Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Các hình thức giáo dục pháp luật ở việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.25 KB, 11 trang )

Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………...9
PHỤ LỤC…...................................................................................10

MỞ ĐẦU
Chúng ta đã và đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghiã của dân, do dân và vì dân với mục đích thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân theo chủ trương đường lối của Đảng.Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa lấy pháp luật làm căn cứ điều tiết các hành vi cá nhân, các quan hệ
xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững.
Để có được xã hội pháp quyền như vậy, phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố như xây dựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, có hệ thống tổ chức bộ máy
nhà nước từ Trung ương xuống cơ sở vững chắc, trình độ văn hóa pháp luật
và ý thức của người dân đạt tới sự hiểu biết, tự giác cao, các cơ quan giám sát
thi hành pháp luật nghiêm minh…nhưng yếu tố quan trọng nhất là pháp luật
phải đi vào cuộc sống, nhân dân thấy cần pháp luật như cần không khí để hít
thở vậy. Cho nên, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân là việc
làm không thể thiếu và cũng không thể làm một, hai lần, làm một thời gian
1


Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam
ngắn là xong mà phải rất kiên trì, sáng tạo, linh hoạt, được toàn xã hội tham
gia.Sau đây, em xin làm bài tiểu luận với đề tài: "Các hình thức giáo dục pháp
luật ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp"
NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Khái niệm


Giáo dục pháp luật là tác động có mục đích, có định hướng tới
nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người tri thức pháp luật nhất
định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và xử sự theo yêu
cầu của pháp luật.Giáo dục pháp luật gồm ba mục đích cụ thể. Thứ nhất, giáo
dục pháp luật nhằm hình thành, làm sâu và mở rộng hệ thống tri thức pháp
luật của công dân.Thứ hai, nhằm hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp
luật.Thứ ba,hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích
cực.
2. Thực trạng về giáo dục pháp luật nước ta hiện nay
Ở các nước phát triển, hệ thống pháp luật ổn định, người dân có ý
thức tôn trọng luật pháp, đó là điều kiện cần và đủ để hệ thống luật pháp vận
hành thông suốt trong cuộc sống, làm tiền đề cho xã hội ổn định và phát triển.
Còn ở nước ta, hệ thống pháp luật dường như chưa thực sự đi vào đời sống
của nhân dân
Theo thống kê của các cơ quan pháp luật gần đây cho thấy rằng tình
hình vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Các loại vi phạm không những tăng
về số lượng các vụ việc mà cón tăng cả về số lượng chủ thể tham gia. Thông
thường, vi phạm pháp luật tăng tỉ lệ với gia tăng dân số, nhưng hiện nay thì số
vi phạm lại tăng nhiều hơn so với dân số.Đáng báo động là tình trạng vi phạm
pháp luật này lại xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống như kinh tế, xã hội,
an ninh trật tự, văn hóa,…
Hoạt động băng nhóm tội phạm có xu hướng phức tạp trở lại, tập
trung chủ yếu ở các vùng giáp ranh tỉnh, thành phố lớn. Hoạt động phạm tội là
bảo kê sòng bạc, cá độ bóng đá, số đề, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản. Tội
phạm trộm cắp tài sản tăng 11,8%, cưỡng đoạt tài sản tăng 20,9%. Tình trạng
trộm cắp, mua bán thông tin tài khoản của người nước ngoài để thanh toán
dịch vụ, đặt vé máy bay, mua hàng hóa… diễn ra nghiêm trọng. Sau khi triệt
phá một số vụ án mua bán hàng hóa đa cấp trực tuyến, đối tượng thay đổi
phương thức, thủ đoạn nhằm che giấu hành vi phạm tội.


2


Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam
Tình hình buôn lậu diễn ra ở cả đường biển, hàng không và đường
bộ, chủ yếu ở các mặt hàng xăng dầu, thuốc lá, điện tử và khoáng sản. Về tội
phạm tham nhũng, tham ô, báo cáo cho thấy hành chính công, quản lý tài sản
công, đầu tư công, xây dựng cơ bản… vẫn là khu vực gây bức xúc trong xã
hội, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân ở một số cơ quan đơn vị nhà nước.
Bên cạnh đó, phát hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách tạm nhập tái
xuất hang hóa thực phẩm để đưa vào Việt Nam rồi tháo gỡ niêm phong tiêu
thụ trong nước, sử dụng gia vị, chất phụ gia không rõ nguồn gốc.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do
trình độ dân trí về pháp luật của người dân còn thấp kém. Một bộ phận người
dân coi thường pháp luật, xu hướng trẻ hóa tội phạm đang gia tăng.Có những
trường hợp người vi phạm pháp luật còn không biết là mình đang thực hiện
hành vi trái pháp luật để rồi gây ra hậu quả vô cùng đáng tiếc.Công tác tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân còn hạn chế,
chưa thường xuyên liên tục. Một bộ phận cán bộ tiêu cực, có biểu hiện của
tham nhũng.Và cuối cùng, đó là sự vào cuộc của các đơn vị, cơ quan chưa
thật sự quyết liệt. Từ những phân tích trên cho thấy tất cả các cá nhân và xã
hội phải có biện pháp giáo dục phù hợp để khắc phục tình trạng này.
II. Các hình thức giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay.
1. Đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phổ biến giáo dục.
Đây là đội ngũ nòng cốt trong việc phổ biến pháp luật đến nhân
dân, là những người thực hiện pháp luật.Tuy nhiên, công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật chưa đi sâu vào thực tế. Công tác giáo dục, phòng ngừa
hiện nay vẫn hạn chế về chất lượng, các chiến lược truyền thông và chương
trình giáo dục về pháp luật và lối sống còn nặng về bề rộng, chưa đi sâu và
thực chất, chưa đủ mạnh để loại bỏ các tệ nạn xã hội với những hoạt động

kém lành mạnh.Đội ngũ giảng dạy môn pháp luật trong các nhà trường, khu
dân cư vẫn còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản. Hệ quả là tuyên truyền
giáo dục pháp luật không chính xác.
Để công tác giáo dục, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả cao, cần củng
cố, kiện toàn đội ngũ các lớp bồi dưỡng lí luận chính trị, tập huấn kiến
thức,nghiệp vụ phổ biến,giáo dục pháp luật.Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về
ngoại ngữ và tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật tại những địa bàn liên quan.Bên cạnh đó, phát huy vai trò của
các luật gia, cán bộ công đoàn, cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, đội thanh niên tình nguyện,…để thực hiện tuyên truyền làm công tác
phổ biến giáo dục pháp luật các cấp bằng cách định kì tổ chức phổ biến giáo
dục pháp luật.Nếu dân nắm được pháp luật sẽ hạn chế được tình trạng vi

3


Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam
phạm.Nâng cao ý thức người dân hiểu biết về pháp luật là một vấn đề rất khó
nhưng không thể không làm được.
2. Giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng với những ưu thế đặc biệt đã
thực sự là một công cụ tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả xã hội
cao. Các phương tiện thông tin đại chúng làm cho mỗi người dân trong đời
sống sinh hoạt thường ngày của mình được tiếp cận với các thông tin một
cách trực tiếp, cập nhật, phong phú, đa dạng, sinh động, dễ dàng. Thông qua
các phương tiện nghe, nhìn của đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo in,
báo mạng, báo ảnh, tạp chí... người dân có thể thấm nhuần những nội dung
pháp luật, những điều cần phải làm, những vấn đề phải quan tâm... Các
phương tiện thông tin đại chúng cũng phê phán, nêu rõ các hiện tượng sai trái
coi thường pháp luật, không hiểu pháp luật đã dẫn đến những hậu quả khó

lường cho cá nhân, gia đình và xã hội. Việc làm này có tác động mạnh tới
nhận thức tư tưởng, tình cảm của mỗi người, khiến họ phải tự điều chỉnh hành
vi của mình theo quy định của pháp luật. Cho nên việc tuyên truyền giáo dục
pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là cần thiết, có nhiều
ưu thế và là một trong những phương pháp, phương thức tuyên truyền giáo
dục pháp luật hiện nay có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân khiến cho công tác tuyên
truyền giáo dục luật pháp của các phương tiện truyền thông chưa đạt hiệu quả
như mong muốn. Có tình trạng đó là do nội dung giáo dục pháp luật chưa sâu,
chưa trúng, chưa thật thiết thực với đời sống người dân. Hình thức giáo dục
tuy đã có sự tìm tòi, sáng tạo song vẫn chưa thật đáp ứng đầy đủ yêu cầu của
cuộc sống. Tất cả đều do người làm công tác tuyên truyền còn những hạn chế
về trình độ luật pháp, về khả năng thể hiện. Khắc phục điều đó, nhà báo cần
thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật. Bản thân coi việc
tự học, tự trang bị kiến thức pháp luật là một đòi hỏi nghề nghiệp cao, một ý
thức trách nhiệm xã hội lớn đối với nhà báo hiện nay.
Mỗi phương tiện thông tin đại chúng tự chọn cho mình những hình
thức, biện pháp thích hợp với đặc trưng riêng. Cần có những chuyên mục,
chuyên đề, bổ trợ, kế tiếp nhau một cách toàn diện, hệ thống, từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; ngày càng
phong phú, hấp dẫn hơn. Dần dần tạo cho người dân có thói quen tư duy pháp
luật, tìm hiểu pháp luật, điều chỉnh các hành vi theo pháp luật. Đài, báo cần có
những hình thức sinh động phản ánh việc đưa pháp luật vào cuộc sống; phản
ánh các khía cạnh, những biểu hiện cuộc sống pháp luật trong xã hội. Thông
qua đó, nhận thức pháp luật của người dân được nâng lên. Họ tự rút ra những
mặt tốt, tự phê phán những mặt chưa tốt trong thi hành pháp luật.
4


Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam

Trên truyền hình hiện nay xuất hiện rất nhiều đoạn quảng cáo mang
tính tuyên truyền pháp luật rất cao, bên cạnh đó cũng thông qua truyền hình,
các nhà làm luật cũng phổ biến các luật mới sửa đỏi hay mới được thông
qua.Điển hình có thể nói đến các quảng cáo cho luật giao thông. Ít ai không
biết đến chương trình "Tôi yêu Việt Nam" một chương trình giáo dục cho
người xem truyền hình về luật giao thông.Bằng những câu hỏi tình huống thú
vị, những phần quà hấp dẫn dành cho người thắng cuộc, chương trình đã rất
thành công và có hiệu quả.
3. Giáo dục pháp luật ở trong học đường
Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường là một phần của nội
dung chương trình giáo dục ở các cấp học, là một hoạt động thường xuyên
của ngành giáo dục & đào tạo trong chương trình chính khóa hoặc được lồng
ghép vào các môn học có liên quan về chính trị, đạo đức, lịch sử và xã hội.
Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện bằng nhiều biện
pháp và hình thức lồng ghép phong phú, thông qua các hoạt động ngoại khóa,
giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Thi tìm hiểu pháp luật, thông tin pháp luật,
tọa đàm, hội thảo chuyên đề pháp luật, viết báo tường… nhằm giúp học sinh
tiếp cận với pháp luật một cách hấp dẫn, góp phần bồi dưỡng niềm tin vào
pháp luật và ứng xử theo chuẩn mực của pháp luật trong đối tượng học sinh.
Trong nhiều năm qua công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho
thanh niên, học sinh luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đã có
nhiều giải pháp tích cực để hướng đến giáo dục thanh thiếu nhi, học sinh phát
triển một cách toàn diện về đức - trí - thể - mỹ. Trong giáo dục tại nhà trường
ở bậc học tiểu học đến trung học cơ sở các em học sinh đã bước đầu được làm
quen với các loại biển báo khi tham gia giao thông và một số điều luật cơ bản,
đến bậc trung học phổ thông nhiều kiến thức pháp luật quan trọng, gần gũi
với cuộc sống đã được đưa vào chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12.
Các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là đoàn thanh niên các nhà trường đã
tạo ra nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh như các hoạt động văn hóa văn nghệ,
thể dục thể thao, tuyên truyền giáo dục pháp luật lưu động tại các trường học,

hội diễn sân khấu hóa theo chủ đề...
Mặc dù vậy, tình trạng phạm tội ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học
sinh ngày càng nhiều, làm dấy lên những lo lắng, băn khoăn trong dư luận xã
hội. Chúng ta dễ dàng bắt gặp trước các cổng trường vào thời điểm trước và
sau mỗi buổi học cảnh tượng học sinh tụ tập gây ách tắc, cản trở giao thông;
tình trạng học sinh đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy chở hai,
chở ba, lạng lách đánh võng, không đội mũ bảo hiểm… Bên cạnh đó là tình
trạng học sinh bỏ học, trốn tiết, la cà tụ tập chơi bi-a ăn tiền, chơi game bạo
lực, dễ dẫn đến trộm cắp hay xích mích, đánh nhau. Đặc biệt, hành vi nguy
hiểm hơn là học sinh bậc học phổ thông do tâm sinh lý lứa tuổi có nhiều thay
5


Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam
đổi, muốn thể hiện, khẳng định mình trước mọi người, dễ làm phát sinh
những hành động bột phát, nông nổi.
Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật ở
độ tuổi thanh thiếu nhi và học sinh như: hoàn cảnh, môi trường sống, phương
pháp giáo dục của gia đình thì nguyên nhân đáng lo ngại nhất chính là sự
thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật. Chính những nhận thức, sự thiếu hiểu
biết về pháp luật còn hạn chế, mơ hồ đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật
chưa tốt, thậm chí là có những hành vi coi thường pháp luật. Chỉ đến khi bị
các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì mọi sự đã muộn, những hậu quả
đáng tiếc đã xảy ra. Nhiều thanh thiếu niên, học sinh đã phải trả giá rất đắt
cho các hành vi nông nổi của mình.
Thiết nghĩ công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên cần
hướng nhiều hơn đến việc giáo dục thái độ và hành vi tự giác thực hiện pháp
luật. Để làm tốt công tác này ngoài việc giáo dục ở nhà trường thì cần phải có
sự kết hợp hài hòa trong giáo dục gia đình và cộng đồng. Môi trường gia đình
là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở các em, thực tế cho

thấy phần lớn học sinh, thanh thiếu niên vi phạm đều có hoàn cảnh gia đình
không tốt, thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh, buông lỏng quản lý con
em mình.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, nhà trường cần có kế hoạch chương
trình cụ thể, chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của thanh thiếu niên để tổ
chức các hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi, tạo sân chơi lành mạnh thu hút
tập hợp thanh thiếu niên tham gia như: kể chuyện pháp luật, xây dựng các tiểu
phẩm, sân khấu hóa, xem hình ảnh, phim tư liệu… vừa gây hứng thú vừa tác
động tích cực tới nhận thức của các em một cách sâu sắc hơn. Đồng thời,
thành lập các câu lạc bộ “Bạn giúp bạn”, đội “Thanh niên thắp sáng niềm tin”
để động viên, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
4. Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử của tòa án
Tòa án có thể thực hiện việc giáo dục pháp luật bằng nhiều hình
thức, nhưng tập trung nhất và quan trọng nhất vẫn là giáo dục qua hoạt động
xét xử. Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử được ghi nhận trong Luật tổ
chức tòa án nhân dân năm 2002, bằng hoạt động của mình “Tòa án giáo dục
cho mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp
luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ sự vi phạm pháp luật nào cùng sẽ
bị Tòa án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân ý thức tham gia vào hoạt
động đấu tranh phòng chống tội phạm”.
Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử là quá trình tác động có
mục đích, có tổ chức, có chủ định và có kế hoạch của các chủ thể giáo dục
6


Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam
(Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Thư ký tòa án, Giám định viên) đến các
đối tượng giáo dục (những người tham gia tố tụng và những người tham dự
phiên tòa) nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, trạng thái xúc cảm, tình
cảm pháp luật đúng đắn là cơ sở cho hành vi, ứng xử phù hợp với yêu cầu của

pháp luật.
Thông qua hoạt động xét xử, có thể giúp cho những người tham gia
tố tụng (bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người
khởi kiện, người bị kiện) và những người theo dõi phiên toà (trực tiếp tại Tòa
án hay gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng) hiểu sâu sắc và rõ
ràng hơn về những quy định của pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án.
Từ đó họ có thể tự đánh giá về hành vi và trách nhiệm pháp lý của mình, giúp
hình thành ở họ những cảm xúc về sự công bằng nghiêm minh của pháp luật,
tôn trọng các đại diện của công lý, giúp họ định hướng hành vi phù hợp với
yêu cầu của pháp luật (cụ thể là phù hợp với những bản án, quyết định đúng
đắn của hội đồng xét xử), giúp định hướng dư luận xã hội, nhờ đó mà phát
huy tác dụng phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hoạt động xét xử
cũng như hoạt động giáo dục.
5. Các hình thức giáo dục pháp luật khác
Ngoài ra còn có rất nhiều hình thức giáo dục pháp luật khác, ví dụ
như:
o
Nhà nước đã chọn ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp
luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Ngày Pháp luật được tổ chức
nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho
mọi người trong xã hội
o
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.
o
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho những người dân ở
vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới,ven biển, hải
đảo, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân.
o
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong
các doanh nghiệp.Tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động, người

sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động,chế độ tiền
lương, bảo hiểm xã hội...pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp
luật về lao động
o Phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình
phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người bị phạt tù được hưởng án
treo...
7


Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam
KẾT THÚC
Giáo dục pháp luật là hoạt động quan trọng trong công tác chính trị
tư tưởng của Đảng trở thành hiện thực, đi vào đời sống xã hội, đời sống cộng
đồng.Nói cách khác, chúng ta phải tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật
vào cuộc sống cuả nhân dân, làm cho mọi người dân hiểu được pháp luật,
thực hiện theo pháp luật và tôn trọng pháp luật.Trên đây là một vài tìm hiểu
của em về các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam hiện nay với hi vọng
trình độ dân trí về pháp luật của người dân được nâng cao giúp cho việc xây
dựng nhà nước pháp quyền của Nhà nước được thuận lợi.

8


Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam

Danh mục tài liệu tham khảo
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012. Giáo trình Lý luận nhà nước và
pháp luật. Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân.
/>duthaoonline.quochoi.vn/.../nang_cao_hieu_qua_pho_bien_ ph

ap_luat.
/>%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27885
/>page=news&do=detail&category_id=9&news_id=489
/>
9


Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam
PHỤ LUC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỀ TÀI

Hình 1: Vi phạm trật tự an toàn giao thông của học sinh

Hình 2:Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho người dân

10


Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt Nam

Hình 3: Một cách giáo dục pháp luật có hiệu quả cho giới trẻ

Hình 4: Ngày 9/11 hàng năm được chọn là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam

11



×