Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Một số bất cập trong các quy định của bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.76 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng có vị trí vô cùng
quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ
các quyền của công dân. Chính vì vậy, thừa kế theo di chúc đã trở thành một
nhu cầu không thể thiếu đuợc đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng
đồng xã hội. Mỗi nhà nuớc dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi
thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và đuợc ghi nhận trong Hiến pháp. Ở
Việt Nam, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 đuợc xem là kết quả cao của quá trình
pháp điển hoá những quy định của pháp luật về thừa kế. Nó kế thừa và phát
triển những quy dịnh phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện dể bảo vệ
quyền lợi của nguời thừa kế một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên thực tế đã
cho thấy các tranh chấp về thừa kế nói chung và tranh chấp về thừa kế theo di
chúc nói riêng có xu hướng ngày càng tăng với tính chất ngày càng phức tạp.
Sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp tòa án, sự hiểu biết pháp
luật còn hạn chế của các cá nhân là những yếu tố làm cho tranh chấp về thừa kế
theo di chúc ngày một tăng đồng thời làm cho các vụ kiện tranh chấp về thừa kế
bị kéo dài, không dứt điểm. Đó có thể là do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày,
từng giờ của đời sống kinh tế - xã hội của đất nuớc, nên pháp luật về thừa kế
hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hết những truờng hợp, tình huống xảy ra trên
thực tế. Nhưng mặt khác cũng có một phương diện đáng xem xét là một số quy
định pháp luật về thừa kế vẫn còn nhiề bất cập như không phù hợp với thực tế,
mang tính chung chung, mang tính chất khung, chưa chi tiết, chưa rõ ràng, lại
chưa có văn bản huớng dẫn thi hành cho từng vấn dề cụ thể. Vì vậy, dẫn đến
nhiều quan điểm trái nguợc nhau, nên khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra tình
trạng không nhất quán trong cách hiểu cung nhu cách giải quyết. Ðiều đó đã

1


xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống
sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội.


Chính vì những lý do đó em đã chọn đề tài “Một số bất cập trong các quy
định của Bộ luật Dân sự về thừa kế theo di chúc”.

NỘI DUNG
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết. Theo quy định này thì di chúc phải có các yếu tố sau:
Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải của bất cứ chủ thể nào
khác
Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho
người khác
Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của nguời lập di chúc, do đó di
chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của của giao dịch dân sự nói chung
và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy, một nguời muốn định
đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về thừa kế theo di chúc.
Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế đuợc pháp luật
quy
định. Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của nguời đã chết cho
những nguời còn sống theo quyết định của những nguời dó truớc khi chết đuợc
thể hiện trong di chúc. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định
người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ,
giao cho họ nghĩa vụ tài sản…
2


1.2. Người lập di chúc
Người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ

hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Nếu trong di chúc có nhiều
người thì việc phân chia di chúc cho mỗi người được hưởng bao nhiêu phụ
thuộc vào ý chí của người có tài sản. Người có tài sản thể hiện ý chí của mình
nhưng ý chí đó có được thể hiện hay không phụ thuộc vào hình thức biểu lộ ý
chí.
Người lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi, có các quyền
sau đây:
. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cư cá nhân hoặc tổ chức
nào. Người được nhận di sản có thể là cá nhân trong hay ngoài diện thừa kế
theo quy định của pháp luật hoặc cũng có thể là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội… Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông
qua việc họ truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật mà
không nhất thiết phải nêu lí do, người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều
người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình
. Phân định di sản cho từng người thừa kế.
Phân định di sản cho người thừa kế trong trường hợp có nhiều người
cùng được thừa kế. Người lập di chúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người
không nhất thiết phải ngang nhau và không cần phải nêu lí do. Nếu không phân
định di sản trong di chúc thì di sản được chia đều cho những người được chỉ
định trong di chúc.
. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
3


Di tặng là một phần tài sản mà người lập di chúc tặng cho người khác với
một ý nghĩa kỉ niệm.
Với ý nghĩa trên, giữa người lập di chúc và người được hưởng di sản có
một quan hệ thân thiết nhất định. Người có tài sản muốn giữ tình cảm tốt đẹp đó
bằng cách tặng một món quà làm kỉ miệm. Người được hưởng tài sản di tặng có

quyền sở hữu đối với phần tài sản đó mà không phải gánh chịu nghĩa vụ của
người chết để lại. Trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán các
nghĩa vụ thì phần tài sản di tặng được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ còn lại
của người chết.
Nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, cho nên Pháp lệnh
thừa kế trước đây và ngày nay Điều 670 BLDS đã quy định người lập di chúc
có quyền chỉ định người thừa kế thực hiện việc thờ cúng.
Điều 670 BLDS quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
“1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng
vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho
một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;
nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa
thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di
sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản
thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần
di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong
số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
4


2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh
toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng
vào việc thờ cúng”.
. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản.
Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế hoặc giao
nghĩa vụ cho một người mà không cho họ hưởng di sản, trong trường hợp này
người được giao nghĩa vụ không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đó. Còn
trong trường hợp giao nghĩa vụ và cho hưởng di sản thì người được giao nghĩa

vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng đó.
. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản.
Bộ luật Dân sự quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ
di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản. Việc chỉ định người giữ di
chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản

hoàn toàn theo ý chí tự

nguyện của người lập di chúc. Người lập di chúc có thể cử một người vừa giữ
di chúc, đồng thời quản lí di sản và phân chia di sản. Nhưng người lập di chúc
vẫn có thể cử nhiều người, mỗi người làm một việc riêng.
. Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy di chúc.
Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc có thể thay thế một phần quyết
định cũ của mình với các phần trong di chúc trước đó. Thông thường sự sửa đổi
di chúc đã lập được biểu hiện ở những mặt như: sửa đổi người được hưởng thừa
kế, sửa đổi quyền và nghĩa vụ cho người thừa kê, sửa đổi về câu chữ.
Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc thêm một phần vào nội dung
của di chúc. Cũng như việc sửa đổi di chúc, phần bổ sung cũng có thể không
hợp pháp nếu như lúc bổ sung di chúc người đó không còn minh mẫn hoặc nội
5


dung của nó trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu người lập di chúc mà bổ
sung di chúc, mà phần bổ sung vẫn hợp pháp thì phần di chúc đã lập và phần bổ
sung đều có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên có những trường hợp phần di chúc đã
lập và phần bổ sung mâu thuẫn với nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp
luật. Trường hợp này được coi là sửa đổi di chúc.
Thay thế di chúc là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế cho
di chúc cũ vì họ cho rằng những quyết định của mình trong di chúc trước không
còn phù hợp với ý chí của họ nữa. Do đó, di chúc trước coi như không có, vì

chính người lập di chúc hủy bỏ nếu như việc thay thế di chúc trong lúc họ vẫn
còn minh mẫn sáng suốt. Một người lập nhiều di chúc vào thời điểm khác nhau
mà nội dung của di chúc không phủ định lẫn nhau trong trường hợp này tất cả
di chúc đều có hiệu lực. Ngược lại, nếu nội dung của các di chúc phủ định nhau
thì coi đó là thay thế di chúc.
Hủy bỏ di chúc là việc mà người để lại di chúc từ bỏ di chúc của mình
bằng cách không công nhận di chúc của mình lập ra là có giá trị. Trường hợp
này được coi là không có di chúc. Do vậy di sản thừa kế sẽ được giải quyết theo
pháp luật. Việc hủy bỏ di chúc có thể được thực hiện dưới các hình thức như:
người lập di chúc tự tiêu hủy tất cả di chúc đã lập hay người lập di chúc lập một
di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập.
1.3. Người thừa kế theo di chúc
Người nhận di sản thừa kế (người được chỉ định trong di chúc) là những
người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di
chúc.
Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài
hàng thừa kế, hoặc cơ quan, tổ chức kể cả Nhà nước. Tuy nhiên, người thừa kế
6


theo di chúc cũng cần phải có những điều kiện quy định ở Điều 635 BLDS. Cụ
thể là: Nếu người được chỉ định thừa kế là cá nhân thì người đó phải còn sống
vào thời điểm mở thừa kế, vì chỉ những người còn sống mới có năng lực pháp
luật dân sự để hưởng quyền. Tuy nhiên, người sinh ra và còn sống sau thời điểm
mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì họ vẫn là
người thừa kế theo di chúc của người để lại di sản. Còn trong trường hợp người
thừa kế là cơ quan, tổ chức thì cở quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế
Người thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản. Nếu nhận di sản
thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di

sản mà mình đã nhận. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di
sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
như người thừa kế là cá nhân.
2. Một số bất cập trong các quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế theo di
chúc
2.1. Bất cập và hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự về người
lập di chúc và quyền của người lập di chúc
2.1.1. Bất cập trong các quy định của Bộ luật Dân sự về người lập di chúc
và quyền của người lập di chúc
Những quy đinh của BLDS 2005 về người lập di chúc và quyền của
người lập di chúc đã tương đối đầy đủ, rõ ràng. Nhưng bên cạnh đó cũng có
khồn ít những quy định còn bất cập, không cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu và áp
dụng khác nhau, gây khó khăn trong quá trình xét xử các vấn đề có liên quan.
Theo quy định của BLDS 2005 thì di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi
người lập di chúc phải đáp ứng được một số yêu cầu về khả năng nhận thức, độ
tuổi… Thế nhưng quy định của BLDS 2005 về năng lực hành vi dân sự của

7


người lập di chúc vẫn còn một số vướng mắc. Điều 647 BLDS 2005 quy định
người lập di chúc gồm:
“1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được
hành vi của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di
chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”.
Lập di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của một người nhằm chuyển
tài sản của mình cho những người thừa kế. Để di chúc có giá trị pháp lý thì
người lập di chúc phải đáp ứng những yêu cầu về độ tuổi, nhận thức…Thế

nhưng ở đây lại nảy sinh bất cập vì di chúc được xem là một giao dịch dân sự
nên điều kiện để có hiệu lực của di chúc không những phải đáp ứng các yêu cầu
tại Điều 647 BLDS 2005 mà còn phải thỏa mãn những yêu cầu của BLDS 2005
về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122, đó là:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong
trường hợp pháp luật có quy định”.
Theo đó thì người đã thành niên có quyền lập di chúc (trừ trường hợp
người đó mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác mà không thể nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình), nhưng đối với trường hợp người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự tại Điều 23 BLDS 2005 thì pháp luật lại không quy
định là người đó lập di chúc thì có cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp
luật hay không. Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 23 BLDS 2005 quy định: “Người
8


nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia đình
thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu
quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự.” còn Khoản 2 Điều 23 lại quy định: “ Người đại diện theo pháp luật của
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết
định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự pháp có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch
phục vụ nhu cầu hàng ngày”.
Thế nhưng tại Khoản 1 Điều 647 BLDS 2005 lại quy định cho những
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Điều 23 BLDS 2005 có quyền lập

di chúc với tư cách như một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mà không
cần đến người đại diện. Trong khi đó tại Khoản 2 Điều 23 BLDS 2005 lại quy
định một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhưng đã bị hạn chế theo
quyết định của bản án có hiệu lực pháp luật, thì khi người đó xác lập giao dịch
dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trương hợp giao
dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Như vậy trường hợp di chúc
do người bị hạn chế năng lực dân sự lập mà không có sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật thì có hiệu lực hay không, pháp luật vẫn chưa quy định rõ.
Ngoài ra quy định về điều kiện lập di chúc của người từ đủ mười lăm đến
dưới mười tám tuổi vẫn còn một số điểm chưa rõ như sau:
Về thời điểm mà cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho cá nhân ở độ
tuổi này lập di chúc vẫn chưa xác định rõ về mặt thời gian là trước khi lập di
chúc, sau khi lập di chúc hay lúc đang lập di chúc thì mới có giá trị pháp lý,
hoặc cũng có thể cả ba thời điểm đều được.
Về hình thức đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho việc lập di
chúc cũng chưa được pháp luật quy định rõ. Điều này sẽ dẫn đến nhiều cách

9


hiểu khác nhau như: cha, mẹ hoặc người giám hộ phải thể hiện sự đồng ý của
mình thành văn bản hay chỉ cần ký tên, điểm chỉ…vào bản di chúc.
Trong Điều 654 BLDS 2005 có quy định:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ những người
sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân
sự”.
Từ đây làm phát sinh ra một bất cập nữa đó là việc đồng ý của cha, mẹ

hoặc người giám hộ khi ký tên vào di chúc để thể hiện sự đồng ý có bị xem là vi
phạm những điều kiện về người làm chứng cho việc lập di chúc hay không? Và
di chúc đó có giá trị pháp lý không? Điều này cần được pháp luật xem xét lại.
Di chúc thể hiện ý chí chủ quan của người có tài sản muốn để lại một
phần hoặc toàn bộ tài sản của mình sau khi chết cho ai đó. Để đảm bảo tính
khách quan của di chúc thì yêu cầu đối với người lập di chúc là tinh thần phải
minh mẫn, còn việc người lập di chúc thể hiện bằng phương thức nào là do
người lập di chúc lựa chọn. Tuy nhiên Khoản 3 Điều 652 BLDS 2005 quy định
người bị hạn chế về mặt thể chất khi lập di chúc phải có người làm chứng và
phải đi công chứng chứng thực. Khi đó sẽ có những trường hợp người bị ốm,
sức khỏe yếu nhưng vẫn còn minh mẫn và tự mình lập di chúc viết tay nhưng
không công chứng nhưng vẫn có chứng thực, thì di chúc này vẫn vô hiệu. Từ
đây, có thể thấy với quy định này thì dù người lập di chúc có thể hiện ý chí của
mình một cách khách quan thì ý chí của họ thể hiện trong di chúc cũng không
được xem là hợp pháp, điều này thật sự là chợp lý khi quyền định đoạt tài sản
của họ trong tình trạng minh mẫn lại không được pháp luật thừa nhận. Mặt
khác, quy định này lại mâu thuẫn với Điều 655 BLDS: di chúc bằng văn bản
10


không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản
di chúc. Như vậy, trong trường hợp này di chúc không có công chứng chứng
thực vẫn có giá trị pháp lý.
2.1.2. Hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự về người lập di
chúc và quyền của người lập di chúc
Với những bất cập đã phân tích ở trên trong quy định của pháp luật về
việc đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho cá nhân từ đủ mười lăm đến
chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc được thể hiện vào thời gian nào? Hình thức
ra sao? Còn chưa cụ thể, do đó pháp luật cần quy định rõ ràng về các vấn đề này
như: nên quy định về hình thức đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho

người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc bằng văn bản hay
bằng hình thức nào khác, đồng thời pháp luật nên quy định cụ thể về thời gian
mà cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý thì di chúc có giá trị pháp lý.
Mặt khác, pháp luật không nên quy định tình trạng thể chất của ngời lập
di chúc để tránh những trường hợp đã nêu ở trên.
2.2. Bất cập và hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về chế định
di chúc chung của vợ chồng
2.2.1. Bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự về chế định di chúc
chung của vợ chồng
Chế định về di chúc chung của vợ chồng đã được ghi nhận trong các Bộ
Dân luật của các chế độ trước như Bộ Dân luật Bắc, Bộ Dân luật Trung, Bộ Dân
luật Sài Gòn 1972 nhưng còn khá mờ nhạt. Đến khi Bộ luật Dân sự năm 2005
ra đời, chế định di chúc chung của vợ chồng mới được thể hiện khá chi tiết và
rõ nét. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện BLDS 2005 cho thấy chế định di chúc
chung của vợ chồng cũng vẫn còn nhiều điểm bất cập như:

11


Vi phạm nguyên tắc cá nhân tự nguyện trong việc lập di chúc. Điều 646
BLDS 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển
tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Bằng quy định này, BLDS 2005
đã thừa nhận nguyên tắc: Di chúc thể hiện ý chí của cá nhân. Di chúc thể hiện ý
chí của một chủ thể, một cá nhân chứ không phải là ý chí của nhiều chủ thể hay
của nhiều người. Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di
chúc và phải hoàn toàn tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc
cưỡng ép. Thế nhưng, nguyên tắc này đã bị “phá vỡ” bởi Điều 663 BLDS 2005
quy định: “Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Quy
định cho phép vợ chồng lập di chúc chung đã tạo ra sự mâu thuẫn với Điều 646
nêu trên bởi vì, khi vợ chồng cùng lập di chúc chung thì ý chí cá nhân thể hiện

trong di chúc có thể sẽ không còn trung thực và khách quan nữa. Ví dụ như:
Trong trường hợp tính mạng người vợ hoặc người chồng bị cái chết đe dọa do
bệnh tật hoặc nguyên nhân khác thì ý chí của người đó thể hiện trong di chúc có
thể bị chi phối bởi người kia, thậm chí nội dung di chúc có thể bị quyết định bởi
một bên. Như vậy, tính tự nguyện và thể hiện ý chí cá nhân của di chúc sẽ
không còn được đảm bảo.
Di chúc chung của vợ chồng không đảm bảo được đầy đủ các quy định
của Bộ luật Dân sự về mặt hình thức. Đối với di chúc miệng, trong trường hợp
tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân
khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Khi vợ
chồng cùng nhau lập di chúc miệng thì di chúc đó sẽ không thể phản ánh đầy
đủ, trung thực và khách quan nhất ý chí của mỗi người. Việc lập di chúc miệng
có thể dẫn đến việc một bên tự quyết định nội dung di chúc theo ý muốn chủ
quan của mình. Hơn nữa, khi lập di chúc miệng, hai người không thể cùng đồng
thời phát biểu ý chí của mình do đó, dễ dẫn đến trường hợp một người phát biểu
12


rồi người kia đồng ý với ý kiến đó. Điều này là không khách quan và vi phạm
nguyên tắc về lập di chúc, ý chí của người để lại di chúc không được thể hiện
một cách trực tiếp. Đối với di chúc viết tay không có người làm chứng, khi lập
di chúc thì người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Về mặt
lôgic thì hai vợ chồng không thể cùng một lúc viết cùng một nội dung trên tờ di
chúc mà phải từng người viết rồi ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc đó. Vậy
hỏi rằng, nếu một người viết di chúc và người kia chỉ việc ký tên, điểm chỉ thì
di chúc đó có hiệu lực pháp luật không? Hoặc mỗi người tự viết ý nguyện của
mình rồi ký tên, điểm chỉ thì có được không? Do đó, nếu một người viết rồi
người còn lại chỉ việc ký tên, điểm chỉ thì sẽ không khách quan, không đảm bảo
thủ tục lập di chúc viết tay, dễ dẫn đến trường hợp giả mạo chữ ký mà việc
giám định bút tích để xác minh sự thật là cũng không dễ dàng. Hoặc nếu, cả hai

vợ chồng cùng viết, mỗi người tự viết ý nguyện của mình để định đoạt tài sản
chung, thì không thể thực hiện được trên thực tế và như vậy, sẽ giống với di
chúc cá nhân nhiều hơn. Việc để cho một người viết và người còn lại chỉ việc
ký tên, điểm chỉ cũng sẽ không đảm bảo nguyên tắc di chúc viết tay phải được
viết trực tiếp bằng chữ viết tay. Tóm lại, về mặt hình thức di chúc chung của vợ
chồng, pháp luật cần phải có sự điều chỉnh cụ thể, rõ ràng hơn chứ không thể áp
dụng giống như di chúc của cá nhân. BLDS 2005 chưa quy định cụ thể vấn đề
này là một thiếu sót cần được khắc phục.
Di chúc chung không thể định đoạt được tài sản riêng của vợ chồng.
Theo quy định của BLDS 2005 thì vợ chồng lập di chúc chung để định đoạt tài
sản chung của vợ chồng. Vậy trong trường hợp nếu vợ, chồng vừa có tài sản
chung, vừa có tài sản riêng mà họ lại muốn định đoạt trong cùng một di chúc thì
sẽ phải xử lý như thế nào? Trong trường hợp này sẽ có nhiều vấn đề pháp lý
phức tạp được đặt ra như: hiệu lực của di chúc chung được xác định như thế
13


nào? Phần di chúc định đoạt tài sản riêng có phải là một di chúc riêng? Sau khi
một bên vợ hoặc chồng chết thì phần di chúc liên quan đến tài sản riêng có hiệu
lực hay chưa?Các câu hỏi này cũng chưa được BLDS 2005 làm rõ.
Bộ luật Dân sự 2005 chưa quy định rõ trường hợp bị cấm lập di chúc
chung. Di chúc là một loại giao dịch pháp lý đơn phương và không mang tính
chất đền bù. Việc cho phép vợ chồng lập di chúc chung để thừa kế lẫn nhau đã
biến loại giao dịch này thành giao dịch pháp lý song phương mà mang tính chất
có đền bù, làm thay đổi bản chất pháp lý của di chúc. Ngoài ra, BLDS 2005
không cấm đoán vợ chồng lập di chúc chung thừa kế lẫn nhau sẽ dẫn đến nhiều
hậu quả pháp lý xấu như: vợ chồng thông đồng lập di chúc giả tạo để che đậy
những hành vi trái pháp luật; hoặc các bên lừa dối, giả mạo di chúc để trục
lợi…Do đó BLDS 2005 cần có quy định về các trường hợp cấm lập di chúc
chung.

Quy định sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng
đã xâm phạm tới quyền tự do định đoạt tài sản cá nhân. Điều 664, khoản 2
BLDS 2005 quy định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế,
hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của bên kia; nếu một người đã
chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản
của mình”. Với quy định này, nếu một bên vợ hoặc chồng vì lý do nào đó mà
bắt buộc phải sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung đã lập nhưng
không được sự đồng ý của người kia, thì việc sửa đổi, bổ sung đó sẽ không
được pháp luật chấp nhận. Vì thế quy định này đã xâm phạm quyền tự do định
đoạt tài sản của người lập di chúc, xâm phạm tới những lợi ích chính đáng của
cá nhân khi cấm họ đưa ra những quyết định cá nhân nhằm bảo đảm lợi ích cho
mình. Mặt khác, quy định của khoản 2 Điều 664 BLDS cũng thiếu nhất quán vì
không cho phép một bên tự ý sửa đổi, bổ sung di chúc khi vợ chồng còn sống
14


nhưng lại cho phép một bên còn sống có quyền sửa đổi, bổ sung phần di chúc
liên quan đến phần tài sản của mình khi một bên vợ hoặc chồng đã chết.
Bất cập trong quy định về hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng. Các
quy định về hiệu lực di chúc chung của vợ chồng còn gây ra nhiều tranh cãi và
bất đồng quan điểm. Thực tế cho thấy, một cá nhân có thể có nhiều tài sản, bao
gồm cả tài sản chung và tài sản riêng. Nếu xác định di chúc chung chỉ có hiệu
lực vào thời điểm “người sau cùng chết” hoặc thời điểm “vợ chồng cùng chết”
thì việc chia thừa kế sẽ rất phức tạp, sẽ có ít nhất hai lần chia thừa kế: lần thứ
nhất là chia thừa kế khối tài sản riêng, lần thứ hai là chia thừa kế với khối tài
sản chung. Việc phải phân chia thừa kế tới hai lần như thế sẽ không chỉ gây khó
khăn cho người thừa kế mà còn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong
việc giải quyết tranh chấp thừa kế. Quy định về thời điểm có hiệu lực của di
chúc chung cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối
với di sản của người chết trước. Thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ

thời điểm mở thừa kế. Nếu hết 10 năm mà người kia vẫn còn sống, thì thời hiệu
khởi kiện chia thừa kế đối với phần di sản của người chết trước cũng không
còn. Trong trường hợp đó, nếu nội dung của di chúc chung vi phạm pháp luật,
có dấu hiệu lừa dối, giả mạo…mà người thừa kế không biết để khởi kiện kịp
thời (do di chúc chung chưa được công bố), đến khi người sau cùng chết mà
thời hiệu khởi kiện không còn thì quyền lợi của người thừa kế sẽ được pháp luật
bảo vệ như thế nào cũng chưa được quy định rõ.
Bộ luật Dân sự 2005 đã cụ thể hóa khá chi tiết chế định di chúc chung
của vợ chồng để đáp ứng nhu cầu của thực tế. Chế định di chúc chung của vợ
chồng là một chế định có nhiều sự phức tạp, phá vỡ những nguyên tắc cơ bản
của di chúc. Tuy nhiên, để chế định di chúc chung thực sự mang lại nhiều lợi

15


ích cho các cặp vợ chồng, cho các cá nhân hưởng thừa kế thì cũng còn cần phải
điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những bất cập, hạn chế nêu trên.
2.2.2. Hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về chế định di chúc
chung của vợ chồng
Cần phải tách vấn đề di chúc chung của vợ chồng ra khỏi di chúc của cá
nhân và thiết kế thành một mục riêng trong chương thừa kế theo di chúc . Như
đã phân tích trên, tuy di chúc chung của vợ chồng cũng là một loại di chúc được
lập, sửa đổi, bổ sung và phát sinh hiệu lực gần giống như một di chúc thông
thường. Nhưng di chúc chung còn có những đặc thù: do hai ý chí cá nhân cùng
tham gia định đoạt dựa trên mối quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực; dùng để
định đoạt khối tài sản chung của vợ chồng; có hiệu lực không đồng thời với thời
điểm mở thừa kế của bên chết trước... do đó, cần phải được qui định thành một
mục riêng; hoặc chí ít, cũng cần phải định rõ những ngoại lệ của di chúc chung
so với di chúc cá nhân, trong các điều luật tương ứng qui định về di chúc cá
nhân.

Nội dung của mục này cần phải làm rõ các vấn đề sau đây:
Qui định quyền lập di chúc chung của vợ chồng, khi hôn nhân đang còn
tồn tại, phải tuân thủ các qui định chung về năng lực lập di chúc, các yêu cầu để
di chúc có hiệu lực cũng tương tự như di chúc của cá nhân;
Qui định về hình thức bắt buộc mà di chúc chung phải tuân thủ. Chỉ nên
lập di chúc chung bằng thể thức văn bản có người làm chứng (nếu cả hai đủ
điều kiện minh mẫn, sáng suốt, không thuộc trường hợp mù chữ hoặc bị khiếm
khuyết thể chất liên quan tới chức năng lập, kiểm tra nội dung di chúc); hoặc
văn bản công chứng, chứng thực.
16


Qui định quyền được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung
của một bên, khi vợ chồng còn sống, vẫn phải có sự đồng ý của vợ, chồng.
Nhưng nếu một bên cần sửa đổi mà bên kia nhất quyết không đồng ý hoặc
không thể biểu lộ ý chí một cách tự nguyện, thì người kia có quyền tự lập di
chúc cá nhân hoặc có quyền sửa đổi, bổ sung một phần di chúc chung trong
phạm vi phần tài sản của mình. Điều này làm cho các bên vợ, chồng luôn phải
tìm thấy sự đồng thuận, kể cả trong việc lập hay sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ
bỏ di chúc chung; đồng thời cũng nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa quyền lợi cá
nhân với quyền lợi chung của vợ, chồng trong việc lập di chúc chung. Người ta
không thể bị bắt buộc phải lập di chúc chung và càng không thể bị bắt buộc
phải giữ nguyên nội dung di chúc chung đã lập, khi không tìm thấy sự đồng
thuận ở người bạn đời của mình trong việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung.
Cũng cần nói thêm rằng, khi các bên còn sống, di chúc chung vẫn chưa có hiệu
lực, và người ta vẫn có nhiều cách để làm mất hiệu lực của di chúc chung, mà
không cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hay huỷ bỏ di chúc chung đó.
Luật cần dự liệu các căn cứ cụ thể làm chấm dứt di chúc chung của vợ
chồng một cách đương nhiên, nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết các
trường hợp tương ứng, tránh gây ra sự lúng túng, thiếu nhất quán hoặc những

tranh cãi không cần thiết, khi các bên liên quan tiến hành phân chia di sản dựa
trên di chúc chung của vợ chồng.
Cần phải dung hòa giữa quyền của vợ, chồng trong việc lập di chúc
chung với lợi ích chính đáng của những người thừa kế của vợ hay chồng. Thừa
nhận thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng là thời điểm
bên sau cùng chết, nhưng cũng cho phép những người thừa kế hợp pháp của
người vợ hay chồng chết trước có quyền xin chia thừa kế đối với phần di sản
của vợ, chồng không được định đoạt trong di chúc chung. Đối với phần tài sản
17


đã định đoạt trong di chúc chung thì cho phép các bên thừa kế bắt buộc được
nhận phần di sản bắt buộc, nếu việc kéo dài tình trạng không phân chia di sản,
theo hiệu lực của di chúc chung, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp
pháp của họ; đồng thời cần phải xác định rõ trong luật khoảng thời gian mà di
sản chưa được phân chia thì được trừ vào thời hiệu khởi kiện thừa kế. Và, việc
kéo dài thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc chung sẽ chấm dứt, nếu người
còn sống kết hôn với người khác hoặc họ đã lập di chúc khác để thay thế, huỷ
bỏ, sửa đổi, bổ sung di chúc chung liên quan tới phần tài sản của họ trong tài
sản chung, mà việc đó ảnh hưởng tới sự tồn tại của di chúc chung hoặc ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tài sản chung của vợ chồng.
2.3. Bất cập và hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự về hình
thức của di chúc
2.3.1. Bất cập trong các quy định của Bộ luật Dân sự về hình thức của di
chúc
Khoản 2 Điều 653 BLDS quy định: “Di chúc không được viết tắt hoặc
viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số
thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”. Đây là một quy định
mang tính định hướng với mục đích hướng dẫn cho người lập di chúc không
nên viết tắt hoặc dùng ký hiệu để tránh hiểu nhầm, hiểu sai ý của người lập di

chúc dẫn đến những tranh chấp không đáng có giữa những người thừa kế. Tuy
nhiên để áp dụng quy định trên sao cho đúng với tinh thần của điều luật thì trên
thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, hiểu sai so với quy định của pháp luật
khiến thực tiễn xét xử nhiều vụ việc còn chưa thỏa đáng.
Lý do dẫn đến điều đó là do quy định này của pháp luật vẫn chưa chặt
chẽ, dễ dẫn đến các cách hiểu khác nhau. Một trong các cách hiểu sai thường

18


thấy đó là nếu di chúc có sử dụng ký hiệu hoặc chữ viết tắt thì bản di chúc đó
không có giá trị pháp lý.
Còn một đề khác nữa là xuất phát từ thực tế khách quan, không phải
trong mọi trường hợp người lập di chúc đều có điều kiện viết di chúc trên một
chất liệu duy nhất là giấy. Mặt khác trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ thông tin thì việcs thể hiện di chúc dưới
dạng ghi âm, thu hình… sẽ tương đối tiện lợi và phổ biến, vậy những bản di
chúc này có hiệu lực hay không? Điều đó vẫn chưa được pháp luật quy định.
2.3.2. Hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự về hình thức của
di chúc
Về vấn đề di chúc có sử dụng các ký hiệu và chữ viết tắt, pháp luật nên
quy định những trường hợp nào thì có hiệu lực và những trường hợp nào thì di
chúc không có giá trị. Do đó trong trường hợp những ký hiệu hay chữ viết tắt
được toàn bộ người thừa kế hiểu theo cùng một nghĩa thống nhất thì pháp luật
nên công nhận di chúc đó vẫn được xem là có hiệu lực, còn trong trường hợp có
một hoặc một số người thừa kế không đồng ý với cách giải thích của những
người khác thì di chúc đó xem như vô hiệu. Sở dĩ phải làm như vậy mà không
phụ thuộc vào ý kiến của đa số để tránh tình trạng đa số vì lợi ích của mình mà
thông đồng với nhau nhằm thay đổi ý nghĩa của di chúc.
Đồng thời, pháp luật cũng nên quy định rõ về tính hợp pháp của các loại

di chúc được thể hiện dưới các hình thức khác nhau.

KẾT LUẬN
Qua đây ta có thể thấy Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định tương đối đầy đủ
và toàn diện về quan hệ thừa kế theo di chúc, nhưng trong những quy định của
BLDS 2005 vẫn còn không ít những bất cập cần khắc phục. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa
19


có cơ chế, chiến luợc trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thừa kế
cũng như tình hình kinh tế - xã hội liên tục thay đổi không ngừng làm cho các
quy định không thể dự liệu hết. Nhưng dù có vì nguyên nhân nào đi chăng nữa
thì xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của pháp luật thừa kế, cũng như những yêu cầu
sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhu cầu
hội nhập quốc tế hiện nay, việc đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng là một yêu cầu tất
yếu khách quan.

20



×