Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích vai trò của lễ tân ngoại giao trong việc thúc đẩy và duy trì quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.25 KB, 4 trang )

BÀI LÀM
Lễ tân ngoại giao được hình thành từ những thế kỷ xa xưa và không
ngừng tiến triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người cũng như sự
phát triển của mối quan hệ giữa các quốc gia. Cho đến ngày nay, trong xu
thế toàn cầu hóa, hầu hết các quốc gia đều cố gắng thiết lập quan hệ ngoại
giao với các quốc gia khác thì lễ tân ngoại giao càng thể hiện tầm quan trọng
của mình hơn. Thực hiện tốt công tác lễ tân cho việc đón tiếp các đoàn
khách quốc tế không chỉ thể hiện sự tôn trọng, chu đáo và mến khách của
nước chủ nhà đối với khách mà còn góp phần thúc đẩy và duy trì quan hệ
hợp tác giữa các quốc gia.
Lễ tân ngoại giao chỉ là cách thức giao tiếp, nó không phải là nội dung
chính và mục đích cuối cùng của hoạt động ngoại giao (nội dung và mục
đích của hoạt động ngoại giao là đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế,
đấu tranh pháp lý bảo về chủ quyền quốc gia…) nhưng lễ tân ngoại giao lại
là công tác quan trọng cần thiết không thể thiếu của hoạt động ngoại giao.
Nó được ví như một thứ dầu bôi trơn cho hoạt động ngoại giao diễn ra một
cách suôn sẻ.
“ Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” là nhiệm vụ của lễ tân ngoại
giao làm cho các quốc gia hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc
tế. Chính bằng những biện pháp lễ tân trong giao tiếp mà các quốc gia tạo ra
được khung cảnh và bầu không khí cho mối quan hệ đối ngoại được thuận
lợi. Trong thực tiễn, nhiều khó khăn trong quan hệ đối ngoại đã được giải
quyết nhờ vận dụng sang tạo các biện pháp lễ tân trong công tác đối ngoại.
Khó tìm thấy một hoạt động ngoại giao nào được thực hiện thành công mà
thiếu sự đóng góp của lễ tân ngoại giao.
Trong hoạt động ngoại giao không nên coi thường những nghi thức lễ
tân, đôi khi chỉ vì quên, sót một thủ tục, nghi thức nào đó mà ảnh hưởng đến
1


quan hệ giữa hai nước. Đặc biệt là những hành vi, cử chỉ, lời nói, cách đối


xử của bản thân người tiếp đón, từ đó họ sẽ đánh giá cả xã hội, con người
của đất nước nơi họ đến, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hợp tác giữa
hai nước. Cho nên công tác lễ tân hết sức được coi trọng và chuẩn bị một
cách kỹ càng. Có thể lấy 1 ví dụ minh họa từ chuyến thăm đầu tiên của Tổng
thống Mỹ tới Vương quốc Anh vào 1/4/2012, Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã tặng Nữ hoàng Anh Elizabeth một chiếc máy nghe nhạc iPod do
hãng Apple sản xuất. Pamela Eyring, Giám đốc Trường Lễ tân Washington
cho rằng "một sản phẩm mua tại cửa hàng của Best Buy không thể là món
quà có ý nghĩa đối với Nữ hoàng Anh". Trong khi đó, các quan chức lễ tân
của Mỹ được một phen tái mặt khi Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama ôm
lấy Nữ hoàng. Việc chạm vào Nữ hoàng Anh được cho là hành động xâm
phạm nghiêm trọng đối với nghi thức hoàng gia, dù người đó là Phu nhân
tổng thống Mỹ. Tuy cả hai cử chỉ trên không làm giới quân sự Anh và Mỹ
đối đầu nhưng giới báo chí lại cho rằng hành động đó đã làm lu mờ mục
đích của chuyến viếng thăm. Xu hướng của lễ tân hiện nay là tiết kiệm nhân,
vật lực, tiết kiệm thời gian, chú trọng nội dung, giảm bớt những hình thức
rườm rà. Tuy nhiên việc tinh giảm hay đơn giản một số biện pháp lễ tân
không nên ảnh hưởng đến quan hệ giữa chủ và khách mà phải phù hợp với
đường lối, chính sách và tập quán của phía chủ, tôn trọng khách, tôn trọng
thực tế lễ tân quốc tế.
Đây là một lĩnh vực hoạt động phức tạp, lại vừa tinh tế, đòi hỏi có tính
khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Việc hiểu biết những kiến thức và
quy định lễ tân là cần thiết, không chỉ đối với những người làm công tác lễ
tân mà còn đối với tất cả những ai tham gia vào hoạt động đối ngoại nói
chung và hoạt động ngoại giao nói riêng.

2


Ở nước ta, lễ tân ngoại giao cũng tuân theo các quy định, thông lệ

quốc tế nhưng mang nhiều sắc thái Việt Nam. Có thể nói người để lại dấu ấn
sâu đậm nhất về phương diện này chính là Bác Hồ. Nói một cách đơn giản
nhất, cái hồn của lễ tân ngoại giao Việt Nam hay lễ tân ngoại giao Hồ Chí
Minh chính là "tính nhân văn", " tính con người", loại bỏ sự quan cách, bệnh
hình thức phù phiếm. Mặc dù vẫn còn vấp phải những sơ suất không đáng có
nhưng nhìn chung, lễ tân ngoại giao của Việt Nam có thể đánh giá là khá
thành công. Thành công nổi bật phải kể đến đó là tính đến năm 2013, Việt
Nam có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp
Quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 98
cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục trên thế
giới. Thế và lực của đất nước ngày càng vững mạnh; vai trò và vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Điều đó chính là
nhờ vào thành công của công tác ngoại giao mà ẩn sau nó là sự đóng to lớn
của công tác lễ tân ngoại giao
Tuy không phải là nội dung chủ yếu của họat động đối ngoại nhưng
Lễ tân ngoại giao là công cụ không thể thiếu của hoạt động đối ngoại nói
chung, của ngoại giao nói riêng. Do vậy việc thực hiện tốt công tác lễ tân
ngoại giao có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi quốc gia trên thế giới.

3


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng môn Lễ tân ngoại giao

2.

Bộ môn nghiệp vụ ngoại giao, Học viện quan hệ quốc tế, Lễ tân

ngoại giao, Hà Nội, 1994.

3.



4.

/>
5.

/>
6.

/>
4



×