Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề 6 bài cá nhân số 2 luật hình sự VN modul 2 (8đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.33 KB, 6 trang )

Tình huống:
P là thợ sơn được thuê hoàn thiện nhà riêng cho một gia đình. Trong thời gian làm
việc P để ý thấy gia đình đối diện không làm lưới bảo hiểm ban công, trong khi
khoảng cách giữa hai nhà khá gần. Một đêm thấy nhà đối diện quên đóng cửa ban
công P đã trèo sang và vào nhà lấy một chiếc túi xách có chứa điện thoại di động,
tiền. Trong lúc lục tìm thêm tài sản, P gây ra tiếng động và bị G (chủ nhà) phát hiện.
G giật lại chiếc túi, P đấm G rất mạnh vào mặt làm G choáng váng. Sau đó, P với
tay lấy chiếc khung ảnh bằng thủy tinh đập mạnh vào đầu G làm G bất tỉnh. P lấy
thêm một số đồ nữa rồi bỏ đi. Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 20 triệu đồng. G
sau đó được người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu và bị tổn hại sức khỏe 25%.
Hỏi:
1. P phạm tội gì? Tại sao?
2. Căn cứ vào Điều 8 khoản 3 hãy phân loại tội phạm đối với tội mà P đã thực hiện.
3. Nếu P cho rằng G đã chết mới dừng lại không đánh nữa thì tội danh của P có
gì thay đổi không?

1


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. P phạm tội gì? Tại sao?
Căn cứ vào tình huống nêu trên thì P phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể của tội phạm : Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó là: quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
Trong trường hợp này, bằng hành vi phạm tội của mình, P đã gây thương tích 25%
cho G (chủ nhà) và chiếm đoạt tài sản có giá trị 20 triệu đồng.
- Mặt khách quan của tội phạm: Theo quy định của điều luật thì có 3 dạng
hành vi khách quan coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản :
-Hành vi dùng vũ lực
-Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc


-Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được.
Trong tình huống này, sau khi P đã trèo sang và vào nhà lấy một chiếc túi xách
có chứa điện thoại di động, tiền; và trong lúc lục tìm thêm tài sản, P gây ra tiếng
động và bị G (chủ nhà) phát hiện. G giật lại chiếc túi, P đấm G rất mạnh vào mặt
làm G choáng váng. Sau đó, P với tay lấy chiếc khung ảnh bằng thủy tinh đập mạnh
vào đầu G làm G bất tỉnh. Như vậy, P đã có hành vi dúng vũ lực, dùng sức mạnh vật
chất, cụ thể là hành vi “đấm vào mặt G và dùng khung ảnh bằng thủy tinh đập vào
đầu G làm G bất tỉnh” để chiếm đoạt tài sản. Hành vi của P nhằm vào G là chủ sở
hữu tài sản, làm cho G không có khả năng chống cự để thực hiện mục đích chiếm
đoạt tài sản.
- Chủ thể của tội phạm: P là thợ sơn được thuê hoàn thiện nhà riêng cho gia
đình G, nên ta mặc định P là người có năng lực TNHS và đạt dộ tuổi luật định.
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Theo Điều 9 BLHS 1999 thì “Lỗi cố ý
trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ
hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và
2


mong muốn hậu quả xảy”. P biết mình có hành vi dùng vũ lực làm cho G mất khả
năng kháng cự và cũng mong muốn hành vi đó làm tê liệt sự kháng cự của G để
thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản.
Mục đích: giữ tài sản vừa chiếm đoạt được.
-Hình phạt: Hành vi của P cấu thành tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS.
Hành vi của H phạm vào điểm đ khoản 2 Điều 133 BLHS:”Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%”.Bởi
theo dữ kiện tình huống , khi P thực hiện hành vi chiếm đoạt đã gây tổn hại cho sức
khỏe cho G với tỷ lệ thương tật là 25%. Tội phạm mà P thực hiện là loại tội phạm
rất nghiêm trọng. Hình phạt cao nhất có thể áp dụng với P là mười lăm năm.

2. Căn cứ vào Điều 8 khoản 3 hãy phân loại tội phạm đối với tội mà P đã
thực hiện.
Theo khoản 3, Điều 8 BLHS, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc
biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Như vậy, theo khoản 3 Điều 8, để xác định một hành vi phạm tội thuộc loại tội
phạm gì, ta có hai căn cứ là: căn cứ về tính nguy hiểm cho xã hội (dấu hiệu về mặt
nội dung chính trị, xã hội của tội phạm ấy) và căn cứ theo mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy ( dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý - tính phải chịu hình phạt
của tội phạm).

3


Khoản 2 Điều 133 BLHS quy định: ‘Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a)

Có tổ chức;

b)


Có tính chất nguy hiểm;

c)

Tái phạm nguy hiểm;

d)

Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặ thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 11% đến 30%;
e)

Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai

trăm triệu đồng;
f)

Gây hậu quả nghiêm trọng.”

Như vậy theo khoản 2 Điều 133 BLHS, khung hình phạt áp dụng cho người
phạm tội là từ bảy năm đến mười lăm năm. Theo căn cứ phân loại tội phạm đã được
quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS, đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng, vì
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm ( loại tội
phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội).
3. Nếu P cho rằng G đã chết mới dừng lại không đánh nữa thì tội danh của
P có gì thay đổi không?
Nếu P cho rằng G đã chết mới dừng lại không đánh nữa thì tội danh của P thay
đổi:

Thứ nhất, P phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS vì có các dấu như trên.
Thứ hai, P phạm tội giết người: Hành vi phạm tội của P trong trường hợp này
thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt, mà cụ thể là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Theo như những dấu hiệu để xác định trường hợp phạm tội chưa đạt, hành vi của P
đã thoả mãn đủ cả ba dấu hiệu. Đó là: P đã bắt đầu thực hiện tội phạm là P đã lấy
khung ảnh bằng thủy tinh đập vào đầu G nhưng P đã không thực hiện tội phạm đến
cùng (về mặt pháp lí) vì G chưa chết tức là hậu quả chết người chưa xảy ra. Ở
trường hợp này, khi P đánh G, P tin là hành vi của mình đã khiến G chết, tức là đã
gây ra hậu quả chết người, nên P mới dừng lại. Như vậy, hành vi phạm tội của P ở
4


vào trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành bởi P đã thực hiện hết các hành vi
cho là cần thiết để gây ra hậu quả chết người, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn
mà hậu quả không xảy ra.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
2. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (Phần chung),
Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005.
3. Viện khoa học pháp lí - Bộ tư pháp, Bình luận khoa học BLHS Việt Nam
năm 1999, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001.
4. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

6




×