Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Hợp đồng tín dụng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và điểm mới của BLDS 2015 về lãi suất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.81 KB, 14 trang )

A. MỞ ĐẦU
Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng và xuất hiện sớm nhất
trong lịch sử của pháp luật dân sự. Cùng với sự xuất hiện của hợp đồng thì hợp
đồng dân sự nói riêng là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu bảo đảm công bằng xã
hội. Cùng với sự phát triển thì các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một
gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao. Trong đó không thể không nói đến
tranh chấp về hợp đồng tín dụng. Sau đây nhóm em xin đưa ra một số hiểu biết
của mình và giải quyết một tình huống về tranh chấp hợp đồng tín dụng để nhằm
hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong
hợp đồng.

B. NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm hợp đồng
Theo cách hiểu thông thường, hợp đồng, với tư cách là một thuật ngữ pháp

lý, được hiểu là sự thỏa thuận bằng lời nói hoặc văn bản hoặc bằng cách khác
giữa hai hay nhiều chủ thể có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, nhằm
xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ nhất định trên cơ sở phù
hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.


Theo quy định của pháp luật, Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:” Hợp
đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”.
2. Hiệu lực của hợp đồng


Hợp đồng được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực theo quy định của pháp luật,
cụ thể, Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa
vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo
thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Thời điểm gia kết của hợp đồng được quy định tại Điều 400 Bộ luật Dân sự
2015:
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận
giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết
hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối
cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa
thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký
vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn
bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
3. Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên
cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ
chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một
thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.
Chủ thể của hợp đồng tín dụng là một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là
tổ chức tín dụng có đủ điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ
thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay
do pháp luật quy định.



Đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền. Về nguyên tắc, đối
tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải
được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.
4. Hợp đồng bảo lãnh
Khái niệm bảo lãnh được quy định trong Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với
bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực
hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa
vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.
II. Tóm tắt tình huống
Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh
Đà Nẵng (gọi tắt SHBĐN).
Bị đơn: Vợ chồng ông Trần Anh Dũng và bà Vũ Thị Hồng Diệp.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty cổ phần Hưng Phát, do bà
Vũ Thị Thu Hương - Giám đốc công ty đại diện.
Theo đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ, chứng minh: Thông qua hợp
đồng tín dụng số 24/113 SHBĐN - HĐTD ngày 02-5-2015, nguyên đơn cho vợ
chồng bị đơn ông Dũng, bà Diệp vay 600.000.000đ, thời hạn 12 tháng, lãi suất
1,8%/tháng, lãi suất quá hạn là 150% lãi suất trong hạn. Bị đơn được công ty cổ
phần Hưng Phát bảo lãnh trả nợ thay bằng giấy cam kết bảo lãnh ngày 26-42015. Nội dung của thư bảo lãnh thể hiện công ty cổ phần Hưng Phát sẽ thực
hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay thay cho bên vay (ông Dũng, bà Diệp) cho ngân
hàng nếu đến thời hạn trả nợ, bên vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả
nợ cho ngân hàng.
Sau khi bị đơn nhận tiền vay bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản
công ty cổ phần Hưng Phát, Công ty cổ phần Hưng Phát đã trả lãi thay bà Diệp

được 4 tháng là 43.200.000đ. Sau đó bà Vũ Thị Thu Hương - Giám đốc Công ty
Cổ phần Hưng Phát viện cớ đi công tác xa không đến ngân hàng thanh toán nợ.


Ngân hàng làm việc và thông báo số nợ vay cho bị đơn, nhưng bị đơn từ chối và
cho rằng không vay tiền.
Công ty cổ phần Hưng Phát cho rằng số tiền 600.000.000đ nêu trên là số tiền
bà Diệp góp vốn vào Công ty, đồng thời việc bảo lãnh trả nợ thay ngày 26-42015 chỉ có giá trị nội bộ giữa công ty và Diệp, nay Công ty hủy bỏ văn bản bảo
lãnh trả nợ thay này và không có trách nhiệm đối với khoản vay của vợ chồng bà
Diệp, ông Dũng. Việc trả lãi 4 tháng thay cho bà Diệp là do Ngân hàng trích từ
tài khoản Công ty tại ngân hàng để trả.
Bản án dân sự sơ thẩm số 21/2017/DSST ngày 02-8-2017, TAND thành phố
Q, tỉnh H đã tuyên Hợp đồng bảo lãnh giữa Công ty Cổ phần Hưng Phát với
Ngân hành thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Đà Nẵng vô hiệu.
Bởi, thư bảo lãnh của Công ty cổ phần Hưng Phát được phát hành trước thời
điểm hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn và bị đơn có hiệu lực. Mặt khác, trong
hợp đồng bảo lãnh mới chỉ có chữ ký và đóng dấu của bên bảo lãnh chưa có chữ
ký và đóng dấu của bên nhận bảo lãnh. Do đó, cần phải buộc bị đơn bà Vũ Thị
Hồng Diệp, ông Trần Anh Dũng phải trả cho nguyên đơn số nợ gốc
600.000.000đ, tiền lãi 425.088.000đ (trong đó, lãi trong hạn: 600.000.000 x
1.8% x 12 = 129.600.000đ, lãi quá hạn: 600.000.000+ 129.600.000 x 1.8% x
150% x 15 = 295.488.000đ) tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm, tổng cộng
1.025.088.000 đ, nếu bà Diệp, ông Dũng chậm trả phải tiếp tục trả lãi phát sinh
đến khi trả xong toàn bộ số tiền nợ.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 61/2017/DSPT ngày 21-11-2017, TAND tỉnh
H đã sửa bản án dân sự sơ thẩm số 21/2017/DSST ngày 02-8-2017, tuyên Hợp
đồng bảo lãnh giữa Công ty Cổ phần Hưng Phát với Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Đà Nẵng có hiệu lực. Buộc công ty cổ phần
Hưng phát có nghĩa vụ phải trả cho nguyên đơn số nợ gốc 600.000.000đ, tiền lãi
425.088.000đ (trong đó, lãi trong hạn: 600.000.000 x 1.8% x 12 =

129.600.000đ, lãi quá hạn: 600.000.000+ 129.600.000 x 1.8% x 150% x 15 =
295.488.000đ) tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm, tổng cộng 1.025.088.000 đ,
nếu bà Diệp, ông Dũng chậm trả phải tiếp tục trả lãi phát sinh đến khi trả xong
toàn bộ số tiền nợ.


III.

Giải quyết tình huống
1. Đối tượng tranh chấp của vụ kiện trên?
Trong vụ kiện trên, nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn –

Hà Nội, chi nhánh Đà Nẵng (gọi tắt SHBĐN) đã kiện bị đơn là vợ chồng ông
Trần Anh Dũng và bà Vũ Thị Hồng Diệp đòi ông Dũng, bà Diệp thực hiện nghĩa
vụ trả nợ số tiền đã vay là 600.000.000đ, thời hạn vay 12 tháng với lãi suất là
1.8%/tháng. Như vậy đối tượng tranh chấp trong vụ kiện trên là yêu cầu trả tiền
của Ngân hàng SHBĐN.
2. Nhận xét phán quyết của tòa án nhân dân cấp sơ thẩm và phán quyết
của tòa án nhân dân cấp phúc thẩm? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
Trong tình huống trên cần sử dụng Bộ luật Dân sự 2015, mặc dù sự việc xảy
ra trước khi luật này có hiệu lực và phải sử dụng Bộ luật Dân sự 2005 nhưng do
Bộ luật Dân sự 2005 không có quy định về lãi suất quá hạn nên phải sử dụng Bộ
luật Dân sự 2015 để giải quyết.
Thứ nhất, xét về phán quyết của tòa án nhân dân cấp sơ thẩm. Bản án dân sự
sơ thẩm số 21/2017/DSST ngày 02-8-2017, TAND thành phố Q, tỉnh H đã tuyên
Hợp đồng bảo lãnh giữa Công ty Cổ phần Hưng Phát với Ngân hành thương mại
cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Đà Nẵng vô hiệu. Bởi, thư bảo lãnh của
Công ty cổ phần Hưng Phát được phát hành trước thời điểm hợp đồng tín dụng
giữa nguyên đơn và bị đơn có hiệu lực. Mặt khác, trong hợp đồng bảo lãnh mới
chỉ có chữ ký và đóng dấu của bên bảo lãnh chưa có chữ ký và đóng dấu của bên

nhận bảo lãnh. Do đó, cần phải buộc bị đơn bà Vũ Thị Hồng Diệp, ông Trần Anh
Dũng phải trả cho nguyên đơn số nợ gốc 600.000.000đ, tiền lãi 425.088.000đ
(trong đó, lãi trong hạn: 600.000.000 x 1.8% x 12 = 129.600.000đ, lãi quá hạn:
600.000.000+ 129.600.000 x 1.8% x 150% x 15 = 295.488.000đ) tính đến thời
điểm xét xử sơ thẩm, tổng cộng 1.025.088.000 đ, nếu bà Diệp, ông Dũng chậm
trả phải tiếp tục trả lãi phát sinh đến khi trả xong toàn bộ số tiền nợ.
Phán quyết của tòa án nhân dân cấp sơ thẩm như trên là không đúng, tòa án
tuyên Hợp đồng bảo lãnh giữa công ty Cổ phần Hưng Phát và Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Đà nẵng vô hiệu là không
đúng, nếu hợp đồng bảo lãnh trên là vô hiệu thì tại sao ngân hàng SHBĐN vẫn
cho ông Dũng, bà Diệp vay tiền. Ngoài ra, trong Bộ luật Dân sự 2015 không có


quy định cụ thể về việc hợp đồng bảo lãnh phải có trước, sau hay cùng thời điểm
với thời điểm hợp đồng tín dụng có hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng bảo lãnh trên là
có hiệu lực và việc hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực được thể hiện qua việc ngân
hàng SHBĐN cho ông Dũng, bà Diệp vay tiền với sự bảo lãnh của công ty Cổ
phần Hưng Phát.
Bên cạnh đó, việc tòa án nhân dân cấp sơ thẩm phán quyết ông Dũng, bà
Diệp phải trả cho nguyên đơn (ngân hàng SHBĐN) số nợ gốc 600.000.000đ,
tiền lãi 425.088.000đ (trong đó, lãi trong hạn: 600.000.000 x 1.8% x 12 =
129.600.000đ, lãi quá hạn: 600.000.000+ 129.600.000 x 1.8% x 150% x 15 =
295.488.000đ) tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm, tổng cộng 1.025.088.000 đ,
nếu bà Diệp, ông Dũng chậm trả phải tiếp tục trả lãi phát sinh đến khi trả xong
toàn bộ số tiền nợ. Trong tình huống trên có nhắc tới việc khi ông Dũng, bà Diệp
nhận tiền thì số tiền được chuyển vào tài khoản của công ty Cổ phần Hưng Phát,
việc chuyển tiền là không đúng vì việc chuyển khoản vào tài khoản là một hình
thức giao dịch dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp
dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch
bằng văn bản”.
Như vậy, việc chuyển khoản trên thể hiện bên vay là công ty Cổ phần Hưng
Phát chứ không phải ông Dũng, bà Diệp, vì thế việc ngân hàng chuyển khoản
vào tài khoản công ty Hưng Phát phải có sự ủy quyền của ông Dũng, bà Diệp
đối với công ty Hưng phát vì người vay tiền ở đây là ông Dũng, bà Diệp chứ
không phải công ty Cổ phần Hưng Phát. Từ những căn cứ trên xác định được
bên trả nợ là công ty Cổ phần Hưng Phát. Công ty sẽ phải trả số tiền lãi theo quy
định tại Khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015:
“5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không
đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với
thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo
mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;


b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Bao gồm:
Lãi trên nợ gốc: 600.000.000 x 1.8% x 12 = 129.600.000 đ
Lãi trên nợ gốc quá hạn: 600.000.000 x 150% x 1.8% x 15 = 243.000.000 đ
Thứ hai, xét về phán quyết của tòa án nhân dân cấp phúc thẩm. Tại bản án
dân sự phúc thẩm số 61/2017/DSPT ngày 21-11-2017, TAND tỉnh H đã sửa bản
án dân sự sơ thẩm số 21/2017/DSST ngày 02-8-2017, tuyên Hợp đồng bảo lãnh
giữa Công ty Cổ phần Hưng Phát với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn –
Hà Nội, chi nhánh Đà Nẵng có hiệu lực. Buộc công ty cổ phần Hưng phát có
nghĩa vụ phải trả cho nguyên đơn số nợ gốc 600.000.000đ, tiền lãi 425.088.000đ
(trong đó, lãi trong hạn: 600.000.000 x 1.8% x 12 = 129.600.000đ, lãi quá hạn:
600.000.000+ 129.600.000 x 1.8% x 150% x 15 = 295.488.000đ) tính đến thời

điểm xét xử sơ thẩm, tổng cộng 1.025.088.000 đ, nếu bà Diệp, ông Dũng chậm
trả phải tiếp tục trả lãi phát sinh đến khi trả xong toàn bộ số tiền nợ. Phán quyết
của toà án nhân dân cấp phúc thẩm là hoàn toàn hợp lý, dựa trên những căn cứ
nêu trên về việc có hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh thì công ty Cổ phần Hưng
Phát sẽ có nghĩa vụ trả nợ cho nguyên đơn.
Bao gồm:
Lãi trên nợ gốc: 600.000.000 x 1.8% x 12 = 129.600.000 đ
Lãi trên nợ gốc quá hạn: 600.000.000 x 150% x 1.8% x 15 = 243.000.000 đ
Và vì sử dụng Bộ luật Dân sự 2015 để giải quyết tình huống trên nên theo
luật này thì số tiền lãi công ty Cổ phần Hưng Phát phải trả ngoài số tiền mà tòa
án nhân dân cấp sơ thẩm đưa ra còn có số tiền lãi chậm trả theo quy định tại
Khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có
liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính
phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và
báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy
định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.


2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định
rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức
lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.
Số tiền đó là: 129.600.000 x 0.83% x 15 = 16.135.200 đ. Vậy tổng số tiền
phải trả là 988.735.200đ (nợ gốc 600.000.000đ và lãi là 388.735.200đ).
3. Quan điểm giải quyết vụ việc trên của nhóm đối với vụ án trên? Nêu
rõ căn cứ pháp lý?
Căn cứ vào các dữ kiện của tình huống nhóm xin giải quyết như sau: Qua

việc ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Đà Nẵng (gọi
tắt SHBĐN) cho ông Trần Anh Dũng và bà Vũ Thị Hồng Diệp vay số tiền
600.000.000đ, lãi suất 1.8%/tháng, thời hạn 12 tháng với sự bảo lãnh của công
ty Cổ phần Hưng Phát và việc công ty Cổ phần Hưng phát trả lãi thay bà Diệp 4
tháng là căn cứ xác minh hợp đồng bảo lãnh ngày 26-4-2015 là có hiệu lực. Vì
hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực nên nhóm sẽ giải quyết theo 2 trường hợp.
Thứ nhất, ông Dũng, bà Diệp – bên được bảo lãnh có khả năng trả nợ thì ông
Dũng và bà Diệp có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng SHBĐN theo quy định của
pháp luật, cụ thể là thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định Điều 466 Bộ luật
Dân sự 2015:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật
thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá
của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc
trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất
theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương


ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không
đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với
thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo
mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng

tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Theo quy định này, ông Dũng và bà Diệp sẽ phải trả nợ cho ngân hàng SHBĐN
bao gồm:
Lãi trên nợ gốc: 600.000.000 x 1.8% x 12 = 129.600.000 đ
Lãi trên nợ gốc quá hạn: 600.000.000 x 150% x 1.8% x 15 = 243.000.000 đ
Lãi chậm trả: 129.600.000 x 0.83% x 15 = 16.135.200 đ
Vậy tổng số tiền phải trả là: 988.735.200đ (nợ gốc 600.000.000đ và lãi là
388.735.200đ).
Thứ hai, ông Dũng, bà Diệp – bên được bảo lãnh không có khả năng trả nợ
thì bên bảo lãnh là công ty Cổ phần Hưng Phát sẽ có nghĩa vụ trả nợ thay theo
quy định tại Khoản 1 Điều 342 về trách nhiệm của bên bảo lãnh:
“1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó”.
Hoặc nếu các bên có thỏa thuận công ty Cổ phần Hưng Phát trả nợ thay ông
Dũng, bà Diệp cho ngân hàng SHBĐN nếu ông Dũng, bà Diệp không có khả
năng trả nợ thì ngân hàng SHBĐN có quyền yêu cầu công ty Cổ phần Hưng
Phát trả nợ thay ông Dũng, bà Diệp bao gồm:
Lãi trên nợ gốc: 600.000.000 x 1.8% x 12 = 129.600.000 đ


Lãi trên nợ gốc quá hạn: 600.000.000 x 150% x 1.8% x 15 = 243.000.000 đ
Lãi chậm trả: 129.600.000 x 0.83% x 15 = 16.135.200 đ
Vậy tổng số tiền phải trả là: 988.735.200đ (nợ gốc 600.000.000đ và lãi là
388.735.200đ).
IV.

Điểm mới của luật dân sự 2015 về lãi suất

Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, với nhiều
nội dung mới, trong đó đáng kể có thể kể đến những quy định mới về lãi suất

trong hợp đồng cho vay..
Nếu như trước đây, Bộ luật Dân sự 2005 quy định các bên trong hợp đồng
cho vay có quyền thỏa thuận về lãi suất nhưng không được vượt quá 150% của
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng
và trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định
rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ thì
trong Bộ luật Dân sự 2015 hạn mức lãi suất tối đa mà các bên được thỏa thuận
đã được hạ xuống, đồng thời pháp luật đã mở rộng quyền thỏa thuận cho các bên
trong trường hợp hợp đồng cho vay có tính lãi nhưng không không xác định lãi
cụ thể. Theo đó, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không
được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên
quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy
ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định
tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.


2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ
lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức
lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 mới còn quy định mới về trách nhiệm trả lãi
trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo khoản 5 Điều 466:
"Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy
đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời
hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo

mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Đây cũng là điểm mới so với Bộ luật Dân sự năm 2005 (Bộ luật Dân sự năm
2005 quy định các trường hợp trên các bên đều chỉ căn cứ vào lãi suất của Ngân
hàng Nhà nước quy định tại thời điểm tương ứng, quy định này vô hình chung
làm hạn chế quyền thỏa thuận của các bên trong hợp đồng).
Như vậy ta có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 đã có nhiều quy định mới theo
hướng linh hoạt, mở rộng quyền năng cho các chủ thể trong quan hệ dân sự, từ
đó thúc đẩy các chủ thể này tham gia tích cực hơn vào các quan hệ này.

C. KẾT LUẬN
Qua việc giải quyết tình huống về tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể hiểu
rõ hơn về đặc điểm của hợp đồng tín dụng, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong
hợp đồng tín dụng. Cùng với sự tìm hiểu của nhóm về những quy định của hợp
đồng tín dụng theo pháp luật và những quy định về lãi suất theo Bộ luật Dân sự
2015 đã giải quyết được tình huống đưa ra và làm hiểu hơn phần nào về tranh


chấp trong hợp đồng tín dụng, chỉ ra được những điểm mới về lãi suất của Bộ
luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam trường đại học Kiểm sát Hà Nội.
2. Bộ luật dân sự 2005.
3. Bộ luật dân sự 2015.

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
B. NỘI DUNG.....................................................................................................2

I. Cơ sở lý luận...................................................................................................2
1. Khái niệm hợp đồng.....................................................................................2
2. Hiệu lực của hợp đồng.................................................................................2
3. Hợp đồng tín dụng.......................................................................................3
4. Hợp đồng bảo lãnh.......................................................................................3
II.

Tóm tắt tình huống.......................................................................................3

III.

Giải quyết tình huống...................................................................................5

1. Đối tượng tranh chấp của vụ kiện trên?.......................................................5
2. Nhận xét phán quyết của tòa án nhân dân cấp sơ thẩm và phán quyết của
tòa án nhân dân cấp phúc thẩm? Nêu rõ căn cứ pháp lý?..................................5
3. Quan điểm giải quyết vụ việc trên của nhóm đối với vụ án trên? Nêu rõ
căn cứ pháp lý?...................................................................................................9
IV.

Điểm mới của luật dân sự 2015 về lãi suất................................................11


C. KẾT LUẬN...................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
NHÓM 3 – LỚP K4D

Kính gửi: Giảng viên môn Luật Dân sự
1. Thời gian, địa điểm
- Thời gian
+ Ngày 11-04-2018, bắt đầu lúc 14h30; kết thúc lúc 16h15
+ Ngày 12-04-2018, bắt đầu lúc 14h; kết thúc lúc 16h15
+ Ngày 14-04-2018, bắt đầu lúc 14h; kết thúc lúc 16h15
- Địa điểm: Tầng 9, KTX trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
THÀNH VIÊN NHÓM
Họ và tên

Công việc

Đánh giá

Phạm Nguyên Hoàng

Mở đầu

A

Mai Thị Hồng Nhi

Làm power point, tổng hợp word

A

Nguyễn Thị Thúy Diễm

Tìm hiểu hợp đồng, hợp đồng bảo


A

lãnh
Phạm Thị Như Quỳnh

Tìm hiểu hợp đồng tín dụng

A

Nguyễn Mạnh Dũng

Giải quyết tình huống ( câu 2)

A


Trần Minh Đức

Kết luận

A

Chu Hoàng Đức

Giải quyết tình huống (câu 1, 3)

A

Nguyễn Tiến Phong


Điểm mới của luật dân sự 2015 về lãi

A

suất

Thư kí

Mai Thị Hồng Nhi

Nhóm trưởng

Phạm Nguyên Hoàng



×