Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính và sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân và năng lực chủ thể của tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.24 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG TÌM HIỂU

2

1. Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.

2

1.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.

2

1.2. Điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức trở thành chủ thể của quan
hệ pháp luật hành chính.

2

2. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.

3



2.1. Năng lực chủ thể pháp luật hành chính là gì?

3

2.2. Các khía cạnh xem xét năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật
hành chính.

4

3. Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân và năng lực chủ thể
của tổ chức?

6

3.1. Biểu hiện năng lực chủ thể của cá nhân so với tổ chức .
3.1.1. Năng lực pháp luật hành chính.

6
6
7

3.1.2. Năng lực hành vi hành chính.
7
3.2. Thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực chủ thể của cá nhân so với
tổ chức.

8
9


KẾT THÚC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


MỞ ĐẦU
Đối với tất các ngành luật vấn đề năng lực chủ thể quan hệ pháp đó luôn được đặt
ra và ngành luật hành chính cũng vậy. Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là
một trong những vấn đề cơ bản trong luật hành chính. Luật hành chính có nhiều loại chủ
thể khác nhau trong đó có chủ thể là cá nhân và tổ chức, đây cũng là hai loại chủ thể
quan trọng và cơ bản của luật hành chính. Luật hành chính phải phân loại thành nhiều
loại chủ thể khác nhau là do có những sự khác biệt nhất định trong đó có sự khác biệt về
năng lực chủ thể. Bài viết này sẽ nghiên cứu về năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành
chính là gì và tìm hiểu sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân và tổ chức.
NỘI DUNG TÌM HIỂU
1. Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
1.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ
pháp luật hành chính, có năng lực chủ thể, có quyền và nghĩa vụ tương ứng đới với nhau
theo quy định của pháp luật hành chính.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: cơ quan nhà nước, cán bộ
công chức nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính
sự nghiệp…; công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch. Trong
đó, có một loại chủ thể luôn hiện diện trong mọi quan hệ pháp luật hành chính: chủ thể
quản lý đây cũng chính là bên có thẩm quyền hành chính nhà nước.
1.2. Điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
hành chính.
Cũng tương tự như với điều kiện trở thành chủ thể của các quan hệ pháp luật
khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành

chính thì phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ
tham gia. Các chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính được chia thành chủ thể thường
và chủ thể đặc biệt. Cụ thể như sau:
Chủ thể đặc biệt: là các cơ quan nhà nước, các tổ chức hay cá nhân mang quyền
lực hành chính nhà nước, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước. Ở đây các chủ thể mang quyền lực hành chính nhà nước được hiểu là có
thẩm quyền hành chính nhà nước do pháp luật quy định và đồng thời phải tham gia vào
quan hệ pháp luật hành chính nhà nước. Điều này được hiểu là nếu chủ thể được pháp
luật quy định có thẩm quyền hành chính nhất định nhưng không tham gia vào quan hệ
2


pháp luật hành chính không theo thẩm quyền đó thì không thể trở thành chủ thể đặc biệt
của quan hệ pháp luật hành chính. VD: cùng là hành vi vi phạm luật giao thông đường
bộ nhưng có hai trường hợp như sau: thứ nhất A là cảnh sát giao thông thì A có thẩm
quyền được xử lý vi phạm hành chính đối với người vi phạm, ở đây A được nhà nước
trao quyền và có thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính này; nhưng nếu giả sử
trường hợp thứ hai A lại là chủ tịch UBND xã thấy hành vi vi phạm này thì mặc dù thỏa
mãn điều kiện thứ nhất là có thẩm quyền hành chính do nhà nước quy nhưng A không có
thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông đường bộ.
Chủ thể thường: là một bên trong quan hệ pháp luật hành chính, chịu sự quản lý,
chấp hành mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Các cá nhân, cơ quan tổ chức khi tham gia
vào quan hệ pháp luật hành chính phải có năng lực pháp luật hành chính và năng lực
hành vi hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.
2.1. Năng lực chủ thể pháp luật hành chính là gì?
Mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó đều
cần phải có năng lực chủ thể phù hợp. Xét về mặt thuật ngữ năng lực chủ thể là khả năng
pháp lý của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính
với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.

Năng lực chủ thể pháp luật hành chính bao gồm năng lực pháp luật hành chính và
năng lực hành vi hành chính. Năng lực pháp luật hành chính: là khả năng hưởng quyền
và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hành chính. Năng lực hành vi: là khả
năng của cá nhân, tổ chức được Nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác
lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về
những hành vi của mình.
Hai yếu tố này không phải là thuộc tính vốn có của con người mà xuất hiện trên cơ sở
pháp luật hành chính, phụ thuộc vào ý chí, quyền lực của nhà nước, chúng có liên quan
mật thiết với nhau:
- Năng lực pháp luật hành chính là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá
nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.
- Nếu chủ thể có năng lực pháp luật hành chính mà không hoặc mất năng lực hành vi
hay bị Nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực
vào quan hệ pháp luật hành chính. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào quan hệ
pháp luật hành chính thông qua hành vi của người thứ ba hoặc được Nhà nước bảo vệ.

3


- Năng lực pháp luật hành chính là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ
thể pháp luật hành chính không có năng lực pháp luật hành chính mà lại có năng lực
hành vi.
- Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi hành
chính.
Trên thực tế đối với các chủ thể là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh
tế, đơn vị vũ trang năng lực chủ thể không được phân chia một cách rõ ràng thành năng
lực pháp luật và năng lực hành vi. Bởi lẽ khi nhà nước thành lập các cơ quan, tổ chức
đó, nhà nước đã định ra cho nó các quyền và nghĩa vụ phù hợp với mục đích thành lập,
đó là năng lực pháp luật. Bằng chính khả năng điều chỉnh hành vi của cơ quan, tổ chức
đó thực hiện những quyền và nghĩa vụ trong số những quy định chung mà nhà nước quy

định. Như vậy, năng lực pháp luật và năng lực hành vi trùng nhau về phạm vi điều
chỉnh, không cần tách rời nhau.
2.2. Các khía cạnh xem xét năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.
- Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập
và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này được xác định trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong quản lý hành chính nhà nước. Thông
qua năng lực chủ thể của cơ quan hành chính nhà nước ta xác định được thẩm quyền của
các cơ quan đó, đồng thời cũng nhận thấy năng lực chủ thể của các cơ quan nhà nước có
thể ứng với hai tư cách: là chủ thể quản lý và có trường hợp cũng có thể là đối tượng
quản lý. Ví dụ: UBND cấp huyện là chủ thể quản lý trong mối quan hệ với UBND cấp
xã thuộc huyện đó và là đối tượng quản lý trong mối quan hệ với UBND cấp tỉnh mà
huyện đó thuộc.
- Năng lực chủ thể của cán bộ công chức phát sinh khi cá nhân được nhà nước giao
đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấm dứt khi
không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó. Năng lực này được pháp luật hành chính
quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ, công
chức đó. Ví dụ, theo điều 41 và khoản 1 điều 42 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
ngày 02/07/2002 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) thì chỉ có Chủ tịch UBND
hoặc phó Chủ tịch được chủ tịch ủy quyền mới là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
hành chính với tư cách là chủ thể vi phạm hành chính.
Khi nói đến năng lực chủ thể của cán bộ, công chức ta chỉ xem xét năng lực chủ thể
hành chính phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và
4


đương nhiên đó phải là người có đầy đủ năng lực hành vi hành chính. Đây là điểm khác
biệt cơ bản giữa năng lực chủ thể của cán bộ công chức và năng lực chủ thể của cá nhân.
- Năng lực chủ thể của tổ chức: Tổ chức là các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính
trị xã hội, đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ… năng lực pháp luật và
hành vi xuất hiện cùng một lúc khi thành lập tổ chức đó. Năng lực chủ thể của tổ chức

phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hành
chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó với những trường hợp bị
giải thể . Như vậy năng lực chủ thể của tổ chức được hình thành khi có quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cũng có thể do nhà nước mặc nhiên công nhận sự
tồn tại hoặc năng lực chủ thể phát sinh khi được nhà nước phê chuẩn, công nhận sự
thành lập.
- Năng lực chủ thể của cá nhân. Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật hành
chính bao gồm công dân và người nước ngoài.
+ Công dân: Năng lực chủ thể của công dân phát sinh từ khi công dân đó sinh ra vì từ
thời điểm đó họ được công nhận là chủ thể pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Năng lực
chủ thể đó phát triển, tăng dần về khối lượng cùng với một độ tuổi và đến một độ tuổi
nhất định thì phát triển đầy đủ.
+ Người nước ngoài, người không có quốc tịch có thể trở thành chủ thể của quan hệ
pháp luật theo các điều kiện áp dụng cho công dân. Tuy nhiên trong một số trường hợp
năng lực chủ thể của người nước ngoài và người không có quốc tịch bị hạn chế hoặc
trong một số trường hợp được mở rộng hơn.
Khác với các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, năng lực chủ thể của cá nhân
được xem xét cụ thể trên hai phương diện:
+ Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các
quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định đối với nhà nước.
Năng lực này thay đổi khi pháp luật thay đổi và có thể bị hạn chế trong một số trường
hợp.
+ Năng lực hành vi hành chính là khả năng của cá nhân được nhà nước thừa nhận mà
với khả năng đó họ có thể tự mình hoàn thiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính,
đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của mình
mang lại.
Năng lực chủ thể của cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố chính là độ tuổi và khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau như tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo và khả năng tài chính,…
3. Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân và năng lực chủ thể của tổ chức?

5


3.1. Biểu hiện năng lực chủ thể của cá nhân so với tổ chức .
Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện ở tổng thể năng lực pháp luật và
năng lực hành vi hành chính. Khi xem xét năng lực chủ thể của cá nhân ta phải xem xét
đến 2 khía cạnh này. Còn khi xem xét năng lực chủ thể của tổ chức chúng ta không cần
xem xét đến phương diện khả năng thực tế của tổ chức đó nữa, vì những khả năng đó đã
được nhà nước thừa nhận khi thành lập tổ chức. Tuy nhiên để thấy rõ sự khác biệt,
chúng ta cần phải xem xét về năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành chính.
3.1.1. Năng lực pháp luật hành chính.
Năng lực pháp luật hành chính được hiểu là khả năng được hưởng quyền và phải
thực hiện nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do nhà nước quy định. Do đó, năng lực
pháp luật hành chính tùy thuộc vào quy định của pháp luật, có thể bị thay đổi khi pháp
luật thay đổi và bị hạn chế trong một số trường hợp.
Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân trong quan hệ pháp luật hành chính là
như nhau. Điều đó có nghĩa là mọi công dân Việt Nam không phân biệt giới tính, tôn
giáo, nghề nghiệp,thành phần dân tộc…đều binh đẳng với nhau về năng lực pháp luật
hành chính. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Nhà nước đảm bảo cho công dân có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quan hệ pháp
luật hành chính, chỉ có nhà nước mới có quyền thay đổi hoặc hạn chế năng lực pháp
luật hành chính của công dân bằng cách ban hành ra các văn bản pháp luật tương ứng.
VD: mọi công dân VN được hưởng đầy đủ các quyền tự do cá nhân, về kinh tế… còn
đối với người nước ngoài sống trên lãnh thổ VN thì những quyền này của họ hẹp hơn,
VD: Người nước ngoài không được bầu cử và họ không phải gánh vác nghĩa vụ quân sự.
Với tổ chức: năng lực pháp luật hành chính của tổ chức khác nhau trong quan hệ
pháp luật hành chính và đó chính là địa vị pháp lý của tổ chức trong quản lý hành chính
nhà nước. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ sự khác biệt về vị trí, vai trò và phạm vi hoạt
động của các tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước. Nhà nước đảm bảo cho các tổ
chức và thành viên của tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình. Năng lực pháp luật của

các tổ chức cũng được quy định trong pháp luật. Ví dụ: năng lực pháp luật hành chính
của Đảng cộng sản Việt Nam (quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992) hoàn toàn khác
với Công đoàn Việt Nam (quy định tại Điều 21 Luật Công đoàn).
3.1.2. Năng lực hành vi hành chính.
Khi thành lập tổ chức, năng lực hành vi hành chính của tổ chức được Nhà nước
thừa nhận cùng với năng lực pháp luật hành chính và không bị đòi hỏi thêm các điều
kiện để có năng lực hành vi hành chính. Tổ chức được tham gia các quan hệ pháp luật
6


hành chính theo những quy định của pháp luật và thực hiện những nhiệm vụ của mình
đúng theo quy định của pháp luật mà không cần những điều kiện về khả năng thực tế.
Đối với cá nhân, năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân
có được mà với khả năng đó, họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý
đồng thời phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định. Năng lực hành vi hành chính của cá
nhân thì không giống nhau mà tùy vào quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà cá nhân
phải đáp ứng những điều kiện khác nhau.
Thường điều kiện để công nhận năng lực hành vi hành chính của cá nhân là độ
tuổi và tiêu chuẩn lý trí (khả năng nhận thức, điều khiển hành vi), và đây không phải là
điều kiện duy nhất. Cá nhân công dân muốn tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính
phải thỏa mãn những điều kiện cụ thể về độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn, sức
khỏe…do Nhà nước đặt ra. Việc quy định các điều kiện cần thiết để đảm bảo hiệu lực
quản lý hành chính nhà nước và đề cao trách nhiệm của cá nhân trong quan hệ pháp luật
hành chính.
Ví dụ: Công dân muốn tham gia được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án nhân dân
huyện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Có trình độ cử nhân luật, được đào tạo
nghiệp vụ thẩm phán, đã hoạt động trong ngành pháp luật ít nhất 4 năm,….
Những người mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi thì được coi là không có năng lực hành vi hành chính.
Điều này không được đặt ra đối với tổ chức. VD: Người đủ 14 tuổi đến dưới 16

tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người đủ 16 tuổi trở lên bị xử
phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Nhưng tổ chức bị xử phạt
hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
3.2. Thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực chủ thể của cá nhân so với tổ chức.
Đối với tổ chức, thời điểm phát sinh năng lực chủ thể là khi tổ chức đó được nhà
nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước và
năng lực đó năng lực chủ thể sẽ chấm dứt khi không còn quy định đó hoặc tổ chức đó bị
giải thể. Điều đó bắt nguồn từ việc ngay từ khi thành lập, tổ chức đã có năng lực pháp
luật hành chính và năng lực hành vi hành chính, và khi Nhà nước quy định quyền và
nghĩa vụ của tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước thì tư cách chủ thể đã được xác
lập để tham gia quan hệ pháp luật hành chính. Khi tổ chức đó bị giải thể, tư cách chủ thể
chấm dứt đồng thời cũng chấm dứt luôn năng lực chủ thể của tổ chức đó. VD: Chính
phủ ban hành Nghị định số 116/1994/NĐ - CP về tổ chức và hoạt động của trọng tài
7


kinh tế nên tổ chức trọng tài kinh tế được hình thành với tính chất là một tổ chức xã hội nghề nghiệp có quyền giải quyết tranh chấp kinh tế không có yếu tố nước ngoài.
Do không có chức năng quản lý nhà nước nên các tổ chức tham gia vào các quan
hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể thường. Cá biệt trong một số trường hợp,
khi được nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước đối với một lĩnh vực cụ thể,
các tổ chức này có thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính với tư cách chủ thể đặc
biệt, khi đó các tổ chức được nhân danh nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước.
VD: Tổ chức công đoàn được nhà nước trao quyền phối hợp cùng với cơ quan nhà nước
ban hành quyết định hành chính liên tịch. Khi đó, quyết định của tổ chức công đoàn
cũng có thể có hiệu lực đối với các thành viên ngoài tổ chức đó.
Với cá nhân, thời điểm phát sinh năng lực chủ thể của cá nhân là không giống
nhau, tùy thuộc vào quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà họ tham gia. Mặt khác,
năng lực hành vi hành chính của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào khả năng thực tế của
cá nhân, mà nhiều khi còn phụ thuộc vào cách thức Nhà nước thừa nhận khả năng thực
tế đó. Nhà nước có thể mặc nhiên thừa nhận năng lực hành vi hành chính của cá nhân

khi họ có đủ những điều kiện hoặc thông qua những hành vi pháp lý cụ thể để thừa nhận
năng lực đó. VD: Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô-tô hai bánh từ 50 cm3 trở.
Tuy nhiên họ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lái các loại xe
trên thì họ mới được phép điều khiển, nếu không sẽ vi phạm hành chính về lĩnh vực giao
thông đường bộ.
KẾT THÚC
Như vậy, qua những phân tích trên về năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành
chính và tìm hiểu về sự khác biệt giữa các chủ thể cá nhân và chủ thể tổ chức chúng ta
có thể thấy rằng để tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mỗi chủ thể phải có năng
lực chủ thể nhất định để thực hiện các quyền và nghĩa vụ hành chính của mình. Hơn
nữa, cũng qua đây, chúng ta có thể hệ thống lại những kiến thức về phần chủ thể của
quan hệ pháp luật hành chính và phần nào rõ hơn về các chủ thể là cá nhân và tổ chức.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008.
2. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại
8


học quốc gia, Hà Nội, 2005.
3. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005.
4. Michel De Forges, Luật hành chính, Nguyễn Diệu Cơ (Biên dịch), Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.
5. Luật giao thông đường bộ năm 2008.
6. Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
7. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2008.
8. Website :
- />- />- />- />
9




×