Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
( Niên Khóa 2006-2010)
ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:
T S. PHẠM VĂN BEO
BỘ MÔN: LUẬT TƯ PHÁP
Sinh viên thực hiện:
NGÔ VĂN ĐEN
MSSV: 5062316
LỚP: LUẬT TƯ PHÁP 2- K32
Cần Thơ, Tháng 4, Năm 2010
1
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
Nhận Xét Của Giáo Viên
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm......
2
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 1
3.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ..................................................................................... 3
1.1.NHÂN ĐẠO VÀ PHÁP LUẬT............................................................................... 3
1.1.1.Khái niệm nhân đạo .............................................................................................. 3
1.1.2.Mối liên hệ giữa nhân đạo và pháp luật ................................................................ 3
1.2.NHÂN ĐẠO-NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ...... 5
1.2.1.Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình Sự Việt
Nam ................................................................................................................................ 5
1.2.2.Mối liên hệ giữa nguyên tắc nhân đạo với các nguyên tắc khác trong Luật Hình
sự .................................................................................................................................. 12
1.3.KHÁI QUÁT SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH
SỰ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM NĂM 1999 ......................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999................................................................ 25
2.1.SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ
ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ HÌNH SỰ................................................................................. 25
2.2.SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ......................................................................................... 33
2.2.1. Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về cơ sở của trách nhiệm
hình sự .......................................................................................................................... 33
2.2.2. Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về miễn trách nhiệm hình
sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và hiệu lực hồi tố đối với một số trường hợp cụ
thể ................................................................................................................................. 45
2.3. SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ
HÌNH PHẠT ................................................................................................................ 50
2.3.1.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về khái niệm hình phạt và
mục đích của hình phạt ................................................................................................ 50
2.3.2.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về các loại hình phạt, hệ
thống hình phạt, các chế tài và các khung hình phạt ................................................... 56
2.4.SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT....................................................................................... 68
2.4.1.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về căn cứ quyết định hình
phạt ............................................................................................................................... 68
2.4.2.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về quyết định hình phạt
trong những trường hợp đặc biệt.................................................................................. 73
3
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
2.4.3.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về miễn hình phạt, giảm
thời hạn chấp hành hình phạt, án treo, xóa án tích....................................................... 78
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 NHẰM
ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ .................. 84
3.1.NHỮNG HẠN CHẾ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ CẦN ĐƯỢC KHẮC PHỤC
NHẰM ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO .................................................... 84
3.1.1.Hạn chế về “khái niệm tội phạm” được quy định trong bộ luật hình sự hiện hành
...................................................................................................................................... 84
3.1.2.Hạn chế về mặt phân loại tội phạm..................................................................... 86
3.1.3.Hạn chế về mặt cấu thành tội phạm .................................................................... 88
3.1.4.Hạn chế về việc quy định hình phạt .................................................................... 89
3.1.5.Hạn chế trong các quy định về quyết định hình phạt.......................................... 94
3.2.QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NHẰM ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO ................................... 98
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 101
4
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tinh thần nhân đạo như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt
Nam. Nhân đạo là giá trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài
người, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta trước sau như một khẳng định sự cần thiết phải
thiết lập và thực hiện nhân đạo phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và coi đó là
một trong những nguyên tắc quan trọng của chính sách kinh tế xã hội cũng như công
cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì nhân
dân.
Cùng với những giá trị khác như công bằng, dân chủ…, nhân đạo có vai trò to lớn đối với
xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật và toàn bộ đời sống pháp luật của xã hội.
Tuy nhiên, trong nhiều sách báo pháp lý, vấn đề nhân đạo chưa được nghiên cứu
tương xứng với vị trí và vai trò của nó. Việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ
bản về tư tưởng nhân đạo dưới khía cạnh pháp lý là hướng nghiên cứu cần thiết và quan
trọng và đó cũng là lý do ra đời của đề tài: nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt
Nam.
2.Đối tượng nghiên cứu
Trong lĩnh vực Luật Hình sự, nhân đạo đã, đang và sẽ là một trong những nguyên
tắc cơ bản của ngành luật này. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề nhân đạo cũng như việc
nghiên cứu nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự không phải là vấn đề mới. Các nhà
khoa học pháp lý hình sự trong và ngoài nước cũng đã bàn nhiều về nguyên tắc nhân đạo
trong Luật Hình sự. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Mặt khác, các công trình nghiên cứu cũng chỉ mới mổ xẻ, phân tích từng góc độ, từng
khía cạnh của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự. Hơn nữa, cho đến nay, cả trong
khoa học pháp lý hình sự, cả trong hoạt xây dựng pháp luật hình sự và cả trong thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự, chưa có tiếng nói chung thống nhất về nội dung của nguyên
tắc nhân đạo trong luật hình sự. Với những cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học
pháp lý hình sự đều khẳng định nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ
bản của Luật Hình sự, còn nội dung của nó vẫn được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Một số nhà khoa học pháp lý hình sự tiếp cận nghiên cứu nội dung của nguyên tắc này từ
góc độ xác định tính chất hình phạt và các biện pháp tác động khác của luật hình sự cũng
như từ góc độ áp dụng chúng trong thực tiễn để khẳng định nội dung của nguyên tắc nhân
đạo chỉ theo một bình diện: nhân đạo đối với người phạm tội. Một số nhà khoa học pháp
5
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
lý hình sự khác tiếp cận rộng nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự theo
hai bình diện: nhân đạo đối với xã hội, đối với nhà nước, đối với cá nhân và nhân đạo đối
với người phạm tội. Ngay trong số những nhà khoa học pháp lý hình sự có quan điểm hẹp
cũng như quan điểm rộng về nội dung của nguyên tắc này, cũng có cách lập luận khác
nhau về nội dung và sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự.
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng bị chi phối bởi những điểm hạn chế như:
tình trạng xử nặng quá hoặc nhẹ quá, áp dụng các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự không đúng quy định, áp dụng án treo một cách tùy tiện… là hậu quả của
nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau trong đó có cả nhận thức không
thống nhất về nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự.
Từ những điều trình bày trên đây, có thể thấy, nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự vẫn
là vấn đề cần được bàn luận trên nhiều phương diện: từ nhận thức cho đến cách thể hiện
trong luật cũng như trong các biện pháp áp dụng. Điều đó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
đòi hỏi phải có sự nhận thức thống nhất và có cơ sở khoa học về khái niệm, nội hàm cũng
như yêu cầu của nguyên tắc nhân đạo làm cơ sở cho việc vận dụng nguyên tắc này trong
lập pháp cũng như trong áp dụng pháp luật hình sự. Chính vì vậy việc làm sâu sắc thêm
nhận thức khoa học về nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự, đánh giá một cách đúng
đắn thực trạng thể hiện nguyên tắc này trong pháp luật hình sự trên cơ sở đó có thể đề
xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự hiện hành nhằm đảm bảo nguyên tắc
nhân đạo trong Luật Hình sự là hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn đối với cuộc đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm.
3.Phương pháp nghiên cứu
Là tập trung phân tích các luận điểm khoa học về nhân đạo, về nguyên tắc nhân
đạo trong pháp luật nói chung và đặc biệt là trong luật hình sự Việt Nam nói riêng, phân
tích các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về đường lối xử lý hình sự, về trách
nhiệm hình sự, về hình phạt và về quyết định hình phạt, cùng với những mối liên hệ với
thực tiễn xét xử ở nước ta trong những năm gần đây, có so sánh ở mức độ nhất định với
các quy định tương ứng của Bộ luật Hình sự năm 1985.
6
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. NHÂN ĐẠO VÀ PHÁP LUẬT
1.1.1. Khái niệm nhân đạo
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhân đạo luôn là niềm khát vọng cháy
bỏng của con người. Cùng với những giá trị xã hội khác như công bằng, bình đẳng, dân
chủ, pháp luật…nhân đạo là giá trị xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát
triển của xã hội nói chung và của mỗi con người nói riêng. Tồn tại với tính cách là một
trong những giá trị xã hội quan trọng, nhân đạo ngày càng được khẳng định đầy đủ hơn
trong các mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân, giữa nhà nước và công dân, giữa các tổ
chức xã hội và các thành viên của chúng, giữa con người và con người trong mọi lĩnh vực
đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp luật, nhân đạo được thể hiện đầy đủ nhất và
mạnh mẽ nhất, trở thành nền tảng tư tưởng, nội dung, thuộc tính và nguyên tắc của nó.
Vấn đề nhân đạo là vấn đề con người, vốn được hiểu là “cái đức yêu thương con người,
trên cơ sở tôn trọng phẩm giá, quyền và lợi ích của con người”1, “là đạo đức thể hiện
tình thương yêu với ý thức tôn trọng giá trị phẩm chất của con người”2, là một từ ghép
gốc Hán với nghĩa nhân là người và đạo là đường. Nhân đạo là đường làm người, là đạo
làm người, là thương yêu tôn trọng, bảo vệ giá trị, phẩm giá và quyền sống của con
người…
1.1.2. Mối liên hệ giữa nhân đạo và pháp luật
Nhân đạo chẳng những có mối liên hệ mật thiết, đan xen và xâm nhập lẫn nhau với
các giá trị xã hội khác như công bằng, bình đẳng, dân chủ… vốn được coi là những yếu
tố không thể thiếu của nhân đạo mà còn có mối liên hệ mật thiết với pháp luật. Pháp luật
được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã
hội, được quy định bởi cơ sở kinh tế - xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhằm tạo ra trật tự ổn định trong xã hội. Vai trò của pháp luật thể hiện ở các chức năng
như chức năng điều chỉnh, chức năng giao tiếp và chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội.
1
Phạm Văn Tỉnh, Vấn đề nhân đạo trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 10 năm
2000, tr.29.
2
Đại từ điển tiếng việt, NXB. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.1238.
7
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
Cùng là những giá trị xã hội, nhân đạo và pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Mối liên hệ đó được lý giải như sau:
Thứ nhất, quan hệ sản xuất là nhân tố chi phối cơ bản, nên cả nhân đạo lẫn pháp
luật đều có nội dung vật chất do phương thức sản xuất tương ứng quyết định. Chính đặc
điểm này cho phép lý giải mối quan hệ bản chất giữa nhân đạo và pháp luật và lý giải vì
sao mà pháp luật trước đây không có tính nhân đạo thực sự và vì sao mà pháp luật hiện
nay có bản chất nhân đạo thực sự và sâu sắc. Vấn đề là ở chỗ, pháp luật trước đây được
xây dựng trên nền tảng của cơ sở kinh tế hạ tầng thấp kém, do vậy tính nhân đạo được thể
hiện trong pháp luật cũng thấp hơn ngày nay.
Thứ hai, tồn tại trong một xã hội nhất định với tính cách là những nhân tố quan
trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cả nhân đạo và pháp luật đều gắn liền với lợi ích mà
trước hết là lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội đó. Khi mà
lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội phù hợp với lợi ích của các giai cấp và tầng lớp
khác trong xã hội, đặc biệt là phù hợp với lợi ích của đông đảo nhân dân lao động, thì cả
nhân đạo lẫn pháp luật mới trở thành những đại lượng chung cho những trường hợp riêng
cụ thể, mới trở thành chuẩn mực chung cho mọi thành viên trong xã hội. Vì vậy, để xác
lập nên hệ tư tưởng nhân đạo, giai cấp thống trị chẳng những phải biểu hiện lợi ích của
mình thành lợi ích chung của toàn xã hội mà còn phải gắn cho hệ tư tưởng của mình một
hình thức phổ biến. Chính đặc điểm này cho phép lý giải vì sao mà trong những điều kiện
xã hội hiện nay, nhân đạo và pháp luật là những phương tiện hữu hiệu điều chỉnh các
quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp. Nhìn từ một góc độ khác, bởi là những bộ
phận cấu thành của hệ tư tưởng thống trị, cả nhân đạo lẫn pháp luật đều có vai trò tác
động mạnh mẽ đến nhận thức, tư duy, tình cảm và hành vi của mọi người trong xã hội.
Để thực hiện được đầy đủ vai trò đó, cả nhân đạo lẫn pháp luật phải được dựa trên nền
tảng tư tưởng coi con người là giá trị cao nhất, coi mục đích của tiến bộ xã hội là ngày
càng thoả mãn nhiều hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người.
Thứ hai, tồn tại trong một xã hội nhất định với tính cách là những nhân tố quan
trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cả nhân đạo và pháp luật đều gắn liền với lợi ích mà
trước hết là lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội đó.Cũng như
những cặp phạm trù: thiện – ác, tốt - xấu, công bằng - bất công bằng, bình đẳng - bất bình
đẳng, nhân đạo và mặt đối lập của nó là vô nhân đạo, từ lâu đã trở thành những tiêu chí
đánh giá hành vi của con người. Khi Nhà nước và pháp luật ra đời, những tiêu chí đó còn
được dùng để đánh giá nội dung và bản chất của pháp luật mà nhà nước ban hành. Pháp
luật là những quy tắc xử sự đã được chuẩn hoá cho toàn xã hội. Trong khi đó, ngoài phạm
8
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
vi đã được nâng lên thành luật, nhân đạo còn tồn tại dưới những hình thức khác, vì vậy
nó còn khả năng hỗ trợ cho pháp luật trong những trường hợp hay là lĩnh vực không thể
hay không cần thiết phải điều chỉnh. Chính sự cùng tồn tại của nhân đạo và pháp luật có
tác dụng hỗ trợ cho nhau làm cho các quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp phát
triển lành mạnh, có trật tự, có tính người theo hướng và mục đã xác định trước.
Thứ tư, pháp luật là phương tiện ghi nhận và thực hiện nhân đạo có hiệu quả nhất.
Pháp luật không thể là hình thức tồn tại duy nhất của nhân đạo. Ngoài pháp luật ra, nhân
đạo còn được thể hiện thông qua các hình thức khác như chính trị, đạo đức, tập quán, tôn
giáo, văn hoá,… Mỗi hình thức tồn tại của nhân đạo có đặc trưng và phương thức tác
động của mình tới các quan hệ xã hội trong sự hỗ trợ lẫn nhau của chúng. Bởi hình thức
thể hiện đa dạng (các nguyên tắc pháp lý, hệ thống các quy phạm pháp luật thực định, án
lệ,… ), bởi phạm vi thể hiện rộng (qua hoạt động xây dựng pháp luật, qua cơ chế điều
chỉnh pháp luật, qua ý thức pháp luật của các chủ thể,…) và bởi những thuộc tính của
mình (tính điển hình phổ biến, tính chặt chẽ về hình thức, tính được bảo đảm bằng sức
mạnh cưỡng chế Nhà nước), pháp luật luôn là phương tiện ghi nhận và thực hiện nhân
đạo có hiệu quả nhất.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, nhiều giá trị nhân đạo đã mang tính toàn
cầu bắt buộc chung. Điều này được thể hiện trong các điều ước quốc tế phổ biến về nhân
quyền. Những giá trị nhân đạo đó đã tác động sâu sắc tới pháp luật quốc gia, đặc biệt
quốc gia có chuẩn mực nhân đạo thấp hơn chuẩn mực chung. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
còn có những giá trị nhân đạo ở các quốc gia còn khác nhau và thậm chí có điểm trái
ngược nhau. Điều này chỉ có thể giải thích được khi chúng ta thấy được rằng cơ sở kinh
tế hạ tầng mà cốt lõi quyết định là lực lượng sản xuất của các quốc gia còn rất chênh lệch
nhau. Do vậy, chúng ta có thể hiểu được tại sao có quốc gia đã xoá bỏ hoàn toàn hình
phạt tử hình, có quốc gia vẫn duy trì nó. Tuy nhiên, chuẩn mực nhân đạo của mỗi quốc
gia còn tuỳ thuộc vào tổng thể các yếu tố khác, song cơ sở kinh tế hạ tầng mà cốt lõi là
lực lượng sản xuất của quốc gia đó là yếu tố quyết định.
1.2. NHÂN ĐẠO-NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM
1.2.1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình Sự
Việt Nam
Nhân đạo, như đã nêu là phạm trù đạo đức thừa nhận và tôn trọng danh dự, nhân
phẩm của con người, coi con người là giá trị cao nhất, coi mục đích của các quá trình
9
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
phát triển xã hội và của sự tiến bộ xã hội là vì lợi ích của mọi người. Trong lĩnh vực xã
hội pháp luật, nhân đạo thể hiện ở chỗ không phải con người tồn tại vì pháp luật mà
ngược lại, Pháp luật phải tồn tại vì con người. Do vậy, tư tưởng nhân đạo phải là nền tảng
cho nội dung của hệ thống pháp luật, “chi phối chẳng những phương pháp điều chỉnh
pháp luật, mà còn chi phối cả tính chất của các quan hệ pháp lý cũng như các hoạt động
của các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật”3. Với nghĩa đó, nhân đạo phải trở thành
nguyên tắc của hệ thống pháp luật.
Với tính cách là một nguyên tắc của pháp luật, nhân đạo đòi hỏi pháp luật phải thể
hiện và bảo vệ được những giá trị nhân đạo của xã hội. Cụ thể là: thứ nhất, ghi nhận và
bảo đảm thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh,…”; thứ hai, ghi nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế tư tưởng coi nhân
dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, xác định rõ các hình thức nhằm đảm bảo
cho nhân dân được tham tha rộng rãi vào quản lý các công việc của nhà nước; thứ ba, quy
định ngày càng nhiều các quyền và lợi ích, đặc biệt là các quyền tự do dân chủ của công
dân và đảm bảo cho các quyền và lợi ích đó được thực hiện đầy đủ trên thực tế, đồng thời
phải xử lý một cách công minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân; thứ tư, xác lập phạm vi tối thiểu và cần thiết của công quyền trong mối quan hệ
giữa Nhà nước và công dân, đồng thời phải quy định những bảo đảm thực tế để công dân
phòng ngừa được các hành vi lạm dụng quyền lực Nhà nước vi phạm các quyền và lợi ích
của họ; thứ năm, quy định phạm vi pháp lý giống nhau của hành vi và trách nhiệm pháp
lý tương ứng với hành vi vi phạm pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý như
nhau đối với mọi thành viên trong xã hội, quy định các quy phạm loại bỏ đặc quyền, đặc
lợi đối với những cá nhân nhất định; thứ sáu, quy định các biện pháp trách nhiệm pháp lý
không nhằm gây đau đớn về thể xác, không nhằm hạ thấp hoặc xúc phạm danh dự nhân
phẩm của người vi phạm pháp luật, kể cả người đó là người phạm tội, mà nhằm bảo đảm
công lý, công bằng xã hội, cải tạo giáo dục người vi phạm pháp luật sửa chữa lỗi lầm để
trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ tái vi phạm pháp luật, đồng
thời giáo dục người khác ý thức tôn trọng pháp luật và không vi phạm pháp luật; thứ bảy,
quy định ngày càng đầy đủ, có tính khả thi các trình tự thủ tục tố tụng các vụ án dân sự,
kinh tế, lao động, hình sự, … để các vụ án đó được giải quyết một cách nhanh chóng,
công khai có cơ sở pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3
Đào Trí Úc, Luật Hình sự Việt Nam, Quyển 1, (phần chung), NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.281.
10
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
Ở nước ta, xu hướng nghiên cứu nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự theo một
bình diện: nhân đạo đối với người phạm tội cũng được đề cập trong khoa học pháp lý
hình sự trong những năm gần đây. Để có thể nhận thức được một cách có cơ sở khoa học
về nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự là nhân đạo đối với ai, không thể không xuất
phát trước hết từ lý luận về đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự. Chúng ta biết rằng,
đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh khi có hành vi phạm tội
xảy ra, trong đó chủ yếu là giữa nhà nước và người phạm tội. Nhà nước là chủ thể có
quyền quy định hành vi nào là tội phạm, quy định loại và mức hình phạt cũng như các
biện pháp cưỡng chế hình sự khác để áp dụng đối với người phạm tội. Nhà nước còn là
chủ thể thông qua các cơ quan và những người có thẩm quyền, có quyền khởi tố, điều tra,
truy tố và xét xử người phạm tội. Người phạm tội là chủ thể phải chấp hành hình phạt và
các biện pháp cưỡng chế hình sự mà Nhà nước quy định và áp dụng đối với họ. Như vậy,
nói đến nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự chỉ có thể hiểu là nói đến nhân đạo của
luật hình sự mà chính xác hơn là nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội chứ
không thể là nhân đạo của Nhà nước đối với Nhà nước. Mặt khác, đành rằng nguyên tắc
nhân đạo trong luật hình sự cần phải được xem xét không chỉ từ lợi ích của người phạm
tội mà còn phải được xem xét từ góc độ lợi ích của những cá nhân khác trong xã hội cũng
như của toàn xã hội, song điều đó không có nghĩa là cần coi việc “bảo đảm an ninh xã hội
và Nhà nước”, (bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi công dân), bảo vệ tài sản của họ khỏi sự
xâm phạm của tội phạm … cũng thuộc nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình
sự. Điều khẳng định này là có cơ sở bởi lẽ sự nhân đạo đối với xã hội, đối với Nhà nước
và đối với người bị hại…tuy có liên quan, song không thuộc nội hàm của nguyên tắc
nhân đạo trong Luật hình sự.
Các quan điểm xuất phát từ tính chất của hình phạt và các biện pháp tác động khác
của luật hình sự, cũng như từ góc độ áp dụng chúng để nghiên cứu nguyên tắc nhân đạo
trong luật hình sự trên một bình diện: nhân đạo đối với người phạm tội là đáng tin cậy.
Tuy nhiên nếu chỉ xuất phát từ nội dung trừng trị vốn có của hình phạt hoặc tính chất của
hình phạt để làm xuất phát điểm nghiên cứu nhân đạo cũng như nguyên tắc nhân đạo
trong Luật hình sự là chưa hoàn toàn chặt chẽ và có sức thuyết phục cao. Do vậy, ngoài
việc lập luận nhân đạo và nguyên tắc nhân đạo trên cơ sở lý luận về đối tượng điều chỉnh
của luật Hình sự như đã phân tích, cần lập luận nhân đạo và nguyên tắc nhân đạo trên cơ
sở lý luận về mục đích và nhiệm vụ của Luật hình sự. Vấn đề là ở chỗ, nhân đạo và
nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự không thể không liên quan trực tiếp đến việc xác
định mục đích và nhiệm vụ của ngành luật này, cũng như không thể liên quan trực tiếp
11
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
đến các phương tiện mà luật hình sự lựa chọn để giải quyết những nhiệm vụ và đạt được
mục đích đã đề ra. Mục đích mà luật hình sự hướng đến và những phương tiện mà ngành
luật này sử dụng để đạt được mục đích đó không chỉ là “công việc mang tính chất nội
bộ”. Để phòng ngừa tội phạm, luật hình sự có thể tác động và cần phải tác động không
chỉ đến người phạm tội mà còn tác động trực tiếp đến tất cả mọi công dân. Vậy thì, Luật
hình sự tác động bằng mọi giá hay chỉ tác động trong những giới hạn nhất định? Những
vấn đề này đều có ý nghĩa quan trọng về mặt tư tưởng cũng như về mặt chính trị xã hội.
Trình độ phát triển hiện nay của khoa học pháp lý hình sự và tội phạm học cho
phép làm sáng tỏ một cách đầy đủ và chính xác các nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm nói chung của như của từng loại tội phạm nói riêng, đồng thời đề ra được các biện
pháp có cơ sở khoa học để tác động một cách có hiệu quả đến người phạm tội. Con người
là một thực thể phức tạp, năng động, không tách rời môi trường xã hội, nhưng cũng làm
chủ được các hành vi của mình. Do vậy, nếu muốn tác động tích cực đến con người cần
phải: thứ nhất, tác động đến chính cá nhân đồng thời tác động đến điều kiện sống của cá
nhân đó; thứ hai, cân nhắc tính phức tạp và tính đặc thù của từng cá nhân cũng như của
các dạng cá nhân; thứ ba, chú ý đến các nhân tố tâm lý – xã hội cũng như các nhân tố
khác với môi trường xã hội mà đôi khi sự tác động của nó đối với cá nhân còn mạnh hơn
sự tác động của Luật hình sự. Vậy thì tại sao luật hình sự cần lựa chọn và áp dụng những
biện pháp mà hiệu quả tác động của chúng gắn liền trực tiếp tới những nhân tố nêu trên?
Vấn đề là ở chỗ, Luật hình sự muốn hay không muốn phải đồng thời đạt được các mục
đích: bảo vệ các lợi ích khác nhau trong xã hội và cải tạo giáo dục người phạm tội thành
người lương thiện, có ích cho xã hội và không phạm tội mới. Nói cách khác, Luật Hình
sự bảo vệ xã hội khỏi sự xâm phạm của người phạm tội, đồng thời trả lại cho xã hội chính
con người đã từng xâm hại nó sau khi đã được giáo dục, cải tạo. Những mục đích đó chỉ
có thể cùng đạt được một khi người phạm tội được đối xử một cách nhân đạo, tức được
áp dụng những biện pháp tác động không gây đau đớn về thể xác, không xúc phạm danh
dự, nhân phẩm con người, được áp dụng hình phạt cũng như các biện pháp cưỡng chế
hình sự khác chỉ đến mức “cần” và “đủ” cho việc cải tạo, giáo dục và phòng ngừa họ
phạm tội mới v.v… mà tựu chung lại vốn là những biểu hiện của sự giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, hình phạt mà nói trừu tượng hơn nữa là những biểu hiện của sự khoan
hồng của luật hình sự đối với người phạm tội.
Mặc dù đối xử nhân đạo của luật hình sự đối với người phạm tội xuất phát từ nội
dung quan hệ trách nhiệm hình sự cụ thể và được thể hiện trong bản án của Toà án.
Nhưng sự đối xử nhân đạo đó cần phải được quy định trong Bộ luật hình sự, bởi sự ghi
12
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
nhận đó là tiền đề cần thiết cho việc thực hiện đầy đủ nguyên tắc nhân đạo trong thực tiễn
áp dụng luật Hình sự, tránh được sự tuỳ tiện theo hướng “quá có lợi” hoặc “quá bất lợi
cho người phạm tội”, làm giảm khả năng bảo vệ của Luật Hình sự đối với các lợi ích
trong xã hội hoặc áp dụng không đúng hình phạt cũng như các biện pháp tác động hình
sự khác đối với người phạm tội. Do vậy, nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong luật
hình sự luôn được phản ánh vào các quy định của pháp luật Hình sự ở nước ta. Không
phải ngẫu nhiên mà Bộ luật Hình sự 1985 của nước ta tại lời nói đầu, đã khẳng định: “Bộ
luật Hình sự (…) thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta là xử phạt người phạm tội
không chỉ nhằm chừng trị mà còn nhằm giáo dục cải tạo họ trở thành người có ích cho xã
hội, thể hiện tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa và lòng tin vào khả năng cải tạo con
người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa”. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong tờ trình của
chính phủ lên Quốc hội nước ta ngày 05 tháng 5 năm 1999 về Dự án Bộ luật Hình sự (sửa
đổi), một trong sáu quan điểm chỉ đạo sửa đổi dự án này, được nhấn mạnh là “Việc sửa
đổi Bộ luật Hình sự phải tuân thủ các nguyên tắc của luật hình sự như: pháp chế, dân chủ,
nhân đạo, bình đẳng, cụ thể hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt, bảo đảm tôn trọng các
điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.
Quan điểm nhân đạo đó được thể hiện một cách nhất quán trong luật hình sự mới của
nước ta đã được Quốc hội nước ta thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực
pháp luật từ ngày 01 tháng 7 năm 2000, như một cấu trúc quan trọng, xung quanh đó các
quy định và chế định được hình thành, tạo thành hướng đi về tư tưởng của cơ chế điều
chỉnh của Luật Hình sự nước ta. Với nghĩa đó, nhân đạo trở thành nguyên tắc cơ bản của
Luật Hình sự.
Từ những phân tích trên đây có thể thấy, nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự
là tư tưởng chủ đạo được ghi nhận trong luật hình sự chỉ đạo hoạt động xây dựng và áp
dụng Luật Hình sự mà nội dung cơ bản của nó là sự khoan hồng của Luật Hình sự đối
với người phạm tội. Mức độ, phạm vi của sự khoan hồng của Luật Hình sự đối với người
phạm tội được quyết định bởi điều kiện xã hội và bị ràng buộc bởi các nguyên tắc khác
của luật hình sự, mà trước hết là công lý và công bằng xã hội.
Rõ ràng, nói đến nhân đạo trong Luật Hình sự là nói nhân đạo đối với người phạm
tội mà thực chất là nói đến sự khoan hồng của Luật Hình sự đối với họ. Sự khoan hồng
của Luật Hình sự đối với người phạm tội có biểu hiện duy nhất là xử lý các mức độ trách
nhiệm và quyết định hình phạt vì những lý do nhân đạo. Và vì vậy, không thể không
đồng ý với quan điểm cho rằng, “nói đến nhân đạo là chỉ nói đến giảm bớt trách nhiệm
13
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
hình sự và hình phạt”4. Mức độ giảm bớt trách nhiệm hình sự và hình phạt phải được đặt
trong mối liên hệ (giới hạn) với các yêu cầu của pháp luật Hình sự như công lý, công
bằng xã hội. Đó cũng chính là giới hạn của nhân đạo trong Luật Hình sự và giới hạn của
nhân đạo trong luật hình sự còn tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội.
Với nội dung nêu trên, nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự thật sự là giá trị xã hội tồn
tại một cách khách quan, được hình thành trong quá trình phát triển xã hội do các điều
kiện lịch sử cụ thể của đời sống xã hội đất nước quyết định. Cũng như những nguyên tắc
khác của Luật Hình sự, nguyên tắc nhân đạo có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện xã
hội lẫn pháp lý. Về phương diện xã hội, nguyên tắc nhân đạo là một trong những bảo đảm
cho việc thực hiện công bằng xã hội về trách nhiệm hình sự, theo đó, việc quy định và áp
dụng trách nhiệm hình sự đối với mọi người phạm tội không phân biệt nòi giống dân tộc,
thành phần xuất thân, vị trí xã hội, tình hình kinh tế, tài sản của họ. Đó là sự công bằng ở
khía cạnh ngang bằng của trách nhiệm hình sự đối với mỗi loại tội phạm. Song, các tội
phạm được thực hiện bởi những con người cụ thể với những điểm khác biệt về nhân thân
với sự khác nhau về hình thức và mức độ thực hiện tội phạm, về tính chất lỗi, về mức độ
hậu quả xảy ra trên thực tế có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ trách nhiệm hình sự của
người phạm tội đòi hỏi phải có cả khía cạnh phân phối của công bằng về trách nhiệm
hình sự. Chính nội dung của nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi Luật Hình sự phải biểu đạt một
cách toàn diện và đầy đủ các cơ sở của trách nhiệm hình sự, tạo tiền đề cho việc quyết
định công bằng về trách nhiệm hình sự và hình phạt, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ
của Luật Hình sự nói chung và của hình phạt nói riêng. Vì vậy, nguyên tắc nhân đạo thực
sự trở thành phương tiện cần thiết để thực hiện công bằng xã hội trong Luật Hình sự.
Đồng thời, nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự còn có ý nghĩa ở
phương diện sử dụng pháp Luật Hình sự đấu trang, phòng ngừa và chống tội phạm, theo
đó, một mặt, không phủ nhận vai trò quan trọng của các biện pháp cưỡng chế hình sự,
mặt khác chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự một khi các biện pháp pháp
lý khác không có hiệu quả. Đồng thời, các biện pháp cưỡng chế hình sự chỉ được áp dụng
trong giới hạn “cần” và “đủ” để đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm một cách có
hiệu quả. Để thực hiện chủ trương đó, bên cạnh xác định nhiệm vụ của Luật Hình sự, quy
định cơ sở của trách nhiệm hình sự, hình phạt, hệ thống hình phạt, các căn cứ quyết định
hình phạt… Bộ luật Hình sự cần quy định các tình tiết giảm nhẹ, thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự, xoá án tích… Đó chính là những cách thức đưa nội dung của nguyên tắc
4
Đào Trí Úc, đã dẫn, tr 280.
14
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
nhân đạo vào lĩnh vực xử lý tội phạm và người phạm tội với mục đích cao nhất là phòng
ngừa tội phạm. Đó chính là ý nghĩa xã hội của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự.
Giải quyết đúng đắn trách nhiệm hình sự là vấn đề then chốt trong vụ án hình sự.
Để giải quyết tốt vấn đề đó, không thể không căn cứ vào nội dung của nguyên tắc nhân
đạo trong Luật Hình sự. Bởi vậy, nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự còn có ý nghĩa
quan trọng về mặt pháp lý. Để đảm bảo sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt, nội dung của
nguyên tắc nhân đạo được sử dụng như những nhu cầu và phương tiện cần thiết cho hoạt
động phân hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt trong luật cũng như cá thể hoá trách
nhiệm hình sự và hình phạt trong áp dụng luật hình sự. Về mặt pháp lý, ý nghĩa của
nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự thể hiện ở nhu cầu và phương tiện phân hoá
trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật Hình sự; ở nhu cầu và phương tiện cá thể
hoá trách nhiệm hình sự trong áp dụng Luật Hình sự; ở điều kiện không áp dụng các biện
pháp tác động có tính nghiêm khắc cao và những điều kiện cần thiết khác để đạt được
mục đích của hình phạt.
Các quy định và chế định mang tính nhân đạo của Luật Hình sự cũng như một
phán quyết mang tính nhân đạo áp dụng đối với người phạm tội có tác dụng giúp họ dễ
dàng nhận thấy sự hợp lý trong phán quyết đó mà có tâm lý sẵn sàng chấp nhận phần
trách nhiệm đã được quyết định cho cá nhân mình. Yếu tố tâm lý là điều kiện tích cực
trong quá trình cải hoá người phạm tội, hứa hẹn một tác động tốt đến người phạm tội để
họ quyết tâm phục thiện. Có thể khẳng định rằng, đạt đến mục đích quan trọng này cũng
chính là làm bớt đi một nguồn nguy hiểm cho xã hội, góp phần làm lành mạnh môi
trường xã hội. Thiết nghĩ, đây chính là ý nghĩa thực tiễn của nguyên tắc nhân đạo trong
luật hình sự.
Luật Hình sự không chỉ tác động đến người phạm tội mà còn tác động đến cả các
thành viên khác trong xã hội, đặc biệt là đối với người bị hại. Các quy định và chế định
mang tính nhân đạo của Luật Hình sự cũng như các phán quyết mang tính nhân đạo của
toà án đối với người phạm tội có tác dụng tác động đến tâm lý của các thành viên trong
xã hội, giúp họ nhận thức được tính công lý, công bằng và nhân đạo của Luật Hình sự, tin
tưởng vào vai trò khả năng của nó trong cuộc đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm,
nâng cao ý thức pháp luật của mọi người tham gia tích cực vào giáo dục cảm hoá người
phạm tội trở thành người lương thiện có ích cho xã hội. Thiết nghĩ, đây cũng chính là một
trong những ý nghĩa thực tiễn của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự.
15
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
1.2.2. Mối liên hệ giữa nguyên tắc nhân đạo với các nguyên tắc khác của Luật Hình
sự
Để đạt được mục đích của mình, Luật Hình sự thực hiện cùng một lúc nhiều nhiệm
vụ khác nhau. Mỗi một nhiệm vụ của Luật Hình sự được chỉ đạo bởi một tư tưởng chủ
đạo. Như vậy, “nếu lấy chức năng nhiệm vụ của Luật Hình sự làm điểm xuất phát cho
việc xác định các nguyên tắc của Luật Hình sự, thì chúng ta sẽ có không chỉ một vài
nguyên tắc mà là một số nguyên tắc, bởi vì Luật Hình sự có nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Mặt khác, các nguyên tắc đó nhất thiết phải thể hiện một chiều tác động duy nhất mà có
thể có đa chiều tác động có khi mới nhìn bề ngoài có thể trái chiều với nhau nhưng trong
tổng thể thì tuyệt đối thống nhất với nhau, bởi Luật Hình sự có nhiệm vụ và mục đích và
nhiệm vụ tổng thể chung của nó. Sự trái chiều nói ở đây, chẳng hạn khi nói về nhiệm vụ
đấu tranh chống tội phạm, áp dụng hình phạt để trừng trị người phạm tội và nhiệm vụ bảo
vệ nhân thân con người, kể cả người phạm tội. Điều đó phản ánh nhu cầu của tư pháp
hình sự là vừa “không để lọt” tội phạm và người phạm tội lại vừa “không làm oan” người
vô tội”5.
Quả đúng như vậy, với tính cách là những tư tưởng chủ đạo định hướng cho toàn
bộ quá trình quy định tội phạm và hình phạt, áp dụng chúng trong thực tiễn, các nguyên
tắc của Luật Hình sự hợp thành một hệ thống thống nhất, trong đó mỗi nguyên tắc có ý
nghĩa độc lập của mình nhưng có mối liên hệ mật thiết đan xen, xâm nhập lẫn nhau với
các nguyên tắc khác của Luật Hình sự.
Trước hết, nguyên tắc nhân đạo có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nguyên tắc pháp chế
xã hội chủ nghĩa. Với tính cách là nguyên tắc của Luật Hình sự, pháp chế xã hội chủ
nghĩa có nội dung: thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm hình sự, của việc áp dụng hình phạt
hoặc miễn hình phạt cũng như của việc áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự với
tính cách là hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội đều phải do bộ luật Hình sự quy định;
thứ hai, ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm trong những hành vi mà điều
luật mô tả cần phải được làm rõ; thứ ba, từ bỏ áp dụng pháp luật tương tự. Rõ ràng không
thể có nhân đạo nếu những vấn đề về tội phạm và hình phạt như về cơ sở của trách nhiệm
hình sự, về quyết định hình phạt, về miễn hình phạt … không được nâng lên thành những
quy định cụ thể của pháp Luật Hình sự; không giảm đến mức tối đa các quy định của Bộ
luật Hình sự có tính chất tuỳ nghi mà chúng có thể xảy ra trên cơ sở các quy định các yếu
tố cấu thành tội phạm và xác định các chế tài của Luật Hình sự cũng như trên cơ sở các
5
Đào Trí Úc, đã dẫn, tr. 225.
16
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
quy định của Luật Hình sự về quyết định hình phạt và có thể trên cơ sở các quy định của
Luật Hình sự có tính chất đánh giá; không làm rõ được ranh giới của tội phạm và không
phải là tội phạm trong những hành vi mà điều luật mô tả; thứ tư, không từ bỏ một cách
dứt khoát việc áp dụng pháp luật tương tự.
Trong thực tiễn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, sẽ không có nhân đạo nếu truy
cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, định tội danh sai, áp dụng điều luật trong
trường hợp không có hiệu lực trở về trước, vận dụng sai các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt không đúng
(loại và mức hình phạt không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội); tổng hợp hình phạt sai (đối với trường hợp phạm nhiều tội)… Các
sai lầm thiếu sót trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bao giờ cũng xuất
phát từ việc không tuân thủ nghiêm chỉnh nội dung và những đòi hỏi của nguyên tắc pháp
chế xã hội chủ nghĩa trong Luật Hình sự và xét đến cùng, chúng phá vỡ tính thống nhất
và tính ổn định của hoạt động áp dụng pháp Luật Hình sự, vi phạm các quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân. Do vậy, để có nhân đạo trong Luật Hình sự, trước hết phải tuân
thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Luật Hình sự.
Cũng như nhân đạo, nói đến công bằng là nói đến vấn đề xã hội, vấn đề con người. Bởi là
vấn đề xã hội, vấn đề con người, công bằng là một phần cấu thành của nhân đạo. Trong
Luật Hình sự, nguyên tắc công bằng thể hiện ở các mức độ khác nhau mà trước hết là
mức độ lập pháp hình sự, theo đó việc quy định tội phạm , hình phạt và các biện pháp tác
động khác của Luật Hình sự “phải phản ánh được tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân, trong đó có cả những quan điểm, quan niệm khác nhau về lẽ công bằng, về
cách đánh giá tội phạm và hình phạt trong dư luận. Đây là mức độ thuộc về thiết kế chính
sách hình sự và cơ sở nhận thức để xây dựng các chế định về tội phạm và hình phạt”6.
Vấn đề là ở chỗ, việc quy định tội phạm, hình phạt, các biện pháp tác động khác của Luật
Hình sự trước hết là hướng đến mục đích phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên khi tội phạm
xảy ra, vấn đề đặt ra là phải xử lý người phạm tội và việc quyết định hình phạt đối với
người phạm tội cũng phải hướng tới đạt được mục đích của Luật Hình sự nói chung và
của hình phạt nói riêng. Song, để đạt được các mục đích đó điều quan trọng là phải có sự
công bằng trong quyết định hình phạt, theo đó loại và mức hình phạt được quyết định áp
dụng đối với người phạm tội phải tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm, với
đặc điểm nhân thân người phạm tội và với tất cả những tình tiết khách quan và chủ quan
6
Đào Trí Úc, đã dẫn, tr.275.
17
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
của vụ án. Vì vậy, để tạo điều kiện cho toà án khi xét xử vụ án hình sự cụ thể có thể quyết
định được hình phạt công bằng, nhà làm luật cần xây dựng trong Luật Hình sự những chế
tài công bằng đối với hành vi phạm tội. Cũng vì vậy mà một trong những mức độ thể hiện
của nguyên tắc công bằng trong luật Hình sự là công bằng trong các chế tài của điều luật.
Vậy thì, thế nào là một chế tài công bằng? Một chế tài được coi là công bằng khi nó
tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm cụ thể, tương xứng trong sự so sánh
với các chế tài đối với tội phạm cụ thể khác. Đồng thời, chế tài đó phải có khả năng cho
phép toà án khi áp dụng có thể tính đến được các điều kiện phạm tội cụ thể trong thực tế.
Do vậy, có thể khẳng định rằng, công bằng trong Luật Hình sự chủ yếu là công bằng về
trách nhiệm hình sự trong quyết định hình phạt.
Sự thiếu công bằng trong chế tài của điều luật, tất yếu sẽ dẫn đến sự thiếu công
bằng trong quyết định hình phạt. Sự thiếu công bằng trong quyết định hình phạt trước hết
thể hiện ở loại và mức hình phạt đã được quyết định nặng hơn hoặc nhẹ hơn mức cần
thiết phải áp dụng. Sự thiếu công bằng trong quyết định hình phạt còn thể hiện ở những
trường hợp không áp dụng án treo, hoãn chấp hành bản án, miễn chấp hành hình phạt…
trong khi có đủ những điều kiện mà pháp luật quy định để áp dụng chúng. Việc áp dụng
loại và mức hình phạt công bằng, đúng pháp luật là tiền đề quan trọng để đấu tranh,
phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ trật tự pháp luật, bảo đảm khả năng tác động cải
tạo giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới và nâng cao ý thức pháp luật
của nhân dân thông qua đó thực hiện mục đích phòng ngừa chung của Luật Hình sự. Như
vậy, nguyên tắc công bằng “đòi hỏi cần có cả việc tăng nặng cũng như cần có cả việc
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt khi có những tình tiết của vụ án đòi hỏi phải
như vậy”7. Trong khi đó, nguyên tắc nhân đạo, như đã nhấn mạnh, có biểu hiện chủ yếu
là xử lý trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt ở những mức độ khác nhau vì lý do
nhân đạo. Rõ ràng trong một tổng thể, nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc công bằng cho
phép dung hoà và điều hoà trong cùng một lúc các yêu cầu nghiêm khắc và giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự trong những trường hợp cụ thể.
Giá trị xã hội gần gũi với các giá trị công bằng và nhân đạo về mặt lịch sử là giá trị bình
đẳng. Bình đẳng là tư tưởng tiến bộ của nhân loại, là nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ
nghĩa và là nguyên tắc không thể thiếu của Luật Hình sự. Trong Luật Hình sự, nguyên tắc
bình đẳng trước pháp luật thể hiện ở sự bình đẳng về mặt pháp lý của công dân trước các
quy định của Luật Hình sự về tội phạm và hình phạt với nội dung: bất kỳ một người nào
7
Đào Trí Úc, đã dẫn, tr.280.
18
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
dù có thể rất khác nhau về địa vị xã hội, về dân tộc, về tài sản, về đạo đức, về lý lịch bản
thân và thành phần gia đình… đã phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, cả nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Hình sự lẫn
nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự đều có ý nghĩa bổ sung cho nhau tránh được việc
ápdụng pháp luật Hình sự một cách máy móc, dập khuôn, cứng nhắc cũng như tránh
được tình trạng xét xử tuỳ tiện theo kiểu “dân thì xử theo luật, quan thì xử theo lệ” hay
“vì người mà xét tội” - hậu quả của những quan điểm hoặc quá coi trọng bình đẳng về
mặt pháp lý hoặc quá coi trọng bình đẳng về mặt thực tế. Những quan điểm cực đoan đó,
vi phạm nghiêm trọng các đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự.
Cần lưu ý rằng, bởi tính đặc thù của mình, Luật Hình sự không phải là ngành luật
mà ở đó các quy tắc dân chủ được thể hiện và thực hiện một cách mạnh mẽ và đầy đủ
nhất. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nguyên tắc dân chủ không phải là nguyên tắc của
Luật Hình sự. Trong Luật Hình sự, nguyên tắc dân chủ thể hiện ở việc huy động các cộng
đồng xã hội tham gia rộng rãi vào cải tạo và giáo dục người phạm tội, giúp đỡ họ trở
thành người lương thiện có ích cho xã hội. Các cơ quan nhà nước, các tập thể lao động,
các tổ chức xã hội và các công dân hoặc theo đề nghị của họ hoặc thuộc những trường
hợp mà pháp luật quy định, phải được huy động vào việc cải tạo giáo dục người phạm tội.
Việc huy động các cộng đồng xã hội tham gia công tác giáo dục cải tạo người phạm tội bị
kết án tù nhưng được hưởng án treo, bị kết án cải tạo không giam giữ… Còn có ý nghĩa
góp phần nâng cao ý thức pháp luật của công dân, hình thành những quy chuẩn về hành
vi hợp pháp và điều đó cũng có nghĩa là thực hiện chức năng phòng ngừa chung của Luật
Hình sự. Như vậy, nói đến nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa trong Luật Hình sự là nói
đến vai trò của nhân dân, của toàn thể cộng đồng xã hội trong cuộc đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm. Nói cách khác, nói đến nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa là nói
đến sự cần thiết và sự đa dạng của các hình thức tham gia của xã hội vào giáo dục, cảm
hoá người phạm tội, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Vậy thì, trong Luật Hình sự, nguyên
tắc dân chủ được đảm bảo bởi một loạt các quy định và chế định phản ánh tính dân chủ
của Luật Hình sự: như giao cho cơ quan, tổ chức xã hội hoặc gia đình giám sát giáo dục
người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng đã hối cải… (mục 3 Điều 3 Bộ luật hình sự năm
1999), “phòng vệ chính đáng”( Điều 15 Bộ Luật hình sự năm 1999), “tình thế cấp thiết”
(Điều 16 Bộ Luật hình sự năm 1999)… Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa trong Luật
Hình sự còn được đảm bảo bằng hệ thống hình phạt và các hình thức khác của trách
nhiệm hình sự khác được quy định trong Bộ Luật Hình sự. Với tinh thần đó, trong Bộ
luật Hình sự, nhà làm luật quy định ngày càng nhiều các chế tài và hình thức tham gia
19
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
của nhân dân vào giáo dục, cảm hoá người phạm tội như hình phạt cải tạo không giam
giữ, chế định miễn trách nhiệm hình sự, chế định án treo… Vấn đề là ở chỗ, những đòi
hỏi của nguyên tắc dân chủ cũng chính là tiền đề, điều kiện của việc thực hiện được nội
dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự. Nói cách khác, dân chủ là biểu hiện
của nhân đạo, là điều kiện để có nhân đạo bởi sức mạnh lớn lao của nó đối với việc giáo
dục, cảm hoá người phạm tội, đối với phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của Luật
Hình sự. Có thể nói rằng, nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc nhân đạo
trong Luật Hình sự hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện lòng tin của Luật
Hình sự vào khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ngoài các nguyên tắc nói trên, nguyên tắc nhân đạo còn có mối liên hệ chặt chẽ
với các nguyên tắc khác của Luật Hình sự như nguyên tắc trách nhiệm hình sự trên cơ sở
lỗi, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, nguyên tắc không để lọt tội phạm (không thoát khỏi
trách nhiệm), nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự…
Từ những điều phân tích trên đây, có thể thấy nguyên tắc nhân đạo có phần đan xen, xâm
nhập lẫn nhau với các nguyên tắc khác trong Luật Hình sự. Do đó, để thực hiện và thực
hiện đầy đủ nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự, hoạt động xây dựng pháp luật hình
sự và hoạt động áp dụng pháp luật hình sự phải tuân thủ đồng thời và nghiêm chỉnh tất cả
các nguyên tắc của Luật Hình sự.
1.3. KHÁI QUÁT SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG
LUẬT HÌNH SỰ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
Pháp luật nói chung và Luật Hình sự nói riêng bao giờ cũng kế thừa những giá trị
xã hội phổ biến và những kinh nghiệm lập pháp của giai đoạn trước. Vì vậy, để đánh giá
mức độ thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự hiện hành không thể không
khái quát sự thể hiện của nguyên tắc này trong Luật Hình sự xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trước khi ban hành Bộ Luật Hình sự năm 1999. Việc khái quát đó một mặt, nhằm đánh
giá mức độ thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự trước đây, mặt khác, nhằm
xác định những khả năng kế thừa các giá trị xã hội của Luật Hình sự, trong đó có giá trị
nhân đạo, bởi sự kế thừa đó là một trong những biểu hiện của sự kế thừa văn hoá và
truyền thống.
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam “trước hết xuất phát từ quan
niệm đạo lý và tình thương con người trong truyền thống của dân tộc Việt Nam”. Đồng
thời ở một mức độ nhất định, nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự kế thừa những giá
20
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
trị nhân đạo lâu đời của ông cha ta. Thật vậy, Luật Hình sự phong kiến mà điển hình nhất
là Bộ luật Hồng Đức triều Lê (1428 – 1788) “đã ghi nhận một số quy định mà đối với
thời đại lúc bấy giờ cần phải được coi là tương đối tiến bộ và ở các chừng mực khác nhau
đã thể hiện được những giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc Việt Nam, thậm chí
xứng đáng được sự chú ý của các nhà làm luật đương đại”8. Chẳng hạn, Điều 15 Bộ luật
Hồng Đức quy định: “Điều luật về ân xá cũng được áp dụng đối với cả người phạm tội bị
phạt đồ hoặc lưu đang ở trên đường đi đến nơi chấp hành hình phạt, trừ người đang bỏ
trốn”, hay Điều 17 của Bộ luật này quy định: “Điều luật giảm nhẹ hình phạt cho trẻ em,
người già và cả người tàn tật được áp dụng đối với cả người phạm tội mà trong thời gian
phạm tội vẫn còn nhỏ, còn trẻ hoặc chưa bị tàn tật, nhưng tại thời điểm phạm tội bị phát
giác thì người đó đã thành niên, đã già cả hoặc bị tàn tật”. Căn cứ duy nhất để áp dụng
chế định miễn hình phạt, theo Bộ luật Hồng Đức là tự thú (trừ các tội thập ác hoặc cố sát)
được quy định tại các điều 18 và 20. Bộ luật Hồng Đức còn quy định không trừng phạt
(trừ tội mưu phản) đối với việc giấu tội cho nhau của một loạt người thân thích ruột thịt.
Những quy định mang tính chất nhân đạo đó của Luật Hình sự phong kiến thời kỳ
nhà Lê được giữ gìn và thể hiện trong Luật Hình sự Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn.
Bộ luật có tên gọi là Hoàng Việt luật lệ (Bộ Luật Gia Long) “mặc dù chịu ảnh
hưởng của pháp luật Hình sự phong kiến Trung Quốc rất nặng nề, nhưng cũng đã tiếp thu
các giá trị lập pháp thời kỳ nhà Lê và bên cạnh đó có những sáng tạo nhất định, thể hiện
kỹ thuật lập pháp hình sự cao hơn so với các nước trong khu vực”9. Một trong những giá
trị lập pháp mà Hoàng Việt luật lệ kế thừa các triều đại phong kiến trước đó là giá trị
nhân đạo. Theo Điều 21 Hoàng Việt luật lệ thì “người 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống, dù
có phạm tội chết cũng không chịu hình phạt nào. Có ai xúi giục thì bắt tội người ấy”. Đối
với người phạm tội tự thú, Điều 24 của Hoàng Việt luật lệ quy định: “phàm người bị
phạm tội chưa bị phát giác mà biết tự thú thì miễn buộc tội, tuy miễn tội, nhưng phải truy
thu chính tang vật. Còn người phạm tội nhẹ bị phát giác, nhân đó tự thú tội nặng thì miễn
phạt tội nặng ấy… Kẻ phản (như phản lại nước mình) mà tự thú thì giảm hai bực tội. Kẻ
bỏ trốn và phản quốc, dù không tự thú nhưng trở về nhà thì giảm hai bực tội”.
Những quy định mang tính nhân đạo trên đây của Luật Hình sự phong kiến cũng
được giữ gìn và thể hiện ở mức độ nhất định trong Luật Hình sự thời kỳ pháp thuộc. Nội
dung tại khoản 1 Điều 38 và khoản 2 Điều 244 Bộ Luật Hình sự Trung kỳ, khoản 2 Điều
8
Lê Văn Cảm (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001,
ttr.26.
9
Trần Quang Tiệp, Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.64.
21
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
166 Bộ Luật Hình sự Bắc Kỳ, cho thấy: 1. Không áp dụng câu thúc thân thể đối với
người phạm tội quá nghèo cực bị xử các hình phạt như phạt bạc, buộc phải đền lại, bồi
thường chi phí hay tổn hại; 2. Không trừng phạt hành vi che dấu tội phạm cho nhau của
những người ruột thịt và thân thích gần như vợ chồng (kể cả các trường hợp đã ly hôn)
ông bà, cha mẹ, con cháu, anh em, chị em, chú, bác, cậu, dì hoặc thông gia ngang hàng.
Trong bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam trước và trong thời kỳ pháp thuộc vốn duy
trì sự bất bình đẳng giữa con người và con người thuộc các giai cấp và tầng lớp khác
nhau, việc ghi nhận ở mức độ nhiều hay ít những quy định mang tính nhân đạo trên đây
quả là đáng trân trọng bởi nó thể hiện đặc điểm của truyền thống văn hoá Á – Đông: đánh
kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại, coi trọng tình cảm gia đình sâu nặng… Tuy
nhiên, cần nhấn mạnh rằng mặt dù có những quy định mang tính chất nhân đạo, nhưng
nhân đạo không phải là nguyên tắc của Luật Hình sự Việt Nam trước 1945 của thế kỷ
XX.
Chỉ đến khi Việt Nam giành được độc lập từ năm 1945, nhân đạo mới trở thành
một nguyên tắc của pháp luật nói chung và là nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự nước
ta nói riêng. Mức độ thể hiện nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt
Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ Luật Hình sự năm 1999 của nước ta tuỳ
thuộc vào “ngữ cảnh của những biến đổi xã hội, biến đổi cách mạng, gắn liền với việc
thực hiện những nhiệm vụ của Nhà Nước trong thời kỳ lịch sử nhất định của đất nước”10.
Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, từ tháng 9 năm 1945 đến
tháng 5 năm 1954, nhằm “bảo vệ nền độc lập, bảo vệ nền kinh tế, tài chính mới”, Nhà
nước ta đã ban hành hàng loạt sắc lệnh trong tháng 9 năm 1945 cho phép Uỷ ban nhân
dân đưa đi an trí những người nguy hiểm cho nền cộng hoà dân chủ Việt Nam, Sắc lệnh
số 21 ngày 14 tháng 2 năm 1946 cho phép vận dụng nguyên tắc hồi tố để trừng phạt
những tên tay sai đắc lực nhất của Pháp, Nhật, Sắc lệnh số 113 ngày 20 tháng 1 năm 1953
trừng trị các loại việt gian, phản động và xét xử những âm mưu và hành động phản quốc,
sắc lệnh số 89 ngày 22 tháng 5 năm 1950 quy định trừng trị các kẻ dùng thủ đoạn man trá
đầu cơ bóc lột để cho vay… Bên cạnh đó, ngày 20 tháng 10 năm 1945, Nhà nước ta đã
ban hành sắc lệnh đại xá, theo đó đại xá cho tuyệt đại đa số án được tuyên trong thời kỳ
pháp thuộc. Đó là các bản án đối với những nhà cách mạng chân chính; các bản án về
kiểm lâm, về rượu lậu, thuốc phiện lậu; các bản án nhẹ hình sự thường mà người thực
hiện không phải là những tên tay sai của Nhật bị Pháp kết án, những tên tay sai của Pháp
10
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, tr.43.
22
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
bị Nhật kết án hoặc những kẻ đầu cơ tích trữ làm giàu một cách dã man. Sắc lệnh số 113
ngày 20 tháng 1 năm 1953 trừng trị các loại việt gian, phản động và xét xử những âm
mưu và hành động phản quốc tại Điều 2 đã ghi nhận nguyên tắc trừng trị nghiêm khắc
bọn chủ mưu cầm đầu, bọn ngoan cố, khoan hồng đối với những người bị lừa phỉnh, bị ép
buộc, lầm đường. Sắc lệnh này cũng quy định những trường hợp người phạm tội có thể
được xét xử một cách khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt hoặc tha bổng. Ngày 12 tháng 10
năm 1954, nhân dịp giải phóng thủ đô, Nhà nước ta đã quyết định đại xá đối với những
người đã lầm đường lạc lối, tích cực sửa chữa lỗi lầm. Đặc biệt, Sắc lệnh số 218 ngày 01
tháng 10 năm 1954 quy định kể từ ngày sắc lệnh này có hiệu lực pháp luật, không trừng
phạt những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh và cho họ được
hưởng quyền tự do dân chủ còn những người đã bị xử phạt đều được thả và được hưởng
quyền tự do dân chủ.
Phân tích các văn bản quy phạm pháp luật trong thời kỳ từ năm 1945 đến năm
1954 từ góc độ nguyên tắc nhân đạo có thể thấy: thứ nhất, số lượng văn bản được ban
hành tương đối lớn và có nội dung ngày càng phong phú, mang tính thời chiến, đáp ứng
kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp; thứ hai, bước đầu chỉ ra
được những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của
chính quyền nhân dân vốn hợp thành khách thể loại của các tội phản cách mạng và sau đó
là các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (Bộ luật Hình sự năm 1985) và
các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Bộ luật Hình sự năm 1999); thứ ba, bước đầu thực
hiện việc xử lý tội phạm và người phạm tội một cách có phân hoá trách nhiệm hình sự và
cá thể hoá hình phạt. Bởi tội phạm và hình phạt được quy định trong nhiều văn bản quy
phạm pháp luật hình sự khác nhau, nên việc thực hiện các nguyên tắc của Luật Hình sự,
trong đó có nguyên tắc nhân đạo chưa hoàn toàn được nhất quán và đầy đủ.
Trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở
miền Nam nhằm thống nhất đất nước, Nhà nước ta đã ban hành một loạt văn bản quy
phạm pháp luật hình sự, trong đó đáng chú ý là pháp lệnh ngày 30 tháng 10 năm 1967
của uỷ ban thường vụ quốc hội về trừng trị các tội phản cách mạng; pháp lệnh ngày 21
tháng 10 năm 1970 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội xâm phạm tài sản
xã hội chủ nghĩa; pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
về trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân; thông tư số 556 ngày 24 tháng 12
năm 1958 của thủ tướng chính phủ về chính sách truy tố và xét xử đối với các tội phản
cách mạng và tội phạm hình sự thường, giảm án tha tù trước thời hạn… Các văn bản
23
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
pháp luật hình sự được ban hành trong giai đoạn này thể hiện rõ hơn quan điểm phân hoá
trong đường lối xử lý hình sự đối với tội phạm và người phạm tội. Chẳng hạn, trong pháp
lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, nhà làm luật đã xây dựng các cấu thành tội phạm:
cơ bản, tăng nặng, giảm nhẹ nhằm thực hiện chính sách trừng trị nghiêm khắc đối với bọn
chủ mưu, cầm đầu, ngoan cố chống lại cách mạng, đồng thời khoan hồng đối với những
người bị ép buộc, bị lừa phỉnh, lầm đường và những người thực sự hối cải, lập công
chuộc tội. Tương tự như vậy, trong pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội
chủ nghĩa, bên cạnh việc quy định một số tội phạm cụ thể và cho phép áp dụng nguyên
tắc tương tự, nhà làm luật còn quy định các chế tài cụ thể nhằm trừng trị nghiêm khắc đối
với những người lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, những người phạm tội một
cách ngoan cố, đồng thời khoan hồng đối với những người phạm tội tự thú, tố giác đồng
bọn hoặc tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra. Đường lối xử lý hình sự mang tính
nhân đạo đối với những người thực hiện các tội xâm phạm tài sản của công dân cũng
được quy định trong pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 về trừng trị các tội xâm phạm
tài sản của công dân. Cụ thể là, nghiêm trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn phạm tội có
tổ chức, bọn lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, đồng thời miễn hoặc giảm nhẹ
hình phạt cho những người tự thú, thật thà, hối cải, tố giác đồng bọn hoặc tự nguyện bồi
thường thiệt hại đã gây ra (Điều 2).
Phân tích nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hành
trong giai đoạn này trong sự so sánh với giai đoạn trước, có thể thấy rằng, Luật Hình sự
trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 đã có những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập
pháp cho phép phản ánh đầy đủ hơn các đòi hỏi của các nguyên tắc của Luật Hình sự,
trong đó có nguyên tắc nhân đạo. Một loạt các chế định của Luật Hình sự như: lỗi, các
giai đoạn thực hiện tội phạm… đã được nhà làm luật quy định cụ thể hơn; các nhóm tội
như các tội phản cách mạng, các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, các tội xâm
phạm tài sản riêng của công dân được nhà làm luật quy định với các tội danh cụ thể hơn,
rõ ràng hơn và chặt chẽ hơn. Đặc biệt những quy định mang tính nguyên tắc về chính
sách hình sự đã được ghi nhận trong các pháp lệnh đã cho phép thực hiện đầy đủ hơn và
nhất quán hơn các đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự.
Trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985, chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước
ta được thể hiện rõ nét trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hành
trong giai đoạn này, đặc biệt là trong pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 20
tháng 5 năm 1981 trừng trị tội hối lộ và pháp lệnh ngày 30 tháng 6 năm 1982 của Hội
đồng Nhà nước trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Có
24
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam
thể khẳng định rằng, một mặt, Luật Hình sự trừng trị nghiêm khắc những người lợi dụng
chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ, những người buôn lậu một cách có hệ thống, những
người đầu cơ với số lượng lớn, mặt khác, khoan hồng đối với một số người phạm tội nhất
định. Chẳng hạn, theo Điều 8 Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ, người phạm tội hối lộ, trước
khi bị phát giác chủ động khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ thì có thể được miễn
trách nhiệm hình sự, nếu là phạm tội nghiêm trọng thì có thể được giảm nhẹ hình phạt,
nếu phạm tội hối lộ lần đầu và không nghiêm trọng, sau khi bị phát giác, tỏ ra thật sự hối
cải, khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn hình phạt. Điều 9
pháp lệnh này cũng quy định: “người bị ép buộc đưa hối lộ, nếu chủ động khai báo trước
khi bị phát giác thì được coi là không có tội”. Theo Điều 11 của Pháp lệnh thì người đó
được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn
lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, tại Điều 1 cũng quy định: “những người phạm tội
thành thật thú tội với cơ quan nhà nước, khai rõ hành vi của mình và đồng bọn, thì có thể
được miễn hình phạt, nếu phạm tội nghiêm trọng thì được giảm nhẹ hình phạt”.
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, Luật Hình sự đã bám sát
phục vụ đắc lực và kịp thời yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng nước ta, đánh dấu sự
trưởng thành của Luật Hình sự cả về mặt nội dung lẫn cả về mặt kỹ thuật lập pháp. Đặc
biệt, các tình tiết tăng nặng và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được nhà làm
luật quy định cụ thể hơn, toàn diện hơn cho phép thực hiện mạnh mẽ hơn, đầy đủ hơn các
đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo. Các văn bản pháp luật hình sự nước ta đã thể hiện ngày
càng rõ nét chính sách phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt, kết hợp
trừng trị với khoan hồng, thể hiện sự tin tưởng của Luật Hình sự vào khả năng cải tạo
giáo dục con người. Hiển nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác
nhau mà các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hành trong giai đoạn này đều
là những văn bản quy phạm pháp luật đơn hành (sắc lệnh, pháp lệnh, thông tư … ) và mỗi
văn bản chỉ quy định vấn đề riêng biệt, nên chưa cho phép quy định tổng hợp thống nhất
các vấn đề về tội phạm, hình phạt, áp dụng hình phạt và các vấn đề khác của Luật Hình
sự. Đồng thời có cả những quy định về tội phạm và hình phạt được quy định trong các
văn bản pháp lý. Chính vì vậy, Luật Hình sự phần nào mất đi tính đồng bộ, tính thống
nhất của nó và còn khá nhiều lỗ hổng. Trong điều kiện đó việc cho phép áp dụng nguyên
tắc tương tự là cần thiết. Nói cách khác, việc lấy chính sách, chỉ thị của Đảng, kinh
nghiệm xét xử của toà án để lấp những “lỗ hổng” pháp luật đó là điều có thể hiểu được.
Nói cách khác, việc áp dụng nguyên tắc tương tự trong điều kiện thiếu pháp luật là cần
thiết. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự, tất yếu dẫn đến sự tuỳ tiện mà hậu quả của nó là
25
GVHD: TS Phạm Văn Beo
SVTH: Ngô Văn Đen