Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

A đi xe máy vi phạm quy định về an toàn giao thông, bị đội cảnh sát giao thông số 1 thành phố h bắt giữ và lập biên bản phạt tiền và tạm giữ xe 30 ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.2 KB, 5 trang )

Đề bài
Bài 3:A đi xe máy vi phạm quy định về an toàn giao thông, bị đội cảnh sát giao thông
số 1 thành phố H bắt giữ và lập biên bản phạt tiền và tạm giữ xe 30 ngày.
Sau khi nhận biên bản tạm giữ xe, ngồi uống nước ở quán ven đường gần bãi để xe vi
phạm, A thấy xe của mình để bên ngoài và đội cảnh sát giao thông không chú ý nên đã
lấy xe của mình đi về nhà. Buổi chiều, khi đội cảnh sát phát hiện thiếu một xe và quá
trình tìm kiếm, phát hiện A đã đem xe về nhà. Giá trị xe máy của A là 15 triệu đồng.
1. Hỏi hành vi của A có được coi là tội phạm không? Nếu có tội thì tội danh là gì?
(3điểm).
2. Giả định A do sử dụng rượu bia đã vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ gây hậu quả rất nghiêm trọng, khi bị bắt giữ đã có hành vi chống lại Cảnh sát
giao thông thì tội danh và khung hình phạt đối với A được xác định như thế nào?
(2điểm)
3. Giả định A phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bị xét xử theo khoản 3
Điều 202 BLHS nhưng có đủ điều kiện để Tòa án áp dụng Điều 47 BLHS để quyết định
hình phạt thì mức phạt tù thấp nhất đối với A là bao nhiêu năm. (2điểm)

1


1. Hỏi hành vi của A có được coi là tội phạm không? Nếu có tội thì tội danh là gì?
Hành vi của A được coi là tội phạm.Đó là tội trộm cắp tài sản (điều 138 BLHS)
Bởi lẽ:
Phân tích tình huống ta thấy A có các hành vi sau đây:Khi A đi xe máy đã vi phạm
quy định về an toàn giao thông và bị cảnh sát giao thông bắt giữ ,lập biên bản phạt tiền
và tạm giữ xe 30 ngày và A cũng đã nhận biên bản tạm giữ xe khi đó chiêc xe đã thuộc
quyền quản lý của nhà nước.Sau đó A lợi dụng lúc không ai để ý đã lấy xe về nhà.như
vậy hành vi lấy xe về nhà của A là hành vi trái pháp luật.
Theo quy định tại điều 138 BLHS quy định về tội trộm cắp tài sản.Theo những dấu hiệu
pháp lý của tội trộm cắp tài sản ta có:
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác ở đây xe thuộc sở


hữu của A nhưng đã bị cảnh sát tạm giữ như vậy trong thời gian tạm giữ thì chiếc xe đó
sẽ không thuộc quyền sở hữu của A mà chịu sự quản lý của cảnh sát giao thông.
-về chủ thể:Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường và khi thực hiện hành vi
phạm tội không mắc các bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khác làm mất
khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.
Như vậy, Tuy không rõ tuổi của A, nhưng A là người đã điều khiển phương tiện giao
thông, có thể thấy phải là người đã thành niên và A không mắc bệnh về thần kinh. Dấu
hiệu chủ thể thỏa mãn.
- Về mặt khách thể:Đối với tội trộm cắp tài sản,ở đây không hề xâm phạm đến quan hệ
nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
ở đây A chỉ có hành vi lén lút lấy tài sản ở đây là cái xe máy như vậy hành vi phạm tội
của A đã xâm phạm đến quan hệ tài sản.nên dấu hiệu khách thể thỏa mãn.
-Mặt khách quan:Đặc điểm của tội trộm cắp nên hành vi khách quan duy nhất là “chiếm
đoạt” và hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản có hai dấu hiệu phân biệt với hành
vi chiếm đoạt của ngững tội khác .Đó là dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có
chủ.Tài sản được coi là có chủ là tài sản đang ở trong sự chiếm hữu của người khác hoặc
tài sản đang còn trong khu vực quản lý bao quản của chủ tài sản.Còn Dấu hiệu lén lút
của người phạm tội trộm cắp là giấu diếm hành vi phạm tội của mình ,bí mật lấy tài sản
mà chủ sử hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị lấy tài sản chỉ sau khi bị
mất họ mới biết mình bị mất tài sản.
Trong trường hợp này,chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu của A nhưng chiếc xe đó đã
bị cảnh sát giao thông tạm giữ 30 ngày.Như vậy trong 30 ngày chiếc xe vị tạm giữ thì
lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện việc chiếm hữu tài sản ,quản lý tài sản theo
quyết định xử phạt vi phạm hành chính.A đã lợi dụng sơ hở mất cảnh giác của người
quản lý tài sản ở đây là đội cảnh sát giao thông không để ý nên đã đến gần tiếp cận tài
sản thực hiện hành vi chiếm đoạt mà đội cảnh sát giao thông không hề biết.
2


Mặt khác đây là tội có cấu thành tội phạm vật chất.Hậu quả của tội trộm cắp tài sản này

là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.cụ thể ở đây là chiếc xe
máy ,với giá trị là 15 triệu đồng.Do vậy dấu hiệu khách quan thỏa mãn.
-mặt chủ quan:Thực hiện do cố ý.Mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản.Vì vậy có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt
buộc của tội trộm cắp tài sản.ở đây mặc dù A biết chiếc xe đã chịu sự quản lý của đội
cảnh sát giao thông,nhưng vẫn cố tình lấy xe đi khi không có ai để ý.Như vậy dấu hiệu
chủ quan thỏa mãn.
=> Như vậy, từ những dấu hiệu trên đây,ta có thể khẳng định hành vi của A là phạm tội
và phạm tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại điều 138 BLHS.
2. Giả định A do sử dụng rượu bia đã vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ gây hậu quả rất nghiêm trọng, khi bị bắt giữ đã có hành vi chống lại
Cảnh sát giao thông thì tội danh và khung hình phạt đối với A được xác định như
thế nào?
Giả định A do sử dụng rượu bia đã vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ gây hậu quả rất nghiêm trọng, khi bị bắt giữ đã có hành vi chống lại Cảnh sát giao
thông thì A phạm tội thuộc khoản 2 điều 202BLHS tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ và phạm tội chống người thi hành công vụ(Điều 257
BLHS).Đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ
truy cứu trách nhiệm hình sự khi có 1 trong các điều kiện sau:
-gây chết người,
-Gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe ,tài sản cuả người khác
-Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng có khả năng thực tế dẫn đến
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không ngăn kịp thời thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo luật này.
Đây là tội phạm có cấu thành vật chất nên hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt
buộc.Trong trường hợp này A đã vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây
hậu quả rất nghiêm trọng. Nên A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 202
BLHS.
Do đề bài không nêu rõ nên ta sẽ chia thành 2 trường hợp:

-Trường hợp thứ nhất:nếu A đang trong tình trạng có sử dụng rượu bia mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì khi đó A bị truy cứu theo điểm
b khoản 2 điều 202 BLHS : “trong tình trạng có sử dụng rượu ,bia mà trong máu hoặc
hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích
mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng” và A đã có hành vi chống lại cảnh sát giao thông
nên A sẽ bị truy cứu thêm tội danh tại khoản 1 điều 257: “Người nào dùng vũ lực,đe dọa
dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ
3


của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật ,thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm”
-Trường hợp thứ hai: nếu A đang trong tình trạng có sử dụng rượu bia mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn không vượt quá mức quy định thì khi đó A bị truy cứu theo
điểm đ khoản 2 điều 202 BLHS: “gây hậu quả rất nghiêm trọng”Và A đã có hành vi
chống lại cảnh sát giao thông nên A sẽ bị truy cứu thêm tội danh tại khoản 1 điều 257:
“Người nào dùng vũ lực,đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi
hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật
,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”
Theo đó khung hình phạt đối với A được xác định:trong cả hai trường hợp trên A phạm
tội được quy định theo điểm b hoặc điểm d khoản 2 điều 202 BLHS đều nằm trong
khung hình phạt “bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”đồng thời A còn phạm thêm tội
thuộc khoản 1 điều 257 BLHS và khung hình phạt ở đây là:“bị phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.Như vậy A sẽ phải chịu hai
khung hình phạt theo khoản 2 điều 202BLHS bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”và
khoản 1 điều 257 BLHS“bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm”
3.Giả định A phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bị xét xử theo khoản 3
Điều 202 BLHS nhưng có đủ điều kiện để Tòa án áp dụng Điều 47 BLHS để quyết
định hình phạt thì mức phạt tù thấp nhất đối với A là bao nhiêu năm.

Theo khoản 3 điều 202 BLHS quy định : “phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”
Theo quy định tại điều 47 BLHS quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật như sau: “khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1
điều 46 của bộ luật này ,tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ
hơn của điều luật;trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung
hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật,thì tòa án có thể quyết định một
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc
loại nhẹ hơn.Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”
Như vậy ,giả định A phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bị xét xử theo
khoản 3 điều 202 BLHS nhưng có đủ điều kiện để tòa án áp dụng điều 47 BLHS để
quyết định trong trường hợp này A phạm tội ở khoản 3 điều202 BLHS theo quy định tại
điều 47 thì có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đang áp
dụng ở khoản 3 điều 202 BLHS đó là từ bảy năm đến mười lăm năm nhưng phải trong
khung hình phạt liền kề nhẹ hơn ở đây là khoản 2 điều 202 BLHS với khung hình phạt là
từ ba năm đến mười năm.
Vậy mức phạt tù thấp nhất đối với A là 3 năm.
4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. CAND, Hà

Nội – 2011.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội
– 2011.
Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp, Bình luận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999, Nxb.
CTQG, Hà Nội – 2001.
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS Việt Nam (Bình luận chuyên sâu) tập 2, Nxb.
TPHCM,
Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung ngày
19/6/2009), Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội – 2009..

5



×