Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Thành phần kinh tế nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.41 KB, 10 trang )

I-MỞ ĐẦU

Như mọi người đều biết một đất nước không thể tồn tại được nếu thiếu đi sự
phát triển của một nền kinh tế. Tại sao người ta lại đánh giá một nước phát
triển hay chậm phát triển chính là dựa vào tiêu chí nền kinh tế của nước đó.
Ở nước ta hiện nay có một số thành phần kinh tế như: thành phần kinh tế nhà
nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế kinh tế cá thể,tiểu chủ,
kinh tế tư bản tư nhân; thành phần kinh tế tư bản nhà nước, thành phần kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này luôn đan xen, tác
động lẫn nhau tạo nên sự phát triển của một đất nước, trong đó thành phần
kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong các ngành kinh tế ở nước ta.
Chúng ta biết đến các doanh nghiệp lớn như: Vinashin, Petrolimex,…các
doanh nghiệp này đều thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Và để hiểu hơn về
thành phần kinh tế này nhóm em đã phân tích chính sách của nhà nước đối
với thành phân kinh tế nhà nước theo pháp luật hiện hành.

II-NỘI DUNG
Thành phần kinh tế là một bộ kiểu quan hệ kinh tế được hình thành trên cơ
sở hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác, là những bộ phận của
một kết cấu kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các hình thức sở hữu ở nước ta trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất hiện các thành phần kinh tế tương
ứng: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư
nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó
thành phần kinh tế nhà nước với vai trò chủ đạo, dẫn dắt, điều tiết nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần luôn được Đảng ta quan tâm và chú trọng.
1, Khái niệm
Thành phần kinh tế nhà nước theo cách hiểu hiện nay là thành phần
kinh tế do nhà nước với tư cách là người đại diện cho toàn dân làm chủ sở
hữu và tổ chức quản lý. Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm các doanh
nghiệp nhà nước, hệ thống các cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội thuộc sở
hữu nhà nước, toàn bộ đất đai, hầm mỏ và các tài nguyên khác thuộc sở hữu


nhà nước.
2, Vai trò


Điều 19 – sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992: “Kinh tế nhà nước được củng cố
và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ
đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của
nền kinh tế quốc dân.”
Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) chỉ rõ:
vai trò chủ đạo của khu vực doanh nghiệp Nhà nước “thể hiện ở chỗ mở
đường và hỗ trợ cho các thành phần khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng
nhanh và lâu bền của nền kinh tế, là một công cụ có sức mạnh vật chất của
Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa”.
Văn kiện Đại hội VIII (1996) nêu cụ thể: “tiếp tục đổi mới và phát triển có
hiệu quả kinh tế Nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy
nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường,
hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực
lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô;
tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”.
Văn kiện Đại hội IX (2001) lại nêu: kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà
nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước giữ
những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu
gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp
luật”.
Văn kiện Đại hội X (2006) một lần nữa khẳng định: “kinh tế Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và
điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần
kinh tế cùng phát triển”.

3, chính sách của nhà nước
Để thành phần kinh tế nhà nước có thể thực hiện vai trò chủ đạo, chi phối
hoạt động của các thành phần kinh tế khác, cần áp dụng (cái này là chính
sách của nhà nước hay giải pháp của cậu??? theo tớ thấy phần vai trò của
cậu là chính sách rồi, chính sách thì phải có đưa ra ở đâu, khi nào, ai đưa ra
chứ)nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có một số biện pháp chủ yếu sau đây:


Một là, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước trong những
ngành, những lĩnh vực trọng yếu; những cơ sở sản xuất thương mại, dịch vụ
quan trọng; một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đến
quốc phòng, an ninh… Nhà nước chỉ nên nắm một số không nhiều "những
đài chỉ huy" trong nền kinh tế, tức là những vị trí kinh tế then chốt, yết hầu,
thông qua đó mà điều tiết, chi phối, hướng dẫn hoạt động của các thành phần
kinh tế khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.
Hai là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và sử dụng tư liệu sản
xuất của toàn dân bằng cách lựa chọn các hình thức kinh tế phù hợp.
Ba là, đổi mới, dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại
và phát huy ưu thế về kỹ thuật tiến bộ nhất; liên kết, liên doanh với các
thành phần kinh tế khác nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và
hiệu quả kinh tế – xã hội.
Bốn là, thực hiện từng bước vững chắc việc cổ phần hoá một bộ phận doanh
nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần thuộc sở hữu nhà nước là cổ phần chi
phối hoặc cổ phần đặc biệt. Để được cổ phần chi phối, Nhà nước phải nắm
trên nửa số cổ phần của doanh nghiệp, hoặc cổ phần của Nhà nước ít nhất
cũng phải gấp đôi số cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp.
Cổ phần đặc biệt là cổ phần có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng
của doanh nghiệp theo thoả thuận trong Điều lệ doanh nghiệp. Để thực hiện
cổ phần hoá doanh nghiệp, Nhà nước có thể bán cổ phần cho cán bộ, công
nhân viên chức trong doanh nghiệp; có thể vừa bán cho lao động trong

doanh nghiệp vừa bán cho tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp; cũng có
thể giữ nguyên tài sản của Nhà nước, chỉ phát hành một số cổ phiếu để tăng
vốn cho cơ sở sản xuất đã có hay cho phân xưởng mới thành lập; hoặc cũng
có thể gọi cổ phần ngay từ đầu khi mới thành lập.
Năm là, tiếp tục sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với yêu
cầu sản xuất – kinh doanh trong điều kiện mới. Phương hướng chủ yếu hiện
nay là thành lập một số tổng công ty, tập đoàn kinh doanh lớn có uy tín, có
tầm vóc quốc gia và quốc tế, tạo thế và lực để phát triển, đủ sức cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong quan hệ kinh tế với nước
ngoài.Đối với những doanh nghiệp xét thấy không cần thiết hoặc thua lỗ kéo
dài, không có khả năng vươn lên, thì chuyển sang hình thức sở hữu khác,


cho thuê, bán khoán hoặc giải thể. Ở đây, cần chống hai khuynh hướng sai
lầm: hoặc coi nhẹ doanh nghiệp nhà nước, muốn tư nhân hoá tràn lan; hoặc
bảo thủ, muốn duy trì toàn bộ doanh nghiệp nhà nước, không muốn tổ chức
sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới.
Sáu là, để nâng cao tính hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước
xứng đáng là bộ khung trong hệ thống các doanh nghiệp của toàn bộ nền
kinh tế, cần phải nâng cao tính hạch toán, tính chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của giám đốc và tập thể
người lao động. Để cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cần phải
đánh giá toàn diện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đối với những
trường hợp lợi nhuận cao là do sự độc quyền của doanh nghiệp, do chính
sách kinh tế ưu đãi của Nhà nước, thì dứt khoát phải có sự điều tiết thích
hợp.Nhìn một cách tổng quát, bảo toàn vốn và có lãi là nguyên tắc quan
trọng nhất và là mục tiêu cơ bản nhất để quản lý doanh nghiệp nhà nước, tạo
cơ sở vững chắc cho Nhà nước thực hiện đúng các định hướng vĩ mô. Vai trò
then chốt của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thông qua các phương
pháp, công cụ kinh tế nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư

của Nhà nước. Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với các
nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước. Doanh nghiệp nhà nước là công cụ
để Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô. Lĩnh vực quan trọng mà doanh
nghiệp nhà nước phải giữ vai trò nòng cốt là ổn định thị trường, thực hiện
nghiêm túc các mục tiêu chính trị, xã hội.

3- Thực tiễn
a)Tích cực
Thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua
đã khẳng định thành công bước đầu trong việc thực hiện chủ trương đúng
đắn của Đảng và mục tiêu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước của
Chính phủ.
Với vai trò chủ đạo của các đơn vị kinh tế nhà nước trong nền kinh tế
quốc dân, thời gian qua, các doanh nghiệp nhà nước đã thu được những
thành tựu nhất định như xây dựng được đội ngũ lao động kỹ thuật với trình


độ tay nghề cao, góp phần quan trọng xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội, các dự án trọng điểm của Nhà nước phục vụ chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội dài hạn của đất nước, những dự án lớn hoặc có ý nghĩa chính
trị và hiệu quả xã hội lớn mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác không làm hoặc không đủ khả năng làm. Từ đó, năng lực, trình độ của
nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ
thuật được nâng lên, chuyên nghiệp hơn… Hiện nay, trong số 21 tập đoàn,
tổng công ty nhà nước thì có 11 đơn vị là tập đoàn kinh tế, có 10 doanh
nghiệp là tổng công ty 90, 91( không cần bỏ). Vượt qua những thách thức
của năm 2011, khối tập đoàn và tổng công ty Nhà nước đã phát huy nội lực,
nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt lợi nhuận trên 128 ngàn tỷ đồng, nộp ngân
sách nhà nước trên 200 ngàn tỷ đồng. Nhờ những nỗ lực của mình, các tập
đoàn và tổng công ty nhà nước đã giữ vững tốc độ tăng trưởng cao và có lãi:
doanh thu đạt 1.1387.327 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ; lợi nhuận đạt

128.324 tỷ đồng, tăng 12%; nộp ngân sách đạt 202.857 tỷ đồng, tăng 20%;
đóng góp 1.720,8 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội. Một đại diện tiêu biểu
cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi nhờ chính sách của nhà nước
trong thời gian vừa qua là Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam.
Tiếp nối sự phát triển liên tục của ngành Hàng không Dân dụng Việt
Nam, tháng 4/1993, Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines) được thành lập, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng
không Dân dụng Việt Nam. Ngày 27/5/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trên cơ sở liên
kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Hàng không, do Vietnam Airlines
làm nòng cốt. Cùng với sự phục hồi kinh tế thế giới là việc phục hồi của thị
trường du lịch và vận tải hàng không, do theo sát diễn biến và nhận định
đúng tình hình, kịp nắm bắt thời cơ, chủ động lực lượng, huy động tối đa
năng lực hiện có, điều hành linh hoạt lịch bay, quản lý hiệu quả chuyến bay,
triển khai tốt kế hoạch khai thác, đảm bảo hệ thống vận hành thông suốt,
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Tổng công ty HKVN – Vietnam
Airlines) đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm. Trong
năm Tổng công ty đã mở thêm nhiều đường bay mới (tổng cộng 7 đường
bay quốc tế và 4 đường bay nội địa) và phục vụ chu đáo nhiều chuyến
chuyến cơ quốc tế, đảm bảo tuyệt đối an toàn an ninh, chủ động trong công
tác phục vụ hỗ trợ vận chuyển khi có thiên tai bão lụt.Số doanh thu ước đạt


hơn 350 tỷ đồng. Doanh thu Vietnam Airlines ước đạt 36.265 tỷ đồng, vượt
kế hoạch 13,2%, tăng 47,3% so với năm 2009. Sau khi đã trích lập đủ chi
phí chênh lệch tỷ giá để bảo toàn vốn với số tiền xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế mại điện tử & làm thủ tục hành khách trực tuyến; Đào tạo
phi công cơ bản; Dự án hangar sửa chữa máy bay thân rộng A75 và dự án
Nhà xưởng hangar số 2-A76… đều được triển khai đúng tiến độ nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ, năng lực về hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực

chuyên ngành, bảo đảm phục vụ khai thác đội máy bay, đáp ứng yêu cầu của
hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô lớn.
Từ những đóng góp không nhỏ của các doanh ngiệp nhà nước vào nền
kinh tế quốc dân mà cụ thể là kết quả đạt được của tổng công ty hàng không
Việt Nam mà ta vừa phân tích trên đây, có thể thấy rằng chính sách của nhà
nước với thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để
có được những thành công đó là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Nhà nước chủ trương để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo thể hiện qua
nội dung điều 19 HP 1992. Để cụ thể hoá chủ trương này, 20/4/1995, Quốc
hội đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước(sửa đổi 2003):" Doanh nghiệp
nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn, điều lệ hoặc có
cổ phần vốn góp chi phối được chức dưới hình thức công ty nhà nước, công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn"(điều 1). Theo đó nhà nước tập
trung nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, lĩnh vực
trọng yếu như : kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính ngân
hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại, dịch vụ quan trọng,
một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đến quốc phòng,
an ninh.
- Để thực hiện chủ trương trên nhà nước đã thông qua luật doanh nghiệp nhà
nước vào năm 2003. Với bộ luật này nhà nước đã tạo ra mặt bằng bằng pháp
lý chung cho các doanh nghiệp nhà nước đồng thời quy định về quyền và
nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Từ ngày Luật doanh nghiệp nhà nước được
ban hành đến nay tình hình kinh tế xã hội của nước ta có nhiều biến đổi tích
cực theo quá trình đổi mới đất nước.Thực hiện đường lối của Đảng về phát
triển doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật thi hành luật doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản
về biện pháp để cải cách doanh nghiệp nhà nước để hoàn thành mục tiêu là


nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

- Nhà nước chủ trương chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong
khu vực kinh tế nhà nước. Đối với những xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua
lỗ phải chuyển hoá hình thức sở hữu để sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất
như chuyển thành xí nghiệp cổ phần, đấu thầu, cho thuê.
- Nhà nước chủ trương để các cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ
trong sản xuất, kinh doanh để phát huy tính năng động và hiệu quả của các
đơn vị kinh tế.
- Nhà nước trao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn sản
xuất kinh doanh cho các đơn vị nhằm bảo đảm quyền quản lí của nhà nước
với tư cách là người chủ sở hữu. Nhà nước chỉ đóng vai trò chính là người
quản lý và giao quyền tự chủ trong kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đồng
thời nhà nước còn tọa điều kiện tối đa để các doanh nghiệp nhà nước phát
huy lợi thế của mình.
b)Tiêu cực
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, thành phần kinh tế nhà nước cũng
bộc lộ những mặt hạn chế, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong
các ngành kinh tế nhiều năm qua kém hiệu quả, kém linh hoạt làm ăn thua
lỗ, làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ-Những con số kinh hoàng
+Một trong những nguyên nhân của sự bất ổn cấu trúc của nền kinh tế chính
là đầu tư kém hiệu quả, tỷ lệ đầu tư rất cao nhưng tăng trưởng lại không tỷ lệ
thuận. Chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư Nhà nước,
60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA nhưng
theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chỉ đóng góp
khoảng 37%-38% GDP
Trong năm 2009, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 1-11-2010
thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là
813.435 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang lâm nạn nợ nần, nảy
sinh chuỗi nợ liên hoàn.
Cụ thể như tập đoàn điện lực Việt Nam EVN. Theo báo điện tử



Dân trí ra ngày 13-07-2012 : “Theo báo cáo của EVN, kết thúc năm 2011,
tập đoàn lỗ kinh doanh điện hơn 10.000 tỷ đồng. Các khoản đầu tư của EVN
vào các lĩnh vực ngoài ngành cũng liên tục gặp thua lỗ, tổng lợi nhuận thu
về, đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư chỉ hơn 1%”.
Hiện trạng trên xảy ra tương tự với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Vinaliness. Vinalines công bố lỗ 1.439 tỉ đồng trong sáu tháng qua”( theo
báo điện tử Tuổi trẻ online ra ngày 22-07-2012 của tác giả B.Hoàn). Một
thiệt hại vô cùng nghiêm trọng của Vinaliness là vụ chìm tàu Vinalines
Queen vào ngày 25-12-2011 tại vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon
(Philippines), trong lúc đang chở 54.400 tấn quặng, làm 22 thuyền viên mất
tích.
NGUYÊN NHÂN:
- Mua sắm máy móc kém chất lượng gây lãng phí hàng chục tỉ đồng, quản
lý vốn lỏng lẻo để cá nhân chiếm hưởng…chưa chấp hành các quy định của
pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản đầu tư vượt vốn điều lệ. Vd Tập
đoàn sông Đà
- Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ cả ngàn tỉ đồng. Tập đoàn
Điện lực số lỗ lớn kỷ lục, đầu tư ngoài ngành không hiệu quả (điển hình là
đầu tư vào công ty viễn thông EVN Telecom . Kết luận thanh tra cho thấy,
việc đầu tư ra ngoài ngành đạt hiệu quả thấp, không có lãi).
-Nhiều sai phạm trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, trong quản lý tài chính.
-Do có quá nhiều ưu ái, đặc quyền. Các đơn vị kinh tế này thường chiếm độc
quyền, thống lĩnh các ngành kinh tế quan trọng, nhưng lại không phải chịu
chi phối nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu".
BIỆN PHÁP:
Xử lý vấn đề này hoàn toàn không thể theo hướng đơn giản được, nếu cứ
giải quyết phần ngọn kiểu bất cập theo nhiệm kỳ bổ nhiệm, theo hướng
vướng đâu tháo gỡ đó là không ổn mà phải thực hiện một cách triệt để từ

gốc của mọi nguyên nhân
_ Tiến hành đồng bộ các khâu bổ nhiệm cán bộ, kiểm soát tài chính, công bố
tiền rót cho các tập đoàn này được sử dụng như thế nào, tức là phải công
khai minh bạch, không nể nang.


_Một trong những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của khối doanh nghiep
nhà nước là bán bớt những doanh nghiệp thua lỗ và thuần túy kinh doanh.
_Việc tái cơ cấu DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà
nước, trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
_Nâng cao cạnh tranh: môi trường càng cạnh tranh thì các doanh nghiệp hoạt
động càng hiệu quả hơn .
_Cải cách về giám sát: cần có 1 cơ quan duy nhất có năng lực tốt thực hiên
việc giám sát các DNNN vì có nhiều cơ quan giám sát với có chức năng
chồng chéo nhau, đặc biệt quan tâm đến tình trạng cán bộ,báo cáo tài chính...
Như vậy, để tránh những “vết xe đổ” như Vinashin và hàng loạt sai phạm
lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế của dân, trước hết hãy làm cuộc
cách mạng giải phẫu để sinh sản ra những tập đoàn dù nhỏ hay lớn đều phải
được sinh ra đúng theo quy trình, quy luật vốn có của kinh tế xã hội. Phải
làm bài toán cho các tập đoàn và cho họ một định nghĩa bản chất họ là ai và
họ phải làm gì, quyền và trách nhiệm pháp lý của một thể nhân, cá nhân lãnh
đạo trong tập đoàn, tổng công ty như thế nào. Đó chính là cái “phao cứu
sinh” khả thi nhất.
III-KẾT LUẬN
Qua sự phân tích chính sách của nhà nước đối với thành phần kinh tế nhà
nước theo pháp luật hiện hành chúng ta biết được những mặt tích cực và hạn
chế của thành phần kinh tế nhà nước. Đồng thời, chúng ta cũng biết được
những chính sách của nhà nước nhằm đưa thành phần kinh tế này mà điển
hình là các doanh nghiệp lớn như: Vinashin. Petrolimex, … ngày một phát
triển hơn theo hướng tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại

không đáng có để giữ vững vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nàytrong
các ngành kinh tế ở nước ta, góp phần đưa đất nước phát triển theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×