Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI LUẬN: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO NGƯỜI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.86 KB, 6 trang )

Pháp luật các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn
mang tính nhân đạo. Một trong những biểu hiện của tính nhân đạo trong pháp
luật nói chung và trong lĩnh vực tương trợ tư pháp nói riêng là việc chuyển giao
người chấp hành án phạt tù. Nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội trở về đất
nước của mình, gần gũi gia đình, phong tục tập quán, lối sống điều kiện khí hậu
để họ thuận lợi chấp hành án trước khi mãn hạn tù trở về với xã hội, để dễ thích
nghi và hòa nhập với cộng đồng, trở thành những người có ích cho xã hội, tránh
tình trạng tái phạm tội do khó hòa nhập sau cải tạo. Để làm rõ các vấn để có liên
quan trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, tôi xin chọn đề tài “Mục đích, ý nghĩa
của hoạt động chuyển giao người chấp hành hình phạt”.
Dựa trên cơ sở quy định về chuyển giao người bị kết án được quy định
trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương, quy định của Luật tương
trợ tư pháp 2007 và chuyển giao người chấp hành án phạt tù từ các công trình
nghiên cứu các vấn đề này có thể đưa ra khái niệm chuyển giao người chấp hành
án phạt tù như sau: “Chuyển giao chấp hành án phạt tù là một hình thức tương
trợ tư pháp, trong đó cơ quan thẩm quyển của quốc gia dựa trên cơ sở của điều
ước quốc tế, pháp luật quốc gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại thực hiện việc
chuyển giao người nước ngoài đã bị Tòa án của quốc gia đó kết án bằng một bản
án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật về nước mà người đó là công dân hoặc một
nước khác đồng ý tiếp nhận, trên cơ sở tự nguyện của người đó để tiếp tục thi
hành bản án”.1 Theo đó việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù là
việc một quốc gia thực hiện chuyển giao người nước ngoài phạm tội đã bị toà án
của quốc gia đó kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật về nước mà người bị
kết án là công dân hoặc một nước khác đồng ý tiếp nhận để tiếp tục thi hành bản
án trên cơ sở sự đồng ý tự nguyện của người bị kết án hoặc đại diện hợp pháp
của họ.
Giáo trình luật tương trợ tư pháp năm 2016 , Đại học Kiểm Sát Hà Nội , NXB
Chính trị quốc gia sự thật
1

1




Đặc điểm cơ bản của việc chuyển giao người chấp hành hình phạt thể hiện
trên các khía cạnh. Đối tượng chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù là
người bị Tòa án ở nước yêu cầu chuyển giao kết án bằng một bản án có hiệu lực
pháp luật và người đó đang chấp hành án phạt tù tại nước này. Căn cứ để chuyển
giao người chấp hành án phạt tù được thực hiện trên cơ sở của các điều ước
quốc tế đa phương; pháp luật quốc gia; pháp luật và tập quán quốc tế. Khi các
quốc gia có điều ước về chuyển giao người chấp hành án phạt tù thì khi có yêu
cầu chuyển giao của người chấp hành án phạt tù, hoặc yêu cầu của quốc gia tiếp
nhận hoặc yêu cầu của quốc gia chuyển giao thì việc chuyển giao được thực
hiện theo các điều ước quốc tế đó. Nếu các quốc gia chưa có điều ước quốc tế về
chuyển giao người chấp hành án phạt tù thì việc chuyển giao được thực hiện trên
thỏa thuận trực tiếp giữa các quốc gia liên quan trên cơ sở phù hợp pháp luật.
Hậu quả pháp lý của việc chuyển giao người chấp hành án phạt tù, với cả hai
bên nước kết án và nước tiếp nhận người thì sẽ để lại hậu quả nhất định. Với
nước kết án: nước tiếp nhận đồng ý tiếp nhận sẽ làm đình chỉ việc thi hành hình
phạt tại quốc gia kết án đối với người bị kết án. Với quốc gia tiếp nhận: Tiếp tục
thi hành hình phạt đối với người bị kết án. Việc tiếp tục hình phạt phải chịu ràng
buộc bởi tính chất và thời hạn của hình phạt theo bản án đã tuyên của quốc gia
kết án. Việc tiếp tục thi hành hình phạt chịu ràng buộc bởi tính chất và thời hạn
hình phạt theo bản án đã tuyên của quốc gia kết án. Nếu do tình thế và thời hạn
mà hình phạt đó không phù hợp với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc pháp
luật quốc gia đòi hỏi thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận cũng có
thể thông qua quyết định của Tòa án hoặc quyết định chuyển hình phạt hay biện
pháp theo quy định của pháp luật nước mình trong phạm vi và mức độ tướng
ứng với chế tài đã tuyên tại quốc gia kết án. Về thời hạn hình phạt hay biện pháp
mới không được cao hơn hay thấp hơn so với thời hạn tối thiểu theo quy định
của pháp luật quốc gia tiếp nhận.
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động chuyển giao người chấp hành án phạt tù

được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Mục đích của chuyển giao người chấp hành
2


án phạt tù chủ yếu mang tính chất nhân đạo, để họ trở về quê hương tiếp tục
chấp hành bản án đã tuyên, tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành án xong,
tạo điều kiện cho người đang chấp hành hình phạt tù có cơ hội được chấp hành
hình phạt tại chính đất nước mà mình mang quốc tịch, hay tại chính quê hương
của mình, gần gia đình với những điều kiện sống thuận lợi về văn hóa, tập quán,
lối sống, ngôn ngữ, thậm chí là cả khí hậu, hỗ trợ cho người bị phạt tù có điều
kiện thuận lợi cải tạo tốt nhất để sau khi mãn hạn tù có thể nhanh chóng trở lại
cuộc sống đời thường lành mạnh, giảm thiểu nguy cơ tái phạm, trở thành người
có ích cho xã hội.
Song song với mục đích của việc chuyển giao người đang chấp hành hình
phạt thì việc chuyển giao cũng mang lại rất nhiều ý nghĩa. Lợi ích của việc
chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù mang lại lợi ích cho cả ba bên:
nước chuyển giao, nước nhận chuyển giao và người bị kết án. Trước hết, đối với
người bị kết án phạt tù, họ phải chịu hình phạt với rào cản về ngôn ngữ và văn
hoá, điều đó sẽ có thể làm giảm khả năng cải tạo của họ. Việc chuyển giao sẽ tạo
các lợi ích về vật chất và tinh thần như môi trường xã hội, điều kiện sống, điều
kiện thăm nom, động viên của người thân và bạn bè,… 2 làm cho họ tích cực cải
tạo, sửa chữa sai lầm. Việc chấp hành án ở nước khác sẽ khiến người phạm tội
dễ phát sinh tâm lý trầm uất, khó hòa nhập với các người phạm tội khác do bất
đồng về ngôn ngữ, cũng như khác biệt về tôn giáo sẽ dẫn tới các xung đột giữa
các phạm nhân, nhất là khi không phải việc giải quyết vấn đề giam giữ ở các
nước đều giống nhau như điều kiện phòng giam chung, hoặc không có cơ chế
riêng đối với người phạm tội giam riêng biệt, hoặc vấn đề người chuyển giới
chấp hành án phạt tù. Đơn cử như ở Việt Nam, việc người chuyển giới chấp
hành án phạt tù vẫn chưa có các quy định cụ thể như phòng giam và sinh hoạt
chung giữa các phạm nhân. Việc chuyển giao người bị kết án về quê hương của

họ cũng làm giảm gánh nặng về tài chính và tình cảm cho gia đình và giảm nhu
Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù: Lợi ích, căn cứ, điều kiện
/>2

3


cầu cần sự trợ giúp lãnh sự đối với công dân bị kết án ở nước ngoài. Bởi vì, nếu
người phạm tội chấp hành hình phạt tù ở nước khác, các chi phí phát sinh bao
gồm chi phí đi lại của người thân người phạm tội chăm nom, chi phí của các cơ
quan chức năng khi cần lấy lời khai trực tiếp của người chấp hành hình phạt tù,
chi phí chăm sóc người phạm tội do việc thay đổi về thức ăn, khí hậu khi chấp
hành hình phạt tù, … sẽ rất tốn kém. Nâng cao cơ hội cải tạo cho người được
chuyển giao thông qua việc tiếp cận với chương trình giáo dục, làm việc và cải
tạo cũng như sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Việc giáo dục, đào tạo người
phạm tội hòa nhập rất quan trọng, bởi vì sau khi chấp hành án phạt tù ở nước
ngoài thì người đó thường sẽ trở về quê hương để bắt đầu lại cuộc sống. Tuy
nhiên, với các kiến thức cũng như trình độ được đào tạo như việc dạy nghề ở các
nước cho người chấp hành án phạt tù có sự khác nhau, gây khó khăn cho người
đó khi kiếm việc làm để tái hòa nhập, thu nhập thấp hoặc không có thu nhập,
khiến dễ bị lôi kéo, tái phạm, Đối với nước chuyển giao, việc chuyển giao làm
giảm các chi phí nhà nước đó bỏ ra trong quá trình giam giữ, cải tạo người đó.
Tùy theo từng nước, mức độ cũng như khoản chi tiêu trong quá trình giam giữ,
cải tạo với người phạm tội sẽ khác nhau. Có thể là cùng với một khung hình
phạt, nhưng điều kiện và mức độ cải tạo khác nhau như giam giữ chung, giam
giữ tách biệt,… Đối với nước nhận chuyển giao, việc chuyển giao cho phép
nước nhận sẽ giám sát họ khi được tha và dần dần giúp tù nhân tái hoà nhập
cộng đồng. Việc chấp nhận chuyển giao người chấp hành án phạt tù ở nước tiếp
nhận sẽ bám sát nhất về khung hình phạt, điều kiện giam giữ, chương trình giáo
dục, cải tạo, hướng tới mục đích cuối cùng là giúp người phạm tội quay lại con

đường hướng thiện mà vẫn đảm bảo được hình phạt tương đương với bản án của
người đó bị kết án tại nước chuyển giao. Thực chất, việc chuyển giao người
đang chấp hành hình phạt tù không phải là giải pháp khoan dung hơn cho người
bị kết án. Mục đích của nó là thi hành hình phạt ở nước bị kết án trong môi
trường cải tạo tốt hơn.

4


Ngoài ra, xét về chính trị, pháp lý, ngoại giao thì việc chuyển giao người
chấp hành hình phạt tù có ý nghĩa quan trọng, nhằm tăng cường cơ sở pháp lý
hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật của hai nước, góp phần thúc đẩy và
phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa
quốc gia đó với các nước ký kết. 3 Điều này cụ thể nguyên tắc có đi, có lại trong
lĩnh vực tương trợ tư pháp giữa các nước. Đồng thời, thể hiện thiện chí và trách
nhiệm của Nhà nước đối với công dân ở nước ngoài. Việc chuyển giao người
đang chấp hành hình phạt có thể xem xét việc lựa chọn của người phạm tội. Đây
là một điểm khác biệt cơ bản để phân biệt “dẫn độ” và “chuyển giao người đang
chấp hành hình phạt tù”. Dẫn độ thể hiện chủ quyền quốc gia không phụ thuộc
vào người phạm tội bị kết án có đồng ý hay không. Pháp luật Việt Nam từ chối
chuyển giao nếu việc chuyển giao có căn cứ cho rằng người phạm tội có thể bị
tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại nước tiếp nhận. Điều này tạo cơ sở pháp lý quan
trọng cho việc việc chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam với nước
ký kết, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho công tác đấu tranh chống và
phòng ngừa tội phạm nói chung.
Từ đó, đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu, bổ sung vào hệ thống pháp luật
tố tụng hình sự quy định về việc công nhận và thi hành bản án hình sự của Tòa
án nước ngoài, trong đó có bản án hình sự về hình phạt tù, đẩy mạnh hoạt động
xúc tiến đàm phán, ký kết những thỏa thuận hoặc Hiệp định về chuyển giao
người bị kết án phạt tù với các quốc gia khác.

Tóm lại, việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù với mục đích
nhân đạo với người phạm tội còn có ý nghĩa trên nhiều phương diện bao gồm
người phạm tội, nước chuyển giao, nước tiếp nhận chuyển giao. Qua các phân
tích trên có thể nhận thấy được tầm quan trọng của việc chuyển giao người chấp
hành hình phạt tù trong vấn đề tương trợ tư pháp nói riêng và trong thực tiễn
Một số nội dung cơ bản về chuyển giao người bị kết án phạt tù trong các Hiệp
định Tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với một số nước trên thế giới.
/>3

5


việc áp dụng pháp luật nói chung. Từ đó, tăng cường, chú trọng hơn về việc hợp
tác, xây dựng cũng như áp dụng pháp luật xung quanh lĩnh vực tương trợ tự
pháp và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình luật tương trợ tư pháp, 2016, NXB Chính trị quốc gia sự thật , Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù: Lợi ích, căn cứ, điều kiện
/>Một số nội dung cơ bản về chuyển giao người bị kết án phạt tù trong các Hiệp
định Tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với một số nước trên thế giới.
/>
6



×