Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.91 MB, 36 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

Đề tài:

TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Thanh – ĐLTN K21


CẤU TRÚC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

II. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA BIỂN
ĐÔNG
B. PHẦN NỘI DUNG

C. PHẦN KẾT LUẬN

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BIỂN VIỆT NAM

IV. CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM


A. ĐẶT VẤN ĐỀ



Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du
lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát
triển du lịch của một địa phương. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của
chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt
đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn du lịch của một địa phương phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó. 
Việt Nam có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch biển, với 3260 km bờ
biển, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong
xanh trải dài ven biển Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển
Việt Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển của Việt Nam được du khách cả
thế giới biết đến như vịnh Hạ Long (2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới và đang nằm trong danh sách đề cử kỳ quan thiên nhiên thế giới),
vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẵng được
Tạp chí Forber bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… cũng đã
nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước. 
Hiện nay, chúng ta đang hướng về biển Đông để khai thác những lợi thế
từ biển, vì vậy việc tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên của biển Đông phục vụ
hoạt động du lịch biển ở nước ta là cần thiết, đó là lí do tôi chọn đề tài này.


B. PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về du lịch và tài nguyên du lịch
1.1. Du lịch
Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một
vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành tornus sau đó thành tourisme
(tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh) v..v.. Theo Robert Lanquar, từ tourist lần đầu
tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800.

Năm 1963, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch ở Roma, các chuyên
gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ
với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Theo Luật Du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyển đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định.
Du lịch biển: là loại hình du lịch diễn ra ở vùng ven biển, đảo với mục
đích đón khách tắm biển, nghỉ dưỡng, thám hiểm,…


1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng
văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh
hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục
đích du lịch.
Theo Điều 4, Luật Du lịch của Việt Nam: tài nguyên du lịch
là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa,
công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,
đô thị du lịch.


2. Các tài nguyên du lịch tác động đến hoạt động du lịch biển
2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
•Vị trí của biển ảnh hưởng tới việc xây dựng các hải cảng, xây

dựng các cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phục vụ cho việc vận
chuyển du khách đến tham quan, tắm biển, nghỉ nghơi, giải trí…
•Vị trí cũng ảnh hưởng đến sự hình thành các loại hình du lịch,
thúc đẩy sự đầu tư, khai thác các dịch vụ phục vụ cho du lịch.
 2.1.2. Địa hình
•Địa hình biển, các dạng địa hình ven bờ, đảo và đáy biển là những
cảnh quan rất đa dạng, luôn hấp dẫn du khách.
•Kiểu địa hình ven bờ và đảo, quần đảo là nơi thuận lợi để xây
dựng các khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí...
•Kiểu địa hình ven bờ hấp dẫn du khách đó là các bãi cát ven biển
(thường gọi là các bãi biển). Nếu khu vực địa hình ven biển có sự
kết hợp giữa các loại địa hình núi, bãi biển, đảo sát ven bờ rất hấp
dẫn du khách.


2.1.3. Khí hậu
•Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du
lịch. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch, và các
hoạt động dịch vụ du lịch.
•Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng đến tính mùa của hoạt động du lịch. Các vùng do
ảnh hưởng của khí hậu khác nhau nên có tính mùa du lịch khác nhau. Hoạt động
du lịch ở một lãnh thổ nhất định có thể diễn ra quanh năm hoặc một vài tháng.
•Đối với du lịch biển (tắm biển, nghỉ dưỡng), hoạt động du lịch mạnh nhất vào
mùa hè. Du khách tìm đến biển để được tận hưởng khí hậu mát mẻ và ôn hòa.
2.1.4. Môi trường biển
•Với mục đích du lịch, các chỉ tiêu quan trọng là giới hạn nhiệt độ lớp nước trên
mặt (tối thiểu có thể chấp nhận được là 180C, đối với trẻ em trên 200C ), tần số
và tính chất sóng, độ sạch của nước.
•Các bãi cát trắng, mịn, có độ dốc từ 1- 30, nước biển có độ trong suốt cao từ 3 –
5m, độ mặn từ 2,5% - 4%, đảm bảo các tiêu chuẩn lý hóa, sinh không bị ô

nhiễm, độ sâu của bãi tắm không quá 1,5m... thường được khai thác để phát
triển các loại hình thể thao, bơi lội, lặn biển, tắm biển, đua thuyền, lướt ván...
•Các trầm tích đáy ảnh hưởng đến độ trong, độ đục của nước biển.


2.1.5. Sinh vật
•Sinh vật bao gồm toàn bộ các loài động thực vật sống dưới biển, có ảnh
hưởng đến hoạt động du lịch với mục đích thưởng thức ẩm thực, nghiên cứu
khoa học, tham quan...
•Biển thường là nơi cung cấp các hải sản phong phú và đa dạng, dễ chế
biến, giá thành rẻ...rất được du khách ưa thích, với các đặc sản như tôm,
cua, mực, ghẹ, tảo biển...
•Các rạn san hô là những nơi có cảnh quan rất đẹp, phục vụ du lịch lặn biển,
những món quà lưu niệm, những vật trang sức cho khách đến tham quan, du
lịch.
2.1.6. Hải lưu
•Các dòng hải lưu ảnh hưởng đến độ sạch của nước biển, khí hậu của vùng
biển và các sinh vật trong biển. Ảnh hưởng đến nhiệt độ và độ mặn trong
biển.
•Ngoài ra, dòng chảy và sóng cũng ảnh hướng lớn đến hoạt động du lịch
(nhất là tắm biển), những nơi có tốc độ dòng chảy bằng 0 là tốt nhất.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
•Bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, nghề và làng nghề truyền
thống, dân tộc học, sự kiện văn hóa, thể thao…


3. Các loại hình du lịch biển
•Du lịch nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, tham quan có thể ở
vùng bờ, có thể ở ngoài đảo.
•Du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo,

bãi ngầm dưới nước.
•Du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua
thuyền ...,
•DL Dịch vụ hội nghị, hội thảo về biển trong nước và quốc tế.
•Du lịch vui chơi giải trí, tham quan các khu bảo tồn tự nhiên
•Du lịch tàu biển.
•DL ẩm thực…
•Du lịch thăm quan các di tích văn hóa, lịch sử, hoạt động sản
xuất vùng ven biển và hải đảo.


II. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA BIỂN
ĐÔNG
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
- Biển Đông thuộc khu vực Đông
Nam Á, có vị trí rất thuận lợi để
xây dựng các hệ thống hải cảng,
giao thông vận tải đường bộ và
đường thủy -> thuận lợi cho việc đi
lại trong du lịch và phát triển các
loại hình dịch vụ du lịch.
- Biển Đông thông với Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương (vùng
nước biển tinh khiết) do đó môi
trường biển Đông sạch, ít bị ô
nhiễm.

Hình 1: BẢN ĐỒ CÁC NƯỚC ĐÔNG Á


BIỂN
ĐÔNG


1.2. Địa hình
1.2.1. Ven bờ
- Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km, ven biển có nhiều vũng, vịnh,
bãi biển đẹp (có gần 300 bãi biển có thể triển khai các hoạt động du lịch,
trong đó có 25 bãi biển đẹp đã được khai thác)...Đây chính là điều kiện lý
tưởng để xây dựng các khu du lịch, các điểm vui chơi, nghĩ dưỡng phục vụ
phát triển du lịch của các địa phương.
- Các bãi tắm đẹp nước ta tập trung chủ yếu từ Thanh Hóa vào đến Bình
Thuận. Các bãi này phần lớn được hình thành do quá trình mài mòn, bồi
tụ. Vật liệu bờ biển là cát trắng, độ dốc từ 1– 3 0 thuận lợi cho hoạt động du
lịch.
- Các bãi tắm đẹp ở nước ta như: Trà Cổ, Minh Châu (Quảng Ninh); Đồ Sơn
(Hải Phòng); Sầm Sơn (Thanh Hóa); Cửa Lò (Nghệ An); Thiên Cầm (Hà
Tĩnh); Nhật Lệ (Quảng Bình); Cửa Tùng (Quảng Trị); Lăng Cô (Thừa Thiên –
Huế); Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng); Nha Trang (Khánh Hòa); Mũi Né (Bình
Thuận); Vũng Tàu...Trong đó, vịnh Nha Trang được bình chọn là một trong
29 vịnh đẹp nhất thế giới (2005).


Hình 2: BẢN ĐỒ DU LỊCH VIỆT NAM

Vịnh Hạ Long

Bãi biển Lăng Cô

Bãi Hoàng Hậu


Biển Cà Ná


1.2.2. Đảo và quần đảo
Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam gồm
2773 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích 1.720
Km2, trong đó các đảo nhỏ (nhỏ hơn 0,5 Km2)
chiếm hơn 97% và chủ yếu tập trung ở vùng
biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ Việt Nam.
- Các đảo nước ta thường có khí hậu
trong lành, không gian rộng lớn, nước biển
trong xanh, quanh đảo có nhiều hải sản, san
hô...là điều kiện lý tưởng thực hiện các
chuyến du lịch như du lịch cuối tuần, lặn
biển...
- Một số đảo của nước ta cũng là những
khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia (Cát
Bà, Côn Đảo, Phú Quốc...).
- Các đảo và quần đảo có giá trị du lịch:
quần đảo Cô Tô-Cát Bà, Cồn Cỏ, Cù Lao
Chàm, Các đảo nhỏ trong vịnh Nha Trang,
Phú Qúy, Côn Đảo, Phú Quốc...

Đảo Trường Sa Lớn


1.3. Khí hậu
- Khí hậu là thành phần quan trọng của tự nhiên đối với du lịch.
Bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học với con người

Hạng

Ý nghĩa

Nhiệt độ
TB năm
(oC)

Nhiệt độ TB
tháng nóng
nhất (oC)

Biên độ năm
của nhiệt độ
TB (oC)

Lượng mưa
năm (mm)

1

Thích nghi

18-24

24-27

<6

1250 -1900


2

Khá thích nghi

24-27

27-29

6-8

1900 -2550

3

Nóng

27-29

29-32

8 -14

> 2550

4

Rất nóng

29-32


32-35

14 -19

< 1250

5

Không thích nghi

>32

>35

>19

< 650

- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ TB năm từ 23 27oC, lượng mưa 1500 - 2000mm thích hợp phát triển du lịch
- Khí hậu có sự phân hoá theo không gian và thời gian:
+ Thời gian: khí hậu có sự phân hoá thành 2 mùa mưa và mùa khô vì
vậy ảnh hưởng đến mùa du lịch biển (du lịch mang tính thời vụ).
+ Không gian: sự phân hoá giữa miền Nam và miền Bắc, giữa miền núi
và đồng bằng, ven biển tạo thuận lợi để kết hợp phát triển đa dạng nhiều
loại hình du lịch.


1.4. Tài nguyên nước
•Các điểm nước khoáng, suối nước nóng vùng ven biển: Là tài nguyên

quý giá để phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
• Việt Nam có khoảng 400 nguồn nước khoáng lộ thiên và nước ngầm.
Thành phần hoá học đa dạng, thành phần khoáng hoá cao có giá trị chữa
bệnh, tham quan. Các nguồn nước khoáng phân bố đều từ Bắc vào Nam.
1.5. Môi trường nước biển
Bảng chỉ tiêu về nước để xác định thời hạn mùa tắm



Nhiệt độ ( 0C)

Ý nghĩa

14 – 16

Lạnh

17 – 19

Mát

20 - 24

Ấm

25 - 27

Nóng

> 27


Rất nóng

Biển nước ta có nhiệt độ trung bình 210 – 270C , thích hợp cho hoạt
động tắm biển (trừ mùa đông ở các tỉnh từ Bình Định trở ra phía Bắc).


Bảng chỉ tiêu phân chia độ
mặn
Ngọt
‹0,5‰
Lợ nhạt

0,5 – 5‰

Lợ vừa

5 - 15‰

Lợ mặn

15 - 30‰

Mặn

›30‰

Nước biển có độ trong suốt cao, từ 3 -5m. Độ mặn trung bình nước
biển Đông: 34‰ (mùa mưa 32‰, mùa khô 35‰). Các bãi tắm từ Nghệ
An đến cực Nam Trung Bộ ít bùn, chủ yếu là cát trắng thuận lợi phát

triển du lịch biển.


1.6. Sinh vật
- Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong
phú, bao gồm các loài động vật, thực vật có ý
nghĩa kinh tế cao.
- Biển nước ta có 2.028 loài cá biển, trong đó có
102 loài có giá trị kinh tế cao; 650 loài rong biển,
300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350
loài san hô...
- Sinh vật có giá trị phục vụ du lịch đó là đáp ứng
nhu cầu ẩm thực (các loài hải sản tôm, cua, cá,
mực, tảo biển); phục vụ tham quan, lặn biển (các
rạn san hô và hệ sinh thái biển); phục vụ nghiên
cứu khoa học (các loài hải sản quý hiếm, san
hô...thành lập các viện hải dương học)...
+ Một số hệ sinh thái đặc biệt được khai thác cho
du lịch: HST rừng ngập mặn ở ĐBSCL, HST rạn san
hô Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, HST đất
ngập nước…
+ Các điểm tham quan sinh vật: các viện bảo tàng
sinh vật biển (Hải Phòng, Nha Trang), sân chim,
thuần dưỡng động vật hoang dã, khu bảo tồn
rùa ...

San hô đỏ

Tôm hùm



Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm

Rừng ngập mặn Cần Giờ


1.7. Hải lưu
Hải lưu trong biển Đông có sự biến động theo mùa: Mùa đông
và mùa hè đã tạo nên sự phân hóa từ Bắc xuống Nam của các đặc điểm
tự nhiên vùng biển (sự đa dạng của các sinh vật, sự khác nhau về nhiệt
độ nước biển, trầm tích đáy…), đó là điều kiện để đa dạng loại hình du
lịch biển.
* Những hạn chế về tự nhiên biển đối với du lịch:
Bên cạnh những thuận lợi trên, tự nhiên của biển Đông có những hạn
chế, tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch biển như:
Về khí hậu: Mùa đông lạnh, gió mùa đông bắc mạnh, sóng lớn do đó
không thể tổ chức du lịch biển quanh năm (đây lại là mùa tránh Đông
của du khách phương Tây).
Các hiện tượng bất thường khác của thời tiết như bão, áp thấp nhiệt
đới...phá hủy cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và kỹ thuật của ngành du
lịch...
 Hiện tượng sạt lở bờ biển và suy thoái môi trường biển…
Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững du lịch biển, nhất thiết
phải gắn liền với công tác giáo dục, bảo tồn tài nguyên môi trường biển.


2. Tài nguyên du lịch nhân văn
- Bên cạnh những giá trị tự nhiên, các yếu tố nhân văn giàu bản sắc văn hóa

truyền thống của nhiều dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm… vùng ven biển cũng
có ý nghĩa to lớn đối với phát triển du lịch biển. Nhiều địa bàn ven biển và hải đảo
như Hải Phòng - Quảng Ninh, Huế - Đà Nẵng , Vũng Tàu… hội tụ đủ những giá trị
tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có giá trị tạo nên sức
hấp dẫn lớn về du lịch...
- Biển Đông cũng là nơi lưu dấu nhiều di tích khảo cổ, lịch sử của dân tộc. Các
di chỉ khảo cổ vùng ven biển nước ta như di chỉ Cái Bèo (Cát Bà), di chỉ văn hóa cổ
Hạ Long, Sa Huỳnh đã ghi nhận dấu ấn của người Việt cổ sinh sống và khai thác
biển… - Những lễ hội dân gian đặc sắc của người dân vùng biển, được tổ chức ở
nhiều làng biển trên khắp đất nước như: Lễ hội Cầu Ngư, Nghinh Ông…
- Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm,
nhà thờ đá Phát Diệm ... phân bố ngay vùng ven biển.
- Ngoài ra, một số bán đảo, hòn đảo ven bờ biển nước ta còn là nơi gắn liền
với sự phát triển của lịch sử dân tộc như Vân Đồn, bán đảo Sơn Trà, Côn Đảo. Tạo
điều kiện khai thác giá trị du lịch tại các di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội miền biển
và hải đảo


Tháp bà Ponaga

Địa đạo Củ Chi


III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BIỂN VIỆT NAM

1. Những kết quả đạt được.
Về kinh tế biển và vùng ven biển, theo
tính toán của cơ quan chức năng, năm 2000,
GDP của nền kinh tế biển và vùng ven biển

đóng góp 39% GDP của cả nước; năm 2005
bằng 38% GDP của cả nước (trong đó kinh tế
biển là 13% và kinh tế ven biển là 25%).
Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của
du lịch biển chiếm khoảng 17 - 20%.
Thực trạng phát triển du lịch biển
trong những năm gần đây cho thấy:
+ Vùng biển hàng năm thu hút khoảng
70% số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam, trên 50% số lượt khách du lịch nội địa,
khoảng 70% tổng thu nhập từ du lịch của cả
nước.

Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng


+ Dọc ven biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi
biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30
bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Hệ thống
cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng
lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3
sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương
ven biển. Tính đến năm 2005, vùng ven biển có
gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. 
+ Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện
chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp
của cả nước, tập trung nhiều nhất ở TP. Hồ Chí
Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu (trên 60%); Thừa
Thiên - Huế, Đà Nẵng (8,5%); Hải Phòng,
Quảng Ninh (8,1%); trong đó tỷ lệ lao động

được đào tạo nghiệp vụ ở các trường du lịch hay
các khóa đào tạo tại chỗ đạt 75%, tỷ lệ đạt trình
độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 7,5%.
Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch biển còn
tạo việc làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là các
dân

ven
biển. 

Lặn biển ở Hòn Mun Nha Trang


Du lịch biển Việt Nam hiện có 3 dạng
đó là:
+ Du lịch bờ biển bao gồm nghỉ mát,
tắm biển, điều dưỡng ở các resort trên bờ
biển.
+ Du lịch du thuyền nội hải như du
lịch bằng những du thuyền cỡ nhỏ trong
vùng lãnh hải.
+ Du lịch viễn dương là du lịch bằng
tàu viễn dương dạng khách sạn cao cấp,
xuyên đại dương đi đến nhiều nước.   

Du thuyền ở Hạ Long

 Về du lịch bờ biển, những năm qua nước ta đã đầu tư xây dựng hàng loạt resort trên
bờ biển và trên các đảo nhỏ ven biển suốt từ Bắc đến Nam . Nhờ thiên nhiên thuận
lợi, bãi biển đẹp, đặc biệt ở Miền Nam nắng ấm quanh năm nên đã thu hút được hàng

triệu khách du lịch khắp nơi trên thế giới, doanh thu năm 2010 là 5,05 tỷ USD, năm
2012 lên đến 6,8 tỷ USD.   
 Du lịch thuyền nội hải chỉ mới có một số nơi, như ở Vịnh Hạ Long và Nha Trang.
 Hàng năm, nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức lễ hội khai trương mùa du lịch biển.
Đồng thời, các địa phương đã tích cực tham gia xúc tiến du lịch tại các hội chợ du
lịch quốc tế thông qua các ấn phẩm, vật phẩm như đĩa VCD, CD Rom, mạng internet
quảng bá các sản phẩm dịch vụ và tiếp thị điểm đến.


Bãi tắm Ti-Tốp trên Vịnh Hạ Long

Du thuyền trên Vịnh Hạ Long

Hòn Thiên nga – Vịnh Hạ Long

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo, lại là trung tâm của khu vực
có nhiều yếu tố đồng dạng bao gồm vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc, quần đảo Cát Bà với
vịnh Cát Bà và vịnh Lan Hạ phía Tây Nam, vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, du khách có thể
tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền,
thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí. Hiện nay, khách đến vịnh Hạ Long chủ
yếu tham quan ngắm cảnh, tắm biển và bơi thuyền

Một góc Vịnh Bái tử Long

Một góc quần đảo Cát Bà


×