MỤC LỤC
1
A.
LỜI MỞ ĐẦU.
Dân sự là một ngành luật và là một môn học được hình thành và phát triển
rất sớm, chính vì thế mà những quy định của luật dân sự cũng có nhiều sự thay
đổi để hoàn thiện và phát triển cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của xã
hội trong từng thời kỳ. Song song với sự phát triển của luật dân sự thì các giao
dịch dân sự mà đặc biệt là hợp đồng đã xuất hiện từ rất sớm. Từ khi ra đời đến
nay, hợp đồng luôn là chế định quan trọng của ngành luật dân sự. Bởi lẽ, hợp
đồng dân sự được sử dụng rộng rãi và rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày
với vô số các loại hợp đồng được ký kết từ những giao dịch đơn giản như mua
bán, gửi giữ xe,… đến những hợp đồng mang tính chất phức tạp hơn như mua
bán nhà ở, chuyển nhượng đất đai,…Tuy nhiên, không phải hợp đồng nào cũng
được thực hiện một cách thuận lợi mà có tồn tại những trường hợp xảy ra tranh
chấp. Chính vì thế, hơn hết cần phải có những quy định của pháp luật để quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức được bảo vệ một cách tuyệt đối. Với
mục đích giúp cho mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn về chế định hợp đồng
đồng thời cũng giúp mọi người rèn luyện khả năng áp dụng lý thuyết pháp luật
vào giải quyết các tình huống cụ thể có thể xảy ra trong cuộc sống, nhóm em xin
giải quyết tình huống sau đây.
2
B.
I.
NỘI DUNG.
Nội dung tình huống:
Nguyên đơn: Phạm Văn Thắng – 1966
Bị đơn: Nguyễn Văn Bắc – 1965
Theo đơn khởi kiện ngày 16/8/2017 và các lời khai tại tòa án, nguyên đơn
trình bày: Anh và anh Nguyễn văn Bắc có mối qan hệ quen biết làm ăn từ trước.
Ngày 21/12/2016, anh Bắc có vay của anh số tiền 500.000.000 đồng với mục
đích kinh doanh. Hai bên thỏa thuận lãi suất 3% một tháng. Thời hạn trả cả gốc
và lãi là ngày 21/6/2017. Sau đó anh và anh Bắc tiến hành viết giấy nhận nợ và
giao đủ số tiền trên. Tuy nhiên đến thời hạn trả nợ, anh Bắc đã không trả cho anh
nợ gốc và tiền lãi như thỏa thuận. Kể từ khi hết hạn trả nợ đến nay, anh đã nhiều
lần yêu cầu anh Bắc trả nợ khản vay này nhưng anh Bắc vẫn không trả cho anh.
Nay anh Thắng khởi kiện yêu cầu tòa án buộc anh Bắc phải trả một lần cho
anh toàn bộ số tiền gốc là 500.000.000 đồng và số tiền lãi suất được tính theo sự
thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật.
Bị đơn – Nguyễn Văn Bắc có các lời khai tại tòa án như sau: anh và anh
Thắng có mối quan hệ chơi hụi với nhau. Anh thừa nhận có viết giấy vay nợ với
anh Thắng số tiền 500.000.000 (Năm trăm triệu đồng) vào ngày 21/12/2016 kèm
theo lãi suất 3% một tháng. Tuy nhiên, việc nhận nợ này xuất phát từ việc anh và
anh Thắng chơi hụi, do còn thiếu tiền hụi nên anh Thắng yêu cầu anh viết giấy
vay nợ số tiền 500.000.000 (Năm trăm triệu đồng) với lãi suất 3%/tháng. Nay
anh đồng ý trả tiền chơi hụi còn thiếu nhưng anh Thắng phải kê khai những
khoản nợ tiền hụi mà anh còn thiếu, anh không đồng ý trả số tiền 500.000.000
đồng và tiền lãi như anh Thắng yêu cầu.
Ngày 28/12/2017, Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh H đã mở phiên tòa sơ
thẩm giải quyết vụ án trên với nhận định:
Căn cứ vào nội dung của giấy vay nợ được anh Bắc soạn thảo và ký vào
ngày 21/12/2016 và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ cùng quá trình
hỏi tại phiên tòa thấy rằng: Đây là hợp đồng vay tiền có thời hạn và có lãi. Thời
hạn của hợp đồng được xác định đến hết ngày 21/6/2017. Lãi suất do hai bên
thỏa thuận là 3%/tháng. Đến thời điểm hiện tại do anh Bắc chưa trả được nợ
cho anh Thắng nên anh Thắng yêu cầu buộc anh Bắc phải có nghĩa vụ trả toàn
3
bộ nợ gốc là 500.000.000 đồng kèm theo lãi suất cho anh là có cơ sở, phù hợp
với quy định tại Điều 474 Bộ luật Dân sự. Như vậy, cần thiết phải buộc anh Bắc
trả ngay một lần toàn bộ số tiền gốc và lãi cho anh Thắng thì mới đảm bảo
đúng quy định của pháp luật.
Xét lãi suất do hai bên thỏa thuận là 3% đã vượt quá 150% lãi suất cơ bản
của ngân hàng của ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm xét xử (lãi suất
cơ bản do ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm xét xử là 09%) nên Hội
đồng xét xử không chấp nhận thỏa thuận giữa hai bên về lãi suất trong hợp
đồng vay tài sản. Do đó Hội đồng xét xử áp dụng quy định về tính lãi suất theo
quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, lãi suất được tính trong trường hợp
này được áp dụng lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng
với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước
quy định tại thời điểm hiện tại là 09%/năm. Như vậy cần áp dụng lãi suất 150%
của lãi suất cơ bản là: 150% x 09% = 13,5%/năm thì mới phù hợp với quy định
tại Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự. Kể từ khi ký kết hợp đồng đến thời điểm
mở phiên tòa thời gian vay là 12 tháng 7 ngày. Như vậy, lãi suất được tính như
sau:
500.000.000đ x 13,5% x 12 tháng 7 ngày : 365 ngày = 68.749.521đ
Do đó cần thiết phải buộc anh Bắc phải trả cho toàn bộ một lần cho anh
Thắng toàn bộ số tiền gốc là 500.000.000đ cùng với tiền lãi được tính theo quy
định của pháp luật là 68.749.521đ. Cả gốc và lãi, chị Hải phải trả cho anh Hợp
trong khoản vay này là: 500.000.000đ + 68.794.521đ = 568.794.521đ
Từ những nhận định trên, tại bản án dân sự sơ thẩm số 38/2016/DS-ST
ngày 28/12/2017 về việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản và hợp đồng mua bán
tài sản, tòa án nhân dân huyện C, tỉnh H quyết định:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phạm Văn Thắng đối với anh
Nguyễn Văn Bắc. Công nhận hợp đồng vay tài sản (giấy vay nợ ký ngày
21/12/2016) buộc anh Nguyễn Văn Bắc phải trả một lần toàn bộ số tiền cả gốc
và lãi cho anh Thắng số tiền là của cả hai khoản nợ là 568.794.512đ.
Ngoài ra, tòa án còn tuyên về án phí và tiền kháng cáo.
Yêu cầu đối với nhóm:
4
1. Nhận xét về quyết định của Toà án cấp sơ thẩm. Nêu rõ các căn cứ
pháp lý đối với từng nhận xét.
2. Nêu cách giải quyết của nhóm đối với tình huống trên. Nêu rõ các
căn cứ pháp lý đối với cách giải quyết của nhóm.
3. Đưa ra quan điểm giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật dân sự
2015.
II.
1.
a.
Cơ sở pháp lý:
Khái quát Hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2005:
Khái niệm:
Được quy định trong Điều 471 với nội dung “Hợp đồng vay tài sản là sự
thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến
hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số
lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy
định”.
b.
Lãi suất:
Trong hợp đồng vay tài sản, nếu các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật
không quy định thì hợp đồng vay tài sản không có lãi suất. Trường hợp này được
quy định tại Điều 476 BLDS 2005 với nội dung:
“1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150%
của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương
ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không
xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả
nợ”.
2.
Khái quát Hợp đồng vay tài sản theo quy định trong Bộ luật Dân sự
a.
2015:
Khái niệm:
Bộ luật Dân sự 2015 vẫn giữ nguyên khái niệm về Hợp đồng vay tài sản
như trong quy định tại Điều 471 của Bộ luật Dân sự 2005.
b.
Lãi suất:
5
Được quy định tại Điều 468 với nội dung như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.Trường hợp các bên có thỏa thuận
về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của
khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ
tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội
quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần
nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy
định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định
rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức
lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Giải quyết các yêu cầu của tình huống:
III.
1.
Nhận xét về quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:
Thứ nhất, về quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phạm Văn
Thắng đối với anh Nguyễn Văn Bắc và quyết định công nhận hợp đồng vay tài
sản.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, 2 Điều 79 Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi
2011 về nghĩa vụ chứng minh như sau:
“1. Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp
pháp.
2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng
minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh”.
Theo ghi nhận của đơn khởi kiện và lời khai của 02 bên tại tòa án như sau:
Theo nguyên đơn – Phạm Văn Thắng thì anh Bắc đã vay của anh Thắng số
tiền 500.000.000đ (năm trăm triệu đồng) và hai bên đã có viết giấy nhận nợ và
đã giao đủ số tiền. Theo tình huống trên, lời khai của anh Thắng là có căn cứ
chính là giấy vay nợ ngày 21/12/2016.
Theo bị đơn – Nguyễn Văn Bắc thì anh Bắc đã thừa nhận có vay của anh
Thắng số tiền 500.000.000đ (năm trăm triệu đồng).
6
Tuy nhiên, anh Bắc có khai rằng việc nhận nợ này xuất phát từ việc anh và
anh Thắng chơi hụi, do còn thiếu tiền hụi nên anh Thắng yêu cầu anh viết giấy
vay nợ số tiền 500.000.000 đồng với lãi suất 3%/tháng và anh Bắc đã đồng ý trả
tiền chơi hụi còn thiếu nhưng anh Thắng phải kê khai những khoản nợ tiền hụi
mà anh còn thiếu, anh không đồng ý trả số tiền 500.000.000đ (năm trăm triệu
đồng) và tiền lãi như anh Thắng yêu cầu.
Căn cứ vào tình huống trên, giấy vay nợ của anh Bắc với số tiền
500.000.000đ (năm trăm triệu đồng) với lãi suất 3%/tháng được ký vào ngày
21/12/2016 là có căn cứ, đều được 02 bên xác nhận.
Tuy nhiên, việc anh Bắc đã khai về việc nhận nợ là do còn thiếu tiền hụi
nên anh Thắng yêu cầu anh Bắc viết giấy vay nợ và chỉ đồng ý trả số tiền hụi
còn thiếu, không đồng ý trả số tiền 500.000.000đ và tiền lãi là không có căn cứ
vì do đây chỉ là lời khai tại tòa án từ phía anh Bắc, đồng thời cũng không có
thêm chứng cứ nào xác minh được lời khai trên là đúng sự thật và tình huống
trên cũng không đề cập gì đến việc chơi hụi giữa anh Thắng và anh Bắc. Do đó,
việc anh Bắc phản đối yêu cầu của anh Thắng là không có căn cứ và không
chứng minh được.
Theo ghi nhận trong giấy vay nợ ngày 21/12/2016 như sau:
Căn cứ vào nội dung của giấy vay nợ được anh Bắc soạn thảo và ký vào
ngày 21/12/2016, anh Bắc có vay của anh số tiền 500.000.000đ (năm trăm triệu
đồng) và thỏa thuận của hai bên có tính lãi suất là 3%/tháng. Thời hạn trả cả gốc
và lãi là ngày 21/6/2017. Đã được giao đủ số tiền vay và hai bên đã ký xác nhận.
Thêm vào đó, căn cứ vào giấy vay nợ thì đây là hợp đồng vay tài sản cụ thể
là vay tiền có thời hạn và có lãi, đúng theo khái niệm hợp đồng vay tài sản Điều
471 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Cụ thể, tại Điều 471 có nêu về “Hợp đồng vay tài sản” như sau: “Hợp
đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản
cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản
cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định”.
Hợp đồng vay tài sản là quan hệ tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng
ngày. Khi hết hạn của hợp đồng, bên vay tài sản có nghĩa vụ trả lại cho bên kia
7
số tiền hoặc hiện vật tương đương với tiền hoặc vật đã vay đồng thời trả thêm
một số lợi ích vật chất nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định cụ thể tại Điều 474 Bộ luật Dân sự
năm 2005. Như vậy, việc Tòa án ra quyết định anh Bắc phải trả gốc và lãi theo
Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 là hoàn toàn hợp lý.
Thứ hai, Hội đồng xét xử nhận định lãi 3% mỗi tháng vượt quá 150% lãi
cơ bản là hoàn toàn đúng.
Theo Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về lãi suất như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150%
của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương
ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không
xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả
nợ”.
Tại thời điểm xét xử, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định là
09%/năm. Theo Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 thì “Lãi suất vay do các
bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150%...” tức là không vượt quá với
13,5% một năm. Tuy nhiên, trong trường hợp này, số lãi suất do hai bên thoả
thuận là 3% một tháng tương đương với 36%/năm đã vượt quá 150% lãi suất cơ
bản do ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm xét xử. Như vậy, hội đồng xét
xử không chấp nhận thoả thuận giữa hai bên về lãi suất trong trường hợp vay tài
sản là hợp lý. Do đó phải áp dụng các quy định về tính lãi suất theo quy định của
pháp luật hiện hành. Lãi suất được tính trong trường hợp này được áp dụng lãi
suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời
điểm trả nợ.
Thứ ba, hội đồng xét xử đã tính tiền lãi chưa chính xác vì cả lãi trên nợ gốc
và lãi quá hạn đều tính theo lãi suất 13,5%/năm không phù hợp với Khoản 5
Điều 474 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: “…Trong trường hợp vay có lãi mà
khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi
8
trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Từ cơ sở pháp lý
trên, lãi trên nợ gốc theo hạn sẽ tính theo 150% của lãi cơ bản là 13,5%/ năm
còn lãi suất cơ bản do nhà nước ban hành, lần gần nhất là 29/11/2010 căn cứ
theo quyết định 2868/QĐ-NHNN là 09%/năm.
2.
Cách giải quyết tình huống theo Bộ luật Dân sự 2005:
Theo như câu 1 đã chứng minh thì Tòa án đã công nhận giấy vay nợ là hợp
pháp, có nghĩa là hợp đồng vay tài sản này có hiệu lực. Theo đó, anh Bắc đã vi
phạm nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Vậy nên căn cứ theo Khoản 5 Điều 474 thì
anh Bắc phải trả cho anh Thắng bao gồm khoản tiền gốc và tiền lãi. Khoản nợ
của anh Bắc với anh Thắng được tính như sau:
Theo Khoản 1 Điều 476, ông Thắng với ông Bắc đã thỏa thuận lãi suất
3%/tháng vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định.
Vì thế, lãi suất ông Bắc phải trả ông Thắng là 150% x 9% = 13,5%/năm. Như
vậy, lãi ông Bắc phải trả cho ông Thắng tính từ ngày 21/12/2015 đến ngày
21/06/2016 là 500.000.000đ x 13,5% : 12 tháng : 30 ngày x 180 ngày =
33.750.000đ ( ba mươi ba triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng).
Theo Khoản 5 Điều 474, ông Bắc không những phải trả lãi trên nợ gốc mà
còn phải trả lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Lãi nợ quá hạn ông Bắc phải trả cho ông Thắng là: 500.000.000đ x 9% : 12
tháng : 30 ngày x 186 ngày = 23.250.000đ (hai mươi ba triệu hai trăm năm mươi
nghìn đồng)
Như vậy, lãi mà ông Bắc phải trả cho ông Thắng là: 33.750.000đ +
23.250.000đ = 57.000.000đ (năm mươi bảy triệu một trăm bốn mươi ba nghìn
tám trăm ba mươi sáu đồng). Vì thế, cả gốc và lãi, anh Bắc phải trả cho anh
Thắng là: 500.000.000đ + 57.143.836đ = 557.143.836đ (năm trăm năm mươi
bảy triệu một trăm bốn mươi ba nghìn tám trăm ba mươi sáu đồng).
3.
Cách giải quyết tình huống theo Bộ luật Dân sự 2015:
Ở đây, hợp đồng được giao kết giữa anh Bắc và anh Thắng được công
nhận. Chính vì thế, hợp đồng này là hợp đồng vay có lãi và anh Bắc chưa trả nợ
9
cho anh Thắng theo đó anh Bắc phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay và lãi theo
Khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 là: "5. Trường hợp vay có lãi mà khi
đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như
sau:
a)
Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn
vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi
suất quy định tại Khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b)Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Theo đó khoản nợ được tính như sau:
Tại Điều 468 có quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất
thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay,
trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế
và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều
chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy
định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định
rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức
lãi suất giới hạn quy định tại Khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."
Theo căn cứ trên trong trường hợp này thì mức lãi 3%/tháng = 36%/năm
đã vượt quá giới hạn 20%/năm do luật quy định nên mức lãi xuất vượt quá
không có hiệu lực. Nên anh Bắc phải trả số tiền lãi theo hạn trong từ ngày
21/12/2015 đến ngày 21/06/2016 hay nói cách khác là 06 tháng, tức là 180 ngày
là 500.000.000đ x 20% : 12 tháng : 30 ngày x 180 ngày = 50.000.000đ (năm
mươi triệu đồng). Tuy nhiên do anh Bắc chậm trả nên phải trả lãi theo mức lãi
suất 10%/năm tương ứng với thời gian chậm trả từ ngày 22/06/2016 đến ngày
28/12/2016 tức là 06 tháng 06 ngày, hay nói cách khác là 187 ngày là
50.000.000đ x 10% : 12 tháng : 30 ngày x 186 ngày = 2.583.333đ (hai triệu năm
trăm tám mươi ba nghìn ba trăm ba mươi ba đồng).
10
Đồng thời với đó anh Bắc còn phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn với lãi
suất được tính theo 150% của mức lãi giới hạn 20% là: 20% x 150%=30%/năm
mới phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 468. Kể từ khi gia hạn trả mà không
trả đến thời điểm mở phiên tòa là 06 tháng 06 ngày (22/06/2016 - 28/12/2016).
Như vậy mức lãi suất được tính như sau: 500.000.000đ x 30% : 12 tháng : 30
ngày x 186 ngày = 77.500.000đ (bảy mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng)
Vậy cả lãi lẫn gốc Anh Bắc phải trả cho anh Thắng là 500.000.000đ+
50.000.000đ + 2.583.333đ + 77.500.000đ = 585.083.333đ (năm trăm tám mươi
lăm triệu không trăm tám mươi ba nghìn ba trăm ba mươi ba đồng).
IV.
So sánh đánh giá quan điểm và các điểm mới của Bộ luật Dân sự 2005
với Bộ luật Dân sự 2015:
Nhìn chung, quan điểm giải quyết tình huống giữa hai Bộ luật Dân sự
không có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm mới về chế
định hợp đồng vay tài sản được áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Một là, về lãi suất. Theo như Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 476 có quy định
về lãi suất vay được các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự
2015 bên cạnh việc kế thừa quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì đã có sự sửa
đổi. Cụ thể, theo Điều 468 thì mức lãi suất giới hạn là 20%/năm của khoản tiền
vay. Đây là một sự thay đổi đáng kể từ lãi 13,5%/năm lên đến 20%/năm. Có thể
thấy, với việc quy định giới hạn mức lãi suất cụ thể sẽ đơn giản hóa việc tính lãi
suất vì trên thực tế thì Ngân hàng Nhà nước không thường xuyên thực hiện việc
công bố mức lãi suất này nên không cần phải dựa theo mức lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố. Hơn nữa, sự thay đổi này nhằm mục đích giảm
thiểu sự chênh lệch về mức lãi suất trong các hợp đồng dân sự thông dụng với
các hợp đồng tín dụng từ đó bình đẳng hóa giữa các chủ thể khi tham gia vào
các giao dịch dân sự vay tài sản. Đồng thời, cũng tại điều này đã có quy định cụ
thể hơn khi xảy ra trường hợp lãi suất vượt quá thỏa thuận mà cụ thể tại Đoạn 2
Khoản 1 Điều 468 có nêu rằng: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá
lãi suất giới hạn theo quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có
11
hiệu lực”. Nhờ có quy định này mà khi xảy ra tranh chấp thì có thể dựa vào luật
để giải quyết nhanh chóng và chính xác hơn.
Hai là, về trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không
xác định rõ lãi suất và có tranh chấp xảy ra thì tại Bộ luật Dân sự 2005 cụ thể là
Khoản 2 Điều 476 có quy định “Áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Tuy nhiên trong
Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 đã có sự sửa đổi, theo đó trong trường
hợp này thì “Lãi suất được xác định bằng 50% mức giới hạn lãi suất quy định
tại khoản 1 điều này tại thời điểm trả nợ”.
Ba là, nghĩa vụ trả nợ của bên vay cũng có sự thay đổi nhất định. Đầu tiên,
xét trường hợp vay không có lãi, nếu như trong Bộ luật Dân sự 2015 có quy
định tại Khoản 4 Điều 466 là “Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên
vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả
tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này
trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác”, tức là mức lãi suất trong trường hợp
này được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn 20%/năm thì ở Bộ luật Dân
sự 2005 lại quy định lãi trong trường hợp này được tính theo mức lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước công bố. Thứ hai, xét đến trường hợp vay có lãi thì Bộ
luật Dân sự 2005 mà cụ thể là Khoản 5 Điều 474 có quy định “Khi đến hạn bên
vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả trên nợ gốc và lãi nợ
quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với
thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự 2015 đã có sự
sửa đổi tại Khoản 5 Điều 466 như sau “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn
bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với
thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo
mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
12
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Việc quy định có sự đổi mới này sẽ giúp quyền lợi tốt hơn cho người cho
vay đồng thời hối thúc người đi vay trả nợ nhanh hơn. Các mức lãi suất được
quy định trong luật đối với các trường hợp nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp cho tất cả các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng vay tài sản.
13
C.
KẾT LUẬN.
Chế định hợp đồng nói chung và hợp đồng mua vay tài sản nói riêng có vai
trò và tầm quan trọng trong việc bảo đảm sự công bằng, hài hòa lợi ích khi các
chủ thể tham gia vào các giao dịch dân sự. Có thể thấy, hợp đồng vay tài sản
chính là một trong những phương thức hiệu quả để các bên có thể thỏa mãn
được nhu cầu của mình, chủ thể đi vay sẽ có tài sản để phát triển sản xuất, kinh
doanh tăng thêm thu nhập cho mình, còn chủ thể cho vay sẽ có thêm một khoản
lợi ích. Chế định này thể hiện nhiều tư tưởng pháp lý khoa học và tiến bộ. Nó là
cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản mà tình
huống trên đây là một ví dụ cụ thể. Trong thực tế, chế định hợp đồng vay tài sản
đã góp phần tích cực trong việc giải quyết hàng trăm vụ án tranh chấp, bảo đảm
tính pháp chế xã hội chủ nghĩa và thể hiện tính công minh của pháp luật. Điều
này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch dân sự phát triển
đồng thời cũng là để thúc đẩy nền kinh tế nước nhà vững bước tiến nhanh và
mạnh hơn nữa.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam,
Nxb.Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2017.
Bộ luật Dân sự 2015, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2017
Các đường link:
+ />+ />ItemID=2074
15