Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Di sản dùng vào việc thờ cúng 8 điểm nhé bạn nào có nhu cầu thì ủng hộ tui nhé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.26 KB, 19 trang )

I. MỞ ĐẦU
Là một trong những nét độc đáo của pháp luật thừa kế Việt Nam, Di sản
dùng vào việc thờ cúng( sau đây gọi tắt là di sản thờ cúng) xứng đáng có
một vị trí độc lập so với di sản thường trong trong sơ đồ nghiên cứu. Sauk hi
hệ thống phông kiến sụp đổ, di sản thờ cúng càng lúc cáng được đơn giản
hóa, cả trong tục lệ. Tuy nhiên được thừa nhận như một giá trị đạo dức
truyền thống, nó tiếp tục giữ vững vai trò nhất định trong sinh hoạt tín
ngưỡng của nhân dân, độc lập với sinh hoạt thế tục của họ. Về mặt kỹ thuật,
di sản thờ cúng chịu sự chi phối của một chế độ pháp lý đặc biệt. Cũng là
một phần khối tài sản do người chết để lại, nhưng không được chia theo các
quy tác áp dụng cho di sản thường, di sản thờ cúng được lập, quản lý và
chuyển dịch như một khối tài sản vừa không có chủ sở hữu vừa thuộc về tất
cả những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng. Sau đây tôi xin
được lựa chọn đề tài: “Di sản dùng vào việc thờ cúng” . Do còn nhiều bất
cật, kiến thức trên thực tế còn nhiều hạn chế nên chắc chắn tìm hiểu và
nghiên cứu đề tài này sẽ còn tồn đọng nhiều thiếu sót. Tôi xin kính mong
thầy cô và các bạn bổ sung ý kiến để đề tài này được hoàn thiên tốt hơn.
II.

NỘI DUNG

A - LẬP DI SẢN THỜ CÚNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
Điều 670 BLDS quy định về di sản thờ cúng như sau:
1.1

Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng

vào việc thờ cúng, thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao
cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ




cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không
theo thỏa thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền
giao phần di sản thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản
thờ cúng, thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ
cúng. Trường hợp này tuy người lập di chúc không chỉ định người quản lý
di sản thờ cúng nhưng trong di chúc vẫn xác định rõ dành một phần di sản
cho việc thờ cúng thì những người thừa kế vẫn phải cử một người đẻ quản lý
di sản dungf vào việc thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì
phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di
sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
1.2

trong trường hợp toàn bộ di sản của chết không đủ để thanh toán

nghĩa vụ tài sản của người đó, thì không được dành một phần di sản dùng
vào việc thờ cúng.
Quy định này để bảo vệ quyền lợi cho những người có quyền lợi trong
quan hệ dân sự với người để lại di chúc, khi di sản còn lại chưa đủ để thanh
toán nghĩa vụ tài sản của người chêt để lại.
Thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện long
tôn kính đối với người đã chết. Giáo dục người xung quanh kính trọng
những người bậc trên đã chết và nhớ công ơn của họ. vì vậy, Nhà Nước tôn
trọng và bảo hộ truyền thống tốt đẹp đó, cho phép cá nhân dùng một phần tài
sản của mình để dùng vào việc thờ cúng. Phần tài sản này không coi là di
sản thừ kế.
Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập

di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lý. Di sản


này có thể là một tài sản cụ thể ( cây lâu năm, nhà ở…). Neus là tài sản hoặc
cây lâu năm người quản lý có quyền thu hoa lợi,lợi tức và dùng nó để thực
hiện việc thờ cúng. Người quản lý không được sử dụng vào mục đichs riêng
của mình. Không có quyền định đoạt di sản này. Trường hợp người đang
quản lý mà sử dụng vào việc thờ cúng mà không có điều kiện để tiếp tục
quản lý di sản đó, những người thừa kế sẽ thỏa thuận giao cho người khác
quan lý.
Điều 670 không có quy định về tính chất của di sản dùng vào việc thờ
cúng, mà chỉ định lượng phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Vì vậy người
lập di chúc có thể định đoạt bất kỳ tài sản nào trong khối tài sản thuộc sở
hữu của mình để dùng vào việc thờ cúng.
Quy định này để bảo vệ quyền lợi cho người có quyền lợi trong quan hệ
dân sự với người để lại di chúc, khi di sản còn lại chưa đủ để thanh toán
nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.
2. TỶ LỆ PHẦN DI SẢN THỜ CÚNG.
Có một thời di sản thờ cúng chỉ có thể được lập đến một giới hạn nào đó.
Ngày nay chỉ cần tôn trọng các quyền lợi của người chủ nợ di sản, người lập
di chúc được tự do ấn định tỷ lệ phần di sản thờ cúng so với toàn khối tài sản
để lại sau khi chết.
2.1 – Quyền của người lập di chúc tự do ấn định phần di sản thờ cúng về
số lượng
Sự đơn giản của luật: - theo BLDS Điều 673 khoản 1, người lập di chúc
có thể để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Điều 673 khoản 2 nếu
toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản người đó thì không
dược dùng một phần di sản vào việc thờ cúng. Từ các quy tác ấy ta rút ra kết



luận rằng di sản thờ cung về mặt lý thuyết, có thể được lập bằng hiệu số của
tổng số tài sản có và tổng số các khoản nợ của di sản trừ đi một đồng tượng
trưng. Kết luận này, đến lượt mình, cho phép mở ra khả năng theo đó trong
trường hợp người thừa kế theo pháp luật mất năng lực hành vi thanh toán ,
thì người có di sản có thể cứu lấy di sản ra khỏi sự kê biên của chủ nợ của
người thừa kế bằng cahcs lập gần như toàn bộ khối tài sản của mình thành di
sản thờ cúng. Việc làm có thể hiếm nhưng hoàn toàn hợp pháp.
Ngoài ra do di sản thờ cúng không thể chuyển nhượng, không bị kê biên,
nếu quá nhiều người có di sản tận dụng giải pháp nêu trên của luật thực định
thì sẽ có một số lượng của cải của xã hội không nằm trong lưu thông dân sự
và điều đó sẽ gây ảnh hưởng xấu cho kinh tế quốc dân.
Bởi vậy, có hai vấn đề cần được tiếp tục xem xét:
Thứ nhất: Ấn định giới hạn tối đa cho giá trị di sản thờ cúng so với giá trị
toàn bộ di sản – Ngay từ thời các vua Lê, luật thời Nguyễn, các BLDS Bắc,
Trung đã đề cập đến vấn đề này. Có thể thấy như: Ở thời Lê người làm luật
đã thấy sự cần thiết của việc thiết lập một mức cao nhất cho giá trị của di sản
thờ cúng, nhằm trnhs tình trạng có quá nhiều ruộng đất bị đặt ra ngoài lưu
thông. Điều 388 Bộ Quốc Triều Hình Luật, di sản thờ cúng lập trong trường
hợp người có di sản chết không để lại di chúc được ấn định là 1/20 giá trị
toàn bộ khối tài sản của người chết. Luật thời Nguyễn chỉ quy định mức tối
đa về giá trị di sản thờ cúng trong trường hợp di sản không có người thừa
hưởng. Tại lệnh năm thứ 4 đời Thiệu Trị, mức này là 3/10 di sản, đội khung
ở 3000 quan tiền hoặc 30 mẫu ruộng. Các BLDS Bắc, Trung quy định:
phần hương hỏa không vượt quá 1/5 di sản; nếu việc lập hương hỏa được ghi
nhận trong nhiều quyết dịnh khác nhau,thì tổng trị giá tài sản được định đoạt
không vượt quá 1/5 di sản.


Nói tóm lại, ấn định một giới hạn tối đa cho giá trị của di sản thờ cúng so
với giá trị của toàn bộ di sản của người đứng lập đã làm mỗi bận tâm của

người làm luật Việt Nam ỏ mọi thời đại.
Thứ hai: xác định người có quyền khởi kiện yêu cầu cắt giảm phần di sản
thờ cúng vượt mức – chắc chắn, chủ nợ của người thừa kế có quyền kiện cắt
giảm phần di sản thờ cúng vượt mức. Theo luật phần di sản thờ cúng không
được chia vì vậy mà chủ nợ của người thừa kế không thể kê biên phần tài
sản này trong quá trình đòi nợ. Để ngăn ngừa sự thỏa thuận gian lận giữa
người có di sản và người thừa kế nhằm giảm đến mức có thể được quy mô
khối tài sản bảo đảm việc trả nợ của người thừa kế, cần thừa nhận cho chủ
nợ của người sau này quyền khởi kiện trong trường hợp giá trị di sản thờ
cúng được lập vượt quá giới hạn hợp lý. Tuy nhiên khởi kiện chỉ có thể thực
hiện trong một thời hạn chứ koong thể tồn tại vĩnh viễn.
Chỉ nên công nhận quyền khởi kiện cho các chủ nợ nào có quyền đòi
những món nợ phát sinh trước khi mở thừa kế và được người thừa kế giao
kết không nhằm mục đích vô hiệu hóa quyết định của người lập di chúc
dành một phần di sản vào việc thờ cúng.
2.2 - di sản thờ cúng và quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc
a)

Trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

tham gia vào việc lập di sản thờ cúng.
nói riêng về người thừa kế là vợ (chồng). thông thường, vợ (chồng) chỉ
tham gia vào việc lập di sản thờ cúng khi cả vợ,chồng nhất trí về việc này,do
đó , ghi nhận ý chí của họ bằng di chúc chung. Trong luật thực định, di chúc
chung chỉ định đoạt tài sản chung của vợ và chồng (Điều 666 BLDS). Vậy,
di sản thờ cúng nếu đực lập bằng di chúc chung, se được trừ một nửa vào


tổng giá trị tài sản của di sản, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận rằng

một trong hai người đản baỏ việc lập di sản thờ cúng bằng hơn một nửa giá
trị khối tài sản chung dùng vào việc thờ cúng.
b)

Trong trường hợp người lập di chúc lập di sản thờ cúng mà người

thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc không biết hoặc biết và
đã phản đối.
khi lập di chúc cá nhân, người lập di chúc có quyền tự do định đoạt tài sản
riêng với điều kiện tôn trọng quyền của những người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc. Việc lập di sản thờ cúng không được làm hại
đến lợi ích của những người này. Do đó, nếu các quyết định của di chúc có
tác dụng truất quyên nhận di sản hoặc làm giảm sút nghiêm trọng quyền lợi
của họ về số lượng, thì quyền hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di
chúc se được tính bằng cách giả định toàn bộ di sản, không trừ di sản thờ
cúng. Được chuyển gia theo pháp luật.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có thể không biết
việc lập di sản thờ cúng, mà cũng có thể biết và đã phản đối. người phản đối
có thể bày tỏ thái độ của mình trước hoặc sau khi mở thừa kế.
Di sản thờ cúng và thanh toán khối tài sản chung của vợ (chồng)- Trong
trường hợp bằng chứng thư cá nhân, người lập di chúc quyết định dành một
số tài sản chung của vợ,chồng vào việc thờ cúng thì tổng cộng giá trị của các
tài sản có liên quan không được vượt quá một nửa giá trị khối tài sản chung
của vợ chồng.
3. CHỈ ĐỊNH GƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN
3.1 Sự tiến triển cuả luật


Các nguyên tác được xác lập trong luật cổ, tục lệ và luật cận đại tùy theo
người lập di sản thờ cúng có hay không có con trai.

a)

Trường hợp người lập di sản thờ cúng có con trai.

người có con trai phải giao di sản thờ cúng cho con trai. Vả lại, con trai
trưởng được ưu tiên nhận tài sản. Luật thời Lê quy dịnh rằng nếu con trai
trưởng không hội đủ các điều kiện để giữ di sản thờ cúng thì di sản ấy được
giao cho con trai thứ ( Bộ Quốc Triều Hình Luật 392) và cứ như thế mà đi
tiếp xuống. Bộ luật Gia Long lại nói rằng nếu con trai trưởng của vợ chính
chết mà để lại con,thì di sản thờ cúng phải được giao cho con trai trưởng của
người con đã chết (đích tôn); con trai thứ chỉ được gọi khi nào không có đích
tôn. Cách chỉ định sau cùng ấy được duy trì trong tục lệ và luật cận đại. Tuy
nhiên luật viết cận đại nói rằng nếu người đứng lập di sản thờ cúng và người
được chỉ định là người thừa tự có sự xung khắc thường xuyên, thì người lập
di sản thờ cúng có thể chọn một người thừa tự khác theo thứ tự do luật định (
BLDS Bắc Điều 417; BLDS Trung Điều 426) : nếu xung khắc với con
trưởng, thì con trưởng của con trưởng; nếu xung khắc với cả hai, thì chọn
con thứ,…

b)Trường hợp người lập di sản thờ cúng không có con trai.
luật nhà Lê quy định rằng nếu không có con trai thì di sản thờ cúng
được giao cho con gái quản lý và cũng thứ tự ( con trưởng,con thứ) (Bộ
Quốc triều hình luật, Điều 391). Bộ luật gia long chịu ảnh huongr sâu rộng
tư tưởng Trung Hoa, nói rằng trong trường hợp này, người lập di chúc phải
lựa chọn, theo thủ tục lập tự,một người thân thuộc bàng hệ trai thỏa mãn các
điều kiện cần thiết về quan hệ huyết thống, tuổi tác,vai vế…để giao phó việc
thờ cúng,chỉ khi nào gia đình không còn con, cháu trai thì con gái mới được


gọi để tiếp quản di sản thờ cúng. Theo ủy ban tư vấn án lệ: nếu người có di

sản là con trưởng va,do đó, có traxhs nhiệm thờ cúng tổ tiên, thì di sản thờ
cúng , trong điều kiện không có con trai,phải được giao cho một người thừa
tự trai lựa chọn theo thứ tự do luật định; trái lại, người có di sản là con trai
thứ và lập di sản thờ cúng cho mình(và vợ) có thể giao việc quản lý di sản
thờ cúng cho con gái nếu không có con trai
Các BLDS Bắc, Trung chấp nhận các giải pháp trên.
3.2 Giải pháp của luật thực định.
a) Nguyên tắc tự do chỉ định người quản lý di sản thờ cúng.
Do khoản 1 Điều 673 BLDS, người quản lý di sản thờ cúng do người lập
di sản thờ cúng chỉ định trong di chúc; nếu người lập di chúc không chỉ định
người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế làm việc đó.
Quy định thể hiện quan diểm rất thoáng về việc chỉ định người quản lý di
sản thờ cúng trong luật thực định và điều đó phù hợp với xu hướng hiện đại
về dân chủ hóa đời sống gia đìnhn Người quản lý di sản thờ cúng có thể là
con gái, cho dù người lập di chúc có con trai; có thể là người thân thuộc
bang hệ chú, bác trong khi người lập di chúc có con ruột; có thể là con nuôi
không có quan hệ huyết thống. Thực tiễn công chứng hiện đại còn ghi nhận
trường hợp người lập di sản thờ cúng giao việc quan lý di sản này cùng một
lúc cho nhiều con hoặc thậm chí tất cả các con.
Tất nhiên vốn là một chế định lâu đời, di sản thờ cúng chịu sự chi phối của
nhiều quy tắc tục lệ trong đó có các quy tắc khắt khe về thứ tự chỉ định
người quản lý di sản thờ cúng mà dân gian đã thuộc long nội dung và tự
đọng tuân thủ như một thói quen. Thế nhưng, cung cách điều chunhr phong
khoáng của luật viết hiện hành nhất định sẽ tác động vào tình trạng hiện đại
của tục lệ và se làm tục lệ trở nên mền dẻo. Một cách logic có thể dự đoán


rằng nếu việc chỉ định người quản lý di sản thờ cúng do người lập di chúc
thực hiện, thì tư tưởng tự do mà luật viết chịu ảnh hưởng sẽ tác động vào
quá trình cân nhác để lựu chọn người sau này. Trái lại, nếu những người thừa

kế chỉ định người quản lý di sản thờ cúng , thì tục lệ nghiệt ngã sẽ nói tiếng
nói củ nó.
*) Những người thừa kế tham gia vào việc chỉ định người quản lý di sản thờ
cúng theo luật viết hiện hành: Trong khuân khổ của luật viết, vấn đề chỉ
được đặt ra trong hai giả thuyết:
+) Người quản lý di sản thờ cúng được chỉ định trong di chúc không thực
hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế.
+) Người lập di chúc có dành một phần di sản vào việc thờ cúng nhưng lại
không chỉ định người quản lý phần di sản đó.
Trong hai giả thuyết trên thì thứ hai chỉ có ý nghĩa lý thuyết. Bởi vậy mà
chỉcos giả thuyết thứ nhất được quan tâm. Từ các dữ liệu của giả thuyết , ta
thấy có hai loại người thừa kế: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di
chúc.
*) Những người tham gia vào việc chỉ định người quản lý di sản thờ cúng
theo tục lệ và theo luật cận đại: Tục lệ và luật cận đại nói rằng khi cần có
vai trò của các thành viên gia đình của người lập di sản thờ cúng trong việc
quản lý d sản này thì các thành viên sẽ nhóm họp lại thành một thiết chế gọi
là đại hội đồng gia đình. Thành phần của đại hội đồng đã từng rất cồng
kềnh, nhưng đã được đơn giản hóa theo thời gian.
Các BLDS Bắc,Trung thừa nhận rằng thật ra nếu di sản thờ cúng do
người đứng đầu một chi lập ra, thì đại hội đồng gia đinh chỉ gồm có các
thành viên của chi; còn nếu di sản thờ cúng do chủ gia đình lập, thì đại hội
đồng này gồm các thành viên trong gia đình.


Ngày nay, rất hiếm thấy các đại hội đồng gai đình đồ sộ được triệu tập về
các việc liên quan đến dòng họ. Việc này dễ hiểu: các gia đình- hộ có cuộc
sống riêng và cách sử dụng thì giờ riêng, koong ai giống ai. Hơn nữa, việc
thờ cúng chỉ dành cho cha, mẹ và ông nội, bà nội đã chết, ít khi đi xa hơn.
Trong điều kiện ấy việc triệu tập rộng rãi những người thân thuộc để bàn bạc

về việc chỉ định người quản lý di sản thờ cúng là không cần thiết.
*) Sự kết hượp giữa tục lệ và pháp luật. Vấn đề còn lại : Từ các phân tích
trên đây,ta thấy nếu áp dụng các quy định của luật viết hiện hành vào trong
thực tiễn, thì một cuộc họp giũa những người thừa kế sẽ chỉ gồm có cá đại
diện của những người thừa kế theo pháp luật ở các hàng thừa kế chủ trì bởi
người thừa kế có vai vế lớn nhất. Trong trường hợp người thừa kế chết, thì
người thừa kế của người có quyền tham gia vào việc cử người quản lý di
sảm thờ cúng. Và cứ tin rằng người thừa kế của người không có quyề hưởng
di sản thường hoặc của người bị truất quyền hưởng di sản thường cũng có
quyền đó.
Thế nhưng ngay lập tức sẽ có các vấn đề phát sinh : số người tập trung hội
nghị thừa kế hợp lệ là bao nhiêu? Việc biểu quyết tuân theo nguyên tắc đa số
hay nhất trí? Nếu hội nghị không chỉ định được người quản lý di sản thì tòa
án có quyền chỉ định hay không? Những vấn đề này đòi hỏi người làm luật
phải ban hành những điều luật bổ sung.

b) Chỉ định người quản lý di sản thờ cúng lập bằng quyền sử dụng đất nông
nghiệp để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản.
Được coi là một tài sản đặc biệt trong luật hiện đại, quyền sử dụng đất
được chuyển giao theo những quy định tương đối khắc khe hơn so với tài


sản khác thuộc di sản. ở góc độ chỉ định người quản lý di sản thờ cúng là
quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản.
Có một số Điều luật liên quan như sau:
Điều 740. Điều kiện được thừa kế quyền sử dụng đts nông nghiệp để
trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản.
Người có đủ các điều kiện sau đây thì có quyền sử dụng đất theo di chúc
hoặc theo pháp luật đối với đất nông nghiệp để trồng cây hằng năm, nuôi
trồng thủy sản:

1-Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích
2-Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp
luật về đất đai.
Điều 741. Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc đối với đất nông
nghiệp để trông cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản.
Những người được quy định tại khoản 1 điều 679 và điều 680 của bộ
luật này và có đủ các điều kiện quy địn tại Điều 740 của bộ luật này được
quyền thừa kế sử dụng đất theo di chúc đối với đất nông nghiệp để trông cây
hằng năm,nuôi trồng thủy sản.
Điều 742. Thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật đối với đất nông
nghiệp để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản.
1-Những người được quy định tại Điều 679 và Điều 680 của bộ luật này và
có đủ các điều kiện quy định tại Điều 740 của bộ luật này được thừa kế theo
pháp luật đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hằng năm,
nuôi trồng thủy sản.
Từ các điều luật dẫn trên, ta có được nguyên tắc theo đó nếu quyền sử
dụng đất nông nghiệp để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản được lập
thành di sản thờ cúng, thì người quản lý, dù được chỉ định trong di chúc hay
bởi những người thừa kế, phản hội đủ các điều kiện do luật đòi hỏi, nhất là


phải năm trông số những người thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế thế vị.
Di sản thờ cúng trong trường hợp này, không thể giao cho bất kỳ người nào
khác. Va nhất thiết phải lưu ý rằng người chưa thành niên không thể quản lý
một di sản thờ cúng có quyền sử dụng đất nông nghiệp để trông cây hằng
năm,nuôi trông thủy sản. Do không có đủ các điều kiện được thiết lập tại
Điều 740.
B - CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA DI SẢN THỜ CÚNG
1.


TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA DI SẢN THỜ CÚNG
1.1

di sản thờ cúng không thể được chuyển nhượng.

không điều luật nào hiện hành nói rằng di sản thờ cúng không thể chuyển
nhượng. Tuy nhiên, là khối tài sản không có chủ sở hữu theo nghĩa thông
thường, di sản thờ cúng không thể bi bán, vì không người người nào có năng
lực làm việc đó. Nói cách khác, hợp đồng bán tài sản thuộc di sản thờ cúng
vô hiệu toàn bộ.
thế nhưng chẳng bao giờ chuyển nhượng dược tài sản thuộc di sản thờ
cúng? Trước đây, tục lên thừa nhận rằng trong những điều kiện cần thiết, đại
hội dồng gia đình cũng có thể cho phép chuyển nhượng hoặc cầm cố một
phần di sản thờ cúng. Mặt khác, luật viết cận đại lấy lại quy tắc tục lệ và nói
them rằng khi truyền đến đời thứ 6 thì tính chất không thể được chuyển
nhượng của tài sản dùng vào việc thờ cúng sẽ tự độn biến mất. Luật thực
định đang trong giai đoạn xây dựng một biện pháp cho vấn đề này.
1.2 Di sản thờ cúng không thể bi kê biên


Theo khoản 2 Điều 673 BLDS quy định rằng trong trường hợp toàn bộ di
sản củ người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì
không được dùng một phần di sản dùng vào việc thờ cúng
Các tài sản thuộc di sản thờ cúng không thể bị kê biên theo yêu cầu của
các chủ nợ của người chết hay của các chủ nợ chi phí mai tang và các chi phí
khác phát sinh sau khi mở thừa kế mà có nguyên nhân gắn liền với cái chết
của người đó.
Di sản thờ cúng cũng không thể bi kê biên theo yêu cầu của các chủ nợ
của người thừa kế hoặc của người quản lý di sản thờ cúng. Điều này được
hiểu: người thừa kế và người quản lý di sản thờ cúng không phải là chủ sở

hữu các tài sản liên quan.
2.

QUẢN LÝ DI SẢN THỜ CÚNG.
2.1

Quản trị di sản thờ cúng

a) quyền quản trị di sản thờ cúng.
Người quản lý có quyền chiến hữu và sử dụng các tài sản thuộc di sản thờ
cúng, có quyền thu các hoa lợi và lợi tức của các tài sản liên quan, có quyền
khởi kiện đòi lại tài sản bị chiếm giữ bất hợp pháp,….
Có hai câu hỏi: 1- người quản lý di sản thờ cúng có hay không quyền
cho thuê tài sản thuộc di sản thờ cúng?

2- các hoa lợi lợi tức của di sản

thờ cúng được sử dụng như thế nào?
Theo tục lệ, Các BLDS Bắc, Trung và trong án lệ nam kỳ trước đây câu
hỏi 1 được trả lời như sau: Di sản thờ cúng có thể được đem cho thuê; cả nhà
thờ họ cũng có thể được cho thuê với điều kiện để dành lại một chỗ đủ cho
việc tổ chức cúng viếng.


Trong luật thực định, cho thuê tài sản là một hành vi pháp lý quan trọng
và phải tuân tủ các điều kiện khắt khe về hình thức: lập văn bản, chững
thực… Trong trường hợp tài sản cho thuê là quyền sử dụng đất nông nghiệp
để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, thì hợp đồng còn phải tuân thủ
các điều kiện về nội dung: năng lực của bên giao kết, thời hạn cho thuê…
Nói chung trong suy nghĩ của người làm luật, đây là một hành vi vượt qua

khỏi giới hạn của quyền quản trị tài sản. do đó, muốn thực hiện nó trong
điều kiện không được cho phép một cách rõ rằng bởi người lập di sản thờ
cúng, người quản lý phải được sự đồng ý của những người thừa kế.
Trong câu hỏi 2 mặc dù chưa có các quy định chi tiết trong luật viết, phải
xác định rằng hoa lợi, lợi tức của di sản thờ cúng được ưu tiên sử dụng để
chi phí cho việc cúng giỗ và chăm sóc mồ mạ. phần còn lại của hoa lợi, lợi
tức sau khi cúng giỗ và tu bổ mồ mạ, được dùng vào việc sửa chứa, bảo
quản các tài sản dùng vào việc thờ cúng.
b) Nghĩ vụ quản trị di sản thờ cúng
Người quản lý di sản thờ cúng phải thực hiện việc thờ cúng theo đúng di
chúc hoặc theo đúng thỏa thuận của những người thừa kế. theo ý chí của
người làm luật, người quản lý có hai nghĩa vụ chính như sau:
-

Nghĩa vị thực hiện việc thờ cúng: người quản lý di sản thờ

cúng phải tổ chứ các lễ giỗ đủ và đúng ngày. Co trường hợp di chúc
hoặc thỏa thuận của những của những người thừa kế còn quy định chi
tiết về nội dung của lễ giỗ cũng như về các nghi thức tiến hành lễ giỗ.
Các nghi thức ấy cũng phải được thi hành nhưng chỉ trong chừng mực
chúng không vi phạm các điều cấm của pháp luật và không trái với
thuần phong mỹ tục. người quản lý phải chịu chi phí cần thiết của các
lễ giỗ


-

Nghĩa vụ quản trị tốt các tài sản thuộc di sản thờ cúng: Dù

không có quyền sở hữu đối với di sản thờ cúng, người quản lý cũng

phải quản trị tốt nó như là tài sản của mình,tham gia vào việc thực
hiện các thủ tục hành chính hoặc tư pháp để bảo vệ sự toàn vẹn của
các tài liên quan. Người quản lý phải tự mình thực hiện việc quản trị
di sản thờ cúng, chứ không được đùn đẩy nó cho người khác.
2.2 Giám sát việc quản trị di sản thờ cúng
a) Người có quyền giám sát: Bất kỳ người thừa kế nào cũng có quyền
giám sát công việc của người quản lý di sảm thờ cúng. Tuy nhiên, thờ cúng
là chuyện riêng của gia đình. Một người thừa kế theo di chúc mà không có
các mối liên hệ đạo đức với người chết, do quan hệ huyết thống hoặc hôn
nhân, không có quyền đó
Người chưa thành niên hoặc đã hành niên nhưng không có năng lực hành
vi, thực hiện quyền giám sát thông qua vai trò của cha,mẹ hoặc của người
giám hộ.
b) Căn cứ và nội dung hoạt động giám sát: Việc giám sát dựa trên bốn căn
cứ: các quyết định của di chúc, thỏa thuận giữa những người thừa kế, luật và
phông tục tập quán. Công việc giám sát tập trung vào ba mục: thực hiện
việc thờ cúng, bảo quản di sản thờ cúng và sử dụng hoa lợi, lợi tức của di
sản thờ cúng đúng mục đích.
c) Căn cứ và nội dung hoạt động giám sát: Luật không nói rõ các quyền
hạn của những người thừa kế trong việc giám sát việc quản trị di sản thờ
cúng. Trên thực tế, người quản lý di sản thờ cúng thực hiện công việc của
mình trong điều kiện không bó buộc, người thừa kế không can thiệp vào việc
đó. Người thừa kế có quyền tham gia bình nghị và biểu quyết. Họ cũng có
quyền yêu cầu triệu tập hội nghị những người thừa kế để giải quyết các việc
ấy cũng như những vấn đề khác liên quan đến di sản thờ cúng, kể cả vấn để


truất quyền của người quản lý. Trong trường hợp người quản lý di sản thờ
cúng chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp hoặc ch thuê tài sản thuộc di sản thờ
cúng mà không được phép của những người thừa kế, bất kỳ ai trong trong số

họ cũng có quyền khởi kiên trước tòa án đòi quyền tuyên bố giao dịch vô
hiệu.
3.

DI CHUYỂN DI SẢN THỜ CÚNG

Ngày xưa, khi lập di sản thờ cúng, người lập chỉ cần chỉ định ngườ quản
lý đầu tiên theo đúng quy định của pháp luật. Người quản lý đầu tiên ,đến
lượt mình, lại chỉ định người quản lý kế tiếp, cứ đúng theo thứ tự của luật
định, và cứ như vậy mà di sản thờ cúng di chuyển từ đời này sang đời khác.
Tất cả các quy định liên quan đến việc chỉ định người quản lý di sản thờ
cúng trong luật cổ đều mang tính chất mệnh lệnh bắt buộc và mọi trường
hợp vi phạm có một thời bị chế tài về hình sự.
Người làn luật hiện đại lại có quyết định rằng trong trường hợp người
quản lý di sản không để lại di sản thờ cúng, thì người thừa kế cử một người
quản lý di sản thờ cúng ( BLDS Điều 673 khoản 1); và ta cũng đã nhận xét
rằng quy tắc này được đặt ra không phải cho các di sản thờ cúng mới lập, nó
dành cho các di sản thờ cúng mà người để lại di sản chỉ là người quản lý. Từ
nhân xét ấy điều luật dẫn ra được hiểu như sau: 1- người quản lý di sản thờ
cúng có quyền chỉ định người quản lý kế tiếp; 2- nếu người quản lý không
sử đụng quyền đó thì những người thừa kế được sử dụng. Trong trương hợp
người lập di sản thờ cúng, áp dụng một tục lệ hiện đại, chỉ định nhiều ngưới
quản lý di sản thờ cúng, thì việc chỉ định người quản lý di sản kế tiếp có lẽ
thuộc thẩm quyền của người đồng quản lý sau cùng còn sống, nếu người
đồng quản lý sau cùng không sử dụng quyền đó, thì những người thừa kế
được sử dụng.


Trong quan niệm của luật hiện hành so với quan niệm truyền thống có sự
hơi khác nhau: Người giữ hương hỏa ngày xưa thì có trách nhiệm chứ không

phải có quyền chỉ định người thừa tự.
Phải thừa nhận rằn người làm luật hiện đại có ly do để thay đổi quan niệm:
Hệ thống các quy tắc cũ về việc chỉ định người thừa tự không phù hợp với
các nguyên tắc cở bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là nguyên tắc
không phân biệt đố xử giữa các con và nguyên tắc bình đẳng nam, nữ.
Song, để luật có thể phát huy tốt tác dụng, người áp dụng pháp luật cũng
nên cố gắng kết hợp việc vận dụng các quy tắc viết với những thói quen của
dân cư, nhất là những thói quen không gây nguy hiêm cho trật tự công cộng.
Nói cách khác , việc áp dụng luật cần được thưc hiện trong khung cảnh của
tục lệ hiện đại.
4.

CHẨM DỨT VIỆC DÙNG MỘT PHẦN DI SẢN VÀO VIỆC

THỜ CÚNG
4.1

Các trường hợp chấm dứt việc dùng một phần di sản vào

việc thờ cúng.
Theo BLDS Điều 673 khoản 1, “ trong trường hợp tất cả những người
thừa kế đã chết, thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản
lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp
luật” . Đây là trường hợp duy nhất được luật dự liệu mà trong đó di sản thờ
cúng chấm dứt việc hưởng quy chế đặc biệt và trở thành tài sản.
Điều luật cần được tìm hiểu một cách thận trọng: tại sao nếu tất cả những
người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì di sản thờ cúng thuộc về một
người nào đó trong số nhưng người thừa kế theo pháp luật? Cần lưu ý rằng
có những người thừ kế theo di chúc không phải là người quản lý di sản thờ
cúng; có người thậm chí không có tư cách gì để tham gia vào các công việc



liên quan đến di sản thờ cúng do không có các mỗi liên hệ đạo dức với người
lập hoặc người quản lý di sản thờ cúng. Cuối cùng không chỉ có những
người thừa kế theo di chúc mà cả nhưng người thừa kế theo pháp luật cũng
có quyền trong việc duy tri hay không duy trifquy chế di sản thờ cúng đối
với các tài sản liên quan.
Nếu dựa vào luật viết, thì các phân tích về trường hợp chấm đứt việc dùng
một phần di sản vào việc thờ cúng chỉ phát triển đến chừng đó. Nhất định sẽ
phải có thêm các quy tắc cụ thể ở điểm này.
4.2

Số phận của các tài sản liên quan

Khoản 1 Điều 673 DLDS , như ta đã biết, quy định rằng tài sản không
còn được dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý nó một cách
hợp pháp trong số nhưng người thừa kế theo pháp luật. Thuật ngữ “ thuộc
về” cho phép hiểu rằng di sản thờ cúng thuộc quyền sở hữu của người thừa
kế theo pháp luật được nói tới. Ta còn chưa biết định nghĩa của cụm từ “
người thừa kế theo pháp luật” dùng ở đây: đó là người thừa kế theo pháp
luật của người lập di sản thờ cúng hay của người quản lý di sản thờ cúng áp
chot?
Theo luật cổ, tục lệ và luật cận đại: Trước đây, hương hỏa chấm dứt sẽ rơi
trở lại vào khối tài sản của gia đình, sẽ trở thành tài sản thuộc sở hữu chung
theo thành phần của các thành viên của gia đình người đứng lập. Trong luật
hiện hành thì có sự đơn giản hơn: Các gia đình hiện đại, đã ngày càng thu
hẹp về thành phần, lại có xu hướng chia nhỏ và phân tán rất mạnh và nhanh.
Vả lại, theo sự phát triển của ý thức, sở hữu cá nhân, các gia đình- hộ , dù có
chung nguồn gốc, thường không có gì chung về tài sản. trong điều kiện ấy di
sản thờ cúng, một khi được giao cho một người nào đó quản lý,sẽ trượt ngay

từ ngày đầu trên con đường sáp nhập vào khối tài sản của người đó. Có thể


sâp nhập này không hoàn toàn trong một hoặc hai thế hệ. Nhưng đế khi, do
sự hủy bỏ về một vài lễ giỗ, các kỹ ức về tổ tiên chung đủ mờ nhạt để người
quản lý di sản thờ cúng thấy rằng khối tài sản thờ cúng gắn bó với mình về
mặt kinh tế nhiều hơn với dòng họ, thì người đó sẽ coi di sản thờ cúng như
là vật của mình.
III. KẾT LUẬN
Là một trong những nét độc đáo của pháp luật thừa kế Việt Nam, Di sản
dùng vào việc thờ cúng xứng đáng có một vị trí độc lập so với di sản thường
trong sơ đồ nghiên cứu. Di sản thờ cúng là một khối tài sản do người chết
để lại để cho thế hệ con, cháu dùng vào việc cúng, giỗ. Đây là một việc làm
thiêng liêng và hệ trọng của con cháu, được các thế hệ con người Việt Nam
coi trọng. Vấn đề này cũng được nhà nước ta tôn trọng, cho nên, trong pháp
luật thừa kế trước đây và nay Điều 670 đã quy định người lập di chúc có
quyền chỉ định người thừa kế thực hiện việc thờ cúng. Tuy nhiên, xoay
quanh quy định này có rất nhiều vấn đề nảy sinh trên thực tế, vì vậy việc
quan tâm nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa quy định về việc để lại di sản
dùng vào việc thờ cúng là rất cần thiết đối với pháp luật nước ta.



×