Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đề cương nghiên cứu tình hình tội giết người trên địa bàn thành phố hải phòng giai đoạn 2005 2011 (bài 8 điểm) tội phạm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.65 KB, 10 trang )

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả
các lĩnh vực trong đó không thể không nhắc đến những thành quả to lớn của công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm đã góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Cùng với sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh – chính trị, trật tự an toàn
xã hội, đời sống của nhân dân không ngừng ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống
của nhân dân không ngừng ổn định mà ngày càng được nâng cao do sự tác động tích cực của
công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu
thế toàn cầu hóa. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có những
mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề dân
số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung ngày một gia tăng, với nhiều
thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tội phạm giết người có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội
giết người diễn ra đã gây ra nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Cùng với cả nước trong tiến trình đổi mới, nhất là những năm gần đây Hải phòng đã
giành được những thành tựu quan trọng về kinh tế - văn hóa – xã hội với mức tăng trưởng
bình quân hành năm (2005-2011) của GDP từ 10%-12%. Hải phòng là thành phố ven biển,
nằm phía Đông miền Duyên Hải Bắc Bộ với diện tích trên 1522,1 km 2, dân số trên 1.857,800
người. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh, Phía Tây giáp với tỉnh Hải Dương, phía Nam
giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Biển Đông. Hải phòng là một trong bốn thành phố lớn
nhất của Việt Nam đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ ba ở Việt Nam sau TP Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh.
Với những thuận lợi đó, trong những năm qua kinh tế xã hội của thành phố đang trên đà
phát triển về mọi mặt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó
cũng có tác động xấu, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn toàn thành phố.
Có thể nói rằng trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây tình trạng sử dụng bạo lực
diễn ra rất nghiêm trọng, trong đó có nhiều vụ án giết người xảy ra một cách tàn ác, dã man,
hành vi giết người xảy ra chủ yếu là do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Đặc biệt, ở Hải


Phòng có Đồ Sơn và Cát Bà là địa bàn du lịch, nơi tập chung đông người từ các địa phương
về đây vui chơi giải trí, sinh hoạt nên rất dễ xảy ra va chạm. Cùng với lối sống thực dụng,
những truyền thống tốt đẹp đang dần bị lãng quên, đạo đức xã hội có phần xuống cấp, số
người tham gia vào tệ nạn xã hội ngày càng ra tăng. Trong đó nổi lên tội phạm giết người với
các băng nhóm cùng thủ đoạn hết sức trắng trợn.
1.

1


Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hải phòng
trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nhiều vụ án giết người đã được
phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đảm bảo được giáo dục, răn đe của pháp luật. Tuy
nhiên, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hải
Phòng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều vụ án giết người xảy ra nhưng
việc xử lý của cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự nghiêm minh, nhiều vụ án gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong quần chúng
nhân dân trên địa bàn thành phố. Vì vậy, đề cương nghiên cứu “Tình hình tội giết người trên
địa bàn thành phố Hải phòng giai đoạn 2005 - 2011” là rất cần thiết để có thể đem lại cái
nhìn toàn diện hơn về tình hình của tội phạm mang tính chất nguy hiểm này qua đó có thể
tạo điều kiện cho việc nghiên cứu về nguyên nhân cũng như định hướng được bước đi cho
công tác phòng, ngừa tội phạm giết người và tiến tới hạn chế, đẩy lùi loại tội phạm này trên
địa bàn thành phố trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về tội giết người được một số tác giả đề cập đến
ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số công trình như:
• Sách chuyên khảo: “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”, GS.TS.
Nguyễn Xuân Yêm, Nxb. CAND, Hà Nội, 2001.
• Luận văn thạc sĩ luật học
- “Tội giết người theo Luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội

phạm giết người” của Hoàng Công Huấn, Hà Nội – 1997.
- “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị
Thanh Thùy, Hà Nội – 2011.
- “Đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội” tác
giả Ngô Hữu Long, năm 1997.
- “Đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Khành Hòa” của
tác giả Lê Thúy Phượng, Hà Nội, năm 2009.
• Luận án tiến sĩ Luật học: “Tội giết người theo luật hình sự Việt Nam và đấu
tranh phòng chống tội phạm giết người” tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Hà Nội –
2007.
Các công trình nghiên cứu này đã khái quát được tình hình tội giết người trên phạm vi
toàn quốc hoặc trên địa bàn nhất định để từ đó giải thích các nguyên nhân của tội giết người
và đưa ra những biện pháp phòng ngừa, trong đó có biện pháp hoàn thiện pháp luật. Tuy
nhiên, trong số đó chưa có công trình náo nghiên cứu về tội giết người dưới góc độ tội phạm
học và trong phạm vi TP Hải Phòng. Hơn nữa, các công trình đã nghiên cứu về tội giết người
2


dưới góc độ tội phạm học ở các phạm vi khác nhau cũng đã được thực hiện cách đây nhiều
năm và khoảng thời gian đó, tình hình kinh tế -xã hội có những thay đổi nên cũng đã kéo
theo sự thay đổi của nhiều vấn đề khác có liên quan đến việc nghiên cứu dưới góc độ tội
phạm học. Từ những lý do trên em xin đưa ra Đề cương nghiên cứu tình hình tội giết người
trên địa bàn TP Hải Phòng trong giai đoạn 2005 – 2011.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội phạm giết người trên địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2011. Khóa luận là kết quả của việc tác giả ứng dụng
các kiến thức được học trong giáo trình và việc xử lý các số liệu của Tòa án nhân dân thành
phố Hải phòng trong thời gian từ năm 2005 – 2011 và 100 bản án hình sự sơ thẩm được thu
thập một cách ngẫu nhiên do Tòa án cùng cấp.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm sáng tỏ khóa luận
• Phương pháp nghiên cứu: sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp tổng hợp để thực hiện việc nghiên cứu đề tài. Trong quá
trình nghiên cứu, các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt và
đan xen lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu đề tài: đánh giá, làm rõ các nội dung tình hình tội
phạm giết người ở trên địa bàn thành phố Hải phòng. Từ đó tạo cơ sở thực
tiễn để các nhà nghiên cứu khác tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hải phòng.
- Nhiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu đề tài: thu thập, phân tích và xử lý số
liệu mà tác giả thu thập được, đồng thời sử dụng các kiến thức lý luận về tội
phạm học để phân tích các nội dung của tình hình tội giết người tại Hải
phòng trong giai đoạn 2005 – 2011.
6. Kết cấu của đề cương:
Chương I: Thực trạng và diễn biến của tội giết người trên địa bàn TP Hải Phòng giai
đoạn 2005 – 2011.
Chương II: Cơ cấu và tính chất của tội giết người trên địa bàn thành phố Hải phòng giai
đoạn 2005 – 2011.
B. NỘI DUNG:
3


CHƯƠNG I: Thực trạng và diễn biến của tội giết người trên địa bàn TP Hải Phòng
giai đoạn 2005 – 2011.
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội
phạm hoặc loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian, đơn vị thời gian nhất đinh” 1

Để làm sáng tỏ tình hình tội giết người trên địa bàn thành phố Hải phòng, trước hết cần
trình bày thực trạng và diễn biến của tội giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2005 – 2011.
1. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn TP Hải Phòng trong thời gian 2005 –
2011.
Thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2011
được cấu thành bởi hai yếu tố là tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Ngoài ra chỉ số tội phạm và
thông số về nạn nhân cũng là những yếu tố giúp cho làm rõ thực trạng của tội giết người một
cách đầy đủ và toàn diện hơn.
1.1.
Tội phạm rõ:
Xác định tội phạm rõ phải dựa trên thông số về số vụ án xảy ra trên thực tế bởi lẽ con số
vụ án hình sự tìm ra thủ phạm và bị đưa ra xét xử chiếm tỉ lệ thấp hơn so với vụ án hình sự
xảy ra trên thực tế. Tội phạm được coi là tội phạm rõ khi có đủ 3 nhân tố: Có người chứng
kiến hoặc phát hiện ra tội phạm; tội phạm đã được tường thuật (tố cáo) với cảnh sát; cơ quan
cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác khẳng định đó là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân TP Hải Phòng thì từ năm 2005 đến 2011, số
vụ án phạm tội giết người được đưa ra xét xử sơ thẩm trên địa bàn TP Hải Phòng có tất cả...
vụ với ....bị cáo. Như vậy, trung bình hằng năm trên địa bàn thành phố có ... vụ án giết người
xảy ra với .... người phạm tội bị xét xử.
Bảng 1.1. Số vụ và số bị cáo phạm tội giết người tại địa bàn TP Hải Phòng từ năm 2005
– 2011 (nguồn: Tòa án Nhân dân TP Hải phòng)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Tổng
Trung bình

Số vụ án

Số bị cáo

1 Xem PGS. TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB, Công an nhân dân, Hà Nội –

2006, trang 48
4


Để thấy rõ mức độ nghiêm trọng của thực trạng tội phạm giết người trên địa bàn thành
phố Hải phòng, cần so sánh với một số tiêu chí sau:


So sánh số vụ và bị cáo phạm tội giết người với số liệu tương ứng của tội phạm

nói chung trên địa toàn thành phố trong 7 năm từ 2005 – 2011.
Bảng 1.2. số vụ, bị cáo phạm tội giết người so với vụ, số bị cáo phạm tội nói chung trên
địa bàn TP Hải Phòng từ 2005 – 2011 (nguồn Tòa án nhân dân TP Hải Phòng)
Năm

Tội giết người (1)
Số vụ án
Số bị cáo

Tội phạm nói chung (2)
Số vụ án

Số bị cáo

Tỷ lệ (1) so với (2)
Số vụ án Số bị cáo

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Tổng

Bên cạnh sự tương quan với thực trạng tội phạm nói chung trên địa bàn toàn thành phố
thì thực trạng của tội giết người còn được thể hiện thông qua mối tương quan với tội giết
người trên phạm vi toàn quốc trong 7 năm từ 2005 – 2011.

I.3.

Năm

Số vụ, số bị cáo phạm tội giết người trên địa bàn TP Hải Phòng với toàn
quốc giai đoạn 2005 – 2011.
Hải phòng (1)
Toàn quốc (2)
Tỷ lệ (1) so với (2)
Số vụ
Số bị cáo Số vụ
Số bị cáo Số vụ

Số bị cáo

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

5


Tổng
Tội phạm ẩn:
Để thấy rõ được bức tranh toàn cảnh về tình hình tội phạm, chúng ta không chỉ thông
qua con số tội phạm rõ mà còn phải có sự đánh giá về tội phạm ẩn. “Tội phạm ẩn là số lượng
tội phạm đã được thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan cảnh sát
hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức) bởi cơ quan có thẩm quyền và vì vậy, chưa bị
đưa ra xét xử, chưa có trong thống kê hình sự chính thức” 2. Không phải mọi tội phạm xảy ra
trên thực tế đều bị phát hiện và xử lý hình sự, mà có những tội phạm xảy ra nhưng do nhiều
lý do khác nhau mà không bị phát hiện và xử lý hình sự. Việc xác định tội phạm ẩn là vô
cùng khó khăn và phức tạp. Chúng ta không thể xác định chính xác số lượng tội phạm ẩn mà
chỉ có thể tiếp cận ở mức độ nhất định.
Có thể nói rằng, mỗi loại tội phạm có một tỷ lệ ẩn khác nhau, các loại tội phạm có mức
độ ẩn thấp là các loại tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội cao và tội phạm giết người nằm
trong loại tội phạm này. Tỷ lệ ẩn của tội giết người thấp bởi vì đây là tội khó che dấu, mức
độ bộc lộ thông tin lớn, khả năng lan truyền thông tin nhanh vì hậu quả của tội giết người
thường nghiêm trọng, dễ bị người dân phát hiện và tâm lý nhân thân người bị hại luôn muốn
tố giác nhằm trừng trị kẻ phạm tội. Hơn nữa, hiện trường gây án thường để lại nhiều dấu vết

như xác chết, công cụ phương tiện gây án, vết máu...
Qua tìm hiểu về tội phạm ẩn của tội giết người trên địa bàn thành phố Hải phòng, chúng
ta có thể rút ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ẩn của tội này như sau:
• Hạn chế trong quá trình phát hiện điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội. Một
1.2.

số trường hợp người phạm tội giết người thực hiện hành vi phạm tội với phương
thức, thủ đoạn gây án tinh vi, xảo quyệt, lợi dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật làm
cho cơ quan điều tra khó khăn trong việc tiến hành giải quyết vụ án, khó khăn
trong việc đưa người phạm tội ra trước công lý.
• Người phạm tội biết rõ hành vi của mình sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm minh
nên đã tìm mọi cách che dấu, trốn chạy cơ quan có thẩm quyền.
• Năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực thi công vụ còn non yếu, việc
phán đoán vụ việc còn kém nên để tội phạm tẩu thoát hoặc không xác định được
người phạm tội là ai.
1.3.
Chỉ số tội phạm
Để thấy rõ hơn thực trạng của tình hình giết người chúng ta có thể nghiên cứu về chỉ số
tội phạm của tội giết người như sau
2 Xem TS. Dương Tuyết Miên, Tội phạm học nhập môn, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội – 2009, trang

203
6


Bảng 1.4. Chỉ số tội phạm tội giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Năm

Số người phạm tội
giết người


Dân số

Chỉ số tội phạm
(đơn vị: 100.000)

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Trung bình
. Thông số về nạn nhân:
Mỗi hành vi phạm tội xảy ra đều có người thực hiện và nạn nhân của hành vi đó. Chính
vì thế, khi nghiên cứu về các loại tội phạm, cần chú ý đến nạn nhân của tội phạm. Nghiên
cứu về nạn nhân có thể cho ta thấy được một phần của thực trạng tội phạm, từ đó tìm ra các
nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này trên thực tế.
Mỗi loại tội phạm đều có đặc trưng riêng vì thế nạn nhân của tội phạm đó ngoài những
đặc điểm chung còn có những điểm riêng biệt. Tội giết người là một tội phạm nguy hiểm cho
nên nạn nhân của tội này cũng có nét đặc trưng riêng.
• Về đặc điểm nhân thân của nạn nhân
Bảng 1.5 thông số về một số đặc điểm nhân thân của nạn nhân tội giết người trên địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2011.
1.4

Tổng số
.....
nạn nhân


Giới tính
Nam

Độ tuổi
Nữ

Dưới 18
tuổi

Trên 18
tuổi

Mối quan hệ với
người phạm tội
Có quen
Không
biết
quen biết

Về giới tính nạn nhân:
Về độ tuổi nạn nhân:
Về mối quan hệ với người phạm tội:
1.5 . Diễn biến của tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
“3Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định
tương đối của tội phạm nói chung (hoặc một tội hoặc nhóm tội phạm) xảy ra trong khoảng
thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định”
-

3 Xem TS Dương Tuyết Miên, Tội Phạm học nhập môn, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội 2009, trang 208 .


7


Nghiên cứu diễn biến của tội giết người trên địa bàn thành phố Hải phòng sẽ giúp phác
họa được rõ nét hơn bức tranh về tội phạm này, qua đó thấy được xu hướng tăng giảm qua
các năm, dự đoán tình hình cho những năm tiếp theo, đồng thời giúp các cơ quan chức năng
có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tỉ lệ phạm tội.
Để nắm rõ về diễn biến của tội giết người, tác giả đã làm phép tính: nếu coi năm 2005 là
năm gốc (coi là 100%) và so với các năm tiếp theo thì sẽ tìm ra được quy luật vận động của
tội giết người.

Bảng 1.6. Diễn biến của tội giết người trên địa bàn thành phố Hải phòng giai đoạn 2005
– 2011.
Năm
Số vụ án (%)
Số bị cáo (%)
2005
100%
100%
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Bảng 1.7. So sánh diễn biến tội giết người với tội phạm chung đã xét xử sơ thẩm trên
địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2011.
Năm


Tội giết người
Số vụ án
Số bị cáo

Tội phạm chung
Số vụ án
Số bị cáo

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Chương II. Cơ cấu và tính chất của tội giết người trên địa bàn thành phố Hải
phòng giai đoạn 2005 – 2011.
1. Cơ cấu của tội giết người trên địa bàn thành phố Hải phòng giai đoạn 2005
-2011.

8


Cơ cấu của tội phạm là thông số thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận trong một
tổng thể tội phạm theo một tiêu chí nào đó. Phân tích các mối quan hệ này chúng ta sẽ thấy
được những đặc điểm bên trong của tội phạm.
Muốn tìm hiểu nội dung bên trong của tội giết người ở thành phố Hải phòng để tìm ra
những riêng biệt của nó, chúng ta tiến hành phân tích, nghiên cứu cơ cấu của tội phạm này
theo một số tiêu chí.
- Cơ cấu của tội phạm giết người theo loại tội phạm.

- Cơ cấu của tội giết người theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng
- Cơ cấu của tội giết người theo hình thức phạm tội
- Cơ cấu tội phạm giết người theo địa bàn thực hiện tội phạm.
- Cơ cấu theo một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội.
- Về động cơ phạm tội giết người.
- Cơ cấu theo công cụ, phương tiện phạm tội
- Cơ cấu theo thời gian và địa điểm phạm tội.
2. Tính chất của tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn
2005 – 2011.
C. KẾT LUẬN:

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Luận văn: “Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn

2005 - 2011” – Bùi Lan Anh, PGS. TS. Dương Tuyết Miên, Hà Nội – 2012.
2. Luận văn: “Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Ngệ An trong giai đoạn 2006 2011” – Nguyễn Thị Thùy Linh, PGS. TS. Dương Tuyết Miên, Hà Nội – 2012.
3. Luận văn: “Tình hình tội giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai
đoạn 2005 - 2011” – Phí Thị Hà Trang, PGS. TS. Dương Tuyết Miên, Hà Nội –
2012.
4. Giáo trình Tội phạm học, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội 1998.
5. Tội phạm học nhập môn – TS. Dương Tuyết Miên, NXB CAND, Hà Nội - 2009.

10




×