Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích và bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng trong tư pháp quốc tế. Đưa ra hướng hoàn thiện.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.34 KB, 16 trang )

I.MỞ BÀI.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế ngày càng phát triển và
mở rộng, sự thông thương giao dịch và hợp tác quốc tế cũng được tăng cường
dưới nhiều hình thức và phương diện. Các quốc gia thực hiện chính sách mở
cửa, tăng cường hợp tác, giao lưu về nhiều mặt nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội... của quốc gia mình. Các quan hệ xã hội đã không
còn chỉ nằm trong một quốc gia mà còn có sự “vượt biên” sang các quốc gia
khác. Cùng với sự phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội đó, thực tiễn
đặt ra cần có hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ này và tư pháp quốc
tế ra đời để điều chỉnh một số các quan hệ quốc tế đó. Nền kinh tế hàng hoá
ngày càng phát triển, hợp đồng dân sự ngày càng được sử dụng rộng rãi và được
pháp luật các quốc gia đặc biệt quan tâm. Và tư pháp quốc tế điều chỉnh các
quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Để hợp đồng có hiệu lực pháp
luật thì phải đáp ứng các quy định về pháp luật của quốc gia như chủ thể kí kết
hợp đồng, nội dung hợp đồng kí kết, hình thức hợp đồng kí kết… Tư pháp quốc
tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài dẫn đến xung đột pháp luật là hiện tượng
xảy ra phổ biến trong tư pháp quốc tế. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định
cụ thể trong bộ luật dân sự 2015 nhằm giải quyết xung đột pháp luật giữa các
quốc gia liên quan đến vấn đề hợp đồng. Chính vì vậy em xin chọn đề tài: “Phân
tích và bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết
xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng trong tư pháp quốc tế” để tìm hiểu
xem pháp luật Việt Nam đã giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng
(một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng) như thế nào.
II. THÂN BÀI.
1. Khái quát chung về xung đột pháp luật.
Pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước cầm quyền, mỗi quốc gia có một thể
chế chính trị riêng, lịch sử hình thành luật pháp riêng, quan điểm pháp luật riêng
1



mang màu sắc của quốc gia mình. Pháp luật của các quốc gia khác nhau là khác
nhau. Chính vì vậy xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế là không thể tránh
khỏi. Ví dụ: Trong luật hôn nhân gia đình, các quốc gia quy định về độ tuổi
được kết hôn đối với công dân là khác nhau, ở Việt Nam độ tuổi kết hôn đối với
nữ là từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi; ở Thuỵ Điển độ tuổi kết hôn đối với nữ
là từ 17 tuổi, nam từ 18 tuổi; ở Nhật Bản độ tuổi kết hôn của cả nam và nữ là từ
đủ 20 tuổi,… hay trong luật Thừa kế, Việt Nam không công nhận quyền thừa kế
đối với động vật nhưng Anh lại công nhận quyền thừa kế của động vật,…
Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời
đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp
luật khác. Vấn đề cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật
đó để áp dụng giải quyết quan hệ pháp luật trên.
Chọn luật phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, chứ không thể tự do,
tùy tiện. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn hệ thống pháp luật nào để áp dụng
sẽ không phụ thuộc vào chủ quan ý chí của tòa án có thẩm quyền hoặc sẽ không
phụ thuộc vào ý chí của các bên khi tham gia quan hệ.
Nguyên nhân xảy ra xung đột pháp luật:
Nguyên nhân chủ quan: nội dung chính của các quy phạm tư pháp quốc tế
là điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, điều này
dẫn đến hiện tượng khi một quan hệ pháp luật hoặc một tình huống pháp luật
phát sinh thì làm phát sinh xung đột pháp luật do quan hệ hoặc tình huống pháp
lý đó có liên quan đến hệ thống pháp luật của nhiều nước khác nhau.
Nguyên nhân khách quan: Có nhiều hệ thống pháp luật tồn tại trên thế giới.
Mỗi quốc gia có một quan điểm lập pháp khác nhau do thuộc nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng khác nhau,… cùng
với đó là các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá,… cũng khác nhau nên pháp luật
của các quốc gia khác nhau là khác nhau.

2



Xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài (theo nghĩa rộng). Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình
sự, hành chính,… thì tuy pháp luật các nước có quy định khác nhau nhưng
không xảy ra xung đột pháp luật.
Ngoài ra, xung đột pháp luật cũng có thể xảy ra ở các nhà nước liên bang
khi ở giữa các bang pháp luật cũng quy định khác nhau. Ở đó lại có cách giải
quyết khác bởi ở đấy đều có luật toàn liên bang và lại có cả các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết ở mức toàn liên bang. Mọi xung đột pháp luật giữa các bang sẽ
giải quyết bằng luật chung của cả liên bang và do các cơ quan của liên bang ra
quyết định.
2.Hợp đồng dân sự trong tư pháp quốc tế.
Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng có yêu
tố nước ngoài. Ta có thể cụ thể hóa hợp đồng dan sự trong tư pháp quốc tế bởi
hai yếu tố là: “hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng” và “yếu tố nước ngoài”.
a) Hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng.

Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng. Căn
cứ theo Điểu 383 Bộ luật dân sự 2015 thì “hợp đồng dân sự là sự thảo thuẩn
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Hợp đồng là một chế định quan trong và cơ bản của pháp luật dân sự trong xác
lập các quan hệ dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 có những hợp
đồng thông dụng sau được quy định tại chương XVI bao gồm các loại hợp đồng:
hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp
đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng về quyền sử dụng đất,
hợp đông hơp tác, hợp đồng dịch vụ,… Ngoài những hợp đồng nêu trên còn có
những loại hợp đồng được quy định trong những lĩnh vực chuyên nghành như
thương mại, lao động. Tất cả các hợp đồng này được gọi là hợp đồng dân sự
theo nghĩa rộng.


3


b) Yếu tố nước ngoài.

Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài là hợp đồng dân sự có chủ thể nước
ngoài tham gia; căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hợp đồng
xảy ra ở nước ngoài hoặc theo pháp luật nước ngoài; tài sản liên quan đến hợp
đồng nằm ở nước ngoài. Chính yếu tố nước ngoài dẫn đến hiện tượng cùng một
lúc có thể có nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh hợp đồng. Từ
đó, việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng cũng như để bảo vệ lợi ích của các
bên khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tất yếu sẽ gặp nhiều khó
khăn. Để giải quyết vấn đề này, một trong những nguyên tắc quan trọng được
pháp luật các nước cũng như các điều ước quốc tế ghi nhận là các bên tham gia
quan hệ hợp đồng có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
Yếu tố nước ngoài được thể hiện bởi một trong ba dấu hiệu sau:
Thứ nhất,có ít nhất một chủ thể tham gia quan hệ này là cá nhân, cơ quan,
tổ chức nước ngoài. Chủ thể nước ngoài có thể là người nước ngoài, pháp nhân
nước ngoài, nhà nước nước ngoài (ví dụ một quan hệ hôn nhân giữa công dân
Việt Nam với công dân Đức, chủ thể nước ngoài là công dân Đức).
Thứ hai, khách thể của quan hệ này liên quan đến tài sản, công việc ở nước
ngoài, các bên đều là công dân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực
hiện, chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài. Ví dụ: một quan hệ thừa kế tài
sản của công dân Việt Nam mà tài sản thừa kế đang tồn tại trên lãnh thổ Anh;
việc gửi giữ tài sản giữa một công dân Việt Nam tại một đại lý ở nước ngoài thì
trách nhiệm bảo quản là khách thể của quan hệ đó…)
Thứ ba, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ này
xảy ra ở nước ngoài. Ví dụ: Pháp nhân Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá
với pháp nhân Mĩ tại New York, việc kí kết hợp đồng là một sự kiện pháp lý.
Tuy nhiên những tranh chấp trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài,

xảy ra thường xuyên và biện pháp giải quyết rất rắc rối. Do đó khi giao kết hợp

4


đồng có yếu tố nước ngoài mỗi cá nhân cần nắm vững các kiến thức cơ bản về
nó.
3.Hình thức hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thứ nhất, hình thức của Hợp đồng dân sự là cách thức biểu hiện ra bên
ngoài của những nội dung dưới một dạng vật chất hữu hình. Theo đó, những
điều khoản mà các bên đã cam kết thoả thuận phải được thể hiện ra bên ngoài
dưới một hình thức nhất định, hay nói cách khác hình thức của hợp đồng là
phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Tuỳ thuộc vào nội
dung và tính chất của từng hợp đồng cũng như tuỳ thuộc vào uy tín, độ tin cậy
lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức giao kết hợp đồng tuỳ từng
trường hợp cụ thể.
Thứ hai, théo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định về hình thức
hợp đồng dân sự như sau:
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được
giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện
bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì
phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Từ quy định trên có thể thấy hình thức của hợp đồng dân sự rất đa dạng,
phong phú, tựu trung lại thì hình thức của hợp đồng dân sự có mấy dạng sau
đây:
- Hình thức miệng (bằng lời nói): Thông qua hình thức này các bên chỉ cần

thỏa thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức
này thường được áp dụng đối với những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng

5


lẫn nhau hoặc các đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng mà sau khi giao kết,
thực hiện sẽ chấm dứt. Ví dụ bạn thân cho mượn tiền,hay đi mua đồ ở chợ…
- Hình thức viết (bằng văn bản): Các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ
được ghi nhận lại bằng một văn bản. Trong văn bản đó các bên phải ghi đầy đủ
những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản,
thông thường hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.
Căn cứ vào văn bản hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện nghĩa vụ của mình
và thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia vì vậy bản hợp đồng đó coi
như là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình. Khi có tranh chấp,
hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý vững
chắc hơn so với hình thức miệng vì vậy trong thực tế những giao dịch quan
trọng, có giá trị lớn hoặc những giao dịch có tính "nhạy cảm" đối với những đối
tượng và người giao kết "nhạy cảm" thì nên thực hiện bằng hình thức văn bản.
- Hình thức có công chứng, chứng thực: Hình thức này áp dụng cho những
hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của hợp đồng
là những tài sản mà nhà nước quản lý, kiểm soát thì khi giao kết các bên phải lập
thành văn bản có Công chứng hoặc chứng thực của Cơ quan quản lý hành chính
có thẩm quyền trong lĩnh vực này. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có
giá trị chứng cứ (để chứng minh) cao nhất. Hợp đồng loại này có giá trị chứng
cứ cao nhất chứ không phải có giá trị cao nhất vì các hợp đồng được lập ra một
cách hợp pháp thì đều có giá trị pháp lý như nhau.
Ví dụ: Hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều 459 Bộ luật dân sự Việt Nam
năm 2015) quy định: "Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có
công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký

quyền sở hữu theo quy định cảu luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu
lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản".

6


- Hình thức khác: ngoài những hình thức nói trên, hợp đồng có thể thực
hiện bằng các hình thức khác như bằng các hành vi (ra hiệu, ra giấu bằng cử chỉ
cơ thể…) miễn là những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên kia hiểu
và thoả thuận giao kết trên thực tế.
Cần lưu ý là đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật bắt buộc phải
giao kết theo một hình thức nhất định (thông thường là hình thức văn bản có
Công chứng, chứng thực) thì các bên phải tuân theo những hình thức đó, ngoài
ra thì các bên có thể tự do lựa chọn một trong các hình thức nói trên để giao kết,
tuy nhiên đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo
hình thức văn bản có công chứng nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm
thì các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.
4. Quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột
pháp luật về hình thức hợp đồng trong tư pháp quốc tế.
Hiện nay nguyên tắc chung trong tư pháp quốc tế là các nước đều quy định
hình thức của một hợp đồng chỉ được công nhận có hiệu lực nếu nó được lập
phù hợp với pháp luật nước nơi giao kết. Điều này được thể hiện tại điều 9 của
Công ước Rome 1980.
Theo khoản 7 điều 683 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 quy định:
“ Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp
đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp
đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức
hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt
Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam”.

Bên cạnh đó, cũng tại khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại Việt Nam 2005 đã
quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.
Theo đó, Pháp luật Việt Nam giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của
hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
7


Hình thức của hợp đồng có yếu tố nước ngoài phải tuân theo pháp luật áp
dụng hợp đồng đó. Vậy, nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam giao kết hợp
đồng với cá nhân, cơ quan, tổ chức, người nước ngoài một hợp đồng dân sự thì
hình thức hợp đồng tuân theo pháp luật của nước mà các bên thỏa thuận, trong
trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó
nhất với hợp đồng đó được áp dụng. Nước có mối liên hệ gắn bó được căn cứ
Khoản 2 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015:
“a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập
nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân
hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc
nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng
hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công
việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện
công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao
động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ
gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao
động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu
dùng.”

Quy định này là phù hợp với nhu cầu thực tế. Nó cho phép các bên tham
gia ký kết hợp đồng tiến hành một cách thuận tiện các thủ tục về hình thức tại
nơi mà các bên thỏa thuận trọng hợp đồng, trong trường hợp không có thỏa
thuận pháp luật nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng sẽ được sử dụng.
Bên cạnh đó, quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong
hợp đồng; bảo vệ quyền lợi của quốc gia nơi giao kết hợp đồng. Tạo các điều
8


kiện thuận lợi trong các giao dịch dân sự nói chung và các quy định về hình thức
nói riêng.
Song pháp luật Việt Nam còn quy định: “Trường hợp hình thức của hợp
đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp
đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi
giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được
công nhận tại Việt Nam. Điều này có thể hiểu là nếu hợp đồng có yếu tố nước
ngoài được giao kết tại một nước, hình thức hơp đồng sẽ phải tuân theo pháp
luật của nước mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng, trong trường hợp không có
thỏa thuận thì pháp luật của quốc gia có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng.
Song hợp đồng lại vi phạm về quy định về hình thức hợp đồng của quốc gia mà
các bên thỏa thuận áp dụng mà không vi phạm quy định về hình thức của pháp
luật việt nam hoặc phù hợp với hình thức của hợp đồng theo pháp luật của nước
nơi giao kết hợp đồng thì hình thức hợp đồng đó vẫn được công nhận ở Việt
Nam, hợp đồng không bị vô hiệu về hình thức ở Việt Nam.
Ngoài ra, hình thức của hợp đồng phải tôn trọng pháp luật Việt Nam mặc
dù được ký kết ở nước ngoài:
Hình thức của hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hay chuyển giao
quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt
Nam quy định tại khoản 4 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015. Hình thức hợp đồng
liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa

và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những hợp đồng xác lập liên quan đến việc
chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất
động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp
luật của nước nơi có bất động sản được áp dụng để giải quyết xung đột pháp
luật. Sở dĩ các nhà làm luật lại quy định như vậy bởi vấn đề này liên quan trực
tiếp tới chủ quyền và lãnh thổ của quốc gia.
9


Một số loại hợp đồng pháp luật Việt Nam quy định phải bằng văn bản mới
có giá trị pháp lý: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hợp đồng mua bán nhà
ở, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng lao động thời hạn trên 3 tháng, hợp đồng bảo
hiểm,… Được quy định trong những chế định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015.
5. Bình luận về những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải
quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng trong tư pháp quốc tế.
Quy định của bộ luật Dân sự về hình thức hợp đồng quy định tại khoản 7
Điều 683 là phù hợp với nhu cầu thực tế, tạo điều kiện để các chủ thể hoàn thành
thủ tục về hình thức của hợp đồng một cách thuận tiện dễ dàng theo pháp luật
nước có quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó.
Ngoài ra, khoản 7 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định: “ hình thức
của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối
với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của
nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó
được công nhận tại Việt Nam”. Việc quy định như vậy là hợp lý, khi các bên
không có điều kiện tìm hiểu về pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng thì đây
là một hướng giải quyết thuận lợi và dễ dàng cho tranh chấp của các bên, hạn
chế hơn việc hợp đồng vô hiệu về mặt hình thức, tạo điều kiện cho các bên hợp
tác suôn sẻ, tốt đẹp.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự là nguyên tắc tự do, tự

nguyện cam kết, thoả thuận quy định tại Điều 4 bộ luật dân sự 2015. Các chủ thể
tham gia quan hệ dân sự có quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập
quyền, nghĩa vụ dân sự. Việc quy định chọn luật áp dụng bắt buộc đối với hình
thức hợp đồng đã đi đúng tinh thần nguyên tắc tự do thoả thuận của các bên
trong quan hệ hợp đồng dân sự.
Theo quy định tại Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho trách nhiệm
hợp đồng, đây là công ước quốc tế được hầu hết các nước thuộc khối cộng đồng

10


châu Âu tham gia; nguyên tắc cơ bản của Công ước Rôma 1980 là nguyên tắc tự
do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Khoản 1 điều 3 Công ước Rome: “Điều 3. Tự do trong lựa chọn
1. Một hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật pháp được các bên lựa chọn.
Sự lựa chọn phải được thể hiện hoặc chứng tỏ với sự chắc chắn hợp lý bởi các
điều khoản của hợp đồng hoặc các tình huống của vụ việc. Bằng sự chọn lựa
của mình, các bên có thể chon luật áp dụng cho toàn bộ hoặc chỉ một phần hợp
đồng”.
Khoản 1 điều 4 Công ước Rome: “ Điều 4. Luật áp dụng trong trường hợp
không có lựa chọn
1.Để mở rộng luật áp dụng đối với hợp đồng đã không được lựa chọn theo
điều 3, hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật của nước mà nó hầu như có liên hệ
mật thiết. Tuy nhiên, một phần tách rời của hợp đồng có một kết nối gần hơn với
nước khác có thể bằng cách loại trừ được điều chỉnh theo luật của nước khác
đó”.
Từ đó cho thấy có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã trao quyền lựa chọn
luật áp dụng cho các bên trong quan hệ hợp đồng lựa chọn.
Theo đó, các bên chủ thể của hợp đồng có thể thỏa thuận chọn luật áp dụng
cho hợp đồng, việc lựa chọn luật áp dụng phải thể hiện trong điều khoản của hợp

đồng, khi xác lập hợp đồng các bên có thể thỏa thuận chọn luật để áp dụng cho
toàn bộ hoặc một phần của hợp đồng. Nếu các bên không chọn luật áp dụng thì
luật của nước có quan hệ gần nhất với hợp đồng sẽ được áp dụng để xem xét
tính hợp pháp của hợp đồng.
Từ những điều nêu trên, ta thấy rằng pháp luật dân sự phần các quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài ngày càng hoàn thiện so với bộ luật dân sự 2005, mặc
dù trước đó trong Bộ luật dân sự 2005 pháp luật có lẽ đang giành quyền tự do
định đoạt, tự do lựa chọn pháp luật điều chỉnh về hình thức hợp đồng cho các
bên tham gia kí kết.
11


Các quy định về hình thức hợp đồng trong tư pháp quốc tế của bộ luật dân
sự 2015 đã có những điểm khác hoàn thiện hơn so với bộ luật dân sự 2005 cụ
thể:
Tại điều 770 Bộ luật dân sự 2005 quy định chưa cụ thể về đối tượng hợp
đồng là bất động sản, chỉ quy định một số trường hợp tại Khoản 2 Điều 770,
chưa bao quát được tất cả các trường hợp xảy ra trên thực tế. Khắc phục hạn chế
đó, Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định trong trường hợp hợp đồng có đối tượng
là bất động sản thì việc xác định hình thức hợp đồng tuân theo pháp luật nước
nơi có bất động sản chứ không theo pháp luật nơi giao kết hợp đồng, giúp cho
quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết. Theo khoản 4 điều 683 Bộ luật Dân sự 2015: “Trường hợp hợp đồng có đối
tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử
dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có
bất động sản”.
Bộ luật Dân sự 2005 còn bó hẹp trong việc công nhận hiệu lực về hình thức
hợp đồng có yếu tố nước ngoài còn bộ luật dân sự 2015 đã mở rộng sự công
nhận hiệu lực về hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo hướng: tại khoản

7 điều 683 Bộ luật dân sự 2015: “Hình thức của hợp đồng được xác định theo
pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng
không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng
đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết
hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận
tại Việt Nam”.
Khoản 1 Điều 770 Bộ luật dân sự 2005 đã có quy định: “Hình thức của hợp
đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng”. Thì tại Khoản 7
điều 683 Bộ luật dân sự 2015: “Hình thức của hợp đồng được xác định theo

12


pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó.” Xu hướng mở rộng, phù hợp với thực
tiễn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên tham gia kí kết hợp đồng.
Bộ luật dân sự 2005 chưa quy định về sự thỏa thuận chọn luật áp dụng của
các bên. Còn bộ luật dân sự 2015 đã quy định về sự thoản thuận chọn luật của
các bên, bổ sung một số trường hợp các bên không được thỏa thuận chọn luật áp
dụng trong trường hợp cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của một bên “yếu hơn”.
Nếu các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng thì sử dụng nguyên tắc:
“luật nơi có mối quan hệ gắn bó nhất”
6. Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong vấn đề
giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng dân sự có yếu tố nước
ngoài.
Tại Bộ luật dân sự 2015 đã theo xu hướng mở rộng việc chọn luật áp dụng
đối với hình thức hợp đồng khi áp dụng nguyên tắc đó là: “Hình thức của hợp
đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó”. Tuy nhiên,
cũng cần làm rõ trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng thì việc
xác định luật áp dụng đối với hình thức hợp đồng được xác định ra sao? Pháp
luật Việt Nam cũng chưa quy định rõ cách thức xác định nơi giao kết hợp đồng,

nếu hợp đồng giao kết giữa các bên có nhiều nơi cư trú, nhiều chi nhánh, trụ sở
ở các nước khác nhau hoặc giao kết hợp đồng gián tiếp, hợp đồng được thỏa
thuận xây dựng ở nhiều nước…đều khó xác định được hiệu lực hình thức hợp
đồng. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể về cách
thức xác định luật áp dụng về hình thức đối với các loại hợp đồng đặc thù ví dụ
như hợp đồng điện tử chưa có quy định về hợp đồng điện tử với một bên thương
nhân ở nước ngoài.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cần có quy định khẳng định quyền tự do của
các chủ thể thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng, quy định rõ về nội dung,
phạm vi, hình thức, điều kiện của luật được lựa chọn. Theo đó, tự do không phải
là các bên làm những điều trái với pháp luật ảnh hưởng tới quyền lợi của các chủ
13


thể khác mà các bên chỉ được thỏa thuận trong một phạm vi nhất định mà không
trái với các quy định khác của pháp luật và không ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể khác.
Pháp luật cũng cần có quy định mở rộng sự công nhận hiệu lực về hình
thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo xu hướng mở rộng: hình thức hợp
đồng được chứng minh bằng mọi cách, trừ một số trường hợp ngoại lệ, các
ngoại lệ này cũng cần được cụ thể hóa, không nên bó hẹp yêu cầu bằng văn bản.
Bên cạnh đó trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức
hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình
thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc phù hợp với
pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận. Nhưng cần phải
có sự quy định cụ thể các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng trong những phạm
vi phù hợp, có liên quan, gắn bó với nội dung của hợp đồng. Trong những
trường hợp được công nhân về mặt hình thức thì có được công nhận về nội dung
hay không thì pháp luật dân sự chưa có những quy định cụ thể.
III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Sự hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa các quốc gia là hiện thực tất yếu khách
quan trong mọi thời đại. Song mỗi quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp
luật riêng của mình và các hệ thống pháp luật đó khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau. Trong sự giao lưu hợp tác đó, xung đột pháp luật là điều không thể tránh
khỏi. Chính vì vậy tư pháp quốc tế cần không ngừng củng cố và hoàn thiện để
giải quyết một cách hợp lý các xung đột pháp luật nói chung và vấn đề xung đột
pháp luật về hình thức hợp đồng nói riêng. Với việc nghiên cứu các quy định
của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức
hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài qua đó rút ra phương hướng hoàn thiện
pháp luật trong lĩnh vực này là một việc làm cần thiết và có hiệu quả, góp phần
thúc đẩy nền kinh tế – xã hội đất nước ngày càng phát triển.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình tư pháp quốc tế trường đại học luật hà nội.
Bộ luật dân sự 2005.
Bộ luật dân sự 2015.
Luật Thương Mại 2005.
Công ước 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

15



16



×