Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Các điều kiện pháp lý để người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.56 KB, 9 trang )

A. MỞ BÀI
Quyền tác giả là một trong những quyền được pháp luật Việt Nam bảo hộ, không
phân biệt quyền tác giả của công dân Việt Nam cũng như của cá nhân, pháp nhân nước
ngoài. Tuy nhiên, cá nhân, pháp nhân nước ngoài để có thể được bảo hộ quyền tác giả
tại Việt Nam, tác phẩm của họ phải đáp ứng một số điều kiện do pháp luật Việt Nam
quy định. Sau đây, bài viết của nhóm xin đi vào phân tích các điều kiện đó.

B. NỘI DUNG
I. Một số khái niệm liên quan đến bảo hộ quyền tác giả.
1.Khái niệm tác giả, người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài.
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học (Điều 8 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan). Chỉ có cá nhân trực
tiếp sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghê thuật và khoa học mới được coi là tác giả, còn
tổ chức cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tài liệu cho người khác
sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.
Người nước ngoài là những người cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam, có quốc
tịch nước khác hoặc không có quốc tịch (theo Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977).
Đối với Việt Nam, pháp nhân người nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp
nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tich nước
ngoài. Theo thực tiễn quốc tế, pháp nhân được thành lập theo pháp luật của một nước
nhất định. Nói cách khác, việc công nhận 1 tổ chức có tư cách pháp nhân phải dựa trên
cơ sở pháp luật của 1 nước nhất định.
2. Khái niệm quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả.
Quyền tác giả trên thế giới được hình thành cùng với sự phát triển của công nghệ
in ấn vào cuối thế kỉ XV. Về mặt pháp lý, quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức
đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

1



bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm (Điều 738 Bộ Luật dân sự
2005và Điều 18,19 Luật Sở hữu trí tuệ).
Bảo hộ là 1 quá trình bao gồm nhiều biện pháp và cách thức khác nhau nhằm bảo
đảm quyền cho chủ sở hữu quyền được thực hiện trên thực tế. Bảo hộ quyền tác giả là
tổng thể các quy định của pháp luật, quy định các cách thức và phạm vi bảo hộ cũng
như xác định các hành vi vi phạm quyền tác giả từ đó đưa ra các biện pháp nhằm ngăn
chặn và xử lí các hành vi xâm phạm đó.
II. Các điều kiện pháp lý để người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được
bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam.
Người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài để được bảo hộ quyền tác giả tại Việt
Nam thì ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện về tác giả, tác phẩm được quy định
trong Điều 13, 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì còn phải đáp ứng một trong số các điều kiện
pháp lý sau: tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam; sáng tạo, thể
hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam; được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên; công bố đồng thời tại Việt Nam.
1. Cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm sáng tạo và thể
hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam.
Theo Thông tư liên tịch số 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC thì “Tác phẩm được bảo
hộ tại Việt Nam” gồm các loại hình tác phẩm được bảo hộ quy định tại Điều 747 Bộ
luật Dân sự, Điều 4 Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 Hướng dẫn thi hành một số
quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự; không có nội dung như quy định tại
Khoản 1 Điều 749 Bộ luật Dân sự và là một trong các tác phẩm sau:
 Tác phẩm của tác giả là công dân Việt Nam;
 Tác phẩm thuộc sở hữu của công dân, pháp nhân, tổc hức Việt Nam;
 Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được sáng tạo và thể
hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
 Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài lần đầu tiên được công
bố, phổ biến tại Việt Nam;


2


 Tác phẩm của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ tại Việt
Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Các tác phẩm được bảo hộ phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất
định, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện, chất lượng tác phẩm, đã công bố
hoặc chưa công bố, đã được cấp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác
giả.
Khác với các quyền dân sự khác, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ
thuật, khoa học đều mang tính chất lãnh thổ. Quyền tác giả phát sinh theo pháp luật
nước nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước đó mà thôi. Người nước
ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả nếu có tác phẩm sảng tạo, thể
hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam. Quy định này của pháp luật Việt Nam
nhằm bảo đảm quyền lợi của tác giả cũng như người có quyền đối với tác phẩm đó.
Tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm, là chủ sở hữu của tác phẩm đó. Họ có quyền đối
với tác phẩm, đó là quyền nhân thân được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Việc pháp luật
Việt Nam ghi nhân và bảo hộ quyền tác giả của cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước
ngoài có tác phẩm sáng tạo, thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam nhằm phù
hợp với pháp luật quốc tế, bảo vệ quyền nhân thân – một trong những quyền cơ bản
của con người.
2. Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt
Nam.
Điều kiện này được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
2005 như sau: “2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Khoản 1 điều này
gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công
bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chứ công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố
đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố
lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại
Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà CHXHCN Việt Nam là thành

viên”.
“Công bố, phổ biến tác phẩm” là thể hiện tác phẩm trước công chúng dưới dạng
thuyết trình, trưng bày, xuất bản, biểu diễn, phát thanh, truyền hình và các hình thức
vật chất khác.
3


“Tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam” là tác phẩm của
người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài chưa được công bố, phổ biến ở bất kỳ nước
nào trước khi được công bố tại Việt Nam. Tác giả là người nước ngoài, pháp nhân
nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố, phổ
biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt
Nam đều được nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ quyền tác giả - trừ trường hợp
tác phẩm không được nhà nước bảo hộ.
3. Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo
điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
Điều 774 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định quyền tác giả của người nước ngoài,
pháp nhân nước ngoài được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên. Khoản 2 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng quy
định tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước
quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, theo những quy định nêu trên thì nếu như cá nhân, pháp nhân nước ngoài
có quốc tịch của nước mà giữa nước đó với Việt Nam có hiệp định tương trợ tư pháp
về bảo hộ quyền tác giả hoặc cả nước đó và Việt Nam đều là thành viên của một điều
ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả thì quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân
nước ngoài đó sẽ được bảo hộ tại Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về vấn đề quyền tác
giả như Công ước Berne 1886, Công ước Giơnevơ 1952, Hiệp định TRIPs 1995, Hiệp
định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam – Hoa Kì 1997, Hiệp định Việt

Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ …
4. Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại
Việt Nam.
Cũng như các điều kiện trên, quy định về điều kiện bảo hộ quyền tác giả của cá
nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam được
ghi nhận tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định
tại khoản 1 Điều này gồm... tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố
4


đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được
công bố lần đầu tiên ở nước khác”.
Về định nghĩa công bố đồng thời, phù hợp với quy định của công ước Berne, pháp
luật Việt Nam có quy định như sau: “Công bố đồng thời là việc công bố tác phẩm của
cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm
đó được công bố lần đầu tiên ở bất kỳ nước nào.” (khoản 1 Điều 1 Nghị định
85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày
21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan).
Như vậy, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng
thời tại nhiều nước khác nhau, trong đó có Việt Nam, trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác, thì sẽ được bảo hộ quyền tác
giả tại Việt Nam.
Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lí với quy định của công ước Berne về các tiêu
chuẩn bảo hộ: “1. Được bảo hộ theo Công ước này...b.các tác giả không là công dân
của một trong những nước là thành viên của Liên Hiệp cho những tác phẩm...đồng
thời công bố ở một nước trong và một nước ngoài Liên Hiệp” (Điều 3). Do vậy, đối với
các tác phẩm của các tác giả là công dân của một nước dù không phải là thành viên của
Công ước Berne, nhưng nếu được công bố đồng thời tại Việt Nam và tại nước khác
không phải là thành viên của công ước Berne thì tác phẩm đó vẫn được bảo hộ về

quyền tác giả tại Việt Nam.
Ngoài ra, quy định này cũng tạo điều kiện cho việc bảo hộ quyền tác giả của công
dân Việt Nam được thực hiện tại các nước không phải là thành viên của Công ước
Berne, theo nguyên tắc có đi có lại. Nghĩa là, các tác phẩm của công dân Việt Nam
được công bố đồng thời tại Việt Nam và tại các nước khác không phải là thành viên
của công ước Berne cũng có thể được bảo hộ tại các nước đó. Có thể nói, phạm vi bảo
hộ quyền tác giả được mở rộng thêm.

5


III. Ví dụ thực tế
Hiện tượng vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam vẫn diễn ra một cách phổ biến. Mặc
dù Việt Nam đã tham gia WTO và kí nhiều hiệp định đa phương lẫn hiệp định song
phương với các nước. Trong đó hiện tượng vi phạm quyền tác giả xảy ra ở nhiều trong
lĩnh vực âm nhạc. Một sô ví dụ chứng minh:
MV (video ca nhạc) nhạc Hàn lời Việt của ca sĩ Vũ Hà mang tên Nobody - Rắc rối
tình yêu. MV Nobody - Rắc rối tình yêu của ca sĩ Vũ Hà không những phần nhạc được
giữ nguyên so với bản gốc của nhóm nhạc nữ Wonder Girls của Hàn Quốc mà toàn bộ
video clip của bài hát này cũng copy gần như nguyên si.
Nobody - Rắc rối tình yêu cũng không phải là ca khúc đầu tiên. Ca khúc Mặt trời
mọc của nhóm 535 và Ty Phong (hay còn gọi là Huỳnh Phong) được chiếu trên một đài
truyền hình địa phương cũng gây chấn động bởi nhóm không những copy nhạc
bài Rising Sun của nhóm Dong Bang Shin Ki mà còn nhân tiện copy luôn phần vũ đạo
biểu diễn của nhóm nhạc Hàn Quốc.
Video ca nhạc mang tên Bí ẩn vầng trăng của Ngô Thanh Vân với một ekip làm
MV được mời từ nước ngoài. Ca khúc này có phần nhạc giống ca khúc Dala Dala của
nữ hoàng nhạc Techno Lee Jung Hyun của Hàn Quốc mà ngay cả tạo hình của Ngô
Thanh Vân cũng giống Lee Jung Hyun đến từng chi tiết nhỏ. Thậm chí trong MV Bí
ẩn vầng trăng còn có một đoạn nhảy được copy nguyên si đoạn nhảy của Lee Jung

Hyun với trang phục, bước nhảy và khung cảnh giống hệt nhau.(1)
Hay xa hơn nữa là vào năm 2004 phát hiện ca khúc Tình thôi xót xa của nhạc sĩ
Bảo Chấn giống với một số ca khúc nước ngoài khác. Như ca khúc Tình thôi xót xa có
sự giống nhau đến 50% bài hát Frontier của Nhật, giống 99% ca khúc I’ve never been
to me của Charlene người Mỹ.(2)
Với các ví dụ trên đã cho thấy hiện tượng vi phạm quyền tác giả xảy ra ở Việt Nam
trong lĩnh vực âm nhạc ngày càng nghiêm trọng. Vậy với tác giả của những ca khúc
trên sẽ được bảo hộ như thế nào tại Việt Nam? Chỉ cần tác giả của những ví dụ thỏa
1

/>
2

/>6


mãn một trong các điều kiên trên thì Việt Nam sẽ bảo hộ quyền tác giả của họ tại Việt
Nam. Cụ thể:
Nhóm nhạc nữ Wonder Girls có thể sử dụng điều kiện công bố lần đầu tại Hàn
Quốc, trong thời hạn 30 ngày thì nhóm nhạc sẽ tiếp tục công bố tại Việt Nam. Trường
hợp này là trường hợp công bố đồng thời tại Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam sẽ bảo vệ
quyền tác giả của nhóm nhạc tại Việt Nam. Nếu như đã hết thời hạn 30 ngày, mà nhóm
nhạc không thể công bố đồng thời tại Việt Nam. Thì tác giả có thể sử dụng điều kiện
Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên của công ước Berne. Vì vậy, Việt Nam phải
có nghĩa vụ bảo vệ quyền tác giả của nhóm nhạc này tại Việt Nam.
Các trường hợp còn lại của những ví dụ trên cũng áp dụng tương tự.
Tuy nhiên với trường hợp ca khúc Tình thôi xót xa của nhạc sĩ Bảo Chấn thì khó
áp dụng hơn. Bởi vì thời điểm phát hiện vào năm 2004 mà khi đó Việt Nam chưa tham
gia công ước Berne nên không thể áp dụng công ước này để giải quyết. Mặt khác ca
khúc Mỹ có từ năm 1982, ca khúc Nhật có từ năm 1992 nên không thể áp dụng công

bố đồng thời hay công bố lần đầu tiên tại Việt Nam. Vì vậy trường hợp này chỉ có thể
căn cứ vào hiệp định song phương hoặc hiệp định đa phương mà Việt Nam là thành
viên. Tác giả có thể dựa vào hiệp định bản quyền Việt – Mỹ được áp dụng đối với Việt
Nam khi một trong các đối tượng bảo hộ là công dân Mỹ hoặc thường trú tại Mỹ được
bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam. Khi đó vụ việc sẽ được giải quyết.
C. KẾT BÀI
Mặc dù quyền tác giả được pháp luật Việt Nam bảo hộ bằng các quy định khá chặt
chẽ trong Luật Sở hữu trí tuệ và nhiều văn bản pháp lý khác, song, vi phạm bản quyền
đã và đang là một vấn nạn tại Việt Nam. Thực trạng này cho thấy, việc quy định các
điều luật là chưa đủ, mà pháp luật cần được thực thi một cách nghiêm minh, để có thể
đảm bảo được quyền và lợi ích của những tác giả chân chính. Đây là điều Nhà nước
Việt Nam cần phải cải thiện triệt để trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
2007.
7


- Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. ĐHQG,
Hà Nội, 2001.
- Bộ luật dân sự năm 2005
- Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005
- Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 Hướng dẫn thi hành một số quy định về
quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự
- Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ
về quyền tác giả và quyền liên quan
- Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự

- Thông tư liên tịch số 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC Hướng dẫn bảo hộ quyền tác
giả tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 Về chính sách đối với người nước ngoài
cư trú và làm ắn sinh sống tại Việt Nam do Hội đồng Chính phủ ban hành
- WEBSITE:
www.tailieu.vn
/> />
8


MỤC LỤC
A. MỞ BÀI......................................................................................................................1
B. NỘI DUNG.................................................................................................................1
I. Một số khái niệm liên quan đến bảo hộ quyền tác giả..............................................1
1.Khái niệm tác giả, người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài...............................1
2. Khái niệm quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả.................1
II. Các điều kiện pháp lý để người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ
quyền tác giả tại Việt Nam...........................................................................................2
1. Cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm sáng tạo và thể hiện dưới
hình thức nhất định tại Việt Nam..................................................................................2
2. Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam.. 3
3. Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều
ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.4
4. Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam.
......................................................................................................................................4
III. Ví dụ thực tế...........................................................................................................6
C. KẾT BÀI.....................................................................................................................7

9




×