Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tìm hiểu vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp trên địa bàn xã tân hợp huyện văn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.9 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------

LÈNG SEO CƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN HỢP,
HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

LÈNG SEO CƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN HỢP,
HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI”

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế & PTNT
: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Kiều Thị Thu Hương
Cán bộ cơ sở hướng dẫn: Đặng Hồng Sinh


Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có
khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi và bổ sung kiến thức chuyên môn,
rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong của mình.
Qua đây em xin cảm ơn tới Ban giám hiệu trường đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng các
thầy, cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những
kiến thức trong quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm
ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Kiều Thị Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài
khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy - HĐND - UBND
và các đoàn thể cán bộ chuyên môn trong xã Tân Hợp đã quan tâm tạo điều
kiện để em hoàn thành tốt kỳ thực tập với đề tài: “Tìm hiểu vai trò, chức
năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp trên địa bàn xã Tân
Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
cán bộ chuyên môn Đặng Hồng Sinh anh luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chia
sẻ những kinh nghiệm thực tế, cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để bài báo
cáo của em được hoàn thiện một cách đầy đủ nhất.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, mặc dù đã cố gắng hoàn chỉnh
khóa luận một cách tốt nhất nhưng do kiến thức em còn hạn hẹp nên khóa
luận không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy được.
Vậy, kính mong thầy cô hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để

khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 3 năm 2018

Sinh viên
Lèng Seo Cương


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v
Phân 1. MƠ ĐÂU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiêt cua đê tai ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.3. Nôi dung va phương phap thưc hiên.......................................................... 3
1.3.1. Nôi dung thưc tâp .................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
1.4. Thời gian, địa điểm, nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập .................. 5
1.4.1. Thời gian ................................................................................................. 5
1.4.2. Địa điểm .................................................................................................. 5
1.4.3. Nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập ................................................ 5
1.4.4. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ..............................................
6
Phần 2. TỔNG QUAN .................................................................................... 7

2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập................................. 7
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
2.2.1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam.......................................................... 11
2.2.2. Đặc điểm nông nghiệp tỉnh Yên Bai .....................................................
13
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 15
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập...................................................................... 15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập........................... 15
3.1.2. Những thành tựu đạt được của cơ sở thực tập ...................................... 22


3

3.1.3. Những thuận lợi khó khăn liên quan đến nội dung thực tập................. 23
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 25
3.2.1. Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp xã Tân Hợp .......................................................................................... 25
3.2.2. Mô tả công việc thực tế của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Tân
Hợp...........30
3.2.3. Những công việc tham gia cùng các cán bộ phụ trách nông
nghiệp...............35
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của cán bộ Nông nghiệp........................ 40
3.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 41
3.2.6. Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ
phụ trách nông nghiệp ..................................................................................... 43
Phần 4. KẾT LUẬN ...................................................................................... 49
4.1. Kết luận .................................................................................................... 49
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã năm 2016......................................... 17
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất cây trồng chính xã Tân Hợp
qua ba năm 2014 - 2016 ............................................................ 19
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã Tân Hợp qua 3 năm 2014 - 2016 ....... 20
Bảng 3.4: Thực trạng đội ngũ cán bộ xã Tân Hợp năm 2016......................... 25


5

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ANQP
CBCC

Nguyên nghĩa
: An ninh quốc phòng
: Cán bộ công chức

CBKN
CBPTNN
CBPTNN
CBTLC

: Cán bộ khuyến nông

: Cán bộ phụ trách nông nghiệp
: Cán bộ phụ trách nông nghiệp
: Cán bộ thủy lợi

CBTY
CNH-HĐH
CSHT
HĐND

: Cán bộ thú y
: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
: Cơ sở hạ tầng
: Hội đồng nhân dân

KHCN

: Khoa học công nghệ

KHKT
KN

: Khoa học kỹ thuật
: Khuyến nông

KTXH


: Kinh tế xã hội
: Nghị định


NN
NN&PTNT

: Nhà nước
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NQ

: Nghị quyết

PTNT

: Phát triển nông thôn



: Quyết định

SXNN
TTATXH
TW

: Sản xuất nông nghiệp
: Trật tự an toàn xã hội
: Trung ương

UBND

: Uỷ ban nhân dân



1

Phân 1
MƠ ĐÂU
1.1. Tính câp thiêt cua đê tai
Công cuộc “Đổi mới” do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI
đã đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và không ngừng phát triển
trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn, công cuộc “Đổi mới” đã đạt những thành tựu to lớn. Từ một
nước thiếu lương thực triền miên phải nhập khẩu với số lượng hàng triệu tấn
mỗi năm, giá trị xuất khẩu nông sản không đáng kể, Nông nghiệp Việt Nam
đã vươn lên đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trong nước và trở thành
nước xuất khẩu nông sản có vị thế quan trọng trên thế giới.
Cán bộ nông nghiệp (Khuyến nông) có vai trò quan trọng trong phát
triển nông nghiệp nông dân và nông thôn. Tổ chức kết nối giữa nhà nước và
nông dân thông qua thực hiện các chính sách, là một yếu tố, một bộ phận hợp
thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn. Vai trò của một cán bộ
khuyến nông được mô tả bằng các từ sau đây: Người đào tạo, người tạo điều
kiện, người tổ chức, người lãnh đạo, người quản lý, người tư vấn, nguời môi
giới, người cung cấp thông tin, người trọng tài, người bạn, nguời hành động.
Tân Hợp là một xã nằm ở phía tây bắc thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái, trụ sở UBND xã cách trung tâm huyện khoảng 8km. Diện tích tự nhiên
của xã là 6.290,89ha. Dân số gồm 4.380 người/ 1.105 hộ; Có năm dân tộc chủ
yếu là người: Kinh chiếm 34%, Tày, Dao, Thái, Mông chiếm 66%, tổng số
thôn là 14 thôn, có 5 cơ quan, 3 trường học, 1 trạm Y tế trên địa bàn, là một
xã thuần nông, tệ nạn xã hội ít. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
an ninh quốc phòng luôn được giữ vững, ổn định và có sự phát triển toàn
diện. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và phát triển cùng với sự



2

phát triển của xã hội. Xã có đường quốc lộ 32C đi qua trung tâm xã thuận lợi
cho việc giao lưu buôn bán nông sản và đi lại của nhân dân địa phương.
Tuy nhiên la môt xa co điêu kiên kinh tê xa hôi kho khăn . Là nơi cư trú
của các dân tộc thiểu số , trình độ sản xuất và nhận thức của người dân còn
hạn chế . Người dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, phần lớn quy mô sản
xuất nhỏ, chất lượng sản phẩm thấp, chưa qua chế biến; việc áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chưa mạnh; hình thức tăng trưởng mới chỉ tạo ra
khối lượng nhiều nhưng chất lượng, giá trị thấp. Người dân nơi đây trông lua
ngoài việc đáp ứng nhu cầu ăn trong gia đình thì phần lớn là để chăn nuôi

,

còn thừa thì đem bán , chính vì tập quán tự cung tự câp truyên thông nay đa
làm cho nền kinh tế chậm phát triển . Nhiêu hô con n ằm trong diên hô ngheo
, Nguyên nhân chính là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định, tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa nông sản còn nhiều khó khăn và dễ bị ảnh hưởng do
thiên tai, dịch bệnh, biến động của thị trường, do đo đê giai quyêt đươc vân đê
nay đoi hoi phai co đôi ngu can bô nông nghiêp luôn đư ợc chính quyền xã
quan tâm đầu tư hỗ trợ, thông qua các trương trình hỗ trợ giống,tập huấn kỹ
thuật cho nông dân, cho vay vốn phát triển sản xuất.
Vậy một câu hỏi đạt ra ở đay là: Hiện nay đội ngũ cán bộ nông nghiệp xã
họ đang hoạt động như thế nào, đã phát huy được hết vai trò, năng lực của chính
mình hay chưa, có giải pháp nào giúp họ nâng cao năng lực của mình hay
không? Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn xã Tân Hợp, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái để thực hiện đề tài “Tim hiêu vai tro, chức năng và nhiêm vu
cua can bô phu trach Nông Nghiêp tai xa Tân Hơp - huyên Văn Yên - tỉnh

Yên Bái” để từ đó có những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn và
đưa ra cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về những cán bộ sống và làm việc cùng
dân.
1.2. Mục tiêu
a) Vê chuyên môn nghiêp vu
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiêm vu cua can bô phụ trách nông nghiệp
xa
Tân Hơp.


3

- Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của cán bộ phụ trách nông nghiệp
xã Tân Hợp.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực của cán bộ nông nghiệp xã
Tân Hơp.
b) Về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Luôn có ý thức kỷ luật tốt, nghiêm túc và nhiệt tình trong công việc,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chịu khó học hỏi kinh nghiệm khi làm việc.
- Cư xử đúng mực, thân thiện với mọi người. Chấp hành tốt nội quy, quy
chế tại cơ quan.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực
tập.
- Tích cực nghiên cứu học tập và hoàn thành tốt kỳ thực tập.
c) Về kết quả đạt được
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.

- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần
giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
- Không được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập.
1.3. Nôi dung va phương phap thưc hiên
1.3.1. Nôi dung thưc tâp
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Tân Hơp.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp xã Tân Hơp.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ, của cán bộ phụ trách nông
nghiệp.


4

- Mô tả vai trò, nhiệm vụ, của cán bộ phụ trách nông nghiệp.
- Tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội do UBND xã tổ chức trong
thời gian thực tập.
- Phân tich nhưng thuân lơi, khó khăn của cán bộ nông nghiệp.
- Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò nhiệm vụ của cán bộ phụ trách
nông nghiệp.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương phap thu thâp tài liệu thứ cấp
Các thông tin thu thập thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên
quan đến vấn đề khuyến nông (nông nghiệp), các tài liệu thống kê, báo cáo
tổng kết văn phòng UBND xã Tân hợp, các số liệu thứ cấp được thu thập
gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Tân Hợp, các thông tin
về khuyến nông, các hoạt động và kết quả hoạt động nông nghiệp.
Ngoài ra thông tin thứ cấp còn được thu thập từ mạng Internet, sách, báo… về
các vấn đề liên quan đến khuyến nông, nông nghiệp.

1.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ
cấp a. Phương pháp quan sát :
Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ
để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu. Quan sát
và phân tích các công việc hàng ngày của cán bộ KN xã để thu thập thông tin
phục vụ đề tài.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại trực tiếp được lặp đi lặp lại giữa
người nghiên cứu và người cung cấp thông tin (cán bộ KN) nhằm tìm hiểu
cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cán bộ.
1.3.2.3. Phương pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu
a. Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu


5

Các thông tin sau khi thu thập sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát và chuẩn
hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong quá trình thu
thập và chuẩn hóa lại các thông tin. Việc xử lí thông tin là cơ sở cho việc phân
tích.
b. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
- Các thông tin, số liệu được mô tả, liệt kê rõ ràng theo các phương pháp
thống kê.
- Phương pháp thống kê so sánh
- Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy
được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.4. Thời gian, địa điểm, nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập
1.4.1. Thời gian
Thời gian thực tập: Tư ngày 14/08/2017 đến ngày 21/12/2017.

1.4.2. Địa điểm
Địa điểm thực tập tại UBND xã Tân Hơp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bai
1.4.3. Nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập
UBND cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống cơ quan nhà nước ở nước
ta, là cấp có bộ máy đơn giản nhất nhưng là cấp quản lý gần dân nhất, có quan
hệ trực tiếp, thường xuyên với nhân dân. Chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các cơ quan cấp xã có vai trò và vị trí quan trọng đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương. UBND xã có nhiệm vụ, chức năng sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.
- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân
cấp theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xă hội để xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.


6

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.[10]
1.4.4. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Thực hiện tốt quy chế nội quy giờ giấc làm việc tại cơ sở thực tập.
- Làm việc, tham gia, quan sát hoạt động công tác của cán bộ chuyên môn.
- Làm việc như một cán bộ thực thụ, đúng giờ giấc, nghiêm chỉnh, hoàn
thành tốt công việc được giao.
- Tham gia hoạt động xã hội, lao động công ích, tình nguyện.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn
thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực

của bản thân.


7

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức, cán bộ nông nghiệp
Nước ta, thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, Đảng, đoàn thể,
chúng ta dùng khái niệm “cán bộ, công chức”. Theo Luật cán bộ, công chức
năm 2008, cán bộ và công chức là hai đối tượng khác nhau. Theo đó:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt
Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
[11]
- Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ
quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của đảng cộng sản Việt Nam,
nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật. [11]

- Cán bộ nông nghiệp là công dân Việt Nam, là công chức, viên chức,
cán bộ tuyển dụng, bổ nhiệm phụ trách nông nghiệp. Là những người hoạt


8

động hỗ trợ xây dựng và phát triển nông thôn. Ngoài việc hướng dẫn người
nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, cán bộ phụ trách nông nghiệp còn
giúp người nông dân liên kết lại với nhau, hiểu biết các chính sách, luật lệ nhà
nước, giúp người nông dân khả năng tự quản, điều hành tổ chức sản xuất cũng
như các hoạt động xã hội.
Trong một cơ quan hoặc một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản xuất và
các ngành khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản: theo nghĩa
rộng, bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
- Cán bộ nông nghiệp: Là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn
trong một cơ quan hoặc một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các
ngành khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
- Cán bộ nông nghiệp cấp xã: Là những người trực tiếp chỉ đạo hoặc trực
tiếp làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã. Đây là
những người trực tiếp, tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển
khai các hoạt động nông nghiệp cho nông dân.[9]
2.1.1.2. Đặc điểm cán bộ phụ trách nông nghiệp
Họ là những người trưởng thành về thể chất và trưởng thành về mặt xã
hội, họ được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong
các công sở của nhà nước, họ đang trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyền

của nền hành chính quốc gia, họ là những người tự làm chủ được hành vi, thái
độ của mình và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là một
công dân, một công chức hành chính. Họ trưởng thành ở mặt xã hội còn biểu


9

hiện ở giá trị sản phẩm lao động của họ được xã hội công nhận và bằng sức
lao động của mình, họ đã nuôi sống được bản thân. Hơn nữa, sự trưởng thành
về mặt xã hội còn thể hiện ở cuộc sống riêng tư của họ, họ là những người có
đầy đủ điều kiện hành vi trước pháp luật.
Họ là những người đã có vị thế xã hội, vì cán bộ phụ trách nông nghiệp
là những người đang giữ chức vụ hoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ
đào tạo và được xếp vào ngạch bậc tương ứng trong hệ thống hành chính
Họ có nhiều kinh nghiệm sống được tích luỹ tuỳ theo lĩnh vực mà họ
hoạt động. Bởi là cán bộ, họ phải được đào tạo ở trình độ nhất định, cùng với
vị trí làm việc của mình trong bộ máy công quyền.
Họ có những hiểu biết về nông nghiệp như lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật,
chuyên môn kỹ thuật… được đào tạo với những kỹ năng chuyên ngành lĩnh
vực nông nghiệp. [5].
2.1.1.3. Vai trò, chức năng của cán bộ nông nghiệp xã
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây
dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành
nhiệm vụ, công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói
riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm
chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Có
thể nói, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng đã được Đảng và Nhà nước quan
tâm trong suốt quá trình từ khi xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đến nay.
Cán bộ nói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền
tảng cơ sở… Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng

phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.
Cán bộ, công chức câp xa góp ph ần quyết định sự thành bại của chủ
trương, đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Không có đội
ngũ cán bộ, công chức cơ sở vững mạnh thì dù đường lối, chủ trương chính trị


10

có đúng đắn cũng khó biến thành hiện thực. Cán bộ, công chức cấp xã vừa là
người trực tiếp đem các chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật Nhà
nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành, vừa là người phản ánh
nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà nước để có sự
điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn. Ở khía cạnh
này, họ có vai trò là cầu nối giữa đảng, nhà nước với quần chúng nhân dân.
Cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức
công việc của chính quyền cơ sở. Nhiệm vụ của họ là thực thi công vụ mang
tính tự quản theo pháp luật và bảo toàn tính thống nhất của thực thi quyền lực
nhà nước ở cơ sở thông qua việc giải quyết các công việc hành ngày có tính
chất quản lý, tự quản mọi mặt ở địa phương. Họ còn có vai trò trực tiếp bảo
đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền
con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thông qua hoạt động của
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhân dân thể hiện được quyền làm chủ và
trực tiếp thực hiện quyền tự quản của mình. [5]
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Thông tư số 61/2008/TTLT - BNN - BNV hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thông tư số 04/2009/TT - BNN hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân
viên chuyên môn, kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên
địa bàn cấp xã.

- Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ương đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn.


11

- Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm
2008 của liên Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ nội vụ hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ qập trung của
Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam
2.2.1.1. Nền nông nghiệp nhiệt đới
a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát
triển một nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc - Nam và theo
chiều cao của địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu
sản phẩm nông nghiệp.
- Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng
thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
+ Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia
súc lớn.
+ Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ
và nuôi trồng thuỷ sản.
- Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc
phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn

luôn là nhiệm vụ quan trọng.
b) Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái
nông nghiệp.
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.


12

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải,
áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản,
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả,...)
2.2.1.2. Phát triển một nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần
nâng cao hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới
Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ
truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
Có rất nhiều nguyên nhân chi phối tới hình thức tổ chức sản xuất nông
nghiệp nhưng cơ bản vẫn là do:
- Nông nghiệp nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu với tính
chất tự cấp, tự túc.
- Do đường lối đổi mới của nước ta là chuyển sang nền kinh tế thị trường
sản xuất hàng hóa có sự điều tiết của nhà nước.
- Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa
hiện đại như: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trình độ
chuyên môn kinh tế ngày càng tăng.
- Nền nông nghiệp cổ truyền thường tồn tại ở khu vực Trung du miền núi
phía bắc hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Nền nông nghiệp hiện đại thể hiện ở việc hình thành các vùng chuyên
canh hiệu quả kinh tế tương đối cao tạo nông sản cho xuất khẩu. Từ việc thay
đổi trong hình thức sản xuất đã tạo ra sự chuyển dịch trong nền kinh tế nông

thôn và đây cũng là một đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta.
2.2.1.3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét
a) Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn:
- Khu vực kinh tế nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, thủy sản.


13

- Các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp và xây dựng, dịch vụ)
ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong kinh tế nông thôn.
b) Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế:
- Các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Các hợp tác xã nông - lâm nghiệp và thủy sản.
- Kinh tế hộ gia đình.
- Kinh tế trang trại.
c) Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hóa và đa dạng hóa, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh
chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn,
kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện ở:
+ Thay đổi tỉ trọng của các thành phần tạo nên cơ cấu.
+ Các sản phẩm chính trong nông - lâm - thuỷ sản và các sản phẩm phi
nông nghiệp khác.
2.2.2. Đặc điểm nông nghiệp tỉnh Yên Bai
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng
núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào
Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên
Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành

phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21
phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn
được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có
2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên
80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Yên Bái là
đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường


14

thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc
giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.627,64 ha. Trong đó diện
tích nhóm đất nông nghiệp là 583.717,47 ha, chiếm 84,76% diện tích đất tự
nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 51.713,13 ha chiếm 7,51%; diện
tích đất chưa sử dụng là 53.197,04 ha chiếm 7,73%.
Diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 107.317, Trong
69 ha; đất lâm nghiệp 474.768,01 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1 tổng 574,35
ha, còn lại là đất nông nghiệp khác. Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp
thì đất ở 4.826,62 ha; đất chuyên dùng 13.837,31 ha, còn lại là đất sử dụng
vào mục đích khác. Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng thì đất bằng chưa
sử dụng là 666,02 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 48.654,14 ha, còn lại là núi
đá không có rừng cây.
Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít,
đất phù sa, đất glây, đất đỏ. [12]


15

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Tân Hợp là một xã vùng cao nằm ở phía tây bắc của huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái
+ Phía Bắc giáp với xã Đông An, huyện Văn Yên.
+ Phía Đông giáp với Mậu Đông, xã Đông Cuông phân cách bởi Sông
Hồng huyện Văn Yên.
+ Phía nam giáp với xã An Thịnh, xã Đại Sơn - huyện Văn Yên.
+ Phía Tây giáp với xã Xuân Tầm - huyện Văn Yên.
Địa hình, địa mạo
Tân Hợp là một xã miền núi do đó địa hình đồi núi dốc, hệ thống khe
suối dầy đặc. Xã có 3 con suối và Sông Hồng chia cắt. Có địa hình tương đối
phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc thuộc thung
lũng Sông Hồng kẹp giữa dãy núi cao là Con Voi và Púng Luông; Hệ thống
sông ngòi dày đặc với các kiểu địa hình khác nhau: Vùng núi cao hiểm trở,
vùng đồi bát úp lượn sang nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh
đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong
huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất 1.952m, nơi thấp nhất là 20m so với mặt nước
biển. Nhìn chung địa hình của xã thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại
hình sản xuất nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng và khu dân cư.


16

 Điều kiện khí hậu
Xã Tân Hợp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kết hợp với địa
hình bị chia cắt nên tạo thành hai tiểu vùng khí hậu:

- Vùng phía Bắc (từ Trái Hút trở lên): Có độ cao trung bình 500 m so với
mặt nước biển. Đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21 - 23ºC.
Lượng mưa bình quân 1.800 mm/năm. Độ ẩm thường xuyên 80 - 85%, có
những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào.
- Vùng núi phía Nam (từ Trái Hút trở xuống): chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân 1.800 - 2.000 mm/năm, nhiệt độ
trung bình 23 - 24ºC, độ ẩm không khí 81 - 86%.
Các hiện tượng thời tiết khác
- Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600 m, nhiệt độ càng
xuống thấp số ngày có sương càng nhiều. Vùng thấp thuộc thung lũng sông
Hồng ít xuất hiện.
- Mưa đá: Xuất hiện ở một số nơi vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa
hạ và thường đi kèm với hiện tượng dông và gió xoáy cục bộ.
 Thủy văn
Xã Tân Hợp có hệ thống khe suối dầy đặc. Xã có 3 con suối và Sông
Hồng chia cắt, hệ thống tưới tiêu của xã đặc thù là nước tự chảy, các đập, phai
đầu mối chứa nước, kênh mương được bê tông hóa trên 12km rất thuận lợi
cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất lúa cho người dân.
Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: xã Tân Hợp có nguồn nước mặt khá dồi dào.
Được cung cấp từ sông hồng, đập chứa nước, Đây là điều kiện thuận lợi
cho người dân tưới tiêu.


17

+ Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy
đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của
các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi

cho thấy mực nước ngầm ở khu vực thấp có độ sâu 5 - 6m, sâu. Hiện tại
nguồn nước này hiện nay đang sử dụng vào múc đích sinh hoạt và sản xuất.
- Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2016, diện tích đất lâm nghiệp của xã có
5.370,61 ha, trong đó rừng sản xuất có 4.724,12 ha và rừng phòng hộ có
646,49 ha. Hiện tại chất lượng rừng chủ yếu là rừng trung bình, rừng non cây
trồng chính là cây quế.
- Tài nguyên đất
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã năm 2016
Stt

Chỉ tiêu



Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

6.290,89

100

1

Đất nông nghiệp


NNP

5.869,41

93,3

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

559,6

9,5

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

506,0

90,42

1.1.1.1 Đất trồng lúa

LUA


194,1

38,35

1.1.1.2 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

12.00

2,73

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

300

68,26

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

53,60

10,87


1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

5.370,61

91,50

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

4.724,12

87,96

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

646,49

12,03


1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

5,71

0,09

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

378.22

6,01

3

Đất chưa sử dụng

CSD

43,26

0,68


(Nguồn: UBND xã Tân Hợp năm 2016)


18

Qua bảng 3.1 ta thấy tình hình sử dụng đất của xã Tân Hợp chủ yếu sử
dụng cho đất nông nghiệp, đất nông nghiệp là 5.869,41 ha chiếm 93,3 so với
tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 559,6
ha chiếm 9,5% đất nông nghiệp. Trong đó diện tích đất trồng lúa của xã có
194,1 ha chiếm (38,35%) trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trên địa
bàn xã Tân Hợp lúa được trồng tập trung ở 3 cánh đồng trên loại đất phù sa
pha cát như đồng Nước Nóng, đồng Ghềnh Ngai, đồng Làng Lớn. Ngoài ra
vẫn có thể tăng diện tích sản xuất lúa tại các sứ đồng đất mầu bãi gần ven
Sông Hồng diện tích trên 150 ha, hiện nay được nông dân sử dụng để sản xuất
ngô, tuy nhiên năng suất ngô thấp do thường xuyên bị úng ngập.
3.1.1.2. Kinh tế - xã hội
 Về kinh
tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã đã phát triển theo hướng
tích cực, tất cả các ngành sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng đều có những bước
phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hình thức tổ chức
sản xuất của xã chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, tổ hợp tác, cơ cấu kinh tế đang
từng bước chuyển dần từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa.
Công tác khuyến nông khuyến lâm luôn được các cấp các quan tâm. Hệ
thống khuyến nông từ xã xuống cơ sở bao gồm cán bộ địa chính, cán bộ nông
lâm thủy sản và các khuyến nông viên cơ sở ở 14 thôn.
Nhân dân tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất,
đưa các cây, con giống có năng suất chất lượng tốt, có giá tri kinh tế cao, phù
hợp với thị trường, nâng cao thu nhập, do vậy chất lượng cuộc sống nhân dân

cả về vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.
Nông lâm nghiệp, chăn nuôi là ngành sản xuất chính của xã và là nguồn
thu nhập chính của người dân địa phương, phát triển các dịch vụ chế biến gỗ
rừng trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng bán công nghiệp. Kinh


×