Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nhóm hàng không phân tích những quy chế pháp lý của CHKQT theo quy định của cư chicago (1944)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.96 KB, 6 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong số những phương thức vận
chuyển quốc tế hiện nay, vận chuyển bằng
hàng không ngày càng chiếm tỷ trọng cao
và đóng vai trò quan trọng đối với thương
mại quốc tế. Các quốc gia dù là phát triển
hay đang phát triển đều tập trung đầu tư,
phát triển ngành dịch vụ hàng không. Các
cảng hàng không quốc tế (CHKQT)cũng
được xây dựng và đưa vào sử dụng ngày
càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu vận
chuyển hàng không giữa các quốc gia. Pháp
luật về vận chuyển hàng không quốc tế dù
ra đời muộn song cũng ngày càng được
hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý cho các
hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế.
Trong đó, quy chế pháp lý của CHKQT là
một trong những nội dung quan trọng của
pháp luật vận chuyển hàng không quốc tế.
Bài luận của nhóm em xin phân tích những
quy chế pháp lý của CHKQT theo quy định
của CƯ Chicago (1944)


NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CHUNG.
1. Khái niệm cảng hàng không quốc tế.
Theo quy định tại Điều 23 khoản 1 Luật hàng không dân dụng Việt Nam
năm 2006 (luật HKDD), cảng hàng không là "một tổ hợp công trình kỹ thuật bao
gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết được sử
dụng để phục vụ tầu bay đi và đến cảng hàng không đó". Ngoài khái niệm đó ra,


nó còn được xem như một doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ liên quan đến vận
chuyển hàng không và phục vụ tàu bay.
Theo đó, CHKQT là một cảng hàng không được sử dụng để phục vụ cho việc
giao lưu hàng không quốc tế phục vụ vận chuyển hàng không quốc tế và các chuyến
bay quốc tế của tàu bay thực hiện đến và đi tại đó, có sự hiện diện của các cơ quan
quản lý Nhà nước cũng như công an, hải quan,... để kiểm tra, giám sát và quản lý.
2. Khái niệm quy chế pháp lý của cảng hàng không quốc tế.
Quy chế pháp lý của CHKQT là tổng hợp các quyền và nguyên tắc điều chỉnh
thủ tục thành lập, tổ chức và hoạt động của CHKQT.
Theo Công ước Chicago 1944, Điều 68 đã ghi nhận rằng mỗi quốc gia tự xây
dựng các quy chế pháp lý chung của các CHKQT (bao gồm cả các cảng thuộc sở
hữu tư nhân) sao cho phù hợp với đặc điểm của mình. Tuy nhiên, những quy chế đó
vẫn phải phù hợp với tiêu chí, phương hướng của Công ước. Có thể chia các quy chế
pháp lý của CHKQT thành 3 nhóm nhỏ như sau:
- Các quy chế về thủ tục thành lập;
- Các quy chế về cách thức tổ chức:
- Các quy chế về cách thức hoạt động.
Tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà những quy chế trên có những điểm khác
nhau nhất định.
II. Quy chế pháp lý của CHKQT theo quy định của CƯ Chicago năm 1944.
CƯ Chicago năm 1944 là CƯ về hàng không dân dụng quốc tế, được ký tại
Chicago ngày 07/12/1944. Hiện nay, CƯ gồm 192 thành viên. Việt Nam phê chuẩn
CƯ này ngày 14/11/1995.
CƯ Chicago không quy định cụ thể nội dung pháp lý cho CHKQT mà quy
định rằng mỗi quốc gia có thể tự xây dựng quy chế pháp lý cho mình để phù hợp với
đặc điểm của từng nước. Ở bài luận này, để phân tích các quy chế pháp lý của
CHKQT, nhóm sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam, so sánh với những quy định của


pháp luật Trung Quốc, sau đó rút ra những nhận xét, đánh giá về những quy chế

pháp lí này.
1. Thủ tục thành lập CHKQT
Việc đóng, mở, đăng ký cảng hàng không sân bay đã được quy định khá rõ ràng
trong các điều từ Điều 49 đến Điều 52 Luật HKDD 2006. Bộ Giao thông vận tải
thực hiện việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay.
Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay phải nộp lệ
phí.
Thủ tục thành lập cảng hàng không được quy định cụ thể tại Điều 9 Chương III về
Mở, đóng cảng hàng không, sân bay của Nghị định 83/2007 về Quản lý, khai thác
cảng hàng không, sân bay. Theo đó, người được cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng
hàng không, sân bay muốn mở cảng hàng không phải gửi hồ sơ đề nghị cho Cục
Hàng không Việt Nam, trong đó bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ được quy định.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có
trách nhiệm thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo
kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định mở cảng hàng không, sân bay.
Nhìn chung các quy định về thủ tục thành lập CHKQT của Việt Nam cũng đã thể
hiện được tính toàn diện, đồng bộ và phù hợp, phân định rõ ràng chức năng quản lý,
phản ánh đúng trình độ phát triển, khả năng thực tế và đáp ứng yêu cầu phát triển
của ngành hàng không dân dụng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
2. Tổ chức của CHKQT
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, CHKQT bao gồm các:
- Cảng vụ hàng không đứng đầu là giám đốc cảng vụ hàng không, có trách nhiệm
quản lý toàn bộ diện tích đất cảng hàng không, sân bay được giao để xây dựng, phát
triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; tổ chức thực hiện và quản lý việc
xây dựng các công trình trên mặt đất, mặt nước, dưới lòng đất tại cảng hàng không,
sân bay theo đúng quy hoạch và dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.

- Các cơ quan khác như Chính phủ đứng đầu là Thủ tướng chính phủ, Bộ giao
thông vận tải đứng đầu là Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải,
- Cơ quan hải quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và quản lý hàng hoá, hành lý,
bưu kiện, bưu phẩm, ngoại hối xuất, nhập khẩu và các loại máy bay xuất, nhập cảnh


qua cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế. Ngăn ngừa và chống các vi phạm
luật lệ hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xuất, nhập khẩu. Chống các
hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, hành lý, ngoại hối qua cảng
hàng không dân dụng quốc tế. Thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu.
- Cơ quan an ninh cửa khẩu có trách nhiệm quản lý và làm thủ tục xuất cảnh, nhập
cảnh, đối với hành khách, nhân viên tổ bay các chuyến bay quốc tế. Thực hiện quy
chế quản lý an ninh cửa khẩu theo pháp luật quy định. Phối hợp với cơ quan hàng
không dân dụng và hải quan chống cưỡng đoạt và phá hoại máy bay, bảo vệ bí mật
quốc gia.
- Các cơ quan dịch vụ như bưu điện, ngân hàng, du lịch, vận tải và bộ máy nhân
viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn khai thác cảng hàng không, tổ chức phục vụ
hành khách thuận tiện, nhanh chóng, văn minh, lịch sự.
Bên cạnh đó còn có các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, bao
gồm: doanh nghiệp cảng hàng không; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không;
tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác. Việc thành lập và hoạt động của tổ chức
kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo
quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự, thủ tục
cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không, cung cấp dịch vụ hàng không.
Mỗi cơ quan ở cảng hàng không dân dụng quốc tế được quy định khu vực làm việc
hợp lý phù hợp với mặt bằng nhà ga và nhiệm vụ công việc. Mỗi cơ quan chịu trách
nhiệm quản lý chặt chẽ nội bộ của mình, thi hành đúng chức trách, nhiệm vụ của
ngành, đồng thời phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau giải quyết các vấn đề phát sinh trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bảo đảm an toàn, an ninh và hoạt động bình
thường của cảng hàng không.

3. Hoạt động của CHKQT.
Cách thức hoạt động của CHKQT được quy định tại một số điều thuộc mục 1,
các điều khoản quy định tại mục 2, 3, 4 chương III của Luật HKDD, gồm nhiều khía
cạnh như hoạt động quản lý sân bay, hoạt động khai thác,...
Trong các hoạt động của CHKQT, việc kiểm soát an ninh là một việc được chú
trọng thực hiện. Trong mỗi CHKQT của Việt Nam đều có các trạm kiểm tra hải
quan, trạm kiểm tra xuất nhập cảnh, kiểm tra an ninh tài chính, kiểm dịch động thực
vật và cá trạm kiểm tra khác để phục vụ cho hành khách, tổ bay, hàng hóa và bưu
kiện đến và đi từ các cảng hàng không đó. Các cơ quan này thực hiện hoạt động
kiểm tra theo quy định của pháp luật, được quy định khá rõ ràng trong Điều 2, Điều
3 Quy chế hoạt động của CHKQT, từ kiểm tra hải quan để xác định tính hợp pháp và


tính chính xác của bộ hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa vật phẩm của hành khách;
kiểm tra xuất nhập cảnh để kiểm tra giấy tờ như vé máy bay, hộ chiếu xem có còn
giá trị hay không khi thực hiện xuất nhập cảnh cũng như khi thực thi quá cảnh trong
trường hợp cần thiết; kiểm tra an toàn, an ninh kinh tế. Tất cả các hành khách đều
phải trải qua yêu cầu bắt buộc này nhằm bảo đảm an ninh, ngăn chặn việc vận
chuyển các đồ vật bị cấm chuyên chở như vũ khí, các chất gây nổ, các chất dễ
cháy,..; các loại hàng hóa Nhà nước cấm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển như ma túy,
chất kích thích,… Bên cạnh hoạt động kiểm tra, công tác giám sát cũng được thực
hiện một cách đầy đủ thông qua hoạt động giám sát hải quan, là việc cơ quan Hải
quan kiểm soát hàng hoá, hành lý, phương tiện đang trong thời gian, địa điểm thuộc
phạm vi kiểm soát của hải quan bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các công tác trên đều được chú trọng thực hiện với máy móc hiện đại để phòng
tránh rủi ro ngoài ý muốn, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc lên cao nhất.
4. So sánh với pháp luật Trung Quốc.
So sánh những quy định của pháp luật Việt Nam về quy chế pháp lý của
CHKQT với những quy định của pháp luật Trung Quốc, ta có thể thấy rằng chúng có
rất nhiều điểm giống nhau. Nếu đi sâu vào tìm hiểu, chắc chắn có những điểm khác

biệt giữa 2 nước, tuy nhiên, nhìn chung chúng vẫn là tương đồng. Điều này là vô
cùng dễ hiểu, bởi lẽ Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước
Chicago, thừa hưởng tinh thần, đường hướng của Công ước. Do hoàn cảnh thực tế
của 2 nước về kinh tế, xã hội, chủ trương,... là khác nhau nên tồn tại những điểm
khác biệt nói trên, nhưng về cơ bản, chúng đều đi theo những quy định chung của
Công ước Chicago.
5. Nhận xét, đánh giá về các quy chế pháp lý của CHKQT theo pháp luật
Việt Nam.
Có thể thấy sự tồn tại của những quy chế pháp lý của CHKQT này là vô cùng
quan trọng, bởi lẽ chúng tạo nên sự thống nhất trong tổ chức, hoạt động giữa các
cảng khác nhau, tránh được tình trạng giữa các cảng có những sự khác biệt về thủ
tục, tổ chức và hoạt động, đặc biệt là các cảng hàng không tư nhân. Hơn nữa, nó
còn góp phần đảm bảo cho các chuyến bay quốc tế được nhanh chóng, an toàn,
chất lượng phục vụ hành khách đi máy bay được nâng cao, thuận tiện, văn minh
hơn, qua đó tăng cường và phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng không, thể
hiện chính sách đối ngoại và các chính sách khác của nhà nước phù hợp với công
ước quốc tế và thông lệ quốc tế về cảng hàng không.


Ngoài ra, trong quy chế pháp lý của cảng hàng không quốc tế còn đưa ra
những quy định các điều khoản thi hành đối với hành khách, máy bay và nhân viên
tổ bay, quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan và sự phối hợp của các
cơ quan đó tại cảng hàng không quốc tế. Điều này có ý nghĩa trong việc xác định
trách nhiệm trong các trường hợp vi phạm, những trường hợp xảy ra sai sót gây ra
thiệt hại, tạo điều kiện cho việc xử lý vi phạm một cách nhanh chóng, đúng pháp
luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Công ước về hàng không dân dụng quốc tế Chicago 1944;
2. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006;
3. Quyết định 136-CT năm 1988 về quy chế hoạt động của cảng hàng không dân

dụng quốc tế;
4. Nghị định số 83/2007/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
5. Nghị định số 16/1999/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và
lệ phí hải quan.
6. Luật Hàng không dân dụng Trung Quốc;
7. Quy định về an ninh của cảng hàng không dân dụng quốc tế Trung Quốc;



×