Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự 2015 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.65 KB, 15 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kì vươn mình mạnh mẽ, kết hợp nguồn lực bên trong và
bên ngoài để đưa đất nước phát triển đi lên trên tất cả các lĩnh vực. Đảng, Nhà nước và nhân
dân cùng nhau thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; rút
ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta so với các nước trên thế giới. Cuộc sống của người
dân ngày càng được cải thiện theo hướng đầy đủ và hạnh phúc hơn. Khi xã hội phát triển như
vậy, các quan hệ dân sự ngày càng diễn ra phức tạp hơn. Pháp luật nước ta mà đặc biệt là
pháp luật về dân sự luôn có những thay đổi cho phù hợp để kịp thời điều chỉnh các quan hệ
dân sự phát sinh. Bên cạnh những mặt tích cực, những thành quả đạt được thì do chủ quan
hay khách quan mà nhiều khi những rủi do phát sinh làm thiệt hại về con người(tính mạng,
sức khỏe, tinh thần,…), tài sản,… Mỗi lúc như vậy, những dấu hỏi lại đặt ra về việc trách
nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai và bồi thường như thế nào? Pháp luật về dân sự luôn
quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự, đặc
biệt bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi bị rủi do phát sinh.
Môn luật dân sự chứa đựng một khối lượng kiến thức khó và phức tạp, do đó, các
thành viên trong nhóm chúng em cùng nhau kết hợp lí thuyết trên lớp do thầy, cô cung cấp
với việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để thực hành giải quyết tình huống cụ thể với mục tiêu
học đi đôi với hành, giúp các thành viên có thể ứng dụng thực tế, cọ sát với việc áp dụng
pháp luật nói chung, pháp luật về dân sự nói riêng vào xử lí những vấn đề mà thực tế cuộc
sống đặt ra. Bài làm này, nhóm chúng em sẽ cùng nhau giải quyết tình huống liên quan tới
việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là một lĩnh vực xảy ra
nhiều tranh chấp, rắc rối.
B. NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Khái niệm:
Có thể hiểu rằng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự
theo đó, người vi phạm nghĩa vụ pháp lý gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những
tổn thất mà mình gây ra mà giữa người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và người bị


1


thiệt hại không có việc giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại
không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt
hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ mà trong đó, người có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của
pháp luật dân sự, xác định người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể khác và gây
ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
2. Căn cứ phát sinh:
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về
tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về
một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành
một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền,
mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin…Và cần phải được bồi
thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thứ hai, hành vi gây thiệt hại hoặc có sự kiện tài sản gây thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là hành vi mà pháp luật cấm, không
cho phép thực hiện. Nó có thể thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Tuy
nhiên, bên cạnh đó có những hành vi tuy gây thiệt hại nhưng không bị coi là trái pháp luật thì
người thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm bồi thường như các trường hợp: do
yêu cầu của nghề nghiệp phải gây thiệt hại, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ,… Không
phải mọi trường hợp, thiệt hại xảy ra đều do hành vi của con người gây ra mà còn có nhiều

thiệt hại do tài sản gây ra.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại hay sự kiện tài sản gây
thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật
và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ
2


là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính
quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản
thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm
phát sinh thiệt hại.
3. Lỗi và vai trò của yếu tố lỗi:
Lỗi là trạng thái tâm lí của một người đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi
đó mang lại. Lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt
hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc
cho thiệt hại xảy ra.
Yếu tố lỗi có vai trò rất lớn trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ
thể:
Thứ nhất, Lỗi là một căn cứ để loại trừ trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thiệt
hại phát sinh hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại (khoản 2 Điều 584). Hay lỗi một phần thì
chỉ bồi thường thiệt hại do phần lỗi ấy gây ra thôi (khoản 4 Điều 585).
Thứ hai, là căn cứ để giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt
hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của người bồi thường (khoản 2 Điều 585).
Thứ ba, Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới
bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại
được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ
lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
4. Năng lực và nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
4.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân không đồng nhất với năng
lực hành vi dân sự của cá nhân.
Tại Điều 586 BLDS 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
như sau:
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên
3


gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp
quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng
tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn
thiếu bằng tài sản của mình.
3.Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài
sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc
không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;
nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải
lấy tài sản của mình để bồi thường.”
4.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Về nội dung của nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 BLDS
2015, cụ thể như sau:
“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về
mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công
việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không
có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt
hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi
thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt
hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không
áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
II.

Bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra và bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

1. Bổi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
4


1.1Khái niệm:
Có thể hiểu một cách khái quát bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm
cao độ và do hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác,
phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp
nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi.

1.2Các nguồn nguy hiểm cao độ:
Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm: phương tiện giao thông vận tải cơ giới; hệ thống
tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động; vũ khí; chất nổ; chất cháy; chất độc; chất
phóng xạ; thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
1.3Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường:
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.

Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi
thường.
Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người
đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
1.4Trường hợp không phải bồi thường thiệt hại:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi
thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
Một là, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
Hai là, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra:
2.1Khái niệm:
Bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra là loại trách nhiệm bồi thường
thiệt hại xảy ra do hành vi và do lỗi của con người gây ra thiệt hại cho người khác.
2.2Căn cứ phát sinh:
Thứ nhất, hành vi của chủ thể phải có thiệt hại xảy ra.
5


Thứ hai, hành vi của chủ thể là hành vi trái pháp luật và phải xảy ra trên thực tế.
Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại của chủ thể với thiệt hại xảy
ra.
2.3Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường:
Vì thiệt hại trên thực tế xảy ra là do hành vi trái pháp luật của con người gây ra. Cho
nên để xác định chủ thể áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cần phải dựa theo
những căn cứ xác định người đã có hành vi gây thiệt hại để bồi thường.
Ngoài ra, cần xem xét yếu tố lỗi để xác định trách nhiệm bồi thường và mức phải bồi
thường.
III.


Giải quyết tình huống

1. Tình huống và câu hỏi:
Nguyên đơn: Hoàng Văn Q, Địa chỉ thường trú: xã C, huyện M, tỉnh S.
Bị đơn: Ông Trần Văn T, Địa chỉ thường trú: Tổ dân phố số 9, phường Đ, quận HM,
thành phố H.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Văn C, Địa chỉ thường trú: Thôn
QĐ, xã VQ, huyện T, thành phố H.
Theo đơn khởi kiện của ông Hoàng Văn Q ngày 17/10/2017 cùng với lời khai tại Tòa,
ông Hoàng Văn Q trình bày: Khoảng 9h ngày 12/9/2017, ông đang điều khiển xe máy đến
chân dốc C thuộc huyện M, tỉnh S thì bị xe ô tô tải mang biển số 31E – 575.65 do anh
Nguyễn Văn C, 40 tuổi điều khiển bị nổ lốp và trôi xuống đâm vào ông. Hậu quả là ông bị
thương nặng nằm điều trị tại Bệnh viện Việt Đức 45 ngày, chiếc xe máy bị hư hỏng toàn bộ.
Do không thống nhất được mức bồi thường nên ông khởi kiện yêu cầu ông Trần Văn T là
chủ chiếc xe trên phải bồi thường thiệt hại cho ông số tiền tạm tính là: 187.000.000 đồng.
Trong đó, tiền điều trị và lắp chân giả (có hóa đơn của bệnh viện) là 95.000.000 đồng, giá trị
chiếc xe máy là 24.000.000 đồng (tương đương giá trị chiếc xe máy mới cùng loại), tiền thu
nhập bị mất trong thời gian nằm điều trị là 45 ngày x 200.000 đồng/ngày, tiền công cho
người chăm sóc ông trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện là 45 ngày x 200.000
đồng/ngày, tiền do bị tổn thất về tinh thần là 50.000.000 đồng, các khoản bồi thường khác
theo quy định của pháp luật.
Bị đơn là ông Trần Văn T trình bày: Ông thống nhất với trình bày của nguyên đơn về
việc xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, khi xe đang đi lên dốc thì bị nổ lốp mặc dù lái xe là anh
6


Nguyễn Văn C đã sử dụng khối gỗ 3 cạnh để chặn bánh xe. Nhưng do sức nặng của xe đang
ở vị trí gần đỉnh dốc, cộng với do hôm trước trời mưa, đường trơn nên xe đã thuận đà trôi
xuống dốc đâm vào ông Q gây ra vụ tai nạn. Vụ tai nạn xảy ra hoàn toàn do sự kiện bất ngờ
(xe nổ lốp) và sự kiện bất khả kháng (xe đang lên dốc cộng với đường trơn). Do đó, ông

không đồng ý với yêu cầu đòi bồi thường của ông Hoàng Văn Q. Ông Trần Văn T chỉ đồng ý
hỗ trợ một phần chi phí điều trị của ông Q và giá trị chiếc xe máy bị hư hỏng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Văn C thống nhất với những gì
ông Trần Văn T trình bày.
Theo kết quả điều tra thì xe ô tô mang biển số 31E – 575.65 mới được bảo dưỡng định
kỳ theo đúng quy định pháp luật.
Tại bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện M nhận định: “Đây là trường hợp bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà tại thời điểm xảy ra tại nạn, chiếc xe
ô tô mang biển số 31E – 575.65 lại do Nguyễn Văn C đang chiếm hữu, sử dụng cho nên cần
phải buộc anh Nguyễn Văn C bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra cho ông Q là 187.000.000
đồng theo yêu cầu của ông Hoàng Văn Q”.
Do đó bản án sơ thẩm đã quyết định:
Áp dụng Khoản 3 Điều 584, Điều 589, Điều 590, Khoản 2 ĐIều 601 BLDS năm 2015,
buộc anh Nguyễn Văn C phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho
ông Hoàng Văn Q, tổng số thiệt hại cho ông Q là 187.000.000 đồng. Trong đó, tiền điều trị
và lắp chân giả (có hóa đơn của Bệnh viện) là 95.000.000 đồng, trị giá chiếc xe máy là
24.000.000 đồng (tương đương giá trị chiếc xe máy mới cùng loại), tiền thu nhập bị mất
trong thời gian nằm điều trị là 45 ngày x 200.000 đồng/ngày, tiền công cho người chăm sóc
ông trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện là 45 ngày x 200.000 đồng/ngày, tiền do bị tổn
thất về tinh thần là 50.000.000 đồng.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÓM:
1. Hãy phân biệt bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và bồi
thường do hành vi của con người gây ra?
2. Nhận xét bản án sơ thẩm? Từ đó nêu quan điểm giải quyết của nhóm đối với vụ
việc? Nêu rõ căn cứ pháp lý của tường nhận xét?
2. Giải quyết câu hỏi:
a) Câu hỏi 1:
7



Tiêu chí
Nguyên
nhân
Chủ

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm Bồi thường thiệt hại do hành
cao độ gây ra
vi của con người gây ra
Nguyên nhân gây ra thiệt hại là do nguồn Nguyên nhân gây ra thiệt hại

nguy hiểm cao độ.
là do hành vi của con người.
thể Xác định chủ thể áp dụng trách nhiệm bồi Người nào có hành vi trái

bồi thường thường về nguyên tắc thuộc về chủ sở hữu pháp luật gây thiệt hại thì phải
thiệt hại

hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý bồi thường.
nguồn nguy hiểm cao độ đó chứ không phải Như vậy chủ thể phải bồi
thuộc về tất cả mọi người đang chiếm giữ thường là người gây ra thiệt
nguồn nguy hiểm cao độ đó. Như vậy chủ hại.
thể bồi thương có thể là:
+ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ;
+ Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;
+ Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
nguồn nguy hiểm cao độ.
+ Liên đới bồi thường thiệt hại khi chủ sở
hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn

nguy hiểm cao độ bị chiếm giữ, sử dụng trái
pháp luật.

Đối tượng
bị

phạm
Cơ sở pháp


Sức khỏe, tính mạng, tài sản,

xâm Sức khỏe, tính mạng, tài sản.

danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Từ Điều 594 đến Điều 600

Điều 601 BLDS 2015.

BLDS 2015.

b) Câu hỏi 2:
 Xác định xe ô tô mang biển số 31E – 575.65 là nguồn nguy hiểm cao độ hay
không?
Căn cứ khoản 1 Điều 601 BLDS 2015:

8


“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải

điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng
xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận
chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.”
Và khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008: “Phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc
được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe
máy điện) và các loại xe tương tự.”
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi đang
hoạt động. Nó được coi là hoạt động khi đang di chuyển trên đường bằng động cơ của chính
phương tiện đó hoặc không di chuyển nhưng động cơ của phương tiện ở chế độ mở.
Vì ở đây, tình huống không xác định rõ ràng xe còn hoạt động (hoặc đang ở chế độ
mở) hay không. Do vậy, ta chia ra làm 2 trường hợp:
* Trường hợp 1: xe ô tô đang hoạt động (hoặc đang ở chế độ mở) thì ta có thể xác định xe
ô tô mang biển số 31E – 575.65 do anh Nguyễn Văn C sử dụng, chủ sở hữu là anh Trần Văn
T là nguồn nguy hiểm cao độ.
* Trường hợp 2: xe ô tô không ở trạng thái hoạt động (hoặc đang ở chế độ mở) thì ta có
thể xác định xe ô tô mang biển số 31E -575.65 do anh Nguyễn Văn C sử dụng, chủ sở hữu là
anh Trần Văn T không là nguồn nguy hiểm cao độ.
 Nhận xét bản án sơ thẩm:
 Trường hợp 1: xe là nguồn nguy hiểm cao độ
Theo kết quả điều tra thì xe ô tô mang biển số 31E-575.65 mới được bảo dưỡng định
kỳ theo đúng quy định pháp luật.
Đồng thời, vụ tai nạn xảy ra là hoàn toàn do sự kiện bất ngờ (xe nổ lốp) và sự kiện bất
khả kháng (xe đáng lên dốc cộng với đường trơn).
Do vậy, theo điểm b, khoản 3 Điều 601 BLDS 2015: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường
hợp sau đây:
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.”

9


Theo đó, anh C, anh T không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông M.
Như vậy, bản án sơ thẩm là chưa hợp lý.
 Trường hợp 2: xe không là nguồn nguy hiểm cao độ
Xét theo điều kiện phát sinh thì đã đủ điều kiện:
Thứ nhất, về hành vi của C: Anh C đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn
khi chiếc xe đứng trên đỉnh dốc. Ở đây khi xe đang lên dốc và bị nổ lốp, C đã dừng xe trên
đỉnh dốc, C đã dùng khúc gỗ ba cạnh để chèn bánh xe nhưng C lại không kéo phanh tay của
xe.
Ngoài ra, theo đề bài đưa ra thì C cũng không thực hiện các biện pháp an toàn khác
như: Lấy thêm gạch đá chèn thêm vào bánh xe, có các cảnh báo để cho người đi đường biết
xe mình đang hỏng và có thể bị trôi xuống để mọi người chú ý và quan sát khi đi qua ví dụ
như cắm cành cây cách xe một khoảng cách đủ để người khách tránh được…
Thứ hai, về thiệt hại xảy ra: Chiếc xe ô tô trôi xuống đâm phải ông Q đang điều khiển
xe máy đi dưới chân dốc khiến ông bị thương nặng phải nằm điều trị tại bệnh viện Việt Đức
45 ngày, chiếc xe máy của ông Q bị hư hỏng toàn bộ. Như vậy trong trường hợp này thì yếu
tố thiệt hại xảy ra thỏa mãn.
Thứ ba, về mối quan hệ giữ hành vi và thiệt hại xảy ra: Ta có thể thấy rằng hành vi
không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn để chặn chiếc xe ô tô bị nổ lốp khi chiếc xe
dừng ở trên đỉnh dốc của anh C là nguyên nhân dẫn đến chiếc xe trôi xuống và đâm vào ông
Q gây tai nạn cho ông khiến ông gãy chân và hư hỏng xe máy.
Tuy nhiên, bản án sơ thẩm xác định mức bồi thường của anh C đối với ông Q thì việc
Tòa án yêu cầu anh C phải bồi thường cho ông Q giá trị chiếc xe máy bị thiệt hại với số tiền
là 24.000.000 đồng (tương đương một chiếc xe mới cùng loại) là chưa hợp lý. Vì theo
nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 thì “thiệt hại thực tế phải
được bồi thường toàn bộ và kịp thời…”. Như vậy có thể hiểu rằng thiệt hại đến đâu, bao
nhiêu thì sẽ bồi thường bấy nhiêu. Trong trường hợp này, chiếc xe máy của ông Q đã qua sử
dụng nên sẽ không còn có giá trị như lúc mới mua nên việc bồi thường thiệt hại do chiếc xe

bị hư hại ở đây chỉ có thể bằng giá trị của chiếc xe tại thời điểm nó bị hư hại nếu như chiếc
xe bị hư hại nặng và không thể sửa chữa. Còn nếu chiếc xe vẫn có thể sửa chữa thì chỉ phải
bồi thường chi phí để sửa chữa chiếc xe.
10


Như vậy, ở đây Tòa án sơ thẩm phán quyết anh C phải bồi thường cho ông Q giá trị
chiếc xe máy bị thiệt hại với số tiền là 24.000.000 đồng (tương đương một chiếc xe mới cùng
loại).
Như vậy, bản án sơ thẩm là chưa hợp lý.
c) Quan điểm giải quyết của nhóm:
 Trường hợp 1: Thì anh C, anh T không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
ông M.
 Trường hợp 2:
Theo chứng minh trên về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp cụ thể của đề bài là ông Q bị thiệt hại, hậu quả là ông bị thương
nặng, lắp chân giả, nằm điều trị tại Bệnh viện Việt Đức 45 ngày, chiếc xe máy bị hư hỏng
toàn bộ, phải có thêm 1 người chăm sóc ông trong 45 ngày đó. Việc xác định thiệt hại phải
dự vào các quy định tại các Điều 589, 590 của BLDS 2015, theo đó:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định”.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị
giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của

người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung
bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người
thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị
thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
11


2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm
phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác
để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về
tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người
có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định.”
Việc phải bồi thường thiệt hại như thế nào, ra sao cho ông Q thì phải căn cứ Điều 585
BLDS 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, theo đó:
“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về
mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công
việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không
có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt
hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi
thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt
hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không

áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
Theo quy định trên thì trong trường hợp này bên gây thiệt hại là anh C đã gây thiệt hại
đến đâu thì phải bồi thường đến đó cho ông Q, thiệt hại bao gồm: Chi phí chữa bệnh, bồi
dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của ông Q, Thu nhập thực tế bị
mất của ông Q, chi phí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc ông Q trong thời
gian ông Q đang điều trị và chi phí cho việc chăm sóc ông Q, một khoản tiền để bù đắp tổn
thất về tinh thần mà ông Q gánh chịu và bồi thường giá trị của chiếc xe.
Về giá trị của chiếc xe máy thì theo quan điểm của nhóm thì nếu chiếc xe không còn
sửa chữa được nữa thì phải bồi thường cho ông Q giá trị của chiếc xe mà là giá trị thực tế của
chiếc xe tại thời điểm tai nạn xảy ra chứ không phải giá trị chiếc xe mới cùng loại.
12


Như vậy, tóm lại theo quan điểm của nhóm thì theo căn cứ tại các Điều 584, Điều 585,
Điều 586, Điều 589, Điều 590 thì anh C phải bồi thường cho ông Q như sau:
+ Chi phí chữa bệnh gồm Tiền viện phí, lắp chân giả,… (Theo hóa đơn bệnh viện), chi phí
bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của ông Q.
+ Thu nhập thực tế bị mất của ông Q, phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc ông
Q trong thời gian ông Q đang điều trị và chi phí cho việc chăm sóc ông Q: Tiền thu nhập bị
mất trong thời gian nằm điều trị là 45 ngày x 200.000 đồng/ngày, tiền công cho người chăm
sóc ông trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện là 45 ngày x 200.000 đồng/ngày (Nếu đã
giám định là phù hợp)
+ Một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà ông Q gánh chịu theo quy định tại
khoản 2 Điều 590 BLDS 2015 (Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm
không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định)
+ Giá trị của chiếc xe tại thời điểm xảy ra tai nạn.
IV.

Một số điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng:

Thứ nhất, về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
BLDS 2005 dùng phương pháp liệt kê người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của
cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường. Ngoài quy định như BLDS 2005, BLDS 2015 quy định thêm trường hợp
do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại nhưng các bên có thỏa
thuận bồi thường thì vẫn phải bồi thường.
Ngoài ra, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ A cho B mượn xe ô tô, B gây tai nạn cho C thì A
là người phải bồi thường thiệt hại cho C.
Thứ hai, nguyên tắc bồi thường.
BLBS 2005 chỉ ra 3 nguyên tắc bồi thường cơ bản, trong khi đó BLDS năm 2015 chỉ ra 5
nguyên tắc bồi thường, ngoài 3 nguyên tắc bồi thường như BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã bổ
sung thêm 2 nguyên tắc:
13


+ Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại
do lỗi của mình gây ra.
+ Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không
áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Thứ ba, bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm hại.
BLDS 2005 quy định nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 lần mức
lương tối thiểu do nhà nước quy định. Còn BLDS 2015 quy định trường hợp không thỏa
thuận được mức tối đa bồi thường không quá 50 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.
Thứ tư, bồi thường tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm hại.
BLDS 2005 quy định nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 60 lần mức
lương tối thiểu do nhà nước quy định. Còn BLDS 2015 quy định trường hợp không thỏa

thuận được mức tối đa bồi thường không quá 100 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy
định.
Thứ năm, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường.
BLDS năm 2005 quy định thời hiệu yêu cầu bồi thường là 2 năm thì BLDS 2015 tăng
thêm 1 năm là 3 năm.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, qua việc cùng nhau giải quyết tình huống cụ thể về bồi thường thiệt hại trong
quan hệ dân sự, nhóm chúng em nhận thấy việc áp dụng pháp luật dân sự để xác định, giải
quyết việc bồi thường thiệt hại thật sự gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Bởi việc xác định
đâu là nguyên nhân gây ra thiệt hại là khá phức tạp bởi nguyên nhân đó có thể do hành vi cúa
con người hoặc do yếu tố khách quan không do mong muốn của con người. Việc xác định
được đâu là nguyên nhân gây ra thiệt hại mang nhiều ý nghĩa trong việc xác định chủ thể
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và mức độ bồi thường.
Thiệt hại xảy ra đối với con người và tài sản là điều không mấy ai mong muốn, nó gây hậu
quả xấu thậm chí nghiêm trọng. Do đó, pháp luật dân sự nước ta cần thường xuyên liên tục
có những sửa đổi, bổ sung kịp thời trong việc biến những quy định trở nên sát thực tế và có
tính hiệu quả trong thực thi góp phần làm đơn giản hóa sự phức tạp trong xác định thiệt hại,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại diễn ra trong thực tế cuộc sống. Qua đó, giúp bảo vệ quyền
lợi của chủ thể liên quan; những bồi thường tổn thất kịp thời, nhanh chóng được xác định,
thực hiện giúp xoa dịu, bù đắp những thiệt hại xảy ra.
14


15



×