Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập học kì môn kĩ năng tư vấn đất đâi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.87 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân, trong đó Nhà nước là đại diện và
thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu. Trong chức năng là người đại diện và
thực hiện quyền năng của chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện việc giao đất hoặc
không giao đất, công nhận hoặc không công nhận quyền sử dụng đất hoặc Nhà
nước thu hồi đất, xác định mục đích sử dụng đất thông qua công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất (gọi chung
là người sử dụng đất). Trong quá trình giao đất và công nhận quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất, vẫn gặp phải một số vướng mắc về thẩm quyền, trình tự,
thủ tục, chính vì thế, trong bài em xin phân tích tình huống về cấp đất, giao đất
giãn dân theo quy định của pháp luật.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Đất giãn dân là đất thổ cư được Nhà nước dùng để cấp cho những người dân
có đất nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa… Luật Đất đai quy định thời hạn sử
dụng đất chỉ có hai trường hợp: Sử dụng ổn định lâu dài và sử dụng có thời hạn.
Đất được sử dụng ổn định lâu dài gồm các loại: đất ở; đất rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng; đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng; đất làm mặt bằng xây
dựng cơ sở SXKD, xây dựng trụ sở, công trình phục vụ lợi ích công cộng, công
trình kinh tế, văn hoá, xã hội, đền thờ, miếu mạo; đất sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh; đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; đất có di tích lịch sử - văn hoá,
danh lam thắng cảnh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
Đất được sử dụng có thời hạn, gồm các trường hợp sau:
+ Đất được giao trồng cây hằng năm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, đối với
hạn mức không quá 3 ha, thì thời hạn là 20 năm.
+ Đất được giao trồng cây lâu năm, trồng rừng, đối với hạn mức không quá 10
ha ở đồng bằng và không quá 30 ha ở trung du, miền núi, thì thời hạn là 50 năm.
Như vậy đất giãn dân là loại đất ở nên là đất được sử dụng lâu dài.
1.

Anh (chị) hãy tư vấn cho ông A biết UBND xã làm như vậy có đúng k?


Vì sao?
Tư vấn cho ông A biết về việc làm của UBND xã :
1


Việc UBND xã làm như vậy là trái với quy định của pháp luật. Bởi vì: việc cấp
đất giãn dân là tạo điều kiện chỗ ở cho mọi người, cải thiện nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân và khi có quyết định cấp đất giãn dân phải ghi cụ thể ô
đất được cấp, vị trí số thửa, tờ bản đồ và khi bàn giao thực địa phải giao đúng ô
đất như đã thông báo cho người được cấp đất giãn dân, ở tình huống này cụ thể là
ông A.
Hơn nữa, việc UBND xã yêu cầu ông A nhận lô đất số 19 là không đúng thẩm
quyền vì về bản chất theo quy định tại Điều 37 Luật Đất đai 2003 thì:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối
với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được ủy
quyền”.
Nghĩa là, việc giao đất sẽ không phải do UBND xã thực hiện mà theo quy định
trên thì UBND xã, phường, thị trấn chỉ được phép “cho thuê đất thuộc quỹ đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn” chứ không
được quyền giao đất. Do vậy, UBND xã không có thẩm quyền giao đất đối với hộ
ông A, mà thẩm quyền giao đất thuộc UBND huyện. Ngoài ra, việc UBND xã

mời ông A đến nhận đất tại thực địa là ô 19 chứ không phải ô 18 như trong giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đã vi phạm về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ( Điều 37 - Luật Đất Đai).
Hành vi lạm quyền đó của cán bộ UBND xã không những gây nên sự bất bình
trong nhân dân, mà còn là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp, khiếu kiện
phức tạp ở địa phương. Giả sử UBND xã làm theo quyết định giao đất của
UBND huyện thì UBND huyện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy
2


quyền của mình cho UBND xã giao đất, đó là hành vi trái pháp luật (vì cơ quan
giao đất không được ủy quyền).
Tiếp đó là việc UBND xã yêu cầu ông A phải nhận ô 19 nếu không thì không
giao đất nữa. Việc làm này là trái với pháp luật, vì việc có tiếp tục giao đất hay
không giao đất cho hộ ông A là không thuộc thẩm quyền của UBND xã như đã
phân tích ở trên. Đây có thể được coi là một hành vi uy hiếp của cơ quan có chức
quyền đối với người dân. Ông A cũng hoàn toàn có quyền khiếu nại UBND dân
xã về hành vi này.
Bên cạnh những sai phạm của UBND xã thì UBND huyện cũng mắc phải
những sai phạm khác như: theo đề bài thì UBND huyện đã cấp luôn giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông A mà chưa tìm hiểu và xem xét kĩ về tình
trạng ô đất thứ 18. Việc đó đã dẫn tới tình trạng hai chủ hộ trên cùng một mảnh
đất (cùng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một ô đất). Trước khi cấp
giấy chúng nhận quyền sử dụng đất thì đáng lẽ UBND huyện nên xem xét lại
những giấy tờ liên quan đến ô thứ 18. Nếu những giấy tờ của hộ nhận ô 18 mà
hợp lệ, được cấp trước khi huyện cấp đất thì sẽ có lưu trong hồ sơ của UBND thì
lúc đó sẽ không dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, gây tranh chấp như hiện tại.
Và việc UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn cho hộ ông
A nhưng lại không giao đất trên thực địa cũng là một hành vi trái với quy định
của pháp luật. Bởi với tư cách là người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất thì trên cơ sở pháp lý hộ ông A được phép lập tức nhận ngay đất của mình.
Do đó, cả UBND xã và UBND huyện đều có những sai phạm nghiêm trọng về
thẩm quyền, thủ tục giao đất theo quy định pháp luật đất đai.
Nếu vụ việc không được giải quyết theo đúng pháp luật thì ông A có thể có
quyền khiếu nại UBND xã với các hành vi không công khai, minh bạch trong
việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cụ thể quy định tại Điều 28 Luật
Đất đai 2003 “Trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất phải được công bố công khai theo quy định sau đây:
1.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai

quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại
trụ sở Uỷ ban nhân dân;
3


2.

Cơ quan quản lí đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương tại trụ sở cơ quan và trên các
phương tiện thông tin đại chúng;
3.

Việc công bố công khai tại Uỷ ban nhân dân và cơ quan quản lí đất đai

được thực hiện trong suốt thời gian của kì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có
hiệu lực.”

Trên thực tế, UBND xã đã không công bố công khai mà chỉ gặp riêng hộ ông A
và ra quyết định giao đất. Đồng thời cũng vi phạm Khoản 2 Điều 21 Luật Phòng
chống tham nhũng về công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng đất: “Trong
quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan, tổ
chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch đó phải thông báo công khai cho
nhân dân địa phương nơi được quy hoạch, điều chỉnh biết”.
Bêm cạnh đó, Ủy ban nhân dân xã không xem xét yêu cầu khiếu nại của hộ
ông A và không điều tra lại những giấy tờ được cho là hợp lệ của hộ gia đình đã
nhận ô 18. Đây là việc làm trái với các quy định pháp luật trong trình tự thủ tục
khi có khiếu nại, tố cáo. Như vậy, ông A cũng có quyền khiếu nại UBND xã về
hành vi lạm dụng chức quyền trong khi thi hành quyết định giao đất của các cơ
quan cấp trên.
Vì việc tranh chấp xảy ra xuất phát từ cơ quan hành chính Nhà nước nên ông A
và ông nhận ô 18 (vì có giấy tờ) nếu xảy ra tranh chấp thì nên giải quyết theo
quan hệ hành chính. Lựa chọn trình tự giải quyết theo quan hệ hành chính sẽ
nhanh chóng và hiệu quả nhất cho cả hai bên khi có tranh chấp. Việc hòa giải
tranh chấp và giải quyết sự việc trên sẽ do cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo
hướng có lợi cho đôi bên. Hòa giải tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết
tranh chấp được quy định tại Điều 135, Điều 136 Luật Đất Đai năm 2003. Trong
trường hợp như trên khi giải quyết có thể hộ ông A và ông nhận ô 18, một trong
hai hộ sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ô 18 và sẽ được nhận
một ô đất khác, việc này sẽ hoàn toàn do Uỷ ban nhân dân huyện chịu trách
nhiệm.
2.

Những kĩ năng nào được anh (chị) sử dụng khi tư vấn cho ông A?

a, Kỹ năng tiếp xúc khách hàng (tìm hiểu, nắm bắt thông tin về khách hàng)
Trước hết, cần tư vấn cần trao đổi với ông A về nội dung của sự việc.
4



Qua tình huống đã có những thông tin ban đầu về tình trạng giao đất không
đúng với thửa đất đã được ghi trong GCNQSDĐ diễn ra phổ biến hiện nay, dựa
trên thông tin ở tình huống cung cấp thì nếu trên cương vị là người tư vấn (NTV)
hoặc luật sư tư vấn cho ông A thì phải vận dụng các kỹ năng tư vấn để tìm hiểu
thêm thông tin và đưa ra được những phương hướng giải quyết cũng như cho ông
A biết được quyền và nghĩa vụ người dân được hưởng theo quy định của pháp
luật đất đai.
Khi thực hiện tư vấn trong lĩnh vực đất đai, NTV hay luật sư cần nắm vững các
quy định của pháp luật đất đai như về thẩm quyền, căn cứ, điều kiện giao đất, thu
hồi đất…để tư vấn cho khách hàng. Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng,
người Luật sư có tạo được tâm lý yên tâm cho khách hàng hay không là ở kỹ
năng này.
Đầu tiên khi gặp mặt với khách hàng, Luật sư (hay NTV) phải có thái độ điềm
tĩnh, cởi mở, chân tình và đặc biệt biết trấn an cho khách hàng trong trường hợp
khách hàng có dấu hiệu mất bình tĩnh. Kỹ năng này đòi hỏi ở người Luật sư,
NTV nhiều đức tính, tố chất đặc biết trong việc đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu sự
việc và sắp xếp các câu trả lời của khách hàng một cách khoa học.
Giai đoạn này, thực trạng giao đất sai quy định gây ra cho người dân nhiều khó
khăn, vất vả tuy nhiên NTV hay luật sư vẫn phải xác minh lại những thông tin
trên bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ông A, có như vậy người tư vấn mới có thể
hiểu nội dung, bản chất của vụ việc, liệt kê cụ thể thiệt hại mà nó gây ra cho ông
A và các yêu cầu của ông, những bức xúc và nguyện vọng của ông làm định
hướng cho toàn bộ họat động tiếp theo.
b, Kỹ năng nắm bắt được mục đích thực sự của khách hàng
Luật sư, NTV cần nắm vững được nội dung tranh chấp để từ đó xác định
được ông A cần gì và mong muốn gì. Trong vụ việc này, rõ ràng là nguyện vọng
của ông A là nhanh chóng được nhận lại đất để ông ổn định đời sống cho và quy
trách nhiệm cho các chủ thể liên quan. Khi nghiên cứu hồ sơ, NTV cần đặt ra hệ

câu hỏi và dựa trên nội dung vụ việc để trả lời hệ câu hỏi này: Loại vụ việc mà
khách hàng cần tư vấn thuộc lĩnh vực nào? Các bên liên quan đến vụ việc bao
gồm các đối tượng nào? Tại sao họ lại hành động như vậy? nguyên nhân chính
làm phát sinh vụ việc?
5


Trên cơ sở yêu cầu cụ thể của khách hàng, người tư vấn cần tìm các quy định
pháp luật nội dung (Luật đất đai, Luật dân sự, các đơn kiện của người dân cũng
như các quyết định, văn bản pháp luật có liên quan mà người tư vấn cần tìm tòi
và xác định nhằm phục vụ cho mục đích tư vấn của mình.…) để xác định chính
xác quan hệ pháp luật. Việc tìm hiểu nội dung vụ việc có thể thông qua việc tới
tận nơi hoặc gặp khách hàng ở văn phòng để nghe trực tiếp lời trình bày của
người dân, đến từng hộ gia đình nếu có thể. Bên cạnh đó, có thể xem xét các giấy
tờ, tài liệu, chứng cứ do người dân cung cấp. Tóm tắt lại nội dung vụ việc theo
các diễn biến về thời gian hoặc theo mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả.
Từ đó, người tư vấn có kiến thức để áp dụng các quy định pháp lý và tiền lệ
vào việc phân tích, giải quyết các vấn đề pháp lý của vụ việc. Ngoài ra, người tư
vấn cần tự mình thu thập thêm thông tin cần cho việc phân tích các vấn đề pháp
lý đó và nghiên cứu. Cũng trong giai đọan này, người tư vấn trình bày cho ông A
kết quả của việc nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống và logic. Hơn nữa,
cũng cần tìm hiểu xem các điều kiện khởi kiện của ông A có đủ điều kiện khởi
kiện hay không. Khi gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với khách hàng đặc biệt là những
người dân nghèo, trình độ hiểu biết pháp luật thấp thì luật sư (hay người tư vấn)
không nên lạm dụng ngôn từ pháp lý để tránh tình trạng khách hàng không được
hiểu được một cách chắc chắn những vấn đề luật sư hỏi và tư vấn. Đặc biệt trong
giai đoạn này luật sư cần lưu ý cho khách hàng những vấn đề tố tụng, phân tích
những thuận lợi và khó khăn của việc khiếu nại, khởi kiện để giúp khách hàng
không mơ hồ về quyền lợi của mình.
c, Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và khuất phục khách hàng trong quá trình

tư vấn
Bằng cách trao đổi thông tin, NTV cho khách hàng thấy được năng lực làm
việc
của mình, khả năng mình có thể giải quyết vấn đề của họ. Từ đó, cho thấy các
điều
khoản được quy định trong luật là hoàn toàn phù hợp để họ tin tưởng.
d, Tư vấn cho ông A quyết định khiếu nại, khởi kiện hay không
Trong trường hợp này, Luật sư (hay người tư vấn) cần đứng trên các bình diện
của luật pháp giúp khách hàng (người dân) thực hiện quyền tự định đoạt của
6


mình trên cơ sở giúp họ hiểu rõ những lợi thế và bất lợi nếu như họ khiếu nại,
khởi kiện cũng như không khởi kiện thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ được
bảo vệ như thế nào. Lúc này luật sư cần phân tích kĩ lưỡng để giúp người dân
hiểu được khả năng thắng kiện của mình là đến đâu và những khả năng bản án
được đưa vào thi hành thực tế. Luật sư cũng cần có những chuẩn bị tâm lí cho
khách hàng thông qua việc xác định thời gian tối da do luật định để xem xét và
giải quyết vụ án tại các cấp Tòa án. Luật sư cần phân tích tư vấn cho khách hàng
xem họ có đủ điều kiện khởi kiện theo điều 161 BLTTDS hay không để khách
hàng khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật.
Trong thực tiễn rất nhiều trường hợp đương sự không có kinh nghiệm tham gia
tố tụng và thiếu sự hiểu biết pháp luật tham gia tố tụng và thiếu sự hiểu biết pháp
luật đầy đủ, vì vậy để bảo vệ quyền lợi cho đương sự, BLTTDS quy định họ có
thể ủy quyền cho Luật sư hoặc người khác đại diện tham gia tố tụng bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này khách hàng là những người
dân nghèo, hiểu biết pháp luật còn thấp thì luật sư nên hướng dân cho khách hàng
lập giấy ủy quyền qua công chứng tại phòng công chứng Nhà nước. Về nguyên
tắc, việc ủy quyền của khách hàng cho người đại diện phải được lập thành văn
bản, trong đó phải nêu rõ phạm vi ủy quyền. Luật sư cần hết sức lưu ý khi hướng

dẫn khách hàng làm các thủ tục ủy quyền (điều 74 BLTTDS, điều 586 quy định
về hình thức hợp đồng ủy quyền). Sau khi phân tích cho người dân nên khởi kiện
hay không thì luật sư cần giúp họ kiểm tra các điều kiện khởi kiện của mình:
- Họ có tư cách pháp lý để khởi kiện hay không.
- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật
hay chưa. Theo điểm c khoản 1 điều 168 BLTTDS thì tòa án sẽ trả lại đơn khởi
kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật… Đây là một nội dung pháp lý quan trọng mà luật sư cần lưu ý khi xem xét
quyền khởi kiện của khách hàng để từ đó tư vấn cho người dân nên khởi kiện hay
không khởi kiện.
- Đối tượng mà người dân định khởi kiện có đúng không hay phải tới đối
tượng khác.
Ngoài ra, người tư vấn cho cần hướng dẫn người dân xác định thẩm quyền giải
quyết vụ việc mà họ đang gặp phả. Lúc này, luật sư cần nắm vững các quy định
7


của pháp luật về thẩm quyền trên cơ sở đó tư vấn giúp khách hàng lựa chọnTòa
án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuận lợi nhất và có tính thực thi nhấtcho
khách hàng. Luật sư cũng cần xác định xem thẩm quyền giải quyết vụ việctrên
thuộc thẩm quyền của tòa án hay của cơ quan nhà nước khác, thẩm quyền của tòa
cấp nào và lựa chọn khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng
hành chính để có lợi nhất cho khách hàng.
e, Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Sọan thảo đơn khởi kiện (đơn khiếu nại)
Luật sư cần giúp người dân soạn thảo đơn khởi kiện (trong trường hợp này là
đơn khiếu nại) theo đúng quy định của pháp luật. Trong đơn cần nêu rõ diễn biến
vụ việc và yêu cầu của người dân là gì? Cần nêu bật các sự kiện có tính chất mốc
thời gian quan trọng để người đọc nắm bắt được diễn biến sự việc. Phần yêu cầu
của người dân phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, đồng thời mang tính đề

xuất để Tòa án xem xét giải quyết, tránh tình trạng đưa ra các yêu cầu phi thực tế,
các yêu cầu không thể thực hiện được, các yêu cầu trái với quy định của pháp
luật. Sau khi viết xong đơn thì luật sư và người dân cần trao đổi, xem xét lại lần
cuối trước khi gửi đơn cho tòa án có thẩm quyền.
- Sắp xếp các tài liệu, chứng cứ kèm theo
Để tòa án có thể tin những yêu cầu của người dân là có căn cứ và hợp pháp thì
Luật sư cần tư vấn cho người dân thu thập các chứng cứ, tài liệu như quyết định
giao đất… Ngoài ra, người tư vấn cũng cần phải tự mình thu thập các tài liệu,
chứng cứ, các căn cứ pháp lý trong các văn bản pháp luật liên quan đến vụ việc
nhằm tạo niềm tin và khả năng bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho người dân.
Trong trường hợp này, các văn bản mà người tư vấn cần dẫn chứng làm căn cứ
cho các nhận định của mình bao gồm: Luật đất đai năm 2003, Nghị định số
181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐCP về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hổi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP về hướng dẫn Luật khiếu nại, tố cáo …
8


Giúp ông A soạn thảo nội dung đơn khiếu nại
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
X , ngày… tháng … năm
ĐƠN KHIẾU NẠI
(về quyết định thu hồi đất của uỷ ban nhân dân huyện…)
Kính gửi: CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Tên tôi là: ……., sinh ngày …tháng…năm…,CMND……..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú………..
Hiện đang đăng ký tạm trú tại………..
Điện thoại liên lạc……………
Người bị khiếu nại: Uỷ ban nhân dân huyện.. Tôi làm đơn khiếu nại này để
trình bày một việc cụ thể như sau : ………………… Vì vậy, tôi làm đơn này kính
mong chủ tịch xem xét kĩ vụ việc trên và giải quyết để đảm bảo quyền lợi ích hợp
pháp của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của đơn khiếu
nại này nếu có điều gì vi phạm pháp luật.
….., Ngày…tháng…năm…
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
f, Kỹ năng “chốt” quá trình tư vấn cho khách hàng
Khi tư vấn, nếu cả hai bên đã đưa ra được nội dung hợp lý trong vụ việc, cần
phải biết chốt trong quá trình tư vấn. Tránh việc tư vấn kéo dài mà không mang
lại kết quả. Sau công đoạn tư vấn với khách hàng. Việc NTV sử dụng kĩ năng
nghiên cứu hồ sơ vụ việc; kỹ năng phân tích và xác định luật áp dụng cũng là các
kĩ năng rất quan trọng, không thể thiếu để hoàn thành hoạt động tư vấn cho khách
hàng.
9


=>> Nhận xét: Các cơ quan hành chính nhà nước cần nâng cao trình độ
chuyên môn hơn nữa để nắm bắt các vấn đề một cách nhanh nhạy nhất, đồng thời
tìm ra hướng giải quyết hợp tình hợp lý, phù hợp với các quy định của pháp luật
về đất đai. Bên cạnh đó, cần thực hiện sự công khai, minh bạch trong hoạt động
quản lý công của Nhà nước về đất đai, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần
công bố công khai về quy hoach, kế hoạch chi tiết về sử dụng đất. Tránh tình
trạng lạm dụng chức quyền hoặc giải quyết không thỏa đáng, không đúng luật
cho nhân dân.


10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội
2. Luật đất đai năm 2003;
3. Bộ luật dân sự năm 2005;
4. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai;
5. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất;
6. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
7. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hổi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai;
8. Nghị định số 136/2006/NĐ-CP về hướng dẫn Luật khiếu nại, tố cáo.

11



×