét xử - trong đó có xét xử hành chính - được


khẳng định trong Hiến pháp. Kiểm sát xét xử vốn là một nội dung trong hoạt động
kiểm sát chung . Đây là hoạt động đặc thù của viện kiểm sát, vốn chỉ tồn tại ở các
nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Có thể, sự cần thiết có một cơ quan độc lập,
tập trung, đứng ra giám sát hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội bắt
nguồn từ nguyên lý tổ chức quyền lực nhà nước XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Nếu như
trong quốc gia tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, việc giám sát các hoạt động
của công quyền được đảm nhiệm bởi Tòa án, thông qua tố tụng hành chính, thì
trong hệ thống tổ chức quyền lực XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, sự thiếu vắng vai trò của
Tòa án trong kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước - mà chủ yếu là bộ
máy hành chính - đã dẫn đến một khả năng “bù đắp” bởi sự tồn tại của chức năng
KSC - mà một trong những đối tượng kiểm sát quan trọng là cơ quan hành chính.
Theo quan sát của các học giả phương Tây, “từ góc độ lịch sử cho thấy, thiết chế
VIỆN KIỂM SÁT chỉ tồn tại trong những hệ thống hành chính XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA, nơi vắng bóng vai trò của Tòa án hành chính, hoặc có Tòa án hành chính
nhưng chỉ phôi thai hay không được coi trọng lắm”. Hơn nữa, có vẻ như sự tồn tại
của chức năng viện kiểm sát hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc lớn của học
thuyết về nhà nước và pháp luật XÃ HỘI CHỦ NGHĨA: nguyên tắc tập trung dân
chủ và vai trò xây dựng kiến tạo mới của Nhà nước. Theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, viện kiểm sát, với chức năng khởi tố, truy tố các hành vi vi phạm pháp
luật, đã thực sự chứng tỏ vai trò người lính gác gìn giữ, đảm bảo cho pháp luật
được áp dụng một cách thống nhất và nghiêm túc trên toàn quốc. Mặt khác, chức


năng này cũng phù hợp với vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, một Nhà nước
kiểu mới, Nhà nước luôn giữ vai trò chủ động trong xây dựng và kiến tạo một xã
hội mới. Trong Nhà nước đó, viện kiểm sát , khác với Tòa án, không chỉ bị triệu
hồi theo yêu cầu đương sự, mà còn có quyền tự phát hiện các vi phạm pháp luật và
thực hiện quyền công tố.
Dẫu nguyên lý tổ chức không thay đổi nhưng cho đến nay, chức năng KSC
của viện kiểm sát đã bị bãi bỏ do trùng lắp với những hoạt động khác như thanh

tra, kiểm tra của cơ quan hành chính, giám sát của cơ quan quyền lực. Riêng có
kiểm sát xét xử là vẫn được duy trì. Lý giải điều này, theo một số luật gia, việc duy
trì kiểm sát xét xử bắt nguồn từ tình hình thực tiễn của nước ta. Kiểm sát xét xử
vẫn còn cần thiết khi hoạt động xét xử đang còn gặp nhiều khó khăn, do những
nguyên nhân khách quan để lại (ví dụ: chiến tranh, thất lạc các giấy tờ chứng cứ)
và cả nguyên nhân chủ quan (trình độ hạn chế của thẩm phán, của người đi kiện đặc biệt trong các phiên tòa dân sự, khi đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ).
Chính vì vậy, vai trò giám sát của VIỆN KIỂM SÁT trong những phiên tòa này
thực sự cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp và tính vô tư trong xét xử của Tòa án.


C. Kết luận
Trên đây là bài làm sinh viên về vấn đề : “đánh giá quy định pháp luật về vai
trò viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính”, do lượng kiến thức còn
hạn chế, bài làm hoàn toàn do tham khảo và mang quan điểm cá nhân nên sẽ có
những điều hạn chế và chưa đạt yêu cầu thâm chí nhận đinh sai sót, mong thầy cô
giúp sinh viên hiểu rõ hơn vấn đề.


Tài liệu tham khảo
-

Giáo trình luật tố tụng hành chính trường đại học kiểm sát Hà Nội.
Luật tố tụng hành chính
Hiến pháp 2013
Tks.edu.vn
Luatduonggia.vn
Bình luận khoa học môn luật tố tụng hành chính




×